Kiến về sách lậu của sinh viên Ngoại thương

Một phần của tài liệu đề tài Nghiên cứu tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (Trang 28)

II. Nội dung báo cáo thống kê

2. Phân tích kết quả điều tra

2.8. kiến về sách lậu của sinh viên Ngoại thương

Hình 7: Ý kiến về sách lậu của sinh viên Ngoại thương

Gần một nửa các bạn sinh viên (43.81%) cho rằng sách lậu có giá phù hợp với túi tiền sinh viên hơn mà nội dung không khác sách bản quyền là mấy. Sinh viên là tầng lớp trí thức, họ chính là những người đọc sách nhiều nhất nhưng họ lại có thái độ như vậy về vấn nạn sách lậu. Tuy nhiên, điều này cũng có thể lý giải được. Bởi lẽ, với sinh viên, điều quan trọng nhất của sách chính là nội dung (dẫn chứng ở câu 8) mà nội dung của sách lậu hầu như không khác mấy. Hơn nữa, chênh lệch giá giữa sách lậu và sách bản quyền là khá lớn, thường là 2/3 hoặc 1/2. Có thể thấy rằng, Trường Đại học Ngoại thương lại rất gần đường Láng, nơi có một dãy dài những cửa hàng bán sách lậu mà nhu cầu dùng sách của sinh viên cũng lớn nên FTUers thường tìm mua sách lậu.

Cũng có những bạn hoàn toàn không quan tâm đến sách lậu, đây không phải là yếu tố quyết định việc chọn sách chiếm 28.57%.

Về quan điểm cho rằng: đọc sách lậu là tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật, kiên quyết không mua hay đọc sách lậu chỉ có được sự quan tâm của một bộ phận nhỏ cac bạn sinh viên FTU (13.33%). Và cũng có 11.43% FTUers không phân biệt được sách bản quyền và sách lậu.

Một số ý kiến khác bày tỏ là: sách lậu chất lượng giấy tệ, không thích, không đọc sách lậu nhưng có đôi lần vô tình mua phải chiếm 2.86%.

Như vậy, trường ta nên tổ chức thêm nhiều cuộc hội thảo về việc phân biệt sách lậu với sách “thật” giống như hội thảo “Dùng sách lậu là giết chết sách “thật” ” của câu lạc bộ nhà tư vấn luật FTU để giúp FTUers có cái nhìn thấu đáo hơn về sách lậu, từ đó có những hành động đúng đắn.

Một phần của tài liệu đề tài Nghiên cứu tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w