1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài Nghiên cứu tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương

42 15,2K 73

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 671,04 KB

Nội dung

DANH MỤC BIỂU ĐỒHình 1: Thái độ của FTUers đối với việc đọc sách Hình 2: Các loại sách yêu thích của sinh viên Ngoại thương Hình 3: Địa điểm đọc sách của FTUers Hình 4: Thời gian đọc sác

Trang 1

MỤC LỤCLời mở đầu………3 Nội dung………4

I Nghiên cứu và xây dựng phương án thống

kê……… 4

1.Mục đích……… 4

2 Xác định đối tượng và thời gian điều……… 4

3 Xác định nội dung điều tra, loại điều tra, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thiết lập phiếu điều

tra………4

4 Lực lượng điều tra……… 8

5 Đánh giá kết quả điều tra……….8

II Nội dung báo cáo thống

kê……… 9

1 Kết quả điều tra ………9

2 Phân tích kết quả điều tra……….9

2.1.Thái độ với việc đọc sách của sinh viên Ngoại thương……13 2.2.Các loại sách yêu thích của sinh viên Ngoại thương…… 13 2.3.Địa điểm đọc sách của sinh viên Ngoại thương………… 14 2.4.Thời gian đọc sách của sinh viên Ngoại thương………….16 2.5.Chi phí dành cho việc đọc sách của sinh viên FTU………17 2.6.Sinh viên với thư viện trường Đại học Ngoại thương…….17 2.7.Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn đọc một cuốn sách của sinh viên Ngoại thương………20 II.7.1 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Bìa

sách” tới quyết định lựa chọn một cuốn sách………… 20 II.7.2 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Nội

dung” tới quyết định lựa chọn một cuốn sách………….21 II.7.3 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Nhận

xét của người đã từng đọc” tới quyết định lựa chọn một

cuốn sách ………21

Trang 2

II.7.4 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Số

trang” (độ dày của quyển sách) tới quyết định lựa chọn

một cuốn sách ……….22

II.7.5 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Giá cả” tới quyết định lựa chọn một cuốn sách……….22

II.7.6 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Tác giả/Nhà xuất bản” khi lựa chọn một cuốn sách……… 23

2.8.Ý kiến về sách lậu của sinh viên Ngoại thương ………… 26

2.9.Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đọc sách của sinh viên.27 2.10 Thái độ của sinh viên Ngoại thương trước ý tưởng thành lập một CLB Sách phi lợi nhuận tại FTU……….29

2.11 Mô hình hồi quy tương quan tuyến tính đơn biến………30

Kết luận……….33

Thuận lợi và khó khăn trong quá trình điều tra……… 35

Tài liệu tham khảo……… 36

Đánh giá………37

Phụ lục……… 38

Trang 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 1: Thái độ của FTUers đối với việc đọc sách

Hình 2: Các loại sách yêu thích của sinh viên Ngoại thương

Hình 3: Địa điểm đọc sách của FTUers

Hình 4: Thời gian đọc sách trung bình một ngày của FTUers

Hình 5: Tỷ lệ sinh viên thường xuyên lên thư viện

Hình 6: Lý do sinh viên không thường xuyên lên thư viện FTU đọc sách

Hình 7: Ý kiến về sách lậu của sinh viên Ngoại thương

Hình 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đọc sách của FTUers

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Sách là kho tàng tri thức của nhân loại Đọc sách là một trong những conđường dẫn tới chiếm lĩnh và làm chủ kho tàng tri thức vô giá ấy Tri thức trongsách giúp mỗi chúng ta hiểu biết hơn về thế giới xung quanh, kích thích trí tò

mò, sáng tạo…

Với vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước, là yếu tố nòng cốt trongcông cuộc xây dựng và phát triển Tổ quốc, giới trẻ luôn luôn được kì vọng sẽ điđầu trong việc nắm bắt tri thức nhân loại và nhanh chóng khai thác, vận dụng,những kiến thức đó nhằm tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân cũng nhưđóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số có ảnh hưởng ítnhiều đến quan niệm về vai trò của sách cũng như phương pháp đọc sách củagiới trẻ Việt Nam Ngoài ra, với đặc trưng của một nền kinh tế đang trong quátrình chuyển đổi, hệ thống luật pháp còn chưa hoàn thiện, tình trạng sách lậutràn lan cũng là một điều đáng báo động Việc sử dụng tràn lan sách lậu của họcsinh sinh viên cũng phần nào thể hiện quan niệm của họ về sách “thật”, sự trântrọng giá trị của sách thật cũng như công sức sáng tạo của tác giả

Văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay thể hiện ở nhiều khía cạnh như thờigian dành cho đọc sách, các loại sách thường đọc… cũng phác họa nên một bứctranh sơ lược về quá trình hội nhập của những “trí thức Việt” vào thế giới trithức muôn màu muôn vẻ và biến đổi không ngừng

Với mối quan tâm sâu sắc về tình hình đọc sách của sinh viên nói chung

và của sinh viên trường Đại học Ngoại thương nói riêng, cùng với những công

cụ cần thiết ban đầu được trang bị trong quá trình học tập môn nguyên lý thống

kê kinh tế, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Nghiên cứu tình hình đọc sách

của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương” để đi sâu tìm hiểu

Do cuộc điều tra chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn cũng như phạm

vi điều tra không lớn nên sẽ không tránh khỏi những sai sót, nhóm nghiên cứurất mong sự góp ý của cô giáo để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên: Thạc sĩ Nguyễn ThịTuyết Nhung đã tận tình hướng dẫn nhóm thực hiện bài nghiên cứu Xin cảm ơncác sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôihoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trang 5

I NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THỐNG KÊ

1 Mục đích nghiên cứu

Bài nghiên cứu được xây dựng với mục đích đem lại cái nhìn bao quát về thựctrạng đọc sách của sinh viên trường đại học Ngoại thương trên cơ sở phân tíchthống kê các khía cạnh như sở thích đọc sách, thời gian, chi phí dành cho việcđọc sách… Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình đọc sách củasinh viên đại học Ngoại thương Việc xác định rõ mục đích nghiên cứu giúpcông tác điều tra và phân tích thống kê nhất quán, hiệu quả

2 Xác định đối tượng và thời gian điều tra

Đối tượng điều tra: sinh viên hệ đại học chính quy của Đại học Ngoại

thương (trong phạm vi bài điều tra này, nhóm xin thống nhất gọi là “sinh

viên Ngoại thương”)

Thời gian điều tra: 10 – 17/11/2011

Trong khoảng thời gian điều tra, nhóm nghiên cứu đã tích cực đưa các phiếuđiều tra đến tới sinh viên ở nhiều khóa nhất có thể Thông tin từ phiếu điều trađược thu thập từ các khóa 50, 49, 48 và 47 với sự tham gia của cả các bạn nam

và nữ góp phần nâng cao tính chính xác và hiệu quả của cuộc điều tra Tuy vậy,các kết quả thu được từ cuộc điều tra chỉ mang tính chất tương đối

3 Xác định nội dung điều tra, loại điều tra, xây dựng hệ thống chỉ tiêu

thống kê và thiết lập phiếu điều tra

Nội dung điều tra là “Tình hình đọc sách của sinh viên Ngoại thương”

và tập trung vào các vấn đề cụ thể sau:

- Sở thích đọc sách của sinh viên: sinh viên Ngoại thương có thích đọc sáchkhông và thường thích đọc những loại sách nào…

- Thói quen liên quan tới sách của sinh viên: thường đọc sách ở những địa điểmnào, thường chọn sách như thế nào…

- Đánh giá của sinh viên FTU về thư viện FTU

- Quan điểm của sinh viên Ngoại thương về vấn nạn sách lậu Nhóm điều tra cómong muốn tìm hiểu về vấn đề này vì sinh viên là đội ngũ trí thức, có hiểu biết

và đọc sách thường xuyên nhất, tham gia cuộc chiến chống sách lậu với vai tròtrực tiếp nhất Hơn thế nữa, sinh viên Ngoại thương còn học tập và làm việc rấtgần với các tụ điểm buôn bán sách lậu Theo ý kiến của nhóm nghiên cứu, việctìm hiểu thái độ, ý kiến của sinh viên trường mình là rất cần thiết

- Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đọc sách của sinh viên và đánh giá của sinhviên về ý tưởng thành lập CLB Sách ở trường Đại học Ngoại thương

Loại điều tra thống kê: điều tra chọn mẫu

Trang 6

Phương pháp thu thập thông tin thống kê: phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếuđiều tra và phỏng vấn trực tiếp với một số sinh viên khi thấy cần khai thác thêmthông tin

 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê

Yêu cầu:

- Đáp ứng được mục đích nghiên cứu về tình hình đọc sách củasinh viên Ngoại thương

- Phù hợp với đặc điểm và tính chất đối tượng

- Hợp lý, không thừa, không thiếu

 Các tiêu thức thống kê được sử dung

Tiêu thức thuộc tính: loại sách thường đọc, đánh giá các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả đọc sách…

- Tiêu thức số lượng: số giờ đọc sách trung bình trong ngày, chiphí đọc sách trung bình mỗi tháng…

Các chỉ tiêu thống kê được sử dụng: chỉ tiêu khối lượng, chỉ tiêu chất

lượng

Các thang đo được sử dụng: thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang

đo tỉ lệ

 Thiết lập phiếu điều tra

Mẫu phiếu điều tra của nhóm

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĐỌC SÁCH CỦA FTUers

Chào bạn, chúng mình đang thực hiện một nghiên cứu thống kê về tình hình đọc sách của sinh viên Ngoại thương Xin bạn bớt chút thời gian hoàn thành phiếu điều tra này Mọi thông tin bạn cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng cho công tác nghiên cứu Rất mong nhận được sự ủng hộ của bạn Xin cám ơn!

Thông tin cá nhân:

Họ tên: Khóa: Email: Điện thoại:

Câu 1: Bạn có thích đọc sách không?

Có Không

Câu 2: Bạn hay đọc loại sách nào? Có thể chọn nhiều phương án.

Sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu

Truyện tranh, truyện cười có tính giải trí cao

Sách dạy kĩ năng sống, chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết

Sách viết về các hiện tượng kì thú, các tác phẩm khoa học viễn tưởng

Truyện dài, tiểu thuyết tình yêu

Tuyển tập truyện ngắn, tản mạn văn chương

Sách phổ biến kiến thức khoa học, văn hóa xã hội…

Trang 7

Thái độ tiếp đón sinh viên chưa niềm nở

Nguồn sách không phong phú

Không gian chật chội, bí bách

Chi phí cao

Thời gian mở cửa không phù hợp với thời gian biểu của mình

Cơ sở vật chất chưa tốt

Chưa bao giờ nghe tới thư viện FTU

Câu 8: Bạn quan tâm tới điều gì khi quyết định lựa chọn đọc một cuốn sách?

Đánh số từ 1 đến 6 với mức độ quan tâm giảm dần

Bìa sách

Nội dung

Nhận xét của người đã từng đọc (lời giới thiệu của các nhà văn, nhà phê bìnhthường thấy ở bìa/những phần đầu tiên của quyển sách, nhận xét của bạn bè đãtừng đọc…)

Số trang

Giá cả

Trang 8

Tác giả/ Nhà xuất bản

Câu 9: Ý kiến của bạn về sách lậu?

Sách lậu có giá phù hợp với túi tiền sinh viên hơn mà nội dung không khác sáchbản quyền là mấy Tại sao lại không nhỉ?

Đọc sách lậu là tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật Kiên quyết không muahay đọc sách lậu

Tớ không phân biệt được sách bản quyền và sách lậu

Hoàn toàn không quan tâm: đây không phải là yếu tố quyết định việc chọn sáchcủa tớ

Quantrọng

Rất quantrọng

Không ủng hộ: có thư viện là đã quá đủ rồi

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của bạn! Chúc bạn học tập tốt!

Trang 9

4 Lực lượng điều tra

Tất cả thành viên trong nhóm thu thập thông tin bằng cách phát phiếuđiều tra với tổng số phiếu là 120 và kết hợp phỏng vấn trực tiếp một số bạn sinhviên

5 Đánh giá kết quả điều tra

Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra với số lượng bảng câu hỏi là 120 Kếtquả thu được 105 bảng câu hỏi hợp lệ và 15 bảng câu hỏi không hợp lệ Lí do làchưa điền đầy đủ thông tin cá nhân, trả lời không đúng nội dung câu hỏi yêu cầu(không đánh số mà đánh dấu x với câu hỏi yêu cầu xếp hạng mức độ quan tâm,các câu trả lời mâu thuẫn nhau )

Do đó, nhóm sẽ tiến hành đánh giá kết quả trên 105 phiếu điều tra hợp lệ

Trang 10

II NỘI DUNG BÁO CÁO THỐNG KÊ

1 Kết quả điều tra

Sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho

việc học tập, nghiên cứu

Sách viết về các hiện tượng kì thú, các

tác phẩm khoa học viễn tưởng

Tuyển tập truyện ngắn, tản mạn văn

Câu 3: Bạn thường đọc sách ở đâu?

Trang 11

Quán café sách 5 4.67

Câu 4: Trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian đọc sách?

Câu 7: Nếu không thường xuyên lên thư viện FTU đọc sách, nêu (những) lí do tại sao?

Trang 12

Nguyên nhân Số người Tỷ lệ (%) Thái độ đón tiếp sinh viên chưa

niềm nở

Thời gian mở cửa không phù

hợp với thời gian biểu của mình

Sách lậu có giá phù hợp với túi tiền

sinh viên hơn mà nội dung không

khác sách bản quyền là mấy Tại sao

lại không nhỉ?

Đọc sách lậu là tiếp tay cho hành vi

vi phạm pháp luật Kiên quyết

không mua hay đọc sách lậu

Tớ không phân biệt được sách bản

quyền và sách lậu

Hoàn toàn không quan tâm: đây

không phải là yếu tố quyết định việc

chọn sách của tớ

Ý kiến khác: sách lậu chất lượng

giấy tệ, không thích; không đọc sách

lậu nhưng có đôi lần vô tình mua

phải…

Trang 13

Câu 11: Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đọc sách của sinh viên Ngoại

Tỉ lệ (%)

Số người

Tỉ lệ (%)

Số người

Tỉ lệ (%)

Số người

Tỉ lệ (%)

Câu 12: Bạn nghĩ sao về ý tưởng thành lập một CLB Sách phi lợi nhuận ở

FTU?

Rất thích, hoàn toàn ủng hộ: việc đọc sách

của FTUers có thể sẽ có chuyển biến tích cực

Không ủng hộ cũng không phản đối Mình

muốn xem CLB hoạt động thế nào trước.

Không ủng hộ: có thư viện là đã quá đủ rồi. 2 1.91

Trang 14

2 Phân tích kết quả điều tra

2.1 Thái độ với việc đọc sách của sinh viên Ngoại thương

Có thích đọc sách

Không thích đọc sách

9.52%

90.48 %

Hình 1: Thái độ của FTUers đối với việc đọc sách

Nhìn chung, thái độ của sinh viên Ngoại thương với việc đọc sách khátích cực Trong 105 phiếu điều tra thì có tới 95 bạn tương ứng với 90.48% sinhviên “có” thích đọc sách và chỉ 10 bạn “không” thích đọc sách chiếm 9.52%.Những số liệu trên bước đầu cho thấy tín hiệu đáng mừng rằng sinh viên FTUdường như rất ham học hỏi

2.2 Các loại sách yêu thích của sinh viên Ngoại thương

0 10 20 30 40 50 60 70 Sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho việc học …

Truyện tranh, truyện cười có tính giải trí cao

Sách dạy kĩ năng sống, chia sẻ kinh … Sách viết về các hiện tượng kì thú, các tác …

Truyện dài, tiểu thuyết tình yêu Tuyển tập truyện ngắn, tản mạn văn chương

Sách phổ biến kiến thức khoa học, văn hóa, …

34 31

55 27

45

65 54

Hình 2: Các loại sách yêu thích của sinh viên Ngoại thương

Trang 15

Việc chia sẻ sở thích đọc sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho việc họctập, nghiên cứu chỉ nhận được sự quan tâm đặc biệt của 51.43% các bạn sinhviên tham gia cuộc điều tra, đứng thứ 2 sau truyện tranh, truyện cười có tính giảitrí cao chiếm 61.90% Nhưng dù sao thì 51,43% cũng là một con số khá lớn,chứng tỏ hầu hết sinh viên Ngoại thương coi việc đọc sách để phục vụ học tập,công việc là ưu tiên hàng đầu.

Với mục đích đọc sách để biết thêm những điều thú vị xung quanh mình,thu nạp kiến thức mới, FTUers cũng khá quan tâm đến các sách dạy về kỹ năngsống, chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết, sách viết về các hiện tượng kì thú, các tácphẩm khoa học viễn tưởng, sách phổ biến kiến thức khoa học, văn hóa xã hội…Tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn giữa 2 loại sách dạy kỹ năng sống, kinhnghiệm, bí quyết có 45 bạn quan tâm (42.86%), với sách viết về khoa học viễntưởng chỉ có 27 bạn chú ý tới (25.71%)

Với mục đích đọc sách để bồi đắp cho tâm hồn thêm phong phú, tinh tế,nhạy cảm, các thể loại sách như: truyện dài, tiểu thuyết tình yêu; tuyển tậptruyện ngắn, tản mạn văn chương cũng thu hút khá nhiều bạn sinh viên FTUersdường như thích đọc truyện dài, tiểu thuyết tình yêu (52.38%) hơn là tuyển tậptruyện ngắn văn chương

Các thể loại sách khác cũng nhận được sự quan tâm của FTUers là sáchtiếng anh, lịch sử, pháp luật, các tác phẩm văn học kinh điển chiếm 7.62%

2.3 Địa điểm đọc sách của sinh viên Ngoại thương

Nhà Quán café sách Thư viện Khác

66.67 %

4.76 %

4.76 % 23,81 %

Hình 3: Địa điểm đọc sách của FTUers

Trang 16

Qua biểu đồ trên, có thể thấy sinh viên Ngoại thương chọn địa điểm đọcsách chủ yếu là tại nhà Cụ thể: trong số 105 phiếu điều tra hợp lệ, với câu hỏi,

“Bạn thường đọc sách ở đâu?”, đã có 70 phiếu trả lời là đọc sách tại nhà (chiếm

66.67%) Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên thường đọc sách ở thư viện chỉ chiếm23.81% với 25 phiếu Và chỉ có 5 bạn được điều tra trả lời là họ thường đọc sáchtại quán cà phê sách (4.76%) Ngoài ra, có có một số phiếu chia sẻ chọn đọcsách chủ yếu ở những địa điểm khác như công viên, sân trường…, tuy nhiên con

số này không đáng kể, chỉ có 5 phiếu, chiếm 4.76 % Từ những số liệu cụ thểtrên, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số nhận xét như sau:

- Thứ nhất, đọc sách tại nhà từ lâu đã luôn là địa điểm đọc sách chủ yếucủa nhiều người và sinh viên Ngoại thương cũng không chệch khỏi xu hướngnày Điều này cũng phù hợp dự đoán của nhóm khi tiến hành phát phiếu điềutra Khi lựa chọn đọc sách tại nhà, sinh viên có thể chủ động, linh hoạt về thờigian, tùy thuộc vào thời gian biểu của mình Hơn nữa, việc đọc sách cần cókhông gian yên tĩnh, mà đọc sách tại nhà lại đáp ứng được yêu cầu đó Chúng ta

sẽ không bị làm phiền bởi những tiếng ồn như đọc sách tại những nơi khác, nhưvậy sẽ đem lại hiệu quả cho người đọc sách hơn

- Thứ hai, dường như thư viện không phải là địa điểm đọc sách chủ yếucủa sinh viên Ngoại thương bởi tỷ lệ sinh viên đọc sách ở thư viện chưa tới25%, chỉ có 25/105 bạn được điều tra trả lời thường xuyên lên thư viện đọcsách

- Tỷ lệ sinh viên thường xuyên lên thư viện đọc sách đã ít, số lượng sinhviên đọc sách tại các quán cà phê sách còn nhỏ hơn rất nhiều, tỷ lệ sinh viên đọcsách tại các quán cà phê sách chiếm một con số rất khiêm tốn, chỉ 4.76%.Dường như đọc sách tại các quán cà phê sách còn khá xa lạ với sinh viên Ngoạithương Hình thức đọc sách này khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới vànhận được sự hưởng ứng tích cực từ giới sinh viên nhưng nó còn quá mới mẻvới các bạn sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên FTU Các bạn sinh viên ítkhi đến các quán cà phê sách có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân Đầu tiênphải kể đến chi phí, dường như đây chính là mối e ngại lớn nhất của sinh viên.Các quán cà phê sách được đầu tư cơ sở vật chất có thể nói là rất tốt, số đầu sách

đa dạng và phong phú cả về số lượng và chất lượng Hơn nữa, không gian ở đâyrất yên tĩnh và thoải mái, bạn có thể đọc sách mà không bị làm phiền Tuynhiên, để được hưởng những ưu đãi ấy, số tiền bạn phải bỏ ra không hề nhỏ.Theo lí luận của các bạn sinh viên, với cùng một chi phí dành cho việc đọc sáchtại café sách, chúng ta có thể đọc được nhiều sách hơn nếu mượn sách tại thưviện hay mua sách về và đọc ở nhà

Trang 17

- Ngoài ra, có một số các bạn sinh viên lựa chọn những địa điểm đọc sáchkhác, tuy nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ Kết quả điều tra cho thấy, cácFTUers có địa điểm đọc sách khá đa dạng, phong phú, và có thể nói là bất ngờ.Công viên, cửa hàng truyện tranh, sân trường cũng là một trong những địa điểmđược chọn để đọc sách, tuy nhiên số này chiếm tỉ lệ rất nhỏ (4.76%) Tỷ lệkhiêm tốn này có thể là do yêu cầu của việc đọc sách là cần không gian yên tĩnh,trong khi đó, công viên hay sân trường lại là nơi khá ồn ào, đông người qua lại.Theo giải thích của các bạn sinh viên, khi đọc sách tại các cửa hàng truyện tranhcác bạn thường xuyên bắt gặp phải cái nhìn không mấy thiện cảm hay thái độkhông vui vẻ của nhân viên cửa hàng

2.4 Thời gian đọc sách của sinh viên Ngoại thương

Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận sinh viên FTUers đọc sách từ 1 –2h/ngày chiếm 38.1% Trong môi trường học tập ở Đại học, tự học, tự nghiêncứu là chủ yếu, do vậy thời gian đọc sách trung bình 1,3h/ngày là không hề

Trang 18

nhiều Có một nửa trong 105 bạn được điều tra đọc sách <1.14h/ngày, nửa cònlại đọc sách 1.14h/ngày.

Ta thấy M0< Me < x nên đây là dãy số phân phối lệch phải

Có thể chính vì văn hóa nghe nhìn đang lấn sân mạnh mẽ tới văn hóa đọcnên các bạn sinh viên ngày nay dành chưa nhiều thời gian cho việc đọc sách

2.5 Chi phí dành cho việc đọc sách của sinh viên Ngoại thương

Ngân sách trung bình FTUers dành cho sách hàng tháng là khoảng 83nghìn đồng 70.48% FTUers chỉ chi dưới 100.000 đồng (chỉ đủ cho từ 1 – 2cuốn sách chất lượng bình thường) cho việc đọc sách hàng tháng và 96.19 %FTUers chi dưới 200 000 đồng cho việc đọc sách hàng tháng Điều này cho thấyngân sách sinh viên Đại học Ngoại thương có thể dành cho sách là khá thấp

Do mốt < trung vị < trung bình cộng nên chi phí trung bình hàng thángdành cho sách của sinh viên Ngoại thương phân phối lệch phải

Chi phí dành cho sách của sinh viên Ngoại thương rất eo hẹp Nguyênnhân có thể bắt nguồn từ việc tổng ngân sách mỗi tháng các bạn nhận được từgia đình không hề nhiều Đối tượng thực hiện phiếu điều tra chủ yếu là sinh viênnăm 1, năm 2 và năm 3 nên không nhiều bạn đã có thể tìm được công việc đểtăng thu nhập cũng như học được cách để cân đối chi tiêu hiệu quả Một số sinhviên còn chia sẻ thêm rằng, họ thường mượn hoặc thuê sách chứ không bỏ tiềnmua sách nên chi phí dành cho việc đọc sách không hề cao Đây có lẽ là giảipháp hữu hiệu để các bạn có thể tiếp cận và thu nạp kiến thức mới mà khôngphải quá lo lắng hay băn khoăn về vấn đề tài chính

2.6 Sinh viên với thư viện trường Đại học Ngoại thương

z

Bạn có thường xuyên lên thư viện FTU đọc

sách?

CóKhông17.14%

82.86%

Trang 19

Hình 5: Tỷ lệ sinh viên Ngoại thương thường xuyên lên thư viện

Liên hệ với kết quả thu từ câu 3 (về địa điểm đọc sách của sinh viên),nhóm nghiên cứu hoàn toàn không bất ngờ khi đa số sinh viên Ngoại thươngkhông thường xuyên lên thư viện FTU để đọc sách Có tất cả 87/105 phiếu hợp

lệ trả lời “Không” với câu hỏi “Bạn có thường xuyên lên thư viện FTU đọc

sách không?”, chiếm 82.86 % Chỉ có 17.14% FTUers được hỏi trả lời họ

thường xuyên lên thư viện đọc sách Vậy nguyên nhân nào khiến cho sinh viênNgoại thương ít lên thư viện FTU đọc sách như vậy?

Trong quá trình thiết kế phiếu điều tra, nhóm điều tra đã lựa chọn một số

lý do dự kiến sẽ khiến sinh viên Ngoại thương ít lên thư viện đọc sách Kết quảcho thấy: thời gian mở cửa của thư viện không phù hợp với thời gian biểu củasinh viên, nguồn sách không phong phú và không gian chật chội, bí bách lànhững lý do chủ yếu khiến FTUers không mặn mà lắm với thư viện của trường:

Lý do sinh viên không thường xuyên lên thư viện FTU đọc sách

Thái độ tiếp đón sinh viên chưa niềm nở Nguồn sách không phong phú Không gian chật chội, bí bách Chi phí cao

Thời gian mở cửa không phù hợp với thời gian biểu của sinh viên

Cơ sở vật chất chưa tốt Chưa bao giờ nghe tới thư viện FTU

Trang 20

Nhóm xin có những phân tích cụ thể như sau:

- Lý do thường gặp nhất: Thời gian mở cửa không phù hợp với thời gian biểu của sinh viên

Hiện tại, theo như tìm hiểu của nhóm điều tra, thư viện trường Ngoạithương mở cửa trong 2 khung giờ: 8h00-11h00 và 14h00-16h30 từ thứ hai đếnthứ sáu hàng tuần, không kể ngày lễ Với lịch hoạt động như vậy, sắp xếp đượcthời gian để có thể lên thư viện đọc sách dường như là công việc không hề dễdàng với các bạn sinh viên Hiện nay sinh viên tất cả các khóa đều đăng kí họctheo chương trình tín chỉ Thường thì chúng ta học rải rác cả sáng và chiều, rất ítbạn có thể đăng kí học chỉ trong một buổi sáng hoặc chiều Những bạn sắp xếp

được thời gian rất có thể chính là những người đã trả lời “Có” cho câu hỏi “Bạn

có thường xuyên lên thư viện đọc sách không?” Tuy nhiên, con số này là rất

khiêm tốn Thứ bảy và chủ nhật là khoảng thời gian trong tuần mà các bạn cóthể dễ dàng sắp xếp được thời gian lên thư viện, nhưng thư viện lại đóng cửatrong hai ngày này Vậy nên các FTUers không thường xuyên lên thư viện đọcsách cũng là điều dễ hiểu Theo như đề xuất của rất nhiều sinh viên, thư việntrường ta nên thay đổi thời gian mở cửa: có thể mở cửa sớm hơn và đóng cửamuộn hơn hay có thể linh động mở cửa cả thứ bảy và chủ nhật Nếu những đềxuất này được thực hiện, chắc hẳn số lượng sinh viên FTU lên thư viện đọc sách

sẽ tăng lên khả quan hơn rất nhiều

- Lý do thứ hai: Nguồn sách không phong phú

Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân chính khiến không chỉ thưviện FTU mà các thư viện trường học khác cũng không hấp dẫn được các bạnsinh viên Đây là nguyên nhân có số người lựa chọn nhiều thứ hai chỉ sau

nguyên nhân “Thời gian mở cửa không phù hợp với thời gian biểu của sinh

viên” với 32/105 bạn đồng tình Theo khảo sát của nhóm, điều này là hoàn toàn

có cơ sở Sách ở trên thư viện hầu hết là sách cũ với chất lượng giấy không tốthay mực nhòe Rất nhiều sách đã được xuất bản từ khá lâu, nội dung khôngđược cập nhật và không phù hợp với yêu cầu học tập hiện nay của sinh viên.Hơn nữa, số lượng sách lại khá ít, không đa dạng và phong phú Trong khi đó,theo như kết quả điều tra ở câu 2, sinh viên Ngoại thương rất thích đọc truyệntranh/truyện cười có tính giải trí cao hay truyện dài/tiểu thuyết tình yêu và thưviện FTU thì không có những loại sách này Trái lại, các loại sách giáo khoa,sách giáo trình phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu chiếm tuyệt đại đa số Mặc

dù, đây cũng là loại sách thường xuyên được các bạn sinh viên đọc, nhưng nhómđiều tra tin rằng: nếu thư viện FTU có thể nhập thêm nhiều thể loại sách khác

Trang 21

phong phú đa dạng hơn, các bạn sinh viên chắc chắn sẽ có hứng thú lên thư việntrường đọc sách hơn rất nhiều.

- Lý do thứ ba: Không gian chật chội, bí bách

Với số phiếu đồng ý là 22/105, không gian chật chội, bí bách cũng là mộttrong những trở ngại lớn nhất khiến sinh viên trường ta ngại lên thư viện đọcsách Theo tìm hiểu của nhóm, phòng đọc không có chiếc cửa sổ nào khiến chokhông gian vô cùng bí bách, khó chịu Cả căn phòng rộng chừng 50m2, với 35chiếc ghế; như vậy, không gian trung bình cho mỗi người chỉ là 1,4m2 Ngay cảgiờ cao điểm, thư viện cũng chỉ có thể đón tiếp được tối đa 35 sinh viên, con sốnày là quá nhỏ bé với số lượng vài nghìn sinh viên trong trường

Ngoài ra còn một số lý do khác khiến sinh viên không thường xuyên lênthư viện FTU, đó là: thái độ đón tiếp sinh viên chưa niềm nở, cơ sở vật chấtchưa tốt hay thậm chí bởi chưa bao giờ nghe tới thư viện FTU

Thái độ đón tiếp sinh viên chưa niềm nở và cơ sở vật chất là hai nguyênnhân có số phiếu lựa chọn gần tương đương nhau (lần lượt là 15 và 12 phiếu).Thái độ đón tiếp không được thoải mái làm ảnh hưởng rất nhiều tới tâm trạngđọc sách của sinh viên Ngoài ra, cơ sơ vật chất của thư viện FTU cũng cònnhiều bất cập Hệ thống máy tính không được thường xuyên duy trì, bảo dưỡng,khiến sinh viên thường xuyên gặp trục trặc khi tra cứu tài liệu Hệ thống quạt,điều hòa, ánh sáng hoạt động không thực sự ổn định, khó đảm bảo hiệu quả đọc

sách “Chưa bao giờ nghe tới thư viện FTU” cũng là nguyên nhân khiến cho

các FTUers không đến thư viện đọc sách Việc các FTUers chưa bao giờ nghetới thư viện của trường là một thực trạng đáng báo động Điều này đòi hỏi thưviện cần có thêm nhiều chương trình hoạt động nhằm giúp các bạn sinh viên tìmhiểu về thư viện FTU cũng như khuyến khích các bạn lên thư viện đọc sách

Nhóm điều tra tin rằng, khi đã khắc phục được những nhược điểm trên,thư viện FTU sẽ trở thành địa điểm đọc sách lý tưởng và thường xuyên dành chocác FTUers

2.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn đọc một cuốn sách của sinh viên Ngoại thương

2.7.1 Đánh giá của sinh viên FTU về ảnh hưởng yếu tố “Bìa sách” tới quyết định lựa chọn một cuốn sách

Tần số Tần suất (%) Tần số tích lũy

Ngày đăng: 15/03/2015, 20:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w