THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2005-
2.6.1 Thực trạng nợ đọng Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian qua
Tính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: theo BHXH tỉnh Thanh Hóa, có khoảng 1.694 doanh nghiệp đang duy trì hoạt động trên địa bàn tập trung chủ yếu tại 8 khu công nghiệp trọng điểm, trong đó số DN nợ BHXH trên 3 tháng chiếm 46 tỉ đòng, nợ dưới 1 tháng chiếm 52 tỉ đồng. Không chỉ có các công ty có quy mô nhỏ lâm vào tình trạng nợ động BHXH mà ngay cả các doanh nghiệp được xem là đại gia tại tỉnh Thanh Hóa cũng đang cố tình né tránh việc đóng BHXH cho người lao động. Trong số này có thể kể ra như: Công ty Công nghiệp tàu thủy Thanh Hóa nợ gần 2 tỷ đồng, công ty CP Viglacera Bỉm Sơn 1,5 tỷ đồng, Licogi Bỉm Sơn 1,6 tỷ, công ty CPK2 2,5 tỷ đồng...Tính đến đầu tháng 9-2010 nợ đọng BHXH tại Thanh Hóa đã đạt mức 147 tỷ đồng( chiếm 0,44% tháng đóng BHXH) trong đó có 15 tỷ đồng đã trở thành nợ khó đòi, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động.
Cũng từ thực trạng trên tại địa bàn huyện cho thấy một hiện tượng nhức nhối đối với xã hội, với ngành BHXH và ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Theo số liệu báo cáo thu của BHXH huyện Thạch Thành 2005-2010, tình hình nợ tiền BHXH trên địa bàn là khá phổ biến, diễn ra theo xu hướng tăng. Đây là một vấn đề không phải dễ dàng giải quyết mà đòi hỏi phối hợp của các cơ quan , ban ngành có liên quan thì vấn đề mới được giải quyết:
Bảng 2.7: thể hiện số tiền nợ đọng BHXH bb trên địa bàn huyện giai đoạn 2005-2010
Năm
Số tiền đã thu trên địa bàn ( triệu đồng) Số tiền nợ đọng, trốn đóng ( triệu đồng) Tỷ lệ nợ (%) Mức tăng liên hoàn tuyệt đối
( triệu đồng) 2005 13029 789 6 - 2006 14320 1821,5 12.72 1032,5 2007 16221 2914,7 17.97 1093,2 2008 29959 7986,706 26.7 5072,1 2009 37443 4700 12.55 -3286.7 2010 56006 5808 10.37 1108
( Nguồn bộ phận thu BHXH bắt buộc huyện Thạch Thành)
Từ những số liệu thu thập được ta nhận thấy trong năm 2008 có tỷ lệ nợ đọng cao nhất là 26.7% với mức tăng tuyệt đối 5072,1 triệu đồng, trong năm 2009 có tỷ lệ nợ đọng là 12.55% nhưng mức tăng tuyệt đối lại đạt âm -3286.7 triệu đồng. Có thể nói trong năm 2008 tỷ lệ nợ đọng và số tiền nợ đọng tăng vọt là do cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2008 đã làm hàng nghìn người lao động bị mất việc và các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, trong năm 2009 tỷ lệ đã giảm là do công cuộc khôi phục kinh tế và những nỗ lực trong thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc của các cán bộ BHXH trên địa bàn huyện, những nỗ lực để thu đúng thu đủ đã giúp cho năm 2010 tỷ lệ nợ đọng chỉ còn 10,37% với mức tăng tuyệt đối là 1108 triệu đồng. Tuy tỷ lệ nợ đọng có giảm song mức tăng tuyệt đối lại đạt dương và lớn hơn nhiều so với năm 2009 là do trong năm 2010 nhà nước có nhiều nỗ lực trong việc tạp việc làm cho những lao động mới, khuyến khích mở rộng các loại hình doanh nghiệp để tạp việc làm cho một phần lớn những người lao động bị mất việc trong thời gian trước quay lại làm việc, nhưng do tình hình lạm phát, giá cả bấp bênh và những rào cản khó khăn gặp phải mà chủ yếu là ở phía các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đóng trên địa bàn mà một số lớn các đơn vị đã không thể hoàn thành nhiệm vụ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.
•Tình hình nợ theo khối tham gia:
Tập trung ở 2 khối là : khối doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bảng 2.8: Biểu cơ cấu nợ đọng BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện
Năm Tổng số tiền nợ đọng Khối DNNN Khối NQD Số tiền nợ đọng (triệu đồng) Tỷ lệ nợ đọng (%) Số tiền nợ đọng (triệu đồng) Tỷ lệ nợ đọng (%) 2005 789 639 81 150 19 2006 1821,5 996,5 54,7 825 45,3 2007 2914,7 1097 37,6 1817,7 62,4 2008 7986,706 897,106 36,3 5089,6 63,7 2009 4700 1613 34,3 3087 65,7 2010 5808 1265,4 21,8 4542,6 78,2
( Nguồn bộ phận thu BHXH bắt buộc BHXH huyện Thạch Thành)
Từ biểu trên ta có thể rút ra nhận xét như sau : giai đoạn từ năm 2005 đến 2007 hầu như nợ đọng BHXh bắt buộc tập trung chủ yếu vào khối Doanh nghiệp nhà nước bởi vì giai đoạn này trên địa bàn huyện hầu như chỉ mới có các đơn vị kinh doanh thuộc nhà nước và các đơn vị hành chính sự nghiệp tham gia BHXH chiếm một chính yếu, cho đến sau năm 2007 do cơ chế thị trường thoáng hơn từ sau
khi nước ta gia nhập WTO đã mở cửa cho các loại hình doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...cơ chế đó cũng lan tỏa về huyện Thạch Thành một huyện miền núi xa xôi, có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động trên địa bàn huyện VD như: công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan, công ty gạch Tuynen Kim Thành, công ty phân lân Thạch Thành, công ty Cao su, may mặc....và một số doanh nghiệp nhỏ và vừa khác. Nhưng trong giai đoạn này các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn nhiều bởi các cuộc khủng hoảng, mới bước đầu đi vào hoạt động lại gặp nhiều khó khăn nên nhiều doanh nghiệp được các cấp lãnh đạo của huyện đồng ý cho lùi hạn nộp BHXH cho người lao động, song bên cạnh đó cũng không ít các doanh nghiệp lợi dụng tình hình để trốn đóng và kéo dài nợ hay cố chây ỳ việc đóng nộp các khoản BHXH bắt buộc.
Có thể nói sau năm 2007 phần nợ đọng BHXH được chuyển từ khối Doanh nghiệp nhà nước sang khối ngoài quốc doanh với số nợ ngày càng tăng. Điển hình như công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng năm mang lại nguồn thu cao cho BHXH huyện Thạch Thành thì trong năm 2008-2009 cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, doanh nghiệp gặp khó khăn , bởi vậy một nhà máy có quy mô lớn với hơn 900 công nhân và cán bộ đã không được thực hiện quyền lợi đầy đủ trong việc đóng BHXH, doanh nghiệp đã có số nợ lên đến hơn 1 tỷ đồng trong hai năm kể trên. Ngoài ra còn rất nhiều doanh nghiệp điển hình khác...
Trong khi đó ở khối hành chính sự nghiệp số đơn vị tinh giản cán bộ cũng tăng nhanh, điển hình như UBND huyện trước kia mỗi phòng ban gồm ít nhất 10 người thì nay đã cắt giảm xuống còn 8 người, song hiện tượng nợ đọng ở khối này là không cao vì chủ yếu là lương do ngân sách nhà nước rót xuống.
Một thực trạng có thể rút ra là số thu BHXH vẫn tiếp tục tăng và số lao động cũng ngày một tăng do nhiều loại hình doanh nghiệp được hình thành và phát triển trên địa bàn huyện, nhưng bên cạnh đó số nợ đọng và một phần trốn đóng ( chiếm tỷ lệ rất nhỏ) lại có dấu hiệu gia tăng. Đây là một vấn đề nhức nhối đối với các cán bộ trong cơ quan BHXH trên toàn tỉnh nói chung và huyện Thạch Thành nói riêng.
•Nợ theo thời kỳ: phân theo số nợ từ 3-5 tháng và số nợ trên 6 tháng
Khi đi vào phân tích số nợ BHXH theo thời kỳ, ta sẽ thấy rõ hơn tình hình nợ BHXH trên địa bàn huyện Thạch Thành:
Năm Số đơn vị Tỷ lệ số đơn vị nợ (%) Số LĐ (người) Tỷ lệ số lao động nợ (%) Số nợ (Triệu đồng) 2005 15 3,8 580 4,3 470 2006 22 5,6 720 5,02 985 2007 28 8,4 980 6,04 1476,8 2008 69 20,3 1750 4,5 4634,8 2009 57 10,4 1059 2,83 1697,4 2010 47 9,7 1163 2,07 2409
( nguồn : báo cáo tổng kết thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Thạch Thành)
Từ bảng trên, ta thấy số doanh nghiệp nợ từ 3 đến 5 tháng chiếm tỷ lệ khá cao và số lao động nằm trong diện nợ BHXH này cũng tăng lên, cao nhất là năm 2008 chiếm 20.3% tổng số đơn vị rơi vào tình trạng nợ đọng BHXH số tiền lên đên 4634,8 triệu đồng. Cũng dễ dàng để lý giải được con số nợ đọng thời điểm năm 2008 lại cao như vậy, là vì trong năm 2008 chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu mặc dù là một huyện nhỏ nhưng trên địa bàn cũng có một số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên trong tình hình đó hầu như các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, kể cả doanh nghiệp Nhà nước. Trong 2 năm 2009 và 2010 có tỷ lệ số lao động nợ đọng là 2,83 % và 2,07% thấp hơn nhiều so với các năm trước mà điển hình là năm 2007 lên đến 6,04% là do các loại hình doanh nghiệp hoạt động rộng rãi hơn, tăng số lao động trong các ngành nghề khác nhau, bởi vậy dù số lượng lao động nợ đọng có tăng thì cũng chiếm phần nhỏ trong tổng số lao động.
Bảng 2.10 Thể hiện số nợ BHXH trên 6 tháng Năm Số đơn vị Tỷ lệ số đơn vị nợ (%) Số LĐ (người) Tỷ lệ số lao động nợ (%) Số nợ (Triệu đồng) 2005 11 5,5 525 5,19 319 2006 23 11,5 875 6,2 836,5 2007 30 10,3 1250 10,2 1437,9 2008 61 27,06 1525 11,8 3351,906 2009 43 14,4 959 7,2 3002,6 2010 37 12,3 1108 9,87 3399
( nguồn : báo cáo tổng kết thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Thạch Thành)
Qua 2 bảng số liệu trên cho ta thấy diễn biến dư nợ BHXH băt buộc của các đơn vị trên địa bàn ngày càng phức tạp hơn, số dư nợ cũng tăng dần theo các năm.
Cụ thể ta xét số nợ BHXH từ 3 đến 5 tháng: năm 2008 có số nợ BHXH bb cao nhất lên tới 4634,8 triệu đồng năm thấp nhất là 2005 với số nợ 470 triệu đồng.
Năm 2007 có tỷ lệ lao động nợ đọng BHXH cao nhất trong thời kỳ lên tới 6,04% nhưng số lao động chỉ có 980 lao động ít hơn so với năm 2008, đồng thời số tiền nợ BHXH bb ở năm 2007 cũng thấp hơn nhiều so với năm 2008, mặt khác trong năm 2010 chỉ có 2,07% tỷ lệ lao động nợ đọng BHXH nhưng số tiền nợ lại cao hơn nhiều so với những năm trước con số dư nợ lên tới 2409 triệu đồng. Có thể giải thích về cơ cấu nợ và tỷ lệ phần trăm lao động nợ đọng BHXH lại có những diễn biến như trên, trong những năm trước 2007 do tình hình kinh tế còn ổn định, trên địa bàn huyện chủ yếu là các đơn vị hành chính sự nghiệp và một số hợp tác xã thủ công nghiệp, nông nghiệp hoạt động nên số lao động còn ít và tiền lương tháng tính đóng BHXH chưa cao nên hầu như chỉ dao động trong khoảng 470 đến 985 triệu đồng tiền nợ đọng BHXH. Sau năm 2007 các loại hình doanh nghiệp phát triển kết hợp với tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nên số doanh nghiệp gặp khó khăn nên số dư nợ BHXH từ 3-5 tháng tăng nhanh, bên cạnh đó số dư nợ trên 6 tháng cũng tăng mạnh trong thời gian từ năm 2007 đến 2010. Số nợ từ 3-5 tháng đã chuyển dần sang trên 6 tháng đối với phần lớn khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong khi đó số nợ từ 3-5 tháng lại có xu hướng giảm dần , tỷ lệ lao động có
số nợ đọng BHXH trên 6 tháng cũng tăng dần. Điều đó chỉ ra thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các đơn vị hợp tác xã, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đang gặp khó khăn trong những năm gần đây, và hầu hết dư nợ tập trung vòa khối ngoài quốc doanh.
Qua phân tích số liệu ta thấy các cấp chính quyền huyện cần phải có biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nhanh chóng đi vào sản xuất kinh doanh để nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động để họ được hưởng những quyền lợi chính đáng khi gặp phải rủi ro được bảo hiểm.