THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2005-
2.6 Tình trạng nợ đọng và trốn đóng Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thạch Thành:
với tổng số 2088 lao động tham gia BHXH, chiếm 26% tổng số lao động tham gia BHXH toàn huyện. Nhìn chung các đơn vị trường học đều nhận thức rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH cho người lao động. Các trường đã đã tích rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH cho người lao động. Các trường đã tích cực phối hợp với BHXH huyện Thạch Thành lập bảng đối chiếu tăng, giảm, lập danh sách trích nộp tiền BHXH chính xác đầy đủ, đúng quy định cho người lao động. Số thu 2005 số thu BHXH là 3.029 triệu đồng đạt 103.7% so với năm 2004. Đến năm 2010 số thu đạt 6.006 triệu đồng đạt 98% so với số thu kế hoạch. Mặc dù số thu năm 2010 không đạt 100% so với kế hoạch nhưng số tiền BHXH thu được lại cao hơn rất nhiều so với năm 2005 điều đó cho thấy mức tăng trưởng cả về chất và lượng của số lao động tham gia đóng góp BHXH thuộc khối giáo dục.
•công tác thu Bảo hiểm xã hội ở khối y tế:
BHXH huyện Thạch Thành tổ chức thu BHXH ở 28 trạm y tế và 1 trung tâm y tế huyện với tổng số 141 lao động có đăng ký tham gia BHXH. Trong năm 2010 số thu đạt 502.087.500 đồng đạt 100% kế hoạch.
Khối y tế xã có 141 lao động trong đó có 88 lao động được cấp sổ các trạm y tế xã luôn thực hiện tốt việc trích nộp BHXH cho người lao động. Tuy nhiên cán bộ làm công tác BHXH ở các trạm y tế đều là kiêm nhiệm, không có nghiệp vụ kế toán nên việc trích nộp BHXH gặp nhiều khó khăn.
BHXH hiện nay còn 53 lao động được cấp sổ BHXH tập chung ở các trạm y tế xã.
2.6 Tình trạng nợ đọng và trốn đóng Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thạch Thành: Thạch Thành:
Mong muốn cho mọi người dân trong xã hội đều thực hiện tốt những chính sách xã hội mà đảng và nhà nước đã đề ra, thì chính phủ các quốc gia có những Bộ luật, những qui định về việc thực hiện chính sách đó. Đối với chính sách BHXH thì cac quốc gia thực hiện chính sách này cũng có hệ thống luật và những qui định về việc thực hiện chính sách này cũng có hệ thống Luật và những qui định về việc thực hiện chính sách BHXH. Để đảm bảo tính tuân thủ cao nhất của các đối tượng tham gia BHXH, pháp luật BHXH cũng có những qui định về xử phạt các hành vi vi phạm đóng góp BHXH. Những qui định, nghị định này có nêu rõ ràng các hình thức vi phạm và các mức xử phạt theo mức độ vi phạm của từng hành vi vi phạm từ phạt tiền cho đến truy tố trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
Ở Việt Nam, những qui định chỉ rõ các hành vi vi phạm và xử phạt hành vi vi phạm pháp luật BHXH cũng có nhiều và thay đổi theo từng thời kỳ. Như điều 134 chướng X của Luật BHXH hiện hành và căn cứ vào quyết định 902/QĐ- BHXH ngày 26/06/2007 của BHXH Việt Nam có qui định những hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH bắt buộc như sau:
Đối với Người sử dụng lao động: Những hành vi vi pham pháp luật về đống BHXH là:
- Không đóng
- Đóng không đúng theo thời gian quy định
- Đóng không đúng mức quy định và không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH.
Đối với tổ chức BHXH: hành vi cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc tham gia BHXH, BHYT phiền hà nhũng nhiễu đối với người sử dụng lao động và người lao động.
Vi phạm tuân thủ về đóng góp BHXH chủ yếu diễn ra ở đối tượng tham gia BHXH là NLĐ và NSDLĐ . Những hành vi vi phạm của hai đối tượng này có thể được phân chia thành: nợ đọng BHXH và trốn đóng. Cụ thể:
•Nợ đọng Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nợ đọng BHXH hay nợ tiền BHXH là trường hợp NSDLĐ không đóng BHXH theo đúng thời gian quy định. Tiền nợ đóng BHXH là khoản tiền đóng BHXH mà NSDLĐ còn phải chuyển khoản cho cơ quan BHXH tại một thời điểm
nhất định mà NSDLĐ chưa chuyển nộp. Nợ đọng BHXH có thể được phân chia thành nợ gối đầu , nợ chậm đóng, nợ tồn đọng. Hoặc cơ quan BHXH cũng có thể phân chia thành những hình thức nợ khác nhau. Ví dụ như:
- Nợ được nhà nước cho phép; là khoản nợ BHXH mà chính phủ cho phép đối với một số đơn vị SDLĐ đang trong thời kỳ kinh doanh gặp khó khăn hoặc do yếu tố khách quan mà chưa có khả năng đóng BHXH. Trong trường hợp này , doanh nghiệp phải thông báo trước cho cơ quan BHXH quannr lý mình và theo như qui định tại điều 93 của Luật BHXH. Khi đó doanh nghiệp chưa phải đóng BHXH và những NLĐ trong các doanh nghiệp này vẫn được giải quyết chế độ BHXH khi họ gặp phải biến cố, rủi ro được bảo hiểm.
- Nợ không được Nhà nước cho phép ( nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi...); Là khoản nợ mà NSDLĐ cố tình chây ỳ , chậm đóng BHXH trong thời gian kéo dài để giữ số tiền đóng BHXH làm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hoặc cũng có trường hợp những công ty giả danh trên thị trường, chỉ đóng BHXH trong thời gian đầu đi vào hoạt động sau đó thì không đóng nữa những đơn vị này thành lập ra chỉ để mua, bán hóa đơn thuế GTGT hoặc để đấu thầu sau đó thì bỏ.
* Trốn đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trốn đóng BHXH bắt buộc là hình thức vi phạm hết sức tinh vi, và trên thực tế là các cơ quan BHXH cũng khó có thể phát hiện được hành vi vi phạm này. Trốn BHXH hiện tượng tham gia BHXH không đóng tiền BHXH theo mức qui định. Các đối tượng tham gia BHXH trốn đóng dưới nhiều hình thức khác nhau và mức độ tinh vi khác nhau. Trốn đóng rõ ràng nhất là đối tượng thuộc diện tham gia BHXH đúng mức qui định, NSDLĐ đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH hoặc khai nộp ít hơn thực tế cần phải đóng. Trong đó:
Trốn đóng toàn bộ là các đơn vị SDLĐ hoàn toàn không đăng kí tham gia
BHXH cho NLĐ hoặc đăng kí tham gia nhưng không hề đóng góp BHXH. Rộng hơn nữa, là các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH như theo luật BHXH qui định hoàn toàn không gia BHXH.
Trốn đóng một phần bao gồm các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tham
gia không đầy đủ hoặc có tham gia khá đầy đủ , nhưng đóng không đúng mức so với số tiền thực tế phải đóng BHXH theo như qui định. Chẳng hạn như theo luật BHXH Việt Nam năm 2006 qui định những doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên phải đóng BHXH nhưng doanh nghiệp chỉ khai sử dụng dưới 10 lao động. Hoặc đóng đủ cho 10 lao động nhưng lại đóng theo mức lương thấp hơn thực tế phải tham
gia BHXH.