Mô hình hồi quy tương quan tuyến tính đơn biến

Một phần của tài liệu đề tài Nghiên cứu tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (Trang 32)

II. Nội dung báo cáo thống kê

2.11.Mô hình hồi quy tương quan tuyến tính đơn biến

2. Phân tích kết quả điều tra

2.11.Mô hình hồi quy tương quan tuyến tính đơn biến

Trong nội dung cuối cùng này, nhóm đã thực hiện mô hình hóa mối quan hệ giữa thời gian đọc sách trung bình trong một ngày của một sinh viên với kết quả học tập của sinh viên đó. Với giả thiết các nhân tố khác là điển hình và không đổi trong suốt quá trình học tập của một sinh viên, nhóm thực hiện mô hình hồi quy đơn biến này, mục đích trước hết là nhằm xây dựng một cái nhìn mang tính khái quát hóa về mối quan hệ giữa chúng.

Thực hiện hồi quy với 105 số liệu đã điều tra của 4 thành viên trong nhóm về ảnh hưởng của thời gian đọc sách trung bình (biến giải thích RT – thời gian đọc sách trung bình một ngày với đơn vị tính là giờ) tới kết quả học tập của sinh viên (biến phụ thuộc GPA – điểm trung bình chung học tập (thang điểm 4)).

Gọi mô hình hồi quy giải thích mối quan hệ giữa thời gian đọc sách trung bình trong một ngày1 (RT) và điểm số trung bình2 (GPA) có dạng:

GPA = β1 + β2*RT

Sử dụng phần mềm Eview 4 ta thu được kết quả như bảng sau: Dependent Variable: GPA

Method: Least Squares Date: 11/18/11 Time: 21:35 Sample: 1 105

Included observations: 105

1 Thời gian đọc sách trung bình được tổng hợp từ phiếu thống kê bằng cách lấy trung bình cộng các khoảng.

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 3.068018 0.075536 40.61641 0.0000

RT 0.115834 0.050146 2.309953 0.0229

R-squared 0.049253 Meandependent var 3.214190 Adjusted R-squared 0.040023 S.D. dependent var 0.431399 S.E. of regression 0.422678 Akaike info

criterion

1.134450 Sum squared resid 18.40162 Schwarz criterion 1.185002 Log likelihood -57.55865 F-statistic 5.335883 Durbin-Watson stat 1.409433 Prob(F-statistic) 0.022885

Mô hình hồi quy sau khi tính toán từ Eview4:

GPA = 3.068018 + 0.115834*RT với độ tin cậy là 95% (α = 0.05)

Với P-value của β1 và β2 lần lượt là 0.000 và 0.0229 nhỏ hơn α = 0.05 thì có thể kết luận β1 và β2 có ý nghĩa thống kê tức là biến thời gian đọc sách trung bình trong một ngày giải thích được cho sự thay đổi của điểm số trung bình. Cụ thể là, nếu thời gian đọc sách trung bình một ngày tăng trung bình 1 giờ thì điểm số trung bình tăng trung bình là 0.11.

Với hệ số R2 = 4.9% tức là sự thay đổi trong thời gian đọc sách trung bình chỉ giải thích được 4.9% sự thay đổi trong điểm số trung bình chung học tập của sinh viên. Điều này thoạt nhìn có vẻ vô lý tuy nhiên khi nhìn vào kết quả thống kê của các câu như câu 2 (loại sách mà sinh viên hay đọc), ta có thể thấy nhiều sinh viên dành thời gian đọc nhiều sách như truyện cười, truyện mang tính chất giải trí, hay truyện dài…. mà không phải là cho sách giáo khoa giáo trình hay các loại sách phục vụ học tập và phát triển kĩ năng thì chắc hẳn chưa thể cải thiện được kết quả học tập. Thêm vào đó, như ta đã biết, não bộ con người cũng có giới hạn trong việc liên tục tiếp nhận kiến thức do đó đọc sách nhiều chưa hẳn đã tiếp thu hiệu quả. Các yếu tố như mức độ tập trung, hiệu quả đọc sách có

thể nói là các yếu tố có ảnh hưởng tới sự hiệu quả trong tiếp thu khi đọc sách, góp phần cải thiện kết quả học tập.

Từ đó, ta có thể rút ra kết luận, việc cải thiện kết quả học tập của sinh viên không chỉ phụ thuộc vào việc đọc sách trong bao lâu mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đọc sách gì, đọc với hiệu quả tiếp thu ra sao.

KẾT LUẬN

Qua điều tra thực tế tình hình đọc sách của sinh viên Đại học Ngoại thương, có thể thấy rằng, các bạn sinh viên có niềm yêu thích rất lớn với sách – kho tàng tri thức của nhân loại khi phần lớn chia sẻ thích đọc sách. Tuy nhiên một điều khá đáng tiếc là ngân sách dành cho đọc sách của sinh viên Ngoại thương còn eo hẹp và các bạn lại chưa sắp xếp được thời gian đọc sách hợp lý khi thời gian đọc sách trung bình chỉ chiếm một phần không lớn trong quỹ thời gian tự nhiên của một ngày là 24h.

Độ tuổi của sinh viên Ngoại thương tham gia điều tra chủ yếu là từ 18 – 20 tuổi, khi các bạn đang theo học năm 1-3 tại trường. Việc học tập dường như chưa quá nặng nề và cuộc sống chưa thực sự có áp lực quá lớn nên các bạn sinh viên thích đọc nhất là truyện tranh/truyện cười phục vụ nhu cầu giải trí hay truyện dài/tiểu thuyết tình yêu, rất phù hợp với tâm lý các bạn trẻ. Thông qua kết quả điều tra về những loại sách mà sinh viên Ngoại thương thường đọc, có một tín hiệu đáng mừng là các bạn đọc sách có định hướng (các bạn dễ dàng trả lời được loại sách mình hay đọc) và mục đích rõ ràng (thu nạp kiến thức mới, giải tỏa căng thẳng…).

Không thể phủ nhận ngân sách eo hẹp hạn chế rất nhiều việc tiếp cận tri thức của sinh viên Ngoại thương nói riêng và tất cả mọi người nói chung, nhưng có một sự thực là thư viện FTU không phải là địa chỉ sinh viên ưa thích tìm tới để khắc phục khó khăn này. Trong 105 phiếu hợp lệ chỉ có 18 bạn tương ứng với 17.14% sinh viên thường xuyên lên thư viện FTU đọc sách. Lý giải cho hiện tượng này có thể kể tới nhiều nguyên nhân: thái độ tiếp đón sinh viên, nguồn sách, cơ sở vật chất, thời gian mở cửa không phù hợp với thời gian biểu của sinh viên hay thậm chí một số sinh viên chưa hề biết tới sự tồn tại của thư viện FTU… Để nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện, khuyến khích các bạn tìm tới thư viện thường xuyên hơn, thư viện FTU nên đổi mới cơ sở vật chất, có thêm nhiều chương trình hoạt động nhằm đưa mình lại gần hơn với sinh viên, trở thành một địa chỉ tin cậy đối với sinh viên FTU.

Một ý tưởng được nhóm đề xuất và bất ngờ được nhiều các bạn sinh viên ủng hộ là thành lập CLB Sách phi lợi nhuận nhằm tạo chuyển biến tích cực tới tình hình đọc sách còn nhiều tồn tại ở Đại học Ngoại thương. Tuy vậy để khẳng định được hiệu quả hoạt động của mình, CLb nếu thực sự ra đời cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc hoạch định đường hướng, tổ chức và duy trì hoạt động.

Về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn sách của sinh viên Ngoại thương, xếp ở vị trí thứ nhất là nội dung, tiếp sau là nhận xét của người từng

đọc, tác giả/nhà xuất bản, giá cả, 2 yếu tố bìa sách và số trang – độ dày của sách là 2 yếu tố có vai trò ít quan trọng hơn cả. Kết quả điều tra này phần nào thể hiện sinh viên Ngoại thương có những lựa chọn tiêu dùng khá thông minh và hiệu quả. Các nhà xuất bản hay nhà sách nếu muốn tiếp cận với sinh viên Ngoại thương nên chú trọng đầu tư vào nội dung của tác phẩm, nâng cao uy tín của mình trong mắt sinh viên thay vì lựa chọn chiến lược cạnh tranh bằng giá thường thấy.

Có nhiều yếu tố tác động tới hiệu quả đọc sách của sinh viên Ngoại thương, trong đó kĩ năng đọc sách được đánh giá là quan trọng nhất. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác như không gian địa điểm đọc sách, tâm trạng... Thời gian dành cho đọc sách của sinh viên không có mối tương quan chặt chẽ với điểm số trung bình chung học tập bởi kết quả học tập phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, như yếu tố hiệu quả tiếp thu những kiến thức từ sách, kĩ năng phân tích tổng hợp thông tin…

Sách lậu là một vấn nạn toàn xã hội đang phải đối mặt. Kết quả điều tra thực tế cho thấy, sinh viên Ngoại thương chưa thực sự ý thức được vai trò của mình trong cuộc chiến chống sách lậu hiện nay vì chỉ có 14/105 phiếu điều tra thể hiện thái độ kiên quyết phản đối sách lậu. Đại học Ngoại thương nên tổ chức các hội thảo, chương trình để phổ biến và nâng cao ý thức, trách nhiệm của sinh viên trước vấn đề nhức nhối này.

Từ những kết quả nghiên cứu thực tế trên, nhóm điều tra hi vọng sẽ giúp những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm hiểu rõ hơn về thực trạng tình hình đọc sách của sinh viên Ngoại thương, đồng thời đưa ra một số đề xuất, gợi ý để thư viện FTU và các nhà xuất bản tiếp cận với sinh viên Ngoại thương. Chúng em mong rằng công tác điều tra này sẽ là cầu nối giữa sinh viên Ngoại thương và các cá nhân, tổ chức liên quan vì mục tiêu nâng cao hiệu quả đọc sách của sinh viên Ngoại thương trong tương lai.

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuận lợi:

- Đây là bài điều tra thực tế đầu tiên của chúng em trong quá trình học tập tại trường Đại học Ngoại thương từ trước đến nay nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu, nhưng với sự tận tình chỉ bảo của cô giáo, chúng em đã vững tin hơn rất nhiều trong suốt quá trình điều tra.

- Đề tài được lựa chọn rất gần gũi với các bạn sinh viên nên các bạn không gặp khó khăn đáng kể trong cung cấp thông tin cũng như nhóm thu thập, khai thác thông tin.

- Các bạn sinh viên tham gia điều tra phần lớn đều rất nhiệt tình và hợp tác. Khi được nhóm phỏng vấn trực tiếp, các bạn có thái độ rất thoải mái, vui vẻ, làm chúng em cảm thấy có tự tin và hứng thú hơn rất nhiều. Với sự hợp tác của các bạn, nhóm đánh giá kết quả thu được là khá tin cậy và hiệu quả.

- Các thành viên trong nhóm đều có kiến thức về đề tài nghiên cứu, được trang bị đầy đủ các kiến thức về thống kê và có tinh thần làm việc nghiêm túc, nhiệt tình nên quá trình làm việc khá suôn sẻ và không gặp sự cố nào đáng kể.

Khó khăn:

- Thời điểm điều tra vào gần cuối học kì nên khó có thể tiếp cận với tất cả sinh viên (đặc biệt là các anh chị k47).

- Thực sự thì chúng em có mong muốn rất lớn là có thể thực hiện điều tra với quy mô lớn hơn để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về tình hình đọc sách của sinh viên Ngoại thương nhưng với số lượng thành viên khiêm tốn, lực lượng mỏng nên nhóm chì có thể thực hiện được phần nào mong muốn trên.

- Một số sinh viên chưa thực sự hợp tác làm công tác khai thác, thu thập thông tin gặp ít nhiều khó khăn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Tất cả các thành viên đều rất hào hứng, nhiệt tình tham gia vào việc thực hiện bài điều tra thực tế này. Trong các cuộc họp nhóm, các bạn đều chủ động, thẳng thắn nêu ý kiến với mong muốn xây dựng một bài nghiên cứu hiệu quả và tin cậy. Nhóm chúng em đã thống nhất cho điểm tất cả các thành viên điểm 10/10 cho sự cố gắng và tận tâm trong quá trình thực hiện tiểu luận môn Nguyên lý thống kê kinh tế này.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Họ tên MSSV

Vũ Bích Ngọc 095 1010 850

Bùi Bích Phương 095 1010 540

Nguyễn Thị Yến 100 1011 160

PHỤ LỤC Bảng số liệu hồi quy Eview4

STT Thời gian đọc sách trung bình mỗi ngày Điểm trung bình chung học tập 1 1.5 3.395 2 0.5 3.8 3 1.5 2.845 4 0.5 3.395 5 1.5 3.395 6 1.5 2.845 7 0.5 3.8 8 1.5 3.8 9 0.5 2.845 10 1.5 2.845 11 1.5 3.395 12 0.5 2.245 13 1.5 3.395 14 1.5 3.8 15 0.5 2.845 16 0.5 2.845 17 0.5 3.8 18 1.5 3.8 19 1.5 3.8 20 0.5 3.395 21 1.5 3.8 22 2.5 3.8 23 1.5 3.395 24 3.5 3.395 25 3.5 3.395 26 2.5 2.845 27 2.5 3.395 28 1.5 3.8 29 1.5 3.395 30 0.5 3.395 31 1.5 3.395

32 1.5 3.8 33 0.5 3.8 34 1.5 3.8 35 1.5 3.395 36 1.5 3.395 37 1.5 3.395 38 1.5 3.8 39 0.5 3.8 40 1.5 3.395 41 0.5 2.845 42 1.5 3.395 43 3.5 3.8 44 2.5 3.395 45 0.5 2.845 46 0.5 2.845 47 2.5 3.395 48 0.5 2.845 49 0.5 2.845 50 0.5 3.395 51 1.5 3.395 52 1.5 2.845 53 1.5 2.845 54 0.5 2.845 55 0.5 3.8 56 0.5 2.845 57 0.5 2.845 58 0.5 2.845 59 0.5 2.845 60 1.5 2.845 61 1.5 2.845 62 0.5 3.395 63 1.5 2.845 64 1.5 2.845 65 0.5 3.395 66 1.5 3.395 67 0.5 3.395 68 0.5 3.395

69 0.5 2.845 70 2.5 3.395 71 1.5 2.845 72 0.5 2.845 73 0.5 3.395 74 0.5 2.845 75 1.5 2.845 76 0.5 2.845 77 0.5 2.845 78 3.5 2.845 79 0.5 2.245 80 0.5 2.845 81 1.5 2.845 82 0.5 3.395 83 1.5 2.845 84 1.5 2.845 85 0.5 2.245 86 2.5 2.245 87 1.5 2.845 88 1.5 2.845 89 3.5 3.8 90 0.5 2.845 91 0.5 2.845 92 0.5 2.845 93 1.5 3.8 94 0.5 3.395 95 1.5 2.845 96 0.5 3.8 97 3.5 3.8 98 1.5 2.245 99 0.5 3.395 100 1.5 3.395 101 2.5 3.8 102 1.5 3.395 103 1.5 3.395 104 0.5 3.8 105 1.5 3.395

Một phần của tài liệu đề tài Nghiên cứu tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (Trang 32)