THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2005-
2.3.4 Thu nhập của người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động do hai bên tự thỏa thuận.
- Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng quy định cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 tháng mức lương tối thiểu chung. Đối với những đối tượng có số năm đóng vượt thời gian quy định và có mức đóng cao thì số tiền BHXH được hưởng hàng tháng là 75% mức tiền lương, tiền công khi đang đi làm.
Giai đoạn 2005- 2009: là giai đoạn kinh tế của đất nước ta trên đà phát triển có nhiều sự kiện kinh tế xã hội như gia nhập WTO năm 2007, đã tạo bước ngoặt lớn để nền Kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới, mức sống của người dân tăng lên và trình dộ dân trí cũng ngày một tăng cao, tạo tiềm lực và cơ sở cho hoạt động thu. Dưới đây là mức tiền lương làm cơ sở áp dụng thu BHXH trong các năm qua:
Tháng 10 năm 2005 : Mức lương tối thiểu chung tăng từ 290.000 đ lên thành 350.000 đ,
Tháng 10 năm 2006 : mức lương tối thiểu chung là 450.000 đ, Tháng 1 năm 2008 : mức lương tối thiểu chung là 540.000 đ, Tháng 5 năm 2009 : mức lương tối thiểu chung là 650.000 đ. Đến tháng 5 năm 2010 : mức lương tối thiểu chung là 730.000 đ