1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chất lượng giáo dục mầm non tại trường Mẫu giáo Việt - Triều Hữu nghị thành phố Hà Nội

104 2,5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Nếu đề xuất và thực thi các biện pháp quản lý khắc phục những hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong các hoạt động tổ chức thực hiện các nội dung trong việc chăm sóc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ QUỲNH ANH

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG

MẪU GIÁO VIỆT - TRIỀU HỮU NGHỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ QUỲNH ANH

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO VIỆT – TRIỀU HỮU NGHỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lê

Hà Nội - 2013

Trang 3

i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện đề tài luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên công tác tại trường Mẫu giáo Việt-Triều Hữu nghị thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát và khảo nghiệm để thực hiện luận văn này

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới Thầy giáo hướng dẫn tôi PSG.TS Nguyễn Vă Lê đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới các Thầy, Cô giáo Khoa Quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho chúng tôi những kiến thức quý giá trong 2 năm học thạc sĩ

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn này

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả bạn bè đồng nghiệp và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi có được luận văn này

Hà Nội, tháng 11 năm 2013

Tác giả

Đỗ Quỳnh Anh

Trang 5

iii

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn ………i

Danh mục chữ viết tắt ……… ii

Mục lục ……… iii

Danh mục các bảng ……… vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về quản lý chất lượng giáo dục mầm non 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 9

1.2.2 Chất lượng, chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục 13

1.2.3 Quản lý chất lượng giáo dục 14

1.3 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 15

1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non 15

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non 16

1.4 Quản lý chất lượng giáo dục tại trường mầm non 18

1.4.1 Hiệu trưởng trường mầm non và vấn đề quản lý chất lượng giáo dục của trường mầm non 18

1.4.2 Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD mầm non 19

1.4.3 Các nội dung quản lý chất lượng giáo dục tại trường mầm non 21

1.4.4 Những đặc thù riêng trong quản lý chất lượng giáo dục của trường mầm non 23

1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng giáo dục trường mầm non 24

Kết luận Chương 1 27

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO VIỆT-TRIỀU HỮU NGHỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 28

2.1 Khái quát về trường mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị 28

2.2 Khái quát về quá trình khảo sát 29

2.2.1 Mục đích khảo sát 29

Trang 6

iv

2.2.3 Phương pháp khảo sát 29

2.3 Thực trạng chất lượng giáo dục tại trường mẫu giáo Việt Triều hữu nghị thành phố Hà Nội từ 2009 đến nay 30

2.3.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên 30

2.3.2 Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 40

2.3.3 Chất lượng cơ sở vật chất trang thiết bị 37 44

2.3.4 Quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội .48

2.3.5 Đánh giá chung 51

2.4 Thực trạng quản lý trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội 50

2.4.1 Công tác kế hoạch 50

2.4.2 Công tác tổ chức 51

2.4.3 Công tác chỉ đạo 52

2.4.4 Công tác kiểm tra, đánh giá 53

2.4.5 Đánh giá chung 53

Kết luận Chương 2 55

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO VIỆT-TRIỀU HỮU NGHỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 56

3.1 Đính hướng và nguyên tắc xây dựng biện pháp 56

3.1.1 Định hướng xây dựng biện pháp 56

3.1.2 Nguyên tắc xây dựng biện pháp 57

3.2 Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục của trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị Hà Nội 59

3.2.1 Biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ CBGVNV 59

3.2.2 Biện pháp đổi mới quản lý thực hiện chương trình giáo dục trẻ 65

3.2.3 Biện pháp đầu tư, quản lý cơ sở vật chất 69

3.2.4 Biện pháp ứng dụng thông tin trong vấn đề quản lý 72

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 75

3.4 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 76

3.4.1 Kết quả thăm dò ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 76 Kết luận Chương 3 79

Trang 7

v

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 88

Trang 8

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Biến động số lượng CBGVNV 30

Bảng 2.2 Tính định mức số trẻ /01 giáo viên 30

Bảng 2.3 Biến động về trình độ đội ngũ CBGV 34

Bảng 2.4: Năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non 35

Bảng 2.5: Nguyên nhân của những khó khăn GVMN thường gặp 36

Bảng 2.6: Tuổi đời của đội ngũ giáo viên mầm non 37

Bảng 2.7 Chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ 41

Bảng 2.8 Thực trạng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 41

Bảng 2.9 Nguyên nhân của thực trạng chăm sóc, giáo dục trẻ 41

Bảng 2.10 Qui mô lớp học 45

Bảng 2.11 Thực trạng Cơ sở vật chất của nhà trường 45

Bảng 2.12 Nguyên nhân thực trạng Cơ sở vật chất của nhà trường 46

Bảng 2.13 Thực trạng quan hệ nhà trường với gia đình và xã hội 48

Bảng 2.14 Nguyên nhân của thực trạng quan hệ nhà trường với GĐ - XH 48

Bảng 3.1 Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp 77

Bảng 3.2 Kết quả thăm dò tính khả thi các biện pháp 78

Trang 9

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho

sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ em Trẻ được tiếp cận với GDMN càng sớm, càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo Chính những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua Chương trình GDMN sẽ là nền tảng vững chắc cho việc học tập sau này

Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015 nêu rõ: Nhà nước

có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho GDMN; hỗ trợ CSVC, đào tạo đội ngũ nhà giáo; đồng thời đẩy mạnh XHH, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn XH tham gia phát triển GDMN Nhà nước ưu tiên đầu

tư cho các vùng có điều kiện kinh tế XH khó khăn; từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp GDMN, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục [10]

Chiến lược Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2001-2010 đã chỉ rõ: Quản lí giáo dục là khâu đột phá trong 7 giải pháp lớn Quản lí giáo dục và đào tạo phải có cách tiếp cận mới: cách tiếp cận đa dạng hóa kết hợp với phân hóa đi đôi với tiếp cận hệ thống và công nghệ hóa quá trình quản lí giáo dục, đa dạng hóa trong sự thống nhất

và hiện đại hóa Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, giáo dục và đào tạo có những sứ mạng, nhiệm vụ phù hợp với những đặc trưng của giai đoạn đó, cho nên người cán bộ quản lí nhất thiết phải là người được đơn vị tin cậy và quý trọng để tạo được sức mạnh của việc quản lí; tính hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ; không khí đồng thuận của tập thể; khả năng thích ứng nhạy bén của đơn vị đối với môi trường xung quanh

Để có thể thực hiện được mục tiêu này cần các điều kiện, yếu tố như: xây dựng được nội dung, chương trình, phương pháp biện pháp giáo dục phù hợp và cần có các phương tiện trang thiết bị phục vụ quá trình chăm sóc- nuôi dạy trẻ…Một trong những điều kiện tiên quyết giúp giáo dục mầm non phát triển chính là khâu quản lí

Trang 10

Trường được giao nhiệm vụ chăm súc, nuụi dưỡng, giỏo dục cỏc chỏu từ 3 đến 6 tuổi Từ 18/08/2008 đến nay trường cú quyết định chớnh thức chuyển trường mẫu giỏo bỏn cụng Việt Triều hữu nghị thành trường mẫu giỏo Việt Triều hữu nghị

Trong nhiều năm liờn tục trường được cụng nhận là trường tiờn tiến xuất sắc, Tập thể lao động xuất sắc của thành phố Hà Nội, là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của thành phố Hà Nội; Được Chớnh phủ tặng bằng khen, Cờ thi đua, Bộ tặng cờ thi đua, được Nhà nước tặng Huõn chương lao động hạng nhất - hạng nhỡ - hạng ba và được tặng thưởng nhiều cờ, bằng khen, giấy khen của cỏc Cấp cỏc ngành

Trong giai đoạn hiện nay, là tr-ờng trọng điểm chất l-ợng cao của Thành phố

Hà Nội, thực hiện đề án tự đảm bảo tài chính, đồng thời cũng là năm học cuối cùng

đ-ợc ngân sách TP hỗ trợ 1 phần l-ơng cho CB,GV,NV (Theo quyết định số UBND), nhà tr-ờng đ-ợc Sở GD triển khai dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo nhà tr-ờng từ tháng 6/2011 nờn nhà trường gặp nhiều khú khăn trong quản lý tài chớnh Năm học 2013 – 2014 với mong nuốn phỏt huy những thành tớch đó đạt được, ban giỏm hiệu và tập thể nhà trường đó đặt quyết tõm phấn đấu để đạt trường chuẩn quốc gia theo quyết định số 36/2008/QĐ- BGDĐT của Bộ trưởng giỏo dục và đào tạo ngày 16/7/2008 về việc ban hành quy chế cụng nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

307/QĐ-Đỏp ứng yờu cầu đảm bảo chất lượng giỏo dục, nhằm đạt được mục tiờu đề ra, việc đề xuất đồng bộ những biện phỏp khả thi nõng cao chất lượng giỏo dục của trường Việt – Triều Hữu Nghị là một đũi hỏi cấp thiết đối với cỏc CBQL nhà trường

Xuất phỏt từ những lý do trờn tụi chọn đề tài: “Quản lý chất lượng giỏo dục mầm non

tại trường Mẫu giỏo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội” gúp phần nõng cao chất

lượng CSGD trẻ MN núi riờng và sự nghiệp giỏo dục toàn ngành núi chung của thành phố Hà Nội

Trang 11

3

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác QLCLGD tại trường mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị Thành phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp QLCLGD tại trường mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị Thành phố Hà Nội với mục đích nâng cao CLGD trẻ, góp phần phát triển GDMN của nhà trường

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý chất lượng GD mầm non tại trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội

4 Giả thuyết khoa học

Nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường mầm non là yêu cầu khách quan và tất yếu trong đổi mới giáo dục mầm non hiện nay Nếu đề xuất và thực thi các biện pháp quản lý khắc phục những hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong các hoạt động tổ chức thực hiện các nội dung trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ thì chất lượng giáo dục mầm non của trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị sẽ được nâng cao

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

- Ý nghĩa khoa học

Tổng kết thực tiễn hoạt động quản lý chất lượng giáo dục của trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội, chỉ ra những bài học thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng quy trình quản lý chất lượng hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non

- Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng quản lý chất lượng giáo dục mầm non tại trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội và các trường mầm non khác trong cả nước Nó còn có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLCLGD tại trường mầm non

- Đánh giá thực trạng CLGD và công tác QLCLGD tại tại trường Mẫu giáo

Trang 12

4

Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội

- Đề xuất các biện pháp QLCLGD tại trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1 Thời gian nghiên cứu

Số liệu nghiên cứu được thu thập thông tin trong giai đoạn từ năm 2010-2013

7.2 Địa bàn nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu các hoạt động quản lý của CBQL chất lượng CSGD trẻ tại trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội

7.3 Khách thể điều tra

Chúng tôi tiến hành thăm dò và lấy ý kiến về tính cấp thiết và khả thi của biện pháp đề xuất đối với 72 người (12 Hiệu trưởng và hiệu phó trường mầm non, 40 giáo viên mầm non, 20 phụ huynh học sinh) trong 4 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm trường mầm non Ánh Sao, trường mầm non Dịch Vọng, trường mầm non Hoa Thủy Tiên và trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá lý thuyết nhằm nghiên cứu các nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề về hoạt động quản lý chất lượng giáo dục nói chung

- Nghiên cứu tài liệu đề cập đến hoạt động quản lý chất lượng giáo dục mầm non

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra xã hội học: Dùng các phiếu điều tra hoặc trao đổi trực tiếp hiệu trưởng, GV về thực trạng quản lý chất lượng giáo dục mầm non của nhà trường

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có trình độ thông qua trao đổi với các nhà quản lý giáo dục, thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài

- Phương pháp quan sát : Dự giờ, thăm lớp, phỏng vấn

8.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ

Trang 13

5

Thống kê toán học: Từ kết quả khảo sát, thống kê các số liệu nắm tình hình thực

tế

9 Cấu trúc của luận văn

Luận văn được kết cấu với các phần chính: ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng giáo dục tại trường mầm non Chương 2: Thực trạng chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục mầm non tại trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDMN tại trường Mẫu giáo Việt – Triều hữu nghị thành phố Hà Nội

Trang 14

6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TẠI TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về quản lý chất lượng giáo dục mầm non

Cùng với sự phát triển của khoa học quản lý GD, rất nhiều nhà khoa học đã đầu tư công sức, trí tuệ để nghiên cứu và tổng kết những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý và nâng cao chất lượng GD Có thể kể tên một số nhà khoa học tiêu biểu như: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Văn Lê, Hồ Sĩ Thế Nhiều công trình nghiên cứu cũng nhấn mạnh: các nhà quản lý GD phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng điều hành và quản lý của mình để qua đó tác động một cách hiệu quả vào quá trình cải tiến chất lượng ở các khâu, các bộ phận của hệ thống GD

GDMN là bậc học nền tảng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành

và phát triển nhân cách trẻ Trước những thời cơ và thách thức mới đặt ra cho bậc học MN trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ CBQL trường mầm non cũng dành nhiều tâm huyết quan tâm, tìm hiểu nghiên cứu về các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng GD của nhà trường tại nơi các tác giả công tác

Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách nhấn mạnh vai trò quốc sách hàng đầu của GD; trong đó, đặc biệt quan tâm đến GDMN Rất nhiều các văn bản, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sự phát triển GDMN lần lượt ra đời làm cơ sở cho những bước vận động và phát triển vững chắc trên cả ba phương diện quy mô, chất lượng và công bằng xã hội cho GDMN Các văn

kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX đều nhấn mạnh nhiệm vụ “Chăm

lo phát triển giáo dục mầm non” Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003 - 2015” với mục tiêu đảm bảo tất

cả trẻ em đều hoàn thành một năm giáo dục tiền học đường có chất lượng để chuẩn bị

đi học tiểu học [17],[13]

Từ sau Đại hội lần thứ XI của Đảng, vấn đề giáo dục trong đó có giáo dục MN luôn được Đảng quan tâm Trên các Nghị quyết và Quyết định của các Đại hội Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thể hiện:

Trang 15

7

- Tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo, tiếp tục chú trọng, cải tiến nâng cao CLGD toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH

- Chuẩn hóa từ chương trình, nội dung giảng dạy, sách giáo khoa, và qui trình kiểm tra, đánh giá chất lượng GD&ĐT, đến chuẩn hóa tiêu chí đánh giá sản phẩm cuối cùng của giáo dục là con người; chuẩn hóa đội ngũ GV đạt chuẩn đào tạo theo các tiêu chuẩn phẩm chất và năng lực nghề nghiệp; chuẩn hóa về CSVC, trường lớp, các trang thiết bị dạy học cho tất cả các cấp bậc học

- XHHGD: coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo không chỉ là nhiện vụ của ngành giáo dục mà còn là nhiệm vụ của toàn XH, động viên sự tham gia của XH vào làm công tác giáo dục, xây dựng CSVC, môi trường giáo dục đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình, tạo sự bình đẳng trong tiếp cận, tham gia vào quá trình GD Thực hiện đối xử công bằng với tất cả người học, duy trì chính sách hỗ trợ cho các khu vực khó khăn, đối tượng chính sách XH có điều kiện đặc biệt, tăng cường cơ hội học tập cho trẻ em

Các quan điểm của Đảng được thể hiện trong một số văn bản của Nhà nước:

- Luật Giáo dục (2005) ở các Điều 21, 22, 23, 24, 25 cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình và các cơ sở giáo dục mầm non [28]

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004) đã nêu trẻ em có quyền được chăm sóc ở các điều 5, 12, 17, 18, 28 [29]

- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao đề ra những yêu cầu cụ thể nhằm phát huy nội lực của toàn XH đi đôi với việc sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước dành cho

GD, tạo điều kiện cho GDMN ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về quy mô, chất lượng và công bằng trong phát triển [9]

- Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015 nêu rõ: “Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho GDMN; hỗ trợ CSVC, đào tạo đội ngũ nhà giáo; đồng thời đẩy mạnh XHH, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển GDMN Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các vùng có điều kiện kinh tế XH khó khăn; từng bước thực hiện đổi

Trang 16

Lê Thu Hương ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình

giáo dục mầm non về “Những điểm mới của chương trình giáo dục mầm non” Năm

2006 có báo cáo tổng kết đề tài “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục

mầm non” của Trần Lan Hương chủ nhiệm đề tài [20],[23]

Năm 2004 có báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng

cao chất lượng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong trường mầm non”

của Lê Thu Hương Tháng 7/2005 tại hội thảo đánh giá chất lượng giáo dục lý luận

và thực tiễn, Nguyễn Văn Lê, giảng viên trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo Trung

ương 1 báo cáo đề tài “Một số vấn đề về chất lượng giáo dục mầm non” [19],[25]

Một số luận văn thạc sĩ khoa học QLGD đã nghiên cứu về QLCLGD tại các cơ

sở GDMN tiêu biểu như: “Biện pháp quản lý giáo dục mầm non tư thục ở Hà Nội

nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ” (tác giả Nguyễn Thị Hoài An-

1998), “Giải pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục của ngành học mầm non

trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”(tác giả Võ Ngọc Hoa- Phó Chủ

tịch UBND quận Thanh Khê- 2004) và năm 2006 có luận văn thạc sĩ của tác giả

Nguyễn Thị Châu với đề tài “Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

ở các trường mầm non huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”… Dưới góc độ, phạm

vi thực tiễn nhất định, mỗi công trình nghiên cứu vừa kể trên đều bàn về CLGD đề xuất các biện pháp QLGDMN [21],[22],[14]

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đề xuất tiến hành nghiên cứu “Quản

lý chất lượng giáo dục mầm non tại trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố

Hà Nội” đề tài sẽ đưa ra thực trạng QLCLGD tại trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu

nghị thành phố Hà Nội và đề xuất các biện pháp QLCLGD có tính cấp thiết, tính khả

Trang 17

9

thi phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương trong công tác QLCLGD phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của XH hiện nay

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

a Quản lý

QL là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ XH, của mọi quốc gia trong mọi thời đại, trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận QL, khái niệm QL đã được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cách khác nhau, tùy theo những tiếp cận khác nhau:

Theo từ điển Tiếng Việt, “QL là hoạt động hay tác động có định hướng có chủ đích của chủ thể QL (người quản lý) đến khách thể QL (người bị quản lý) trong một

tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” “QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng)

kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” “QL là dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới” [30]

Trần Kiểm quan niệm: “QL là những tác động của chủ thể QL trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [24]

Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa: “Hoạt động QL là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người quản lý) đến khách thể QL (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [15]

Có thể nói ngắn gọn rằng, QL là một khái niệm chứa trong mình các thành tố: Chủ thể QL, khách thể QL và mục tiêu QL phụ thuộc vào công cụ QL và phương pháp QL Song chúng ta nhận diện các dạng QL thông qua nội hàm của các thành tố chủ thể QL, khách thể QL và mục tiêu QL mà quá trình QL hướng tới Vì vậy, QL vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Nó mang tính khoa học vì các hoạt động QL có tổ chức, có định hướng đều dựa trên những quy luật, những nguyên tắc và phương pháp

Trang 18

10

hoạt động cụ thể, đồng thời mang tính nghệ thuật vì nó cần được vận dụng một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, đối tượng cụ thể, trong sự kết hợp và tác động nhiều mặt của của các yếu tố khác nhau của đời sống XH

Như vậy QL là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL lên khách thể QL bằng việc vận dụng các chức năng QL, để sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Về chức năng QL có nhiều cách phân chia khác nhau, do quan điểm của từng tác giả nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu khoa học QL đều cơ bản thống nhất chung 4 chức năng của QL đó là: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

- Kế hoạch hóa: Nhà QL phải xây dựng kế hoạch cụ thể, có các biện pháp tổ chức hoạt động tại các cơ sở GD như các điều kiện về nguồn lực CSVC, đội ngũ GV, nguồn kinh phí và các điều kiện về nhân sự, yếu tố khách quan, chủ quan…

- Tổ chức bộ máy: Trong công tác QL, tổ chức là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận trong một tổ chức để họ thực hiện thành công kế hoạch và mục tiêu chung của tổ chức xây dựng và ban hành quy định hoạt động của bộ máy QL để đảm bảo về số lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường vai trò trách nhiệm, mối quan hệ giữa các đơn vị tham gia QL Đồng thời

có cơ chế linh hoạt, phù hợp để phát huy hiệu quả các nguồn lực (nhân sự, CSVC, tài chính…)

- Chỉ đạo các hoạt động trong môi trường nhà trường: Là hoạt động thường xuyên mang tính kế thừa và phát triển Nó xuyên suốt trong quá trình QL, chỉ đạo công tác QL gồm việc dẫn dắt, điều hành, tập hợp, tác động đến cá nhân, nhằm khuyến khích tạo mọi điều kiện để các thành viên đạt đến mục tiêu QL

- Kiểm tra là một chức năng quan trọng của người QL nhằm thu thập thông tin

về việc thực hiện các quyết định của nhà QL, từ đó nhà QL biết được việc đang thực hiện khó khăn chỗ nào, thiếu phương tiện và điều kiện gì để hỗ trợ hoặc điều chỉnh cách chỉ đạo kịp thời, giúp đạt hiệu quả cao trong QL

Tóm lại công tác QL thể hiện qua các chức năng QL, các chức năng này xuyên suốt trong tất cả các khâu của quá trình QL Để thành công trong quá trình QL, nhà

QL phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chức năng QL này

b Quản lý giáo dục

Trang 19

11

Cũng như QL, QLGD cũng có nhiều định nghĩa khác nhau Từ điển giáo dục học: Theo nghĩa rộng QLGD là thực hiện việc QL trong lĩnh vực GD Ngày nay, lĩnh vực giáo dục được mở rộng từ giáo dục thế hệ trẻ sang người lớn và toàn XH nhưng

GD thế hệ trẻ vẫn là một bộ phận nòng cốt của lĩnh vực GD cho toàn xã hội; Theo nghĩa hẹp thì QLGD chủ yếu là QLGD thế hệ trẻ, GD nhà trường, GD trong hệ thống

GD quốc dân

Trong quá trình nghiên cứu về QLGD, có một số khái niệm sau:

Theo Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng XH nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của XH” [6]

Theo Trần Kiểm: QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể QL đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có CL và hiệu quả mục tiêu phát triển GD&ĐT thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành GD

QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL lên hệ thống GD nhằm tạo ra tính trồi (emergence) của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động [24]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có

kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa

hệ GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [30]

Có thể hiểu QLGD là QL quá trình giáo dục và đào tạo Tùy theo các cấp độ mà

sự QLGD sẽ khác nhau Có đơn vị chuyên QL các cơ sở giáo dục như Bộ GD&ĐT,

Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, có đơn vị chuyên QL quá trình dạy học và các điều kiện có liên quan như trường học

Tóm lại, QLGD có thể hiểu một cách đơn giản là sự QL hệ thống giáo dục và đào tạo bao gồm một hay nhiều cơ sở giáo dục, trong đó nhóm, lớp là đơn vị cơ sở, ở

Trang 20

12

đó diễn ra các hoạt động QLGD cơ bản nhất Trong QLGD, chủ thể chính là bộ máy

QL các cấp; đối tượng QL chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của GD&ĐT

Muốn QLGD được tốt thì người QL phải năng động, linh hoạt, tuân theo các qui luật khách quan đang chi phối sự vận hành của đối tượng QL, có như vậy thì hiệu quả

QL mới đạt được yêu cầu mong muốn

c Quản lý nhà trường

QL nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhà trường làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm GD của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chung của GD: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

QL nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể QL (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch GD của nhà trường trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của nhà trường, gia đình và XH Đây cũng là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể

QL đến tập thể cán bộ và giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình CSGD trẻ em nhằm thực hiện mục tiêu GD đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của ngành học[18]

Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất của công tác QL nhà trường là QL quá trình CSGD trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả

Quá trình CSGD trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành sau:

- Mục tiêu nhiệm vụ CSGD trẻ

- Nội dung CSGD trẻ

- Phương pháp, phương tiện chăm sóc giáo dục trẻ

- Giáo viên (lực lượng giáo dục)

- Trẻ em từ 03 tháng đến 72 tháng tuổi

- Kết quả CSGD trẻ

Các nhân tố của quá trình CSGD trẻ có quan hệ tương hỗ, trong đó mục tiêu nhiệm vụ giáo dục giữ vai trò định hướng cho sự vận động phát triển của toàn bộ quá trình và cho từng nhân tố

Trang 21

- Theo từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng năm 2002): Chất lượng là cái tạo ra sản phẩm, giá trị của một con người, sự vật, hiện tượng [27]

Như vậy, chất lượng là tổng thể những tính chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật (con người, hiện tượng); cái làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác

và thành quả đạt được so với mục tiêu

Trong bài viết “Quá trình sư phạm và chất lượng giáo dục” của GS Hà Thế Ngữ, theo tác giả CLGD là CL của nhân cách được đào tạo và cũng chính là CL của quá trình đào tạo nhân cách

Sau hội thảo chất lượng giáo dục kỹ năng sống tổ chức vào tháng 9/2003 tại Hà Nội, CLGD được quan niệm theo 02 cách rộng hẹp khác nhau: CLGD được quy về mục tiêu hay kết quả giáo dục; hoặc CLGD được tính ở tất cả những yếu tố cấu thành

GD Cách tiếp cận cụ thể hay từng phần dẫn đến sự nhấn mạnh vào những khâu hay

bộ phận của giáo dục

Khung tổng quát của khái niện chất lượng xét về phương diện chức năng được

mô tả bao gồm: chất lượng đầu vào, chất lượng thực hiện, chất lượng đầu ra- kết quả Khung cấu trúc hay thành tố chất lượng giáo dục được mô tả gồm có: chất lượng các nguồn lực, chất lượng các hoạt động, quá trình, chất lượng sản phẩm

Điều đó có ý nghĩa đánh dấu một bước nhận thức mới trong cách hiểu về chất lượng là: Chất lượng giáo dục phải bao hàm cả kỹ năng sống Điều đó có nghĩa là hệ

Trang 22

c Chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục

Trong chương trình hành động Dakar (2000) của UNESCO, chất lượng của một

cơ sở giáo dục được hiểu qua 10 thành tố sau:

- Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên

để có động cơ học tập chủ động

- Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học - học tập tích cực

- Chương trình thích hợp với người dạy và người học

- Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập, giảng dạy, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng

- Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an toàn, lành mạnh

- Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả GD

- Hệ thống QLGD có tính cùng tham gia và dân chủ

- Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương trong hoạt động GD

- Các thiết chế, chương trình GD có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng (chính sách và đầu tư) 10 thành tố này đôi khi được xem như những tiêu chí tối thiểu hay những thước đo cơ bản của một nền GD có CL Đó cũng chính là mong muốn của các quốc gia trong quá trình phát triển

1.2.3 Quản lý chất lượng giáo dục

a Quản lý chất lượng

Trong giáo dục, người ta ngày càng chú trọng đến chất lượng gắn liền với lợi ích của người học Không chất lượng, kém chất lượng đồng nghĩa với sự thất bại, sự lãng phí trong GD Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau, Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải QL một cách đúng đắn các yếu tố của quá trình GD [18]

Trang 23

15

Như vậy, QLCL được hiểu là đối tượng và cũng là mục đích của quá trình quản

lý Tức là trong quá trình quản lý người quản lý xem chất lượng với các thành tố của tất cả là đối tượng để tác động và qua đó đạt dược mục tiêu của các tiêu chí cũng như nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục

b Quản lý chất lượng giáo dục

QLCLGD luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu và là trung tâm của sự nghiệp

GD QLCLGD là cải thiện CLGD gắn liền, tạo thuận lợi cho nhiệm vụ và hiệu quả phát triển con người, phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực của XH

Việc QLCLGD đòi hỏi các nhà QL phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các thành tố các hoạt động và các quá trình trong QLCLGD Trước những đòi hỏi ngày càng cao

về chất lượng giáo dục của một cơ sở giáo dục điều cần chú trọng đầu tiên là nâng cao nhận thức trong toàn ngành về ý nghĩa, tính cấp thiết của việc nâng cao CLGD trong các nhà trường mầm non, tạo nên sự mong muốn và những nỗ lực chấp nhận thực hiện sự đổi mới trong các hoạt động GD của các cơ sở giáo dục Hình thành nền nếp, thói quen xây dựng chiến lược và kế hoạch CL cho mỗi cơ sở GD, phương pháp QLCL bên trong các cơ sở giáo dục và các thành tố bên ngoài của QLCLGD

1.3 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non

a Vị trí trường MN

Trường MN là đơn vị cơ sở của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ngành giáo dục quản lý Trường MN đảm nhận việc nuôi dưỡng CSGD trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông sau này

Trường MN có tư cách và con dấu riêng Tính chất của trường mầm non: Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục nhằm hình thành nhân cách trẻ em một cách toàn diện CSGD trẻ em mang tính chất GD gia đình giữa cô và trẻ là quan hệ tình cảm mẹ - con, trẻ học thông qua “Học bằng chơi - Chơi mà học” Nhà trẻ, trường mẫu giáo mang tính tự nguyện, Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo [1]

b Nhiệm vụ và quyền hạn của trường MN

Trang 24

16

Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, CSGD trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình GDMN do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành

Huy động trẻ em lứa tuổi MN đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ

em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật

Quản lý CB-GV-NV để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, CSGD trẻ em Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật Xây dựng CSVC theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn

Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, CSGD trẻ em

Tổ chức cho CB-GV-NV và trẻ em tham gia các hoạt động XH trong cộng đồng.Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ em theo quy định Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [1]

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non

Quản lý trường mầm non chính là những hoạt động của người cán bộ quản lý sử dụng để tác động tới mọi nguồn lực, mọi lĩnh vực trong nhà trường để đạt được những mục tiêu trường mầm non cần đạt được

Hiệu trưởng là người đứng đầu đơn vị cơ sở của ngành GDMN, là người chịu trách nhiệm trước Đảng bộ chính quyền địa phương và cấp trên về quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường theo đúng đường lối giáo dục của Đảng, phương hướng nhiệm vụ của ngành

Vì thế hiệu trưởng là người có trách nhiệm chủ yếu, có tính chất quyết định đến kết quả phấn đấu của nhà trường Thực tiễn đã khẳng định rằng: Muốn xây dựng trường tiên tiến cần phải bồi dưỡng người hiệu trưởng trở thành con chim đầu đàn của tập thể sư phạm “Nơi nào có cán bộ quản lý tốt thì nơi đó làm ăn phát triển, ngược lại nơi nào cán bộ quản lý kém thì làm ăn trì trệ, suy sụp”

Hoạt động của trường mầm non rất đa dạng, phức tạp, quá trình quản lý của hiệu trưởng trường mầm non phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

- Quản lý số lượng: Thu hút trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường trong địa bàn hành chính nơi trường đóng đạt chỉ tiêu, trong đó ưu tiên phát triển tối đa trẻ 5 tuổi ra lớp để chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào trường phổ thông Số lượng trẻ nhận vào

Trang 25

17

các nhóm, lớp phải theo đúng qui định của điều lệ trường mầm non Hàng năm có kế hoạch tuyển sinh và thông báo cụ thể với phụ huynh Hiệu trưởng phải xét duyệt, phân loại và sắp xếp thời gian nhận trẻ hợp lý để giáo viên chủ động và có điều kiện chăm sóc chu đáo đối với trẻ mới đến Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên bàn giao chu đáo tình hình trẻ khi chuyển nhóm, lớp

- Quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Đây là nội dung quản

lý quan trọng, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường Bao gồm: Quản lý tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày; quản

lý chất lượng nuôi dưỡng; quản lý sức khoẻ và bảo vệ an toàn cho trẻ; quản lý chương trình giáo dục trẻ

- Quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên: Đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non chính là những tập thể sư phạm Họ là lực lượng chủ yếu quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và quyết định thành tích của nhà trường Với vai trò quan trọng

đó, đòi hỏi người hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đảm bảo không ngừng được nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp,

ổn định, đồng bộ về cơ cấu tổ chức và có điều kiện phát huy khả năng của mỗi cá nhân trên từng vị trí công tác Đồng thời không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường

- Quản lý, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường đảm bảo phục vụ cho yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ Sử dụng và phát huy tốt các nguồn kinh phí của nhà trường

Ngoài ra, hiệu trưởng trường MN cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động sự tham gia, ủng hộ của cộng đồng xây dựng, phát triển nhà trường Thu hút các tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng, phát triển và quản lý nhà trường, tạo ra sự thống nhất cao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ

Tóm lại: Hiệu trưởng trường mầm non là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về trọng trách quản lý trường mầm non Hiệu trưởng trường mầm non quản lý rất nhiều lĩnh vực trong trường mầm non Tất cả các nội dung quản lý này đều nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu của GDMN nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung

Trang 26

18

1.4 Quản lý chất lượng giáo dục tại trường mầm non

1.4.1 Hiệu trưởng trường mầm non và vấn đề quản lý chất lượng giáo dục của trường mầm non

Hiệu trưởng trường mầm non là người lãnh đạo nhà trường, đại diện cho nhà trường về quản lý, có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chính và hoạt động chuyên môn trong nhà trường Hiệu trưởng là yếu tố quyết định đối với sự thành công hay thất bại của quá trình vận động phát triển của trường MN Chất lượng GD của mỗi nhà trường phụ thuộc vào năng lực điều hành, quản lý của người hiệu trưởng Bác Hồ đã từng chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, có cán bộ tốt việc gì cũng xong Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”

Vì vậy để giáo dục mầm non phát triển một cách vững bền, người hiệu trưởng ở các

cơ sở cần có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực quản lý và tổ chức các mặt hoạt động phù hợp với điều kiện có được của cơ sở giáo dục do mình phụ trách Người hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề sống còn của một tổ chức như: Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo các hoạt động giáo dục xây dựng được một hệ thống các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên

Người hiệu trưởng phải xác định đúng đắn và phấn đấu thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản sau đây:

- Đảm bảo chỉ tiêu thu hút số lượng trẻ trong độ tuổi đến trường

- Đảm bảo chất lượng CS, GD trẻ theo mục tiêu giáo dục

- Xây dựng và phát triển tập thể sư phạm vững mạnh: đủ về số lượng, đồng bộ

về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm và phẩm chất nghề nghiệp

- Xây dựng, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu CS, GD trẻ

- Huy động, sử dụng các nguồn kinh phí có hiệu quả

- Làm tốt công tác xã hội hoá GDMN nhằm xây dựng, phát triển nhà trường

- Cải tiến công tác quản lý, đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý mọi hoạt động trong nhà trường Mỗi mục tiêu thể hiện một nhiệm vụ đặc trưng của hoạt động quản

lý và giữa các nhiệm vụ có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một hệ

Trang 27

19

thống mục tiêu toàn diện Trách nhiệm của người HT không chỉ là xác định đúng đắn các mục tiêu mà phải thực hiện các mục tiêu thông qua các nội dung cơ bản: công tác lập kế hoạch; công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu QL trường MN: quản lý việc phát triển số lượng trẻ, quản lý chất lượng CS, GD trẻ, quản lý đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất, tài chính, quản lý mối quan hệ giữa cộng đồng; quản lý chính bản thân chủ thể quản lý; quản lý công tác thanh, kiểm tra

1.4.2 Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD mầm non

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường mầm non do Bộ GD-ĐT ban hành

và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/4/2011 Bộ tiêu chuẩn gồm 5 tiêu chuẩn, 31 tiêu chí và 93 chỉ số Đây là công cụ đê nhà trường mầm non tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng GD; để công khai với xã hội về thực trạng chất lượng GD của nhà trường; để cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng GD

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1 Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non

2 Nhà trường có số điểm trường, số lớp theo quy định, số lượng trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non

3 Nhà trường chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý GD các cấp; thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành GD và địa phương phát động

4 Nhà trường thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ GD-ĐT

5 Nhà trường thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo quy định của nhà nước

6 Nhà trường chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ và cho CBGVNV

7 Nhà trường đảm bảo an ninh trật tự, àn toàn tuyệt đối cho trẻ và cho CBGVNV

8 Nhà trường tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương

9 Các tổ chuyên môn và tổ chức văn phòng của nhà trường thực hiện tốt nhiệm

vụ theo quy định của Điều lệ trường mầm non

Trang 28

20

Tiêu chuẩn 2: Các cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

1 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non và có đủ năng lực triển khai các hoạt động CSGD trẻ

2 GV của nhà trường có đủ số lượng, đạt yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định của điều lệ trường mầm non, có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác, có kiến thức cơ bản về GD hòa nhập trẻ

3 GV thực hiện công tác chăm sóc, GD trẻ theo quy định của Bộ GD-ĐT

4 GV thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp GD và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động GD

5 Nhân viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non

6 Cán bộ, GV và nhân viên của nhà trường được đánh giá xếp loại hàng năm

7 Cán bộ, GV và nhân viên được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của pháp luật

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

1 Nhà trường có diện tích, khuôn viên và các công trình đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non

2 Nhà trường có sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi đảm bảo yêu cầu

3 Nhà trường có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi đảm bảo yêu cầu

4 Nhà trường có phòng GD thể chất, phòng GD nghệ thuật, nhà vệ sinh, bếp ăn theo quy định của Điều lệ trường mầm non

5 Nhà trường có khối phòng hành chính quản trị đảm bảo yêu cầu

6 Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng-Đồ chơi-Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN do Bộ GD-ĐT ban hành

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1 Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Trang 29

21

2 Nhà trường chủ động tham mưu với các cấp chính quyền và phối hợp với các đoàn thể, cá nhân nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất đề xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục

Tiêu chuẩn 5: Kết quả chăm sóc, GD trẻ

1 Trẻ có sự phát triển về thể chất theo mục tiêu Chương trình GDMN

2 Trẻ có sự phát triển về nhận thức theo mục tiêu Chương trình GDMN

3 Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ theo mục tiêu Chương trình GDMN

4 Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có một số kỹ năng sống cơ bản và khả năng cảm nhận, thể hiện cảm xúc về âm nhạc và tạo hình

5 Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến các nhân, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn tron giao tiếp, lễ phép với người lớn

6 Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường; giữ gìn vệ sinh cá nhân; quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh; có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông

7 Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được chú trọng chăm sóc và có kết quả tiến bộ rõ rệt

1.4.3 Các nội dung quản lý chất lượng giáo dục tại trường mầm non

Căn cứ vào vị trí, tính chất và nhiệm vụ của trường mầm non Căn cứ vào các chỉ số đánh giá CLGD của một cơ sở GDMN, các CBQL thực hiện công tác QL của mình trên các nội dung cơ bản sau:

Để QL tốt và có hiệu quả các nội dung CLGD tại trường mầm non các CBQL cần phải xây dựng cụ thể các nội dung QLCLGD tại cơ sở đồng thời có biện pháp tổ chức QL phù hợp cho các nội dung của hoạt động này nhằm nâng cao CLGD toàn diện[24]

► Quản lý mục tiêu nội dung, chương trình giáo dục

- Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình ở từng độ tuổi phù hợp với chủ đề

và năm học

- Tổ chức thường xuyên các hoạt động giáo dục theo đúng chế độ sinh hoạt một ngày

- Thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ theo các chỉ số ở từng lĩnh vực

- Đảm bảo đủ hệ thống hồ sơ sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ

- Thực hiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, kế hoạch hoạt động cho trẻ tại các

Trang 30

22

nhóm, lớp VSATTP, chế độ ăn cho từng độ tuổi,

► Quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên

Trong tất cả các nhà trường ở các bậc học, đội ngũ trong trường mâm non bao gồm tất cả các CBGVMN đang làm việc Họ là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác CSGD trẻ, tuyên truyền phổ biến kiến thức CSGD trẻ theo khoa học cho cộng đồng

Vì vậy có thể nói đội ngũ của nhà trường có vai trò quyết định chất lượng hoạt động của nhà trường và quảng bá GDMN trong toàn xã hội Đội ngũ ổn định về số lượng ,

có chất lượng sẽ giúp nhà trường phát triển bền vững

- Bố trí GV đảm bảo 2GV/lớp

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn về đào tạo Trung cấp sư phạm MN

► Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Diện tích phòng học đảm bảo đúng quy định theo điều lệ trường MN

- Lớp học đầy đủ đồ dùng thiết bị theo Thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT

về danh mục đồ dùng, đồ chơi và thiết bị tối thiểu cho trẻ MN

- Trường mầm non đảm bảo các điều kiện môi trường sân bãi theo Thông tư 13/2010/TT-BGD&ĐT về trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở GDMN

- Điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác CSGD trẻ

► Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục

- Sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể, trường MN trong việc QL, hỗ trợ các điều kiện để trường phát triển đúng hướng, đảm bảo các điều kiện và chất lượng CSGD trẻ theo khoa học

- Phối hợp với các trung tâm y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng

► Quản lý việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục

- Tiến hành kiểm tra các hoạt động giáo dục, chương trình, công tác phối hợp, năng lực chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong cơ sở giáo dục theo định kỳ

- Tổ chức các cuộc thi nhằm đánh giá chuyên môn giáo viên

► Quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách đối với GD và GV

Trang 31

23

- Thực hiện ký kết hợp đồng lao động với GV và cấp dưỡng

- Trả lương GV và cấp dưỡng theo đúng ngạch bậc quy định của nhà nước Chất lượng giáo dục của trường mầm non phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thiếu một trong những yếu tố là thiếu điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục Do vậy, trong quá trình quản lý chất lượng giáo dục của nhà trường CBQL cần phải bám sát vào các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng GD, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tác động vào những yếu tố này, đảm bảo chúng được vận hành đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế và phát huy tính hiệu quả

1.4.4 Những đặc thù riêng trong quản lý chất lượng giáo dục của trường mầm non

- Đối tượng quản lý ở trường mầm non là trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi đên 6 tuổi Trẻ

độ tuổi này, tính chủ động thấp, còn non nớt và hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn

GV không chỉ đóng vai trò là nhà giáo dục, cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng ban đầu mà còn là nhà tâm lý, là người mẹ thứ 2 của trẻ với nhiệm vụ vun đắp tâm hồn trẻ, nuôi dưỡng chăm sóc trẻ thông qua giao tiếp tình cảm, tổ chức các hoạt động vui chơi và sinh hoạt hàng ngày cho trẻ Như vậy, có thể khẳng định mối quan hệ giữa người dạy và người học ở trường mầm non là mối quan hệ vừa là thầy trò, vừa là bạn bè và là tình cảm mẹ con CBQL trường mầm non cần hiểu rõ rằng, toàn bộ hoạt động của trường mầm non vận hành xung quanh mối quan hệ hạt nhân này

Công việc của GV mầm non khá vất vả, căng thẳng vì họ phải thường xuyên bao quát, chăm sóc đến từng cá nhân trẻ, không được phép sơ xuất vì luôn có nguy cơ mất an toàn cho trẻ Họ phải đến trường trước giờ làm việc để chuẩn bị đủ các điều kiện đón trẻ và thường phải về muộn vì nhiều khi phụ huynh đón trẻ muộn giờ Để vượt lên những khó khăn, người GV mầm non phải chịu khó, tỉ mỉ, có đức hy sinh và đặc biệt phải có lòng yêu thương con trẻ như con của mình thì mới hoàn thành được nhiệm vụ Chính vì vậy CBQL trường mầm non phải am hiều sâu sắc nghề nghiệp, biết thông cảm, quan tâm tới đời sống vật chất, động viên tinh thần và tạo điều kiện nâng cao kiến thức cho độ ngũ giáo viên để họ CSGD trẻ được tốt

- Tập thể CBGV hầu hết là nữ Các nghiên cứu về tâm lý xã hội học cho thấy, nếu tập thể làm việc toàn là nam hoặc là nữ thì không khí làm việc sẽ căng thẳng hơn Ngoài các công việc bình đẳng như nam giới, phụ nữ còn thực hiện chức năng người

Trang 32

- Các nguồn lực hỗ trợ khan hiếm: nhận thức về GDMN chưa thật đúng đắn và đầy đủ, cơ chế đầu tư cho GDMN còn nhiều bất hợp lý, chính sách GV chưa được quan tâm kịp thời và không tương xứng với lao động nghề nghiệp nên không tạo được động lực thúc đẩy GV nâng cao trình độ tay nghề, CSVC trang thiết bị phục vụ hoạt động CSGD trẻ còn thiếu và yếu Do nhiều đặc thù khó khăn như vậy, muốn có

đủ nhân lực, tài lực, vật lực cho mọi hoạt động của nhà trường, CBQL phải nhạy bén nắm bắt các cơ hội, có khả năng làm công tác tham mưu với các cấp chính quyền, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực mới có thể thực hiện được các mục tiêu GD của nhà trường một cách hiệu quả

1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng giáo dục trường mầm non

Chất lượng GD của trường mầm non chịu ảnh hưởng của những yếu tố:

- Yếu tố về kinh tế - xã hội:

Trong công tác quy hoạch và phát triển GD – ĐT, yếu tố KT – XH của từng địa phương, từng vùng có tác động rất lớn đến sự phát triển của GD – ĐT nói chung và GDMN nói riêng Thực tế cho thấy, ở địa phương nào, khu vực nào có nền KT – XH phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống xã hội, trình độ dân trí được nâng cao thì nhận thức về GD – ĐT cũng được nâng cao Mặt khác, lực lượng tham gia lao động có công ăn việc làm cao hơn, nhu cầu gửi con đến các cơ sở GDMN ngày càng cao và việc tham gia công tác XHHGD thuận lợi hơn

Như vậy, khi nền KT – XH phát triển kéo theo sự phát triển của GDMN, khi đó

vị thế người GVMN được nâng lên, được xã hội tôn vinh, đồng thời các chế độ chính sách đối với đội ngũ GV cũng được hoàn thiện hợp lý Đó là động lực thúc đẩy và thu

Trang 33

25

hút những người có năng lực vững vàng tham gia vào ngành, đây là lực lượng đóng góp rất lớn trong việc nâng cao chất lượng CSGD trẻ

- Các quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển GDMN

Trong khoảng thời gian từ 1987 – 1991, do sự chuyển đổi cơ chế từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng, các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo ở các hợp tác xã nông nghiệp, khối cơ quan xí nghiệp bị thu hẹp lại, nhiều nơi tan rã, tình hình các cơ sở GDMN gặp rất nhiều khó khăn: số trẻ ra lớp giảm, CSVC không được đầu tư sửa chữa, đội ngũ GV ngoài biên chế chiếm tỷ lệ cao (70-80%) và không

có cơ chế về chế độ chính sách cho đội ngũ này, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, một số nơi GV bỏ nghề hàng loạt Trước những thách thức, khó khăn như vậy, rất nhiều các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước liên quan đến trẻ em và sự phát triển GDMN ra đời

Năm 1990, Chính phủ Việt Nam phê chuẩn công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và Bộ GD ban hành Quyết định 55 quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trường mẫu giáo Những năm tiếp theo 1991 – 1992, Quốc hội khóa VIII đề

ra Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em Đến năm 1998, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 4 quyết định ban hành Luật GD Trong Luật GD đã khẳng định “GD – ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của cả nước và của toàn dân” và “GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân” Đây là cơ sở pháp lý giúp cho GDMN ổn định phát triển

Cùng với sự phát triển của bậc học, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân cũng ngày càng đầy đủ về vị trí của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, và vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển con người Với quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển GDMN rõ ràng cụ thể của Đảng và Nhà nước, với việc xác định vai trò trách nhiệm một cách đúng đắn của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, cùng với nhận thức của mọi người dân trong cộng đồng xã hội

đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, mở ra những điều kiện thuận lợi cho GDMN phát triển

- Yếu tố về quy mô trường lớp

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng CSGD trẻ, yếu tố này bao gồm: số trẻ huy động, số nhóm lớp, sự phân bổ sắp xếp mạng lưới trường lớp

Trang 34

26

Nếu một trường mầm non được xây dựng theo quy mô tập trung sẽ có điều kiện đảm bảo phân chia trẻ/ lớp theo đúng độ tuổi, công tác quản lý được tập trung, việc đầu tư CSVC không bị dàn trải, thiếu tính trọng điểm, các hoạt động chuyên môn được thực hiện có nền nếp và hiệu quả… Rõ ràng, việc xây dựng quy mô trường lớp hợp lý với điều kiện thực tế, đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội là vấn đề hết sức thiết thực để nâng cao chất lượng CSGD trẻ ở các trường mầm non trong giai đoạn hiện nay

- Yếu tố vật chất

Việc tổ chức các hoạt động ở trường mầm non diễn ra rất đặc biệt không giống như các trường phổ thông Trong trường mầm non, hai hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và GD trẻ theo chương trình khoa học diễn ra đồng thời và kéo dài suốt cả ngày từ 7h đến 17h Với đặc thù như vậy, nên các điều kiện để thực hiện việc CSGD trẻ cần phải được hết sức chú trọng, bao gồm: sân vườn, phòng học (là nơi tổ chức các hoạt động học tập – vui chơi – sinh hoạt của trẻ), phòng hoạt động chức năng, bếp

ăn, hệ thống công trình vệ sinh, trang thiết bị đồ dùng phục vụ nuôi dưỡng – chăm sóc – vệ sinh cho trẻ, đồ dùng học tập – đồ chơi trong lớp và ngoài trời… Như vậy, kinh phí đầu tư cho một lớp học, một trường mầm non là rất cao so với các cấp học khác Đây là thách thức rất lớn đối với các trường mầm non trong việc tăng cường điều kiện vật chất trang thiết bị đảm bảo nâng cao chất lượng GD

Quá trình GD là một thể thống nhất, toàn vẹn, được liên kết bằng các nhân tố: mục tiêu GD, nội dung GD, phương pháp GD, lực lượng GD (GV), đối tượng GD (học sinh), điều kiện GD Vì vậy, ngoài những yếu tố trên, yếu tố về mục tiêu, nội dung, phương pháp tuy là vô hình nhưng chúng là nền tảng của quá trình GD, GV là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng GD Hội nghị quốc tế tại Giơnevơ đã nhấn mạnh “Muốn có một nền GD tốt cần phải có những GV tốt” và “thực tế GD nhiều thập kỷ qua đủ để cho chúng ta thấy rằng hàng loạt nguyên nhân làm cho chất lượng

GD xuống cấp chính là do đội ngũ GV thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu” Đây là một vấn đề đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý các cấp, các trường sư phạm có những giải pháp thiết thực để sao cho mỗi trường mầm non có được đội ngũ ổn định, đáp ứng với yêu cầu chất lượng ngày càng cao

Trang 35

27

Chất lượng GD của trường mầm non phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thiếu một trong những yếu tố đó là thiếu điều kiện để đảm bảo chất lượng GD Do vậy, thực hiện quản lý trường mầm non có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ là một việc không đơn giản Trong quản lý trường mầm non, để nâng cao chất lượng

GD của nhà trường, người hiệu trưởng cần phải bám sát vào các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng GD, trên cơ sở đó đề ra biện pháp tác động vào những yếu tố này, đảm bảo chúng được vận hành đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế và phát huy tính hiệu quả

Kết luận Chương 1

Trong chương 1của luận văn đã đề cập đến vấn đề về lý luận QLCLGD Đồng thời chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò quan trọng của CBQL về QLCLGD tại trường mầm non

QLCLGD tại trường mầm non là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá thực hiện các quy định về CLGD theo các văn bản hướng dẫn của ngành và trang bị một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp

vụ cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CSGD trẻ

QLCLGD tại trường mầm non thực chất là hiện thực hoá được các nội dung và yêu cầu của quy chế đối với mỗi cơ sở GDMN; Nhằm tạo điều kiện về CSVC, chế độ chính sách, thực hiện chương trình, đội ngũ CB-GV-NV để trường mầm non thực hiện đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non của của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Nếu tổ chức thực hiện tốt việc QLCL theo các tiêu chí quy định, trên cơ sở phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của ngành, đồng thời có 1 lộ trình hợp lý thì CLGD tại trường mầm non sẽ phát triển đồng bộ và toàn diện nhất về các mặt

Phần cơ sở lý luận nêu trên sẽ soi sáng cho việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng QLCLGD tại trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội so với yêu cầu văn bản ngành đề ra Từ đó, đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý tốt CLGD tại trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội và các cơ sở giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay

Trang 36

28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO VIỆT-TRIỀU

HỮU NGHỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Khái quát về trường mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị

Trường mẫu giáo Việt Triều thành lập ngày 8 tháng 3 năm 1978 Theo quyết định số 987/VX của UBND TPHN là trường thực hành sư phạm của Trường Trung cấp sư phạm NT-MG Hà Nội do Sở giáo dục và ĐT HN trực tiếp quản lý

Trường do nước bạn Triều Tiên giúp Việt Nam xây dựng với tổng diện tích mặt bằng 3970m2 (Trường được xây dựng vào những năm 70 của thế kỷ trước) Đến nay nhà trường được UBND TPHN và Sở giáo dục và ĐT Hà nội đầu tư xây dựng lại toàn bộ trường và đến tháng 4 năm 2012 trường đã được đưa vào sử dụng

Trường được giao nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu từ 3 đến 6 tuổi

Từ năm 1980 đến 1990 (10 năm) trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực nghiệm chương trình cải cách giáo dục mẫu giáo cho toàn quốc

Từ năm 1997 đến 2003 (6 năm) làm thí điểm bán công

Từ năm 2003 đến 2008 trường chính thức có quyết định chuyển sang trường bán công theo quyết định số 2763/QĐ-UB Ngày 20/5/2003 của UBND TP Hà Nội

Từ 18/08/2008 đến nay trường có quyết định chính thức chuyển trường mẫu giáo bán công Việt Triều hữu nghị thành trường mẫu giáo Việt Triều hữu nghị

Trường đã tham gia các dự án của Sở, Bộ về giáo dục mầm non, làm điểm các chuyên đề và được sự chỉ đạo trực tiếp của Sở và Bộ về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Trường được phòng mầm non, Viện chiến lược phát triển giáo dục mầm non, Vụ giáo dục mầm non chỉ đạo thực nghiệm chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non mới ở 3 độ tuổi, Từ năm 2006 - 2011 Trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực nghiệm đã được Bộ tặng bằng khen Trong nhiều năm liên tục trường được công nhân là trường tiên tiến xuất sắc, Tập thể lao động xuất sắc của TP HN, là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của TP HN; Được Chính phủ tặng bằng khen, Cờ thi đua, Bộ tặng cờ thi đua, được Nhà nước

Trang 37

2.2.2 Nội dung khảo sát

Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác QLCL

ở trường mẫu giáo Việt Triều hữu nghị những khó khăn và thuận lợi mà cán bộ QL,

GV thường gặp trong quá trình tham gia triển khai công tác QLCLGD tại các loại hình này

Thực trạng và mức độ thực hiện các nội dung QLCLGD tại trường mẫu giáo Việt Triều hữu nghị và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCLGD của trường mẫu giáo Việt Triều hữu nghị

2.2.3 Phương pháp khảo sát

a Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Xây dựng phiếu điều tra và tiến hành khảo sát 3 CBQL, 30 GV về thực trạng chất lượng GD tại trường mẫu giáo Việt Triều hữu nghị và công tác QLCLGD ở trường mẫu giáo Việt Triều hữu nghị và những ý kiến đề xuất của các đối tượng được hỏi trong việc nâng cao hiệu quả công tác QLCLGD tại trường mẫu giáo Việt Triều hữu nghị

Trang 38

30

- Thu thập các phiếu hỏi và xử lý kết quả

- Lấy ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác QLCLGD

2.3 Thực trạng chất lượng giáo dục tại trường mẫu giáo Việt Triều hữu nghị thành phố Hà Nội từ 2009 đến nay

Chất lượng GD trường mầm non được quy định bởi chất lượng của nhiều yếu

tố Vì vậy, để đánh giá được chất lượng GD mầm non cần đánh giá tất cả các yếu tố tác động đến quá trình sư phạm trong và ngoài nhà trường

2.3.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên

Như trong tất cả các nhà trường ở các bậc học, đội ngũ trong trường mâm non bao gồm tất cả các CBGVMN đang làm việc Họ là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác CSGD trẻ, tuyên truyền phổ biến kiến thức CSGD trẻ theo khoa học cho cộng đồng Vì vậy có thể nói đội ngũ của nhà trường có vai trò quyết định chất lượng hoạt động của nhà trường và quảng bá GDMN trong toàn xã hội Đội ngũ ổn định về

số lượng , có chất lượng sẽ giúp nhà trường phát triển bền vững

(Nguồn: Trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội)

giáo bé

Trẻ mẫu giáo nhỡ

Trẻ mẫu giáo lớn

Trang 39

(Nguồn: Trường Mẫu giáo Việt-Triều hữu nghị thành phố Hà Nội)

Qua các bảng số liệu trên ta thấy số lượng giáo viên của nhà trường tăng, nhưng

đi kèm với đó là số lượng trẻ có nhu cầu vào trường cũng tăng lên vì vậy định mức số trẻ /01 GV không giảm Cụ thể năm 2010 với số trẻ là 514 trẻ, số giáo viên của trường là 45 giáo viên; năm 2013 số lượng trẻ là 811 trẻ, số lượng giáo viên là 61giáo viên Để đảm bảo chất lượng giáo dục trong những năm tới cần đảm bảo duy trì định mức trẻ trên một giáo viên để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhả trường Qua các bảng số liệu trên ta thấy số lượng giáo trẻ tăng theo từng năm vậy số lượng giáo viên cũng phải tăng theo từng năm

Trường hiện nay là đơn vị tự chủ về tài chính vì vậy khi nhận thêm giáo viên thì

có thể lương sẽ không đủ chi trả hoặc lương của cán bộ giáo viên sẽ thấp đi vì khi tự chủ về tài chính với mức thu phí học sinh hiện nay sẽ rất khó để cân đối

Với mức lương thấp đồng nghĩa với việc số lượng giáo viên bỏ nghề sẽ có chiều hướng tăng lên Vì vậy để đảm bảo giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao

về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên với mức lương đảm bảo để họ yêu nghề

và gắn bó với nghề, đòi hỏi phải có quy hoạch đội ngũ GVMN của nhà trường với những giải pháp thiết thực, cụ thể mang tính chiến lược nhằm đẳm bảo đủ giáo viên, tránh tình trạng thiếu giáo viên

2.3.1.2 Về chất lượng

Chất lượng đội ngũ GVMN được đánh giá trên các mặt phẩm chất, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, sức khỏe và tuổi đời

+ Phẩm chất đội ngũ giáo viên

Đây là mặt cần đánh giá đúng mức trong quá trình đánh giá chất lượng ĐNGV bởi nó tác động trực tiếp tới chất lượng giáo dục mầm non Chất lượng đội ngũ giáo viên qua báo cáo năm học 2012-2013 như sau:

* Ban giám hiệu:

Trang 40

* Giáo viên và nhân viên:

Đội ngũ cán bộ - giáo viên - công nhân viên có phẩm chất tốt, tâm huyết, yêu nghề mến trẻ

Đảm bảo đủ định biên theo quy định trong điều lệ trường mầm non 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (95% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 76% giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường trong đó có 24% giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp thành phố, hàng năm có từ 12-18 CB,GV,NV đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở và có từ 8-12 SKKN được xếp loại cấp Thành phố; trên 70% giáo viên đạt loại khá và tốt theo Chuẩn nghề nghiệp GV Mầm non

Qua số liệu trong báo cáo trên có thể thấy trong thời gian qua, trong điều kiện phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường với nhiều biến động lớn, đội ngũ giáo viên trường Mẫu giáo Việt - Triều hữu nghị đã tự khẳng định mình, vị trí vai trò của GVMN vừa là cô giáo, vừa là mẹ hiền đã được xác lập, được xã hội tin cậy Phải đến tận nơi quan sát hoạt động của GVMN mới thấy hết được sự tâm huyết với nghề, tình thương yêu, trách nhiệm cao của các cô giáo đối với trẻ Bên cạnh đó đội ngũ GVMN của nhà trường luôn cầu tiến bộ, chịu khó học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và thi đua rèn luyện nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề Cô giáo MN trên thực

tế đã hy sinh rất nhiều về bản thân, dành hết thời gian, tâm sức cho việc nâng cao chất lượng GD trẻ ở trường Gíáo viên nhà trường cũng là những người đi đầu trong phong trào đổi mới phương pháp

+ Trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của GVMN

Ngày đăng: 16/03/2015, 17:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (7/4/2008), Quyết định số 14/2008/BGD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 14/2008/BGD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (25/9/2009), Thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT về Ban hành chương trình Giáo dục Mầm non, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 17/2009/TT-BGD&ĐT về Ban hành chương trình Giáo dục Mầm non
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (11/02/2010), Thông tư số 02/2010/TT- BGD&ĐT về việc Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 02/2010/TT- BGD&ĐT về việc Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (15/4/2010), Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT về việc ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT về việc ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2003), Thông tư liên tịch số 05/2003/TTLT-BGD&ĐT-BTC ngày 24/02/2003 về việc hướng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 05/2003/TTLT-BGD&ĐT-BTC ngày 24/02/2003 về việc hướng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
Năm: 2003
6. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2005
7. Đặng Quốc Bảo (11/02/2013), Xã hội hóa giáo dục trong thời kỳ đổi mới, Báo Giáo dục và thời đại, Hà Nội, tr. 6-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Xã hội hóa giáo dục trong thời kỳ đổi mới
8. Chính phủ (2002), Quyết định số161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
9. Chính phủ (2005), Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
10. Chính phủ (2006), Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 về Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 về Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
11. Chính phủ (2010), Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
12. Chính phủ (2001), Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg20 về Về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2001
14. Nguyễn Thị Châu (2007), Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, Ms 60-14-05, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Thị Châu
Năm: 2007
15. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về khoa học quản lý, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT TW 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1996
16. Phạm Thị Châu (1994), Quản lý giáo dục mầm non, Trường cao đẳng sư phạm nhà trẻ mẫu giáo trung ương số 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục mầm non
Tác giả: Phạm Thị Châu
Năm: 1994
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Nghị quyết Trung ương 2 BCH Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Nghị quyết Trung ương 2 BCH Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
18. Nguyễn Quang Giao (2011), Tập đề cương bài giảng Quản lý chất lượng 19. Lê Thu Hương (2004), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng caochất lượng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong nhà trường, Mã số B2001-49-TĐ29, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập đề cương bài giảng Quản lý chất lượng" 19. Lê Thu Hương (2004), "Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng cao "chất lượng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Quang Giao (2011), Tập đề cương bài giảng Quản lý chất lượng 19. Lê Thu Hương
Năm: 2004
20. Lê Thu Hương (2005), Những điểm mới của chương trình giáo dục mầm non, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non hè 2005, Hà Nội, tr. 23-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm mới của chương trình giáo dục mầm non
Tác giả: Lê Thu Hương
Năm: 2005
21. Nguyễn Thị Hoài An (1998), Biện pháp quản lý giáo dục mầm non tư thục ở Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, Luận văn Thạc sĩTrường Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý giáo dục mầm non tư thục ở Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài An
Năm: 1998
22. Võ Ngọc Hoa (2004), Giải pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục của ngành học mầm non trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Ms 60-14-05, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục của ngành học mầm non trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Võ Ngọc Hoa
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w