Luật và các văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thạch Thành- Thanh Hóa (Trang 49)

THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2005-

2.3.1 Luật và các văn bản pháp luật.

* Luật BHXH năm 2006.

Quốc hội khóa 11 đã thông qua luật BHXH vào ngày 29/06/2006. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007. Đây là điểm mốc quan trọng trong lịch sử chính sách BHXH Việt Nam các quy định trong luật đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt đông BHXH nói chung cũng như công tác thu BHXH bắt buộc nói riêng.

*Nghị định số 152/ 2006 / NĐ- CP ban hành ngày 22/ 12/ 2006 hướng đẫn thi hành một số điều luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc

Quyết định số 902/ 2007/ QĐ – BHXH ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc ban hành ngày 26/ 06/ 2007.

•Thông tư số 03/2007/TT- BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn nghị định số 152/2006/NĐ-CP

•Quyết định số 902/QĐ- BHXH ngày 26/06/2007 ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.

•Quyết định số 1333/QĐ- BHXH ngày 21/02/2008 sửa đổi QĐ 902/QĐ- BHXH.

•Công văn số 1615/BHXH- CSXH ngày 02/06/2009 của BHXH Việt Nam. Theo nghị định này :

2.3.2 Đối tượng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc :

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm

- Cán bộ, công chức và các viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đối với các doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên.

- Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, công an nhân dân và cơ yếu chính phủ.

- Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:

+ Thứ nhất, hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

+ Hai là, hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài;

+ Ngoài ra còn có hợp đồng cá nhân.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

Theo quy định của bộ luật Lao động và luật BHXH thì việc tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc không phụ thuộc vào số lượng người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức có sử dụng lao động mà căn cứ vào loại hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động ( loại hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên hoặc vô thời hạn). Cụ thể là:

- Doanh nghiệp được phép thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.

- Cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác như chữ thập đỏ, hội phụ nữ...

- Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật kể cả hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật Hợp tác xã.

- Hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có từ 10 lao động trở lên.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết và tham gia có quy định khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thạch Thành- Thanh Hóa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w