tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH THỰC TẬP GIỮA KHÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN

14 679 1
tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài  NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH THỰC TẬP GIỮA KHÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH THỰC TẬP GIỮA KHÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN ThS Nguyễn Thị Thu Trang TẠP CHÍ KTĐN SỐ 56 Tóm tắt: “Thực tập” là một học phần không thể thiếu đối với mỗi sinh viên dù ở bất kỳ ngành học nào bởi những lợi ích mà quá trình thực tập này mang lại cho sinh viên. Để thu hẹp khoảng cách giữa chương trình đào tạo và thực tiễn làm việc, đồng thời giúp sinh viên vận dụng các lý thuyết đã học vào thực tập, những năm qua, trường đại học Ngoại thương đã yêu cầu sinh viên năm thứ 3 phải đi kiến tập thực tế tại doanh nghiệp và viết báo cáo thực tập giữa khóa, coi đây là điều kiện bắt buộc trong việc hoàn thành chương trình đào tạo. Tuy nhiên không phải bất cứ sinh viên nào sau khi hoàn thành quá trình thực tập tại đơn vị, mang về một báo cáo tốt, đạt được điểm số cao cũng đồng nghĩa với việc sinh viên đó đã thực sự trải qua môi trường thực tế doanh nghiệp, có cơ hội áp dụng các kiến thức đã học và sẽ không bỡ ngỡ khi cầm tấm bằng tốt nghiệp để đi tìm việc làm. Trên thực tế, tỷ lệ sinh viên tìm được nơi thực tập thật sự hiệu quả là rất thấp. Xuất phát từ thực trạng này, cùng với mong muốn được giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo cũng như giúp sinh viên gắn kết nhiều hơn nữa giữa lý thuyết và thực tế, bài báo này có mục tiêu tìm ra những giải pháp nhằm đổi mới quy trình thực tập giữa khóa của sinh viên đại học Ngoại thương theo hướng gắn với thực tiễn. Từ khóa: chất lượng đào tạo, quy trình thực tập giữa khóa 1 . Thực trạng quy trình thực tập giữa khóa tại Trường đại học Ngoại thương 1.1. Khái quát chung về hoạt động thực tập giữa khóa “Thực tập” theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là: tập làm trong thực tế để vận dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ. Thực tập giữa khóa ở đây hay còn gọi là KIẾN TẬP được hiểu là tập quan sát các hành động thực tế để so sánh đối chiếu với lý thuyết được học ở trường rồi phân tích dựa trên một trường hợp cụ thể ứng dụng vấn đề lý thuyết đó. Riêng với Trường đại học Ngoại thương, thống nhất với mục tiêu chiến lược chung của Nhà trường, mục tiêu của hoạt động thực tập giữa khóa được áp dụng đối với sinh viên chính quy của trường đại học Ngoại thương là nhằm gắn kết chặt chẽ quá trình giảng dạy và học tập với hoạt động thực tiễn, tạo nên một quy trình đào tạo có tính thực hành và ien kết cao. Hoạt động thực tập giữa khóa của sinh viên Đại học Ngoại thương được căn cứ theo điều 6 của văn bản Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đào tạo đại học và Cao đẳng hệ chính quy, ban hành kèm theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 26/6/2006 (ban hành kèm theo QĐ số 213/QLĐT của Hiệu trưởng trường ĐHNT ngày 6/2/2007 về thực tập giữa khóa). 1.2. Quy trình thực tập giữa khóa tại trường Ngoại thương hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực tập giữa khóa, Trường đại học Ngoại thương đã triển khai cho sinh viên đi thực tập giữa khóa từ khóa 43. Đối tượng là sinh viên năm thứ 3 của tất cả các chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Thời gian thực tập là 5 tuần từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm, sau khi sinh viên năm thứ 3 đã kết thúc kỳ thi hết học phần trong học kỳ 2. Đến năm 2012, Trường đại học Ngoại thương đã tổ chức thực tập giữa khóa cho 6 khóa sinh viên. Đợt thực tập này được coi như một môn học tương đương với 3 tín chỉ và điểm chấm của giáo viên hướng dẫn cho bài báo cáo thực tập giữa kỳ này được coi như điểm tổng kết cho môn học. Quy trình thực tập giữa Khóa tại Đại học Ngoại thương hiện nay bao gồm 8 bước như minh họa ở sơ đồ 1 (trang sau): Để có những đánh giá khách quan về hiệu quả, chất lượng của quá trình thực tập giữa Khóa cũng như đánh giá về tính hợp lý của quy trình thực tập giữa Khóa hiện đang được áp dụng tại Đại học Ngoại thương, nhóm nghiên cứu đề tài đã thiết kế phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi phát cho 300 sinh viên. Do nhiều lý do khách quan và chủ quan, số phiếu thu về là 214 phiếu. 15 câu hỏi này đánh giá nhiều khía cạnh của quá trình thực tập giữa kỳ tại Trường đại học Ngoại thương hiện nay như đánh giá tổng quan về sự cần thiết của quá trình thực tập giữa kỳ, đánh giá về thái độ, tinh thần làm việc của giáo viên hướng dẫn, đánh giá về sự hỗ trợ của doanh nghiệp thực tập, những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi thực tập tại doanh nghiệp, đánh giá về sự hỗ trợ của Khoa chủ quản trong việc tìm nơi thực tập cho sinh viên, đánh giá về tính hợp lý của quy trình thực tập hiện nay… Cụ thể 15 câu hỏi như sau: 1. Các bạn có cho rằng thực tập giữa khóa là một học phần thiết thực đối với sinh viên năm thứ 3 hay không? 2. Khoảng thời gian 5 tuần thực tập theo bạn đã hợp lý chưa? 3. Theo bạn, có cần một buổi định hướng cho sinh viên về vai trò, mục tiêu và quy trình thực tập giữa khóa không? Nguồn: Tổng hợp của Nhóm nghiên cứu đề tài 1. Việc nhận thư giới thiệu từ Khoa của các bạn có kịp thời và dễ dàng không? 2. Các bạn cho ý kiến về việc phân công giáo viên hướng dẫn sinh viên thực tập giữa khóa? 3. Trong quá trình thực tập, bạn được gặp giáo viên hướng dẫn mấy lần? 4. Thái độ của giáo viên hướng dẫn của các bạn thế nào? 5. Các bạn có gặp trở ngại gì trong việc tìm đơn vị thực tập không? 6. Nếu có thì trở ngại thường là do… 10.Các bạn đi thực tập tại doanh nghiệp nào? 11.Khi đến thực tập tại doanh nghiệp, các bạn có được hướng dẫn cụ thể về công việc được giao tại đơn vị thực tập không? 12.Theo các bạn, có cần thêm một người tại đơn vị thực tập tham gia hướng dẫn viết báo cáo thực tập giữa khóa không? 13.Các bạn gặp trở ngại gì tại đơn vị thực tập? 14.Các bạn có thấy sự thống nhất về kết cấu bài báo thực tập giữa sinh viên các Khoa, giữa sinh viên do các giáo viên hướng dẫn khác nhau không? 15.Để hoàn thiện và nâng cao tính thực tiễn học phần thực tập giữa khóa, theo các bạn cần thay đổi, bổ sung những điều gì trong quá trình thực hiện? Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành lấy ý kiến của các giáo viên hướng dẫn và một số doanh nghiệp cho phép sinh viên Trường đại học Ngoại thương đến thực tập về quy trình thực tập của Trường đại học Ngoại thương hiện nay. 2.2. Nhận xét chung về quy trình thực tập giữa khóa tại Trường đại học Ngoại thương hiện nay 2.2.1. Ưu điểm Sau sáu năm triển khai thực tập giữa khóa, từ năm 2007 đến nay, có thể thấy đây là một chương trình mang lại nhiều lợi ích cho cả sinh viên, Nhà trường, Khoa chủ quản và doanh nghiệp. Quy trình thực tập đang áp dụng hiện nay có nhiều ưu điểm, cụ thể: Về phía sinh viên: Sinh viên là người được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình này. Trước tiên, sinh viên có cơ hội chính thức được cọ xát với môi trường làm việc cụ thể, được áp dụng những kiến thức học được ở trường vào thực tế, có cơ hội chứng tỏ bản thân với đơn vị thực tập và có cơ hội tìm được việc làm ngay khi kết thúc đợt thực tập. Không những thế, sinh viên cũng lần đầu tiên được hướng dẫn cách làm, cách viết một bài báo cáo khoa học, được làm việc trực tiếp với giáo viên hướng dẫn. Đây là cơ hội tốt, cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để viết báo cáo thực tập cuối khóa hoặc viết khóa luận tốt nghiệp. Quy trình thực tập giữa kỳ mà Nhà trường đang áp dụng rõ ràng, đơn giản, thuận tiện với từng mốc thời gian cụ thể khiến sinh viên có thể theo dõi và làm theo từng bước một cách dễ dàng. Quy trình này cũng tạo tính chủ động cho sinh viên khi cho phép sinh viên được tự liên hệ đơn vị thực tập, tự mang giấy giới thiệu đến đơn vị thực tập… Về phía giáo viên: Đây là cơ hội để giáo viên trong Khoa được tiếp xúc riêng với sinh viên, hướng dẫn các em cách viết bài báo cáo. Những hướng dẫn ban đầu này rất quan trọng, nó sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc các thầy cô phải làm vào năm sau khi hướng dẫn sinh viên viết báo cáo thực tập cuối kỳ hay khóa luận tốt nghiệp khi đề cập đến những nội dung như hình thức, cách trình bày, cách trích dẫn tài liệu tham khảo… Quy trình thực tập hiện nay cũng tương đối thuận tiện với giáo viên, cho phép giáo viên được linh hoạt trong cách quản lý, hướng dẫn và chấm điểm sinh viên. Về phía đơn vị tiếp nhận thực tập: Quy trình hiện nay cho phép sinh viên có thể tự đến liên hệ với doanh nghiệp. Với thời gian thực tập 5 tuần tại doanh nghiệp, đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nhân lực tiềm năng, có thể tuyển dụng vào làm bán thời gian trước khi các em tốt nghiệp để làm chính thức. Quy trình như hiện nay chưa yêu cầu phải có một cán bộ cùng tham gia hướng dẫn với các em nên việc có sinh viên đến thực tập cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp hay đơn vị tiếp nhận thực tập. 2.3.2. Nhược điểm Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, quy trình thực tập hiện nay còn tồn tại khá nhiều nhược điểm, thể hiện qua phần khảo sát của nhóm nghiên cứu với 3 nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp là sinh viên, giáo viên hướng dẫn và đơn vị tiếp nhận thực tập. Cụ thể như sau: Thứ nhất, việc không có một buổi định hướng tổng quan về ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của đợt thực tập giữa khóa làm nhiều sinh viên không hiểu hết được tầm quan trọng của chương trình này. Thứ hai, thời gian thực tập quá ngắn nên hầu như sinh viên chưa thấy được hiệu quả tích cực của việc đi thực tập giữa khóa. Thời gian chủ yếu của sinh viên ở nơi thực tập chỉ là làm các việc dọn dẹp và photo tài liệu. Thứ ba, việc phân công giáo viên hướng dẫn trước rồi mới chọn nơi thực tập dẫn đến việc giáo viên hướng dẫn có thể không có chuyên môn sâu về nơi sinh viên thực tập, do đó không thể hướng dẫn kỹ sinh viên phần nội dung bài báo cáo được. Thứ tư, một giáo viên được phân công hướng dẫn quá nhiều sinh viên, đặc biệt là các giáo viên kiêm nhiệm dẫn đến tình trạng có những sinh viên không gặp mặt trực tiếp giáo viên hướng dẫn lần nào, chỉ liên hệ qua điện thoại hoặc thư điện tử nên hiệu quả công việc không như kỳ vọng. Thứ năm, việc chỉ có một giáo viên chấm có thể gây ra tình trạng chấm điểm không khách quan, công bằng giữa các sinh viên trong một nhóm. Thứ sáu, bài báo cáo chỉ cần có xác nhận của đơn vị thực tập là sinh viên đã đến thực tập, không có xác nhận về nội dung trong bài báo cáo khiến cho bài báo cáo không bị áp lực của việc buộc phải viết đúng sự thực, do đó làm giảm ý nghĩa thực tế của đợt thực tập. Thứ bảy, việc Nhà trường và giáo viên hướng dẫn chưa kiểm soát kỹ nơi thực tập, nhiều khi chỉ cần có nơi tiếp nhận là được đã khiến nhiều sinh viên đi thực tập ở những đơn vị ít hoặc không có liên quan đến chuyên môn mình được học, do đó, không phục vụ cho mục đích của đợt thực tập giữa kỳ. Trên đây là thực trạng quy trình và hoạt động thực tập giữa khóa tại trường Đại học Ngoại thương với cả ưu điểm và nhược điểm cùng tồn tại. Vậy, làm thế nào để duy trì những ưu điểm cũng như hạn chế những nhược điểm nhằm tăng tính thực tiễn cho hoạt động này tại Trường đại học Ngoại thương? 3. Một số đề xuất đổi mới quy trình thực tập giữa khóa gắn với thực tiễn cho sinh viên Ngoại Thương Vấn đề lãng phí thời gian và nguồn lực khi đi thực tập không phải là điều quá mới mẻ nhưng để tìm cách giải quyết cần thử nghiệm trong dài hạn và cần có sự hợp tác từ phía Nhà trường, doanh nghiệp và chính bản thân sinh viên. Với những điều kiện và bối cảnh như trên, để có thể nâng cao được tính thực tiễn đối với hoạt động thực tập giữa khóa dành cho sinh viên của Trường đại học Ngoại Thương nhóm thực hiện đề tài xin đưa ra một số đề xuất như sau: 3.1 Đề xuất đổi mới quy trình thực tập giữa khóa tại Trường đại học Ngoại Thương: Dựa vào việc phân tích thực trạng trong chương 2 thông qua khảo sát cũng như phân tích các ưu điểm và hạn chế của quy trình thực tập giữa khóa, nhóm tác giả đề xuất quy trình mới như sau: Nhà trườn g Kho a GV HD SV DN Bước 1: Phòng Đào tạo tổng hợp danh sách sinh viên x Bước 2:Phòng Đào tạo gửi danh sách sinh viên về các Khoa chuyên ngành x Bước 3: Tổ chức buổi ĐỊNH HƯỚNG x Bước 4: Sinh viên đăng kí lĩnh vực đề tài x x Bước 5: BCN Khoa phân công GV hướng dẫn x Bước 6: Sinh viên xem thông tin và lấy giấy giới thiệu trên Khoa x Bước 7:Sinh viên gặp giáo viên hướng dẫn và đi thực tập (6 tuần) x x x Bước 8:Kiểm soát quá trình thực tập x x Bước 9:Kết thúc thời gian thực tập, sinh viên nộp bài hoàn chỉnh cho giáo viên hướng dẫn x x Bước 10: Giáo viên chấm điểm và nộp điểm tổng hợp cho Thư ký khoa (trả lại bài cho sv) x x Bước 11:Thư ký Khoa tổng hợp và tải điểm lên trang tín chỉ x Với quy trình đề xuất này, nhìn chung vẫn thực hiện các bước cơ bản như quy trình cũ (đối với các bước bắt buộc), ngoài ra nhóm thực hiện đề tài xin được đề xuất bổ sung thêm một số bước như sau: Bước 1, phòng Đào tạo tổng hợp danh sách sinh viên đủ điều kiện được thực tập (đã tích đủ số tín chỉ theo yêu cầu của nhà trường). Bước 2, Phòng đào tạo sẽ gửi danh sách sinh viên về các Khoa chuyên ngành Bước 3, Nhà trường sẽ tổ chức một buổi định hướng cho sinh viên về vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình thực tập giữa khóa (Phòng đào tạo phụ trách tổ chức hoặc có thể giao cho từng khoa chuyên ngành). Vì sinh viên đi thực tập giữa khóa là sinh viên năm thứ 3, chưa thực sự hoàn thiện về các kiến thức và kỹ năng nên trong buổi định hướng này, sinh viên sẽ được hướng dẫn đầy đủ về cách thức cũng như kinh nghiệm để có được kỳ thực tập hiệu quả, gắn liền với thực tiễn. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ nắm được quy trình thực tập để có thể chủ động trong quá trình làm bài báo cáo. Thời gian đi thực tập giữa khóa của sinh viên thường diễn ra trong khoảng thời gian tháng 7 đến đầu tháng 8 hàng năm, đây là khoảng thời gian nghỉ hè của nhà trường nên muốn làm buổi định hướng cho sinh viên nhà trường cần có kế hoạch trước đó và đưa thông tin lên website của trường để sinh viên không bị mất cơ hội tham gia. Quan trọng hơn là trong buổi định hướng này nhà trường cũng đưa thông tin về các doanh nghiệp sẵn sàng nhận sinh viên đến thực tập. Có rất nhiều sinh viên gặp khó khăn trong vấn đề này, trước hết do các em và gia đình của mình không có mối quan hệ thân thiết với doanh nghiệp nào, thứ hai các em sinh viên cũng có chủ động đi tìm đơn vị thực tập nhưng nhiều khi không thành công. Đây cũng là nguyện vọng của phần lớn sinh viên khi nhóm tác giả đi khảo sát. Để làm được nhà trường cần chủ động liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp phù hợp với các chuyên ngành trường đào tạo để làm cầu nối cho sinh viên đi thực tập. Bước 4, sinh viên đăng ký lĩnh vực muốn viết báo cáo về một doanh nghiệp cụ thể. Sau buổi định hướng có thể có những sinh viên đã định hình được về nội dung cần viết và đã chắc chắn được nơi thực tập. Khoa sẽ cho những sinh viên này đăng kí lĩnh vực sinh viên muốn viết để phục vụ cho bước phân công giáo viên phù hợp. Ví dụ sinh viên muốn viết về nghiệp vụ trong ngân hàng thì sẽ được thầy cô đúng chuyên môn hướng dẫn, còn những em viết về mảng kế toán cũng sẽ được thầy cô bộ môn kế toán-kiểm toán hướng dẫn. Bước 5, BCN Khoa phân công giáo viên hướng dẫn dựa trên đăng kí của sinh viên về lĩnh vực đề tài báo cáo thực tập giữa khóa. Việc phân công hướng dẫn cũng cần có sự thay đổi, không nên phân công một giáo viên hướng dẫn quá nhiều sinh viên. Ở đây, nhóm tác giả đề xuất số lượng tối đa mỗi giáo viên hướng dẫn chỉ là 10 sinh viên thực tập hoặc ít hơn. Bước 6, sinh viên xem thông tin và lấy giấy giới thiệu từ Khoa. Khoa có thể để cho lớp trưởng từng lớp lấy hoặc từng sinh viên lên văn phòng Khoa lấy giấy giới thiệu để tránh thất lạc hoặc chậm thông tin tới sinh viên. Bước 7, sinh viên gặp giáo viên hướng dẫn và đi thực tập. Thời gian thực tập được kéo dài hơn so với quy trình cũ. Trong 6 tuần này sinh viên sẽ đến doanh nghiệp, thực hiện các công việc theo yêu cầu của đơn vị thực tập, đồng thời viết đề cương và hoàn thành bài báo cáo thực tập giữa khóa. Sau khi sinh viên nhận chỗ thực tập, các khoa chuyên môn không nên “khoán trắng” cho đơn vị tiếp nhận sinh viên mà cần có sự quản lí, liên hệ thường xuyên với nơi tiếp nhận để tìm hiểu về tình hình thực tập của sinh viên. Như vậy mới theo dõi được thực chất chất lượng kỳ thực tập của sinh viên ra sao, đồng thời trong nhiều trường hợp cũng cần có sự can thiệp, điều chỉnh của nhà trường đối với sinh viên. Bước 8, sinh viên cập nhật thông tin về đơn vị thực tập để phục vụ cho việc bổ sung thông tin cũng như công tác kiểm soát của nhà trường. Qua bước này, nhà trường sẽ đánh giá được sinh viên có thực sự đi thực tập hay không. Sự liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường không đơn thuần là việc nhà trường tìm kiếm, gửi sinh viên của mình đến thực tập ở các doanh nghiệp phù hợp mà còn phải duy trì thông tin hai chiều liên tục trong suốt quá trình sinh viên có mặt ở đơn vị thực tập.Nhật ký thực tập – bản ghi nhận những việc đã làm được của sinh viên, những thiếu sót cần khắc phục cần được cán bộ hướng dẫn trực tiếp của sinh viên tại doanh nghiệp trao đổi thường xuyên với phía nhà trường qua thư điện tử. Có như vậy nhà trường mới kịp thời nắm bắt cả ưu, nhược điểm của chương trình đào tạo để từng bước điều chỉnh, rút ngắn dần khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Một nhật ký thực tập với những đánh giá tốt từ phía doanh nghiệp là điều kiện cần thiết để nhà trường xếp loại quá trình thực tập của sinh viên. Chính điều này cũng tạo ra động lực thúc đẩy khiến sinh viên phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong quá trình thực tập ở đơn vị. Ở đây việc kiểm soát hoạt động thực tập của sinh viên có thể do giáo viên hướng dẫn thực hiện. Giáo viên có thể kiểm tra lại thông tin qua số điện thoại của người hướng dẫn sinh viên tại đơn vị thực tập, vào website của doanh nghiệp để kiểm chứng các độ xác thực. Vì trên thực tế có những sinh viên không hề đi thực tập, đã copy một bài báo cáo của năm trước và thay đổi tên doanh nghiệp mà mình xin được dấu xác nhận hay có những sinh viên đã copy paste toàn bộ số liệu của năm trước và dùng làm thông tin của năm nay. Bước 9, sau bước kiểm soát, kiểm tra thông tin, sinh viên sẽ nộp bài cho giáo viên hướng dẫn. Ở đây cần có sự thống nhất cách làm giữa các khoa vì có những khoa chỉ yêu cầu sinh viên nộp bài và chấm điểm dựa trên bài làm đó. Có những giáo viên ở khoa khác lại yêu cầu phải sửa một lần trước khi nộp bản chính. Nhóm thực hiện đề tài đề xuất giải pháp cần phải có sự trao đổi nhiều hơn đối với sinh viên. Mặc dù làm như vậy có những người cho rằng như vậy là “ mình tự chấm mình” hay “thực tập giữa khóa thì không cần như vậy” nhưng việc chia sẻ kinh nghiệm cũng như trao đổi với sinh viên nhiều hơn sẽ giúp các em tích lũy được kinh nghiệm cho những sản phẩm khoa học về sau. Bước 10, giáo viên chấm điểm và nộp điểm cho Khoa. Ở bước này, khuyến khích giáo viên trả bài cho sinh viên, phân tích cho các em biết vì sao lại đạt được mức điểm như vậy Bước 11, Thư ký Khoa tổng hợp và tải điểm lên trang tín chỉ. 3.2 Một số đề xuất khác nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập giữa khóa tại trường đại học Ngoại Thương 3.2.1 Về phía Nhà trường Thứ nhất, để sinh viên thực tập thành công, điều căn bản nhất là chương trình đào tạo trong nhà trường cần được xây dựng có chất lượng, gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp. Có một thực tế là hiện nay, các đơn vị sử dụng lao động phần lớn đều phải tái đào tạo nhân viên là sinh viên mới ra trường. Kiến thức sinh viên được học trên giảng đường đa phần nặng tính lý thuyết, ít được thực hành, ít được rèn luyện kỹ năng, ít được cập nhật các tri thức mới [...]... hơn quy trình thực tập giữa khóa theo hướng gắn liền với thực tiễn Những đề xuất của bài báo có thể chưa thật sự là giải pháp tốt nhất nhưng nhóm tác giả cũng hy vọng những giải pháp, những đề xuất này sẽ giúp nhà trường giải quy t được một số khó khăn nhất định và mong rằng nhà trường không chỉ đưa vào áp dụng cho thực tập giữa khóa mà sẽ đưa vào triển khai đối với cả thực tập tốt nghiệp để hoàn thiện... thống./ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báocáo Sự phát triển của Hệ thống Giáo dục Đại học, Các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo ngày 29/10/2009 2 Nguyễn Thị Huệ, “ Giải pháp nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế , Kỷ yếu hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học, 2011 3 Nguyễn Thúy Phương, Đề xuất một số biện pháp khắc phục khó kahwn trong hướng dẫn sinh viên tham gia kiến tập. .. ra trường Không ai phủ nhận sự đúng đắn của chủ trương này nhưng thực hiện làm sao có hiệu quả lại cần đến một sự nỗ lực và phối kết hợp từ phía Nhà trường, từ phía doanh nghiệp và từ chính bản thân sinh viên Bài báo đã chỉ ra được những ưu điểm và khó khăn, hạn chế trong quy trình thực tập giữa khóa của Trường đại học Ngoại thương, qua đó, đề xuất một số thay đổi để hoàn thiện hơn quy trình thực tập. .. tác giả đề xuất một vài giải pháp đối với giáo viên hướng dẫn để nâng cao được chất lượng và gắn kết tính thực tiễn của hoạt động thực tập giữa khóa như sau: Thứ nhất, các giảng viên tự học tập và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực của bản thân Bên cạnh việc hoàn thiện năng lực chuyên môn, các giảng viên cũng cần bồi dưỡng thêm về năng lực nghiên cứu, mỗi bài cáo cáo là một sản phẩm khoa học, ... tạo của Nhà trường, cũng là nơi cung cấp các ý kiến phản hồi của doanh nghiệp cho các Khoa chuyên môn Thứ tư, nếu có thể, Nhà trường nên tăng tiền bồi dưỡng hướng dẫn thực tập giữa khóa cho giáo viên hướng dẫn Đây là sự khích lệ cần thiết bởi giáo viên hướng dẫn cũng phải đầu tư nhiều hơn khi giúp sinh viên nâng cao tính thực tế qua hoạt động thực tập 3.2.2 Về phía sinh viên: Bản thân mỗi sinh viên. .. của giáo viên hướng dẫn, luôn có tinh thần học hỏi và cầu tiến Thứ tư, đối với nội dung bài báo cáo thực tập giữa khóa, khuyến khích sinh viên nên tự tìm tòi, phân tích, đặc biệt là những chủ đề mới lạ trong doanh nghiệp Sinh viên không nên lệ thuộc quá nhiều vào những bài báo cáo có sẵn tại đơn vị thực tập rồi đem “xào nấu”, copy lại và nộp cho giáo viên hướng dẫn 3.2.3 Đối với giáo viên hướng dẫn... kỳ thực tập rất quan trọng đối với tương lai của mình Vì thế, sinh viên cần phải cố gắng hết sức để bắt kịp công việc, không phải chỉ để đối phó lấy một bản nhận xét tốt Và để có thể làm việc tốt, sinh viên cần có kiến thức vững vàng Điều này cần phải được trau dồi trong suốt quá trình học tập của sinh viên trước đó Muốn vậy, nhà trường, giáo viên cần củng cố ý thức này cho sinh viên ngay từ khi mới. .. đồng ý tiếp nhận sinh viên đến thực tập thì cũng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn như cử một cán bộ phụ trách theo dõi quá trình thực tập để chấm dứt tình trạng sinh viên muốn đến hoặc muốn đi tùy thích rồi cuối thời gian đến lấy dấu xác nhận và đạt yêu cầu Thứ hai, doanh nghiệp cần duy trì, phối hợp thường xuyên với nhà trường để gắn kết tính thực tiễn cho quá trình thực tập của sinh viên 4 Kết luận... quản lý sinh viên trong suốt quá trình hướng dẫn, việc gửi tài liệu, bài báo cáo, thông báo thông tin….là việc làm cần thiết mà mỗi giáo viên nên nghiên cứu và triển khai Thứ tư, để gắn kết thực tiễn với chuyên ngành giảng dạy, mỗi giáo viên hướng dẫn cần tiếp cận nhiều hơn với doanh nghiệp Khi giáo viên đi thực tế sẽ thu thập được nhiều thông tin, nhiều nội dung để có thể truyền đạt lại cho sinh viên. .. chia sẻ với sinh viên trong quá trình hướng dẫn Qua việc đi thực tế tại doanh nghiệp, giáo viên sẽ có thể tổng hợp thông tin và viết thành các case study dung cho giảng dạy và nghiên cứu Thứ năm, bên cạnh việc hoàn thiện về chuyên môn, bổ sung kiến thức thực tế thì mỗi giảng viên cần nhiệt tình hơn nữa với sinh viên Qua khảo sát, sinh viên rất mong muốn được gặp giáo viên nhiều hơn, nghe Thầy/Cô hướng . giữa khóa của sinh viên đại học Ngoại thương theo hướng gắn với thực tiễn. Từ khóa: chất lượng đào tạo, quy trình thực tập giữa khóa 1 . Thực trạng quy trình thực tập giữa khóa tại Trường đại học. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH THỰC TẬP GIỮA KHÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN ThS Nguyễn Thị Thu Trang TẠP CHÍ KTĐN SỐ 56 Tóm. quy trình thực tập giữa khóa của Trường đại học Ngoại thương, qua đó, đề xuất một số thay đổi để hoàn thiện hơn quy trình thực tập giữa khóa theo hướng gắn liền với thực tiễn. Những đề xuất của

Ngày đăng: 18/06/2015, 15:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan