THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2005-
2.8.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, BHXH huyện Thạch Thành vẫn còn một số vẫn đề tồn tại sau:
Thứ nhất, cơ quan BHXH huyện Thạch Thành chưa thực sự nắm vững được
tổng số đơn vị và tổng số NLĐ thực tế phải tham gia BHXH trên địa bàn, do huyện Thạch Thành có địa bàn rộng lớn và dân cư sống phân tán, do vậy cơ quan BHXH khó nắm bắt được tình hình tham gia hoạt động thực sự của các đơn vị sản xuất và số NLĐ. Tình trạng đối tượng phải tham gia BHXH không đóng, đóng không đúng thời gian qui định, không đúng mức qui định, nhiều đơn vị sử dụng lao động đóng không đủ số người thuộc diện tham gua BHXH bắt buộc còn xảy ra nhiều.
Thứ hai, BHXH huyện cũng chưa thực sự nắm được tổng quĩ lương thực tế
của từng doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp và tiền lương bình quân đóng BHXH thực tế của NLĐ. Khối DNNQD là khối có nhiều đơn vị trốn đóng BHXH cho người lao động nhiều nhất, dẫn đến số thu BHXH thu được của khu vực này còn chưa đúng thực tế. Thêm nữa, nhiều doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp NQD luôn tìm cách khai thấp hơn mức tiền lương, tổng quĩ lương để làm giảm đi số tiền BHXH phải nộp hàng tháng. Cùng với việc đó là các doanh nghiệp không hề đưa các khoản phụ cấp cộng vào tiền lương của NLĐ vào danh sách trích nộp BHXH, không báo tăng mức nộp BHXH cho NLĐ được tăng lương. Về thời gian lao động, các doanh nghiệp thường kéo dài thời gian học việc của công nhân hoặc thường kí hợp đồng theo thời vụ ( dưới 3 tháng) cho người lao động.
Tất cả những sai phạm này không chỉ làm ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình thực hiện chính sách BHXH và trực tiếp ảnh
hưởng đến quyền lợi của NLĐ
Thứ ba, công tác quản lý còn chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp nhịp nhành
giữa các phòng, ban ngành liên quan. Như chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH huyện với UBND huyện và phòng lao động thương binh xã hội về tình hình đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn. Ngoài ra đối với khu vực ngoài công lập còn có các nhà trẻ, mầm non tư thục, quán ăn có sử dụng lao động nhưng không ký kết hợp đồng lao động mà lại không có cơ quan nào quản lý, theo dõi.
Bốn là, do là đơn vị mới thành lập nên lực lượng cán bộ chuyên môn của cơ
quan còn hạn chế, kinh phí hoạt động của nghành còn thấp, cơ sở vật chất phục vụ công tác còn thiếu thốn, khó khăn, thiếu kinh phí đào tạo và chưa có cơ chế khuyến khích thỏa đáng đối với những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác BHXH. Nên đôi khi vẫn còn có những cán bộ chưa thực sự nhiệt tình, làm hết khả năng của mình trong công việc.
Năm là, người lao động chưa có tinh thần đấu tranh đòi quyền lợi và bảo vệ
lợi ích cả bản thân gia đình, khi họ hiểu rõ tác dụng to lớn của BHXH đối với bản thân nhưng do tâm lý sợ mất việc nên họ không dám đứng ra đấu tranh. Bên cạnh đó, do tổ chức công đoàn ở hầu hết các doanh nghiệp còn hoạt động nhỏ lẻ chưa có sự liên kết nên chưa tạo ra được sức mạnh to lớn vốn có của nó.
- Nguyên nhân còn do công tác thanh tra, kiểm tra Nhà Nước về BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng còn thực hiện thiếu đồng bộ, chưa sâu sát và nắm bắt thực tế để phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về thu BHXH.
- Chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về BHXH chưa đủ mạnh để răn đe nên nhiều NSDLĐ vẫn tìm kẽ hở để trốn.
Như mức xử phạt hành chính cao nhất trong giai đoan này là 20 triệu đồng. Mức phạt thấp nên một số doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng nộp phạt thay vì đóng BHXH.
- Công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, phổ biến về pháp luật BHXH chưa thực sự đẩy mạnh và đi vào chiều sâu để đam lại hiệu quả nâng cao ý thức của NLĐ, NSDLĐ từ đó góp phần mở rộng đối tượng tham gia, dẩm bảo số thu BHXH. - Một số văn bản, nghị định, thông tư thường chồng chéo và thiếu đồng bộ. Các văn bản hướng dẫn còn chậm nên việc giải quyết các nghiệp vụ còn khó khăn gây lúng túng cho cơ quan BHXH cũng như người tham gia .