Cơ sở thu Bảo hiểm xã hội và nguyên tắc thu Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thạch Thành- Thanh Hóa (Trang 28)

1.3.2.1 Cơ sở thu Bảo hiểm xã hội:

Cơ sở đầu tiên, Chính sách BHXH là một chính sách mà đại đa số các nước trên thế giới đều triển khai thực hiện và từng bước xây dựng và hoàn thiện chính sách để đảm bảo công bằng, phúc lợi xã hội cho chính người lao động và gia đình họ nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.

Chính sách BHXH chính là nền tảng, cơ sở vững chắc cho hoạt động thu BHXH. Thu như thế nào, quản lý như thế nào hay bất cứ một hoạt động BHXH nào đều phải phù hợp và theo định hướng của chính sách BHXH. Có như vậy, hoạt động thu hay nói cách khác là công tác thu BHXH mới đạt được hiệu quả, theo đúng kế hoạch đề ra..

luật về BHXH nói chung và hoạt động thu BHXH nói riêng. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thu BHXH.

Không chỉ riêng hoạt động thu BHXH mà bất cứ hoạt động thu nào thực hiện cũng không phải dễ dàng. Muốn làm được điều đó, phải có một hành lang vững chắc cho hoạt động thu BHXH. Đó là những quy định cụ thể về đối tượng thu, mức đóng góp và phương thức đóng góp, cả quy trình thu BHXH... Khi hoạt động thu được luật hóa cụ thể thì sẽ có những đối tượng thu cụ thể, quỹ BHXH sẽ có nguồn thu và cơ quan BHXH sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc quản lý, thực hiện quy trình thu.

Để có một cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động thu BHXH thì mỗi quốc gia phải xây dựng được hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ, tránh chồng chéo, minh bạch và rõ ràng giúp đối tượng thu mà ở đây là NLĐ và NSDLĐ nắm bắt hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình để tham gia đóng góp vào quỹ BHXH.

Và hệ thống văn bản pháp luật phải đem lại hiệu quả trong công tác thu BHXH. Cũng như vậy, quy định về phương thức thu như thế nào để đảm bảo tiện lợi cho người tham gia và cơ quan BHXH. Quy trình thu và công tác quản lý thu phải được quy định sao cho phù hợp với hoạt động thực tiễn và đồng bộ giữa các cơ quan BHXH trong cùng hệ thống BHXH của quốc gia ấy nói riêng và với các quốc gia khác có cùng bối cảnh và điều kiện..

Cơ sở thứ 3, cho hoạt động thu BHXH chính là điều kiện kinh tế - chính trị- xã hội của mỗi quốc gia. Khi nền kinh tế xã hội của một quốc gia ngày càng phát triển thì đối tượng tham gia hay chính là đối tượng thu ngày càng được mở rộng và mức đóng góp ngày một tăng, điều đó đã thực hiện được mục tiêu mở rộng đối tượng bảo vệ của các chế độ BHXH và tăng trưởng quỹ.

Ở Việt Nam, trong thời gian nền kinh tế còn trong chế độ bao cấp, các đối tượng tham gia BHXh chỉ bao gồm công nhân viên chức Nhà Nước và sau đó mở rộng thêm những người lao động tham gia sản xuất ở khu vực ngoài quốc doanh. Những năm trước 1995 thì quỹ BHXH chỉ là một bộ phận của ngân sách Nhà nước nên việc quản lý thu- chi không rõ ràng và có nhiều hạn chế. Từ chế độ Nhà Nước trích tiền đóng góp cho đến cơ chế NLĐ, NSDLĐ cùng tham gia đóng góp BHXH chỉ có một phần hỗ trọ là từ phía nhà nước. Từ hình thức tham gia bắt buộc đến mở rộng thêm hình thức tham gia tự nguyện. Mức đóng qua các năm cũng ngày càng tăng và đối tượng tham gia ngày càng đông đảo.

Mặt khác, hoạt động thu BHXH còn dựa trên thu nhập của người lao động. Mục đích của BHXH là bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập của NLĐ do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động vì gặp các rủi ro như: ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, hết tuổi lao động, chết hoặc thất nghiệp. Cho nên khi thiết kế mức đóng vào Quỹ BHXH thường căn cứ vào tiền lương tiền công và thu nhập của NLĐ. Có thể nói hoạt động thu luôn đi liền và dựa trên những điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp như: phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ, phụ cấp nghề đối với NLĐ thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Nhưng trên thực tế tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH cũng được thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn, sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ đó nên mức đóng được thay đổi để đảm bảo lợi ích của người tham gia BHXH. Điều đó dẫn đến rất cần có các biện pháp giúp làm tăng chất lượng phục vụ BHXH cho người tham gia.

1.3.2.2 Nguyên tắc thu Bảo hiểm xã hội:

Thu BHXH phải đảm bảo những nguyên tắc sau: Thu đúng đối với đối tượng thu và mức thu.

Thứ nhất, là thu đúng đối tượng: Thu BHXH áp dụng với các đối tượng theo các quy định của pháp luật về BHXH và các văn bản pháp quy khác. Các đối tương phải có đủ thời gian về hợp đồng lao động( thường là có hợp đồng lao động được ký từ 3 tháng trở lên), thời gian làm viêc( theo quy định của pháp luật). Như ở nước ta những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là những người lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.

Thứ hai, là thu đúng mức thu theo quy định. Mức thu BHXH theo luật là cố định dựa trên căn cứ đóng trong một thời gian nhất định tùy vào tình hình phát triển của KT- XH thời kỳ đó. Cơ quan BHXH phải phổ biến cho chủ sử dụng lao động và người lao động nắm rõ mức thu trong những thời gian nhất định để tránh tình trạng thu không đúng mức thu, làm cho mức thu có thể cao hay thấp hơn so với quy định thực tế.

Bên cạnh việc thu đúng mức thu, thì cơ quan BHXH còn phải đảm bảo thu đúng tỷ lệ thu hay chính là tỷ lệ đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động. Bởi vì thực tế thu phát sinh một số trường hợp chủ sử dụng lao động tuy đóng

góp đầy đủ số tiền BHXH nhưng toàn bộ đó lại là do tiền đóng góp của người lao động.

Thứ ba, là thu nộp BHXH đúng thời gian. Trong quá trình đóng góp BHXH thường xảy ra các hiện tượng chậm đóng, nợ đọng kéo dài. Vì vậy hoạt động thu phải được tiến hành trước một khoảng thời gian nhất định so với thời hạn thu. Cơ quan BHXH thường xuyên đôn đốc nhắc nhở chủ sử dụng lao động về số tiền và thời hạn đóng góp để đảm bảo tiến độ thu. Nếu xảy ra chậm đóng nợ đọng thì phải có những biện pháp xử lý, tiến hành truy thu, áp dụng một mức tính lãi thích hợp tính trên số tiền chậm đóng, nợ đọng của đơn vị đó.

Thu đủ:

Khía cạnh thứ nhất của nguyên tắc thu đủ, là đảm bảo số thu, tránh tình trạng nợ đóng trốn đóng BHXH. Từ đó đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHXH nhằm phục vụ cho công tác chi trả và quản lý hoạt động của bộ máy. Với khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc chi trả các chế độ là chi cho hưu trí, đây là chế độ BHXH dài hạn, nguồn thu của quỹ BHXH sẽ xảy ra tình trạng lạm phát khi đến thời điểm chi trả lương hưu cho người lao động..

Khía cạnh thứ hai trong nguyên tắc thu đủ :

Tức là thu đủ đối tượng, tránh hiện tượng bỏ sót đối tượng tham gia, giúp NLĐ được tham gia BHXH theo đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Trên thực tế, có một số đơn vị sử dụng lao động không tham gia đóng góp BHXH cho NLĐ hoặc tham gia với một số lượng ít hơn quy mô hoạt động thực tế của mình áp dụng với các danh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động dưới thời gian 3 tháng. Điều này đã dẫn đến thiệt thòi cho những người lao động không được tham gia BHXH. Thực hiện nguyên tắc này cơ quan BHXH phải nắm bắt sâu sát thực tế về quy mô lao động của các đơn vị tham gia, phải thường xuyên theo dõi biến động về số lao động trên địa bàn, quỹ lương trích đóng BHXH, biến động tăng giảm lao động, sự thuyên chuyển thay đổi công việc hay nơi làm việc của NLĐ. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thanh tra kiểm tra, đăng ký tham gia cấp sổ BHXH cho NLĐ.

Nguyên tắc đảm bảo an toàn về tiền mặt:

Hiện nay, hầu hết hoạt động thu BHXH được tiến hành thông qua hình thức chuyển khoản. Các đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH thông qua chuyển khoản

vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Nếu phát sinh việc đóng BHXH bằng tiền mặt, cán bộ BHXH phụ trách thu phải nộp ngay vào tài khoản ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn tiền mặt.Các cơ quan BHXH cấp dưới nộp số thu BHXH lên cho cơ quan cấp trên cũng thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH cấp trên.

Để đảm bảo thu đúng, thu đủ và an toàn tiền mặt thì hoạt động thu phải mang tính trực tiếp, hạn chế tối đa hiện tượng khoán thu ( hay thu không trực tiếp, thu qua trung gian ) để hưởng hoa hồng. Cơ quan BHXH phải quyết toán từng tháng, từng quý, từng năm nhưng đế cuối năm quyết toán tất cả các số thu phải ăn khớp với nhau.

Lưu ý: Ngoài việc thu đúng của NLĐ, NSDLĐ thì cơ quan BHXH phải lập kế hoạch và lập dự toán trước phần NSNN cấp bù bào đầu tháng, đầu quý, đầu năm sau đó mới quyết toán để các khoản thu được rõ ràng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thạch Thành- Thanh Hóa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w