BẢO HIỂM XÃ HỘI THẠCH THÀNH THANH HÓA
3.2.6 Tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
xã hội bắt buộc.
Để hạn chế tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện như hiện nay cần phải:
- Cần có cơ chế, chính sách để xác lập, xây dựng và duy trì các kênh trao đổi thông tin phù hợp và thuận lợi cho doanh nghiệp và NLĐ, thực hiện cải cách hành chính, tổ chức công việc khoa học, giải quyết quyền lợi được hưởng BHXH nhanh gọn, thuận tiện.
- BHXH huyện Đông Sơn cần thành lập một đội chuyên làm công tác thanh tra chuyên nghiệp để có thể kiểm tra đột suất và nhanh chóng phát hiện những doanh nghiệp đang có hành vi gian lận trong đóng BHXH một cách kịp thời.
- Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH dây dưa kéo dài thì đòi hỏi phải tổ chức thực hiện các quy định pháp luật nghiêm minh và quyết liệt hơn. Theo Nghị định 135, mức xử phạt chỉ có 20 triệu đồng cho hành vi trốn tránh trách nhiệm đóng
BHXH đối với chủ SDLĐ, có thể nói mức phạt này không cao và có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt để nợ tiền BHXH.
- Nếu nhìn nhận việc không đóng, đóng chậm BHXH là một hình thức chiếm dụng vốn thì rõ ràng phải có biện pháp thích hợp hơn mức lãi suất áp dụng để tính lãi trong trường hợp này phải cao hơn mức lãi suất tiền vay của các Ngân hàng thương mại. Đồng thời, thời điểm bắt đầu tính lãi phải bắt đầu ngay sau khi hết hạn đóng mà không phải chờ đến sau 30 ngày.
Để tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát thì các cơ quan , các cấp lãnh đạo cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với nhau. Và công tác thanh tra kiểm tra giám sát này phải thực hiện thường xuyên có như vậy các doanh nghiệp mới nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về thu BHXH chứ không phải chỉ đối phó.
Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về tài chính không thể đóng BHXH được thì cần có thông báo ngay để có biện pháp xử lý kịp thời, phối hợp với các cơ quan tổ chức đưa ra các biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp, Nhanh chóng tháo gỡ khó khăn ổn định sản xuất và tiếp tục đóng góp BHXH.
Như vậy, những giải pháp được đưa ra ở trên mục đích lớn nhất là nhằm phục vụ và quản lý tốt hơn các đối tượng tham gia BHXH, nâng cao vị thế và vai trò sẵn có của BHXH đối với đời sống của người lao động, để họ an tâm sản xuất, góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước giàu mạnh. Bên cạnh đó việc đưa ra những biện pháp này cũng nhằm mục đích nâng cao hiểu biết cho người lao động, để học thấy rằng việc tham gia đóng góp đầy đủ các chế độ BHXH là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.