Nguồn thu BHXH được hình thành dựa trên đóng góp của ba bên trên nguyên tắc thống nhất giữa NLĐ, chủ sử dụng lao động và Nhà Nước với tư cách người sử dụng lao động đóng góp BHXH cho công nhân viên chức Nhà Nước.
Chính sách BHXH với mục đích chính là bảo vệ cho chính bản thân NLĐ( hay nói cách khác là bảo vệ cho thu nhập của người lao động). Chính vì vậy người lao động phải có trách nhiệm đóng góp tạo nguồn thu BHXH phục vụ cho công tác chi trả. Đây cũng là phương thức tạo ra sự bình đẳng giữa quyền lợi và nghĩa vụ BHXH, người lao động đóng góp vì quyền lợi của bản thân mình và đóng góp hình thành nguồn quỹ chung để san sẻ rủi ro giúp đỡ những NLĐ khác không may gặp rủi ro trong cuộc sống đó cũng chính là nghĩa vụ mà mỗi người tự nguyện đóng góp. Đây là một mục đích nhân văn cao đẹp của chính sách BHXH.
Mặt khác, ngưòi sử dụng lao động tham gia đóng góp BHXH cho người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình với mục đích nhằm bảo vệ cho ngưòi lao động trước những biến cố rủi ro trong cuộc sống, là nghĩa vụ trách nhiệm của ngưòi sử dụng lao động đối với ngưòi lao động để cho NLĐ an tâm sản xuất, nhưng hoạt động tham gia đóng góp này cũng mang lại những lợi ích nhất định cho người sử dụng lao động, giúp họ tránh những rủi ro lớn xảy ra đòi hỏi trách nhiệm của ngưòi sử dụng lao động. Hình thức này là một trong những cách thức tốt nhất để chăm sóc cho ngưòi lao động trong đơn vị để gắn liền lợi ích của ngưòi lao động và
ngưòi sử dụng lao động. Chính vì vậy nguồn thu BHXH từ sự đóng góp của ngưòi sử dụng lao động là không thể thiếu được.
Nước ta trong giai đoạn trước năm 1995 đóng góp BHXH là do Nhà Nước thực hiện cho công viên chức Nhà Nước. Nhưng hiện nay, nếu cứ áp dụng chế độ này sẽ gây nên một áp lực rất lớn cho ngân sách Nhà Nước, bởi số lượng tham gia BHXH ngày càng đông đảo, phạm vi bảo hiểm cũng được mở rộng rất nhiều trong khi ngân sách còn phải để dành để đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế và chi cho y tế, giáo dục và chi cho các chương trình an sinh xã hội khác…