Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đọc sách của sinh viên

Một phần của tài liệu đề tài Nghiên cứu tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (Trang 29)

II. Nội dung báo cáo thống kê

2.9.Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đọc sách của sinh viên

2. Phân tích kết quả điều tra

2.9.Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đọc sách của sinh viên

thương

Qua kết quả điều tra thống kê, có thể nhận thấy, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả đọc sách của các bạn sinh viên đại học Ngoại thương là kĩ năng đọc sách với 40.95% số bạn được điều tra đánh giá đây là yếu tố “rất quan trọng” cao hơn hẳn so với các yếu tố còn lại lần lượt là 23.81% (không gian đọc sách), 14.28% (lỗi kĩ thuật của sách), 20% (thời điểm đọc sách). Đối với sinh viên, khối lượng sách giáo khoa giáo trình cần đọc và nghiên cứu tại trường đại học tương đối lớn và có nội dung hàn lâm, nặng lý thuyết cho nên để đọc hiệu quả thì kĩ năng đọc sách là rất quan trọng. Mặc dù vậy, chỉ có 40.95% sinh viên cho rằng kĩ năng đọc sách “rất quan trọng” vẫn là một con số còn khá khiêm tốn, thể hiện kĩ năng đọc sách cũng chưa thực sự được các bạn sinh viên đánh giá cao đúng mức.

Không gian đọc sách cũng ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả đọc sách, với 52/105 bạn cho là “quan trọng” và 25/105 bạn cho là “rất quan trọng”. Điều này phần nào lí giải tại sao các bạn sinh viên thường hay đọc sách tại nhà: không gian tại nhà luôn yên tĩnh, thoải mái, thân thuộc nhất với bản thân.

Một điểm đáng chú ý là chỉ có 17.14% các bạn được điều tra đánh giá yếu tố “lỗi kĩ thuật của sách” (như dính trang, nhòe chữ…) là “không quan trọng”. Theo kết quả điều tra ở câu 9, không ít sinh viên (43.81%) cho biết mình không ngần ngại mua sách lậu và sách lậu thì thường khó tránh có những lỗi kĩ thuật như trên. Qua đó, ta có thể dự đoán, mặc dù mua sách lậu nhưng các bạn sinh viên cũng không hài lòng với chất lượng sách lậu và các lỗi kĩ thuật của sách lậu nói riêng cũng phần nào ảnh hưởng đến hứng thú và hiệu quả tiếp thu của các bạn sinh viên.

Bên cạnh đó, một vài yếu tố được các bạn sinh viên đề cập thêm có: người cùng đọc và trao đổi, tâm trạng, khoảng thời gian đọc sách, tính hấp dẫn của chính quyển sách và kĩ năng tổng hợp phân tích thông tin sau đọc sách. Mức đánh giá cho các yếu tố nêu trên đều là “quan trọng”/“rất quan trọng”. Nhóm điều tra cũng không thấy bất ngờ trước các yếu tố được đề xuất này vì đây thực sự là những điều có sức ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả đọc sách của các bạn sinh viên. Các nhà xuất bản hay thư viện muốn thu hút được đông đảo các bạn sinh viên tìm tới nên cân nhắc các phương án, biện pháp nhằm giúp sinh viên nâng cao được hiệu quả đọc sách của mình và đặc biệt, sinh viên cần không ngừng học hỏi, chủ động rèn luyện để đọc sách hiệu quả hơn.

2.10. Thái độ của sinh viên Ngoại thương trước ý tưởng thành lập một CLB Sách phi lợi nhuận tại FTU

Kết quả điều tra thực tế cho thấy có 60/105 bạn, tương ứng với 57.14% sinh viên lựa chọn đáp án: “Rất thích, hoàn toàn ủng hộ: việc đọc sách của

FTUers có thể sẽ có chuyển biến tích cực”. Phần đông sinh viên có thái độ tích cực trước sự ra đời của CLB Sách. Điều này khá phù hợp với dự đoán của nhóm điều tra: với ngân sách eo hẹp dành cho việc đọc sách, ‘người cùng đọc sách, cùng trao đổi’ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đọc sách,… thì CLB Sách phi lợi nhuận sẽ có thể khắc phục được những khó khăn kể trên, đáp ứng được những mong mỏi của sinh viên trong quá trình đọc sách. Việc các bạn sinh viên không ngần ngại ủng hộ cho một CLB mới còn thể hiện mô hình hoạt động CLB hiện nay tại trường Ngoại thương đang được các bạn sinh viên đánh giá khá cao: phần lớn hoàn toàn tin tưởng vào hiệu quả hoạt động CLB ngay cả khi CLB chưa ra đời.

Tuy vậy, vẫn có 43/105 bạn, tương ứng với 40.95% sinh viên bày tỏ thái độ nghi ngờ hiệu quả hoạt động của CLB Sách phi lợi nhuận này với việc lựa chọn đáp án: “Không ủng hộ cũng không phản đối. Mình muốn xem CLB hoạt đông thế nào trước”. Điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với kết luận phía trên về đánh giá tích cực của sinh viên về hoạt động CLB. Xét tổng thể thì đại học Ngoại thương là một trong những trường đại học được đánh giá rất cao về phong trào Đoàn, Hội sôi nổi với 24 CLB cùng hoạt động, tuy vậy chất lượng của các CLB là không đồng đều: trong 24 CLB, không phải CLB nào cũng thu hút được sự quan tâm của sinh viên, một số CLB hoạt động hết sức mờ nhạt, thậm chí không có nhiều sinh viên biết tới sự tồn tại của CLB… Hơn nữa, trước đây đã từng có một câu lạc bộ sách phi lợi nhuận được thành lập cho các FTUers. Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì, câu lạc bộ này đã không hoạt động nữa. Do đó, đứng trước việc tiếp tục thực hiện ý tưởng thành lập một câu lạc bộ sách, các bạn sinh viên vẫn còn chút do dự. Việc thành lập CLB Sách cần được nghiên cứu kĩ lưỡng về tổ chức, phương hướng, mục tiêu… và chứng minh được hiệu quả hoạt động mới có thể thuyết phục được sự ủng hộ của các bạn sinh viên.

Cuối cùng vẫn có 2 sinh viên, tương ứng với 1.91% quả quyết rằng: “Có thư viện là đã quá đủ” và phản đối sự ra đời của CLB Sách. Phỏng vấn trực tiếp các bạn lựa chọn phương án này, nhóm nhận được 2 ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau:

- Ý kiến 1: Đã hoàn toàn hài lòng với thư viện FTU và không thấy cần thiết phải thành lập thêm CLB Sách

- Ý kiến 2: Thư viện FTU là một bộ phận của trường Đại học Ngoại thương với chuyên môn duy nhất là phục vụ sinh viên trong việc đọc sách, tiếp cận tri thức mà còn chưa thực sự phát huy vai trò của mình. 1 CLB Sách do sinh

viên tự thành lập và quản lý chắc chắc sẽ thất bại nên kiên quyết phản đối ngay từ đầu.

Sinh viên có ý kiến đánh giá rất khác nhau về hiệu quả hoạt động của cùng một đối tượng. Sau khi tìm hiểu lý do phản đối, theo nhận định của nhóm, số sinh viên này rất có thể sẽ thay đổi quan điểm, chuyển sang ủng hộ nếu CLB thực sự chứng minh được hiệu quả hoạt động của mình.

Có thể thấy một tín hiệu tích cực là đại đa số sinh viên không phản đối CLB Sách. Tuy vậy, để có thể nhận được sự ủng hộ của tất cả sinh viên thì CLB sẽ phải nỗ lực hết sức khẳng ðịnh ðýợc vai trò và tầm quan trọng của mình, thay đổi tích cực tình hình đọc sách của sinh viên Ngoại thương.

Một phần của tài liệu đề tài Nghiên cứu tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (Trang 29)