skkn thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 11

30 1.2K 4
skkn thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : TRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN Mã số : SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11 Người thực hiện: Th.S Ngô Ngọc Minh Châu Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Có đính kèm:  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh Năm học : 2013 - 2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên : Ngô Ngọc Minh Châu. 2. Ngày tháng năm sinh : 19.07.1982. 3. Giới tính : Nữ. 4. Địa chỉ : 391/1-KP2 -Tổ 13- Phường Bình Đa - TP. Biên Hòa - Đồng Nai. 5. Điện thoại cơ quan : 0613.894355; ĐTDĐ : 09.888.666.02. 6. E-mail: minhchau_hoa@yahoo.com. 7. Chức vụ hiện nay : Tổ trưởng. 8. Nhiệm vụ được giao : Tổ trưởng tổ Hành Chính (phụ trách chuyên môn) và Giảng dạy Hóa học 10. 9. Đơn vị công tác : Trường THPT Trấn Biên – Biên Hòa – Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Thạc sĩ. - Năm nhận bằng : 2013. - Chuyên ngành đào tạo : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học. - Nơi đào tạo : Trường ĐH Sư Phạm TPHCM. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy. - Số năm kinh nghiệm : 10. - Một số đề tài nghiên cứu khoa học : o Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học trung học phổ thông (Luận văn thạc sĩ - 2012). o Phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn cuộc sống (Đạt giải Ba cấp Sở và Giải Khuyến khích cấp Bộ cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” - 2012). o Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 10 (Sáng kiến kinh nghiệm - 2013). MỤC LỤC Sơ lược lý lịch khoa học Mục lục Nội dung 4 Tên SKKN : THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà mọi thành tựu khoa học và công nghệ đều xuất hiện một cách hết sức mau lẹ và cũng được đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng. Khoa học công nghệ đã làm đảo lộn nhiều quan niệm truyền thống, nó làm cho sản xuất xã hội tăng lên vài trăm lần so với vài thập niên gần đây. Trong bối cảnh này, nhân tố quyết định cho mọi thành công chính là nguồn lực con người. Con người trong thời đại mới phải năng động, sáng tạo, tích cực chiếm lĩnh tri thức, có khả năng hội nhập và hợp tác… Do đó, việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đã và đang là vấn đề thách thức của toàn cầu hiện nay. “Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”- theo W. B. Yeats. Chính vì nhận thức rõ yêu cầu khách quan trước tình hình mới, phát triển giáo dục là một trong những mục tiêu quốc sách hàng đầu được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng. Tại điều 24.2, Luật Giáo dục: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" [8]. Tuy nhiên, việc dạy và học hóa học trong trường phổ thông hiện nay giáo viên mới chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh mà chưa thực sự tạo được mối liên hệ giữa kiến thức khoa học và kiến thức thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan đến hóa học trong đời sống và sản xuất của giáo viên cũng như học sinh. Từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 11” để nghiên cứu và xây dựng một số tình huống có nội dung gắn với thực tiễn nhằm góp phần xây dựng nguồn tư liệu cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học hóa học THPT, nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”[8]. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Xây dựng và sử dụng tình huống từng được biết đến trong các lĩnh vực của cuộc sống xã hội ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Trong công tác giáo dục-đào tạo, tình huống được biết đến như một đặc trưng cơ bản của các dạng dạy học tích cực.Tình huống vốn đã được sử dụng từ lâu trong lịch sử giáo dục thế giới, thậm chí từ thời cổ đại. 5 Ở phương Đông, phương pháp xử lý tình huống đã được đề cập đến trong nhiều kinh sách, văn học cổ qua các thời đại của Trung Quốc mà tiêu biểu là Đức Khổng Tử (551-487 TCN), với nhiều tình huống theo hướng nêu vấn đề đặc sắc, cá thể hóa tiếp nhận, phương pháp xử lý tình huống là những bài học quí báu về răn dạy con người, được xem là tấm gương về phương pháp giáo dục tích cực cho hậu thế. Nhật Bản cũng đã thực hiện phương pháp tình huống trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành quản lý, du lịch. Bí quyết thành công trong xử lý tình huống của người Nhật Bản bao gồm bốn bước: tình huống – phân tích – tổng hợp – hành động. Với Hàn Quốc, để hướng tới một nền giáo dục hiện đại phục vụ cho việc phát triển đất nước, họ đã rất quan tâm đến việc giúp cho người học có năng lực giải quyết vấn đề. Ở phương Tây, vào năm 1870, Christopher Columbus Langdell là người khởi xướng và sử dụng các tình huống trong giảng dạy về quản trị kinh doanh tại Đại học kinh doanh Havard. Đây là phương tiện đột phá khỏi cái hệ thống đọc - nghe - ghi chép truyền thống của giáo dục kinh viện với tác dụng rõ rệt là sinh viên có thể trao đổi, phản biện, tích cực tham gia vào bài giảng. Năm 1921, quyển sách đầu tiên về tình huống ra đời, tác giả cuốn sách Copeland đã nhìn thấy tầm quan trọng và tác dụng to lớn của việc áp dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy quản trị nên đã nỗ lực phổ biến phương pháp giảng dạy này trong toàn trường. Phương pháp này sau đó dần dần đã được áp dụng phổ biến trong hầu hết các ngành nghề đào tạo như y dược, luật, hàng không, và trong các trường học ở tất cả các cấp bậc đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học. Không chỉ trong lĩnh vực giảng dạy kinh doanh mà cả trong y học, phương pháp tình huống cũng đã được đưa vào giảng dạy tương đối sớm. Ở Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra một quá trình cải cách tương đối toàn diện trong giáo dục. Một trong những vấn đề trọng tâm của cải cách là nhu cầu đưa vào sử dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại và phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo dạy học. Mặc dù được áp dụng từ khá lâu đời ở các nước phát triển trên thế giới; song phương pháp dạy học tình huống vẫn là phương pháp khá mới đối với Việt Nam. Vì vậy phương pháp này đang được kỳ vọng sẽ đem đến một luồng gió mới cho mối quan hệ dạy - học giữa giáo viên và học sinh để đưa những kiến thức khoa học khô khan trở nên gần gũi với học sinh hơn và tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Phương pháp dạy học tình huống được nhiều tác giả nghiên cứu và áp dụng trong giảng dạy ở các lĩnh vực như : • Quản trị kinh doanh với những tác giả như: Nguyễn Hữu Lam (2003), Vũ Từ Huy (2003), Ngô Quí Nhâm, Vũ Thế Dũng (2007), Nguyễn Thị Lan (2006), Nguyễn Quang Vinh (2008)… • Luật học: với tác giả Vũ Thị Thúy (2010),… • Giáo dục học với các tác giả như: Lê Thị Thanh Chung (1999), Nguyễn Thị Phương Hoa (2010)… 6 2. Tình huống dạy học a. Khái niệm tình huống dạy học [10] • Khái niệm tình huống Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết ”. Theo Boehrer (1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt truyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học” [23]. • Khái niệm tình huống dạy học Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ thì “Tình huống dạy học là tình huống trong đó có sự ủy thác của người giáo viên. Sự ủy thác này chính là quá trình người giáo viên đưa ra những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện tình huống và cấu trúc các sự kiện tình huống sao cho phù hợp với logic sư phạm, để khi người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học” [10]. Tuy nhiên, một tình huống thông thường chưa phải là tình huống dạy học. Để một tình huống thông thường trở thành tình huống dạy học khi có sự ủy thác của giáo viên và được giáo viên sử dụng với dụng ý tạo ra môi trường làm việc cho người học [10]. Tình huống không phải là những trường hợp bất kỳ trong thực tế mà là những tình huống đã được điều chỉnh, nghiên cứu kỹ lưỡng để mang tính điển hình và phục vụ tốt cho mục đích và mục tiêu giáo dục, tức là giúp cho người học có thể hiểu và vận dụng tri thức cũng như rèn luyện được các kỹ năng và kỹ xảo. Tình huống được sử dụng để khuyến khích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó, từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế. Tình huống yêu cầu người đọc phải từng bước nhập vai người ra quyết định cụ thể. b. Tiêu chuẩn của một tình huống tốt [5] Một tình huống dạy học tốt phải chịu sự tác động của cả 2 yếu tố : Nội dung và hình thức trình bày. • Về nội dung tình huống: • Chứa đựng vấn đề mang tính giáo dục, phù hợp với trọng tâm bài học. • Phù hợp với trình độ, nhu cầu tâm sinh lý của người học. • Có chứa đựng mâu thuẫn, có tính thúc ép, kích thích người học đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề. • Nội dung tình huống có tính thời sự hoặc gần gũi với người học. • Về hình thức trình bày: 7 • Có sự đa dạng trong việc giới thiệu và giải quyết tình huống. • Các chi tiết trong tình huống được sắp xếp logic, hợp lý. • Cách hành văn cần ngắn gọn, súc tích, mạch lạc để tránh gây nhiễu cho người học khi giải quyết vấn đề. 3. Dạy học tình huống a. Khái niệm dạy học tình huống [3],[5],[10] Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều : “Dạy học tình huống là một PPDH được tổ chức theo những tình huống có thực của cuộc sống, trong đó người học được kiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập”[3]. Theo TS. Nguyễn Văn Cường : “Dạy học tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập”[10]. c. Ưu điểm của dạy học tình huống [3],[5],[10] • Dạy học tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ nhớ những vấn đề lý thuyết phức tạp. • Gắn nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống. • Dạy học tình huống góp phần nâng cao tính chủ động, sáng tạo của người học. • Dạy học tình huống góp phần gây hứng thú học tập thông qua quá trình tư duy, tranh luận tích cực với các thành viên khác. • Dạy học tình huống góp phần nâng cao năng lực hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông. • Dạy học tình huống giúp cho giảng viên tiếp thu được những kinh nghiệm và giải pháp mới từ phía người học để làm phong phú bài giảng và vốn sống của bản thân để từ đó có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình huống và có những điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp. • Cung cấp môi trường sư phạm lí tưởng cho người học qua việc tổ chức các hoạt động học tập của mình và phát triển khả năng thích ứng của bản thân trong việc giải quyết các tình huống học tập cũng như trong cuộc sống. • Dạy học tình huống giúp cho việc liên kết các lí thuyết rời rạc của một môn học hoặc nhiều môn học khác nhau. d. Nhược điểm của dạy học tình huống [3],[10] • Dạy học tình huống làm gia tăng khối lượng làm việc của giáo viên. 8 • Dạy học tình huống đòi hỏi giáo viên phải luôn đổi mới, cập nhật các thông tin, kiến thức và kỹ năng mới. • Dạy học tình huống đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị các phương án giải quyết để tìm ra phương án tối ưu. • Dạy học tình huống đòi hỏi giáo viên hiểu rõ các tính chất của học sinh và các yếu tố tác động để có sự phối hợp nhuần nhuyễn và cân đối các phương pháp truyền thống. • Dạy học tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học sinh thảo luận, nhận xét, phản biện. Đây là sự thách thức lớn đối với giáo viên. • Dạy học tình huống đòi hỏi người học có tính năng động, sự say mê, yêu thích kiến thức và khả năng tư duy độc lập cao.Tuy nhiên do đã quá quen thuộc với cách tiếp thu kiến thức thụ động nên khi chuyển qua phương pháp mới thì một bộ phận học sinh khó thích ứng được. • Dạy học tình huống tốn nhiều thời gian của người học. e. Cơ hội của dạy học tình huống Làn sóng đổi mới PPDH đang diễn ra trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan giáo dục từ trung ương đến địa phương. Đây là niềm khuyến khích, động viên to lớn để giáo viên có thể tiếp cận được các PPDH hiện đại, tích cực thông qua các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Trước đây, việc nghiên cứu và xây dựng tình huống gặp nhiều khó khăn do sự thiếu thốn về tư liệu và tài liệu tham khảo. Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như internet, ti vi, sách điện tử, báo điện tử, các phần mềm dạy học,… là nguồn cung cấp thông tin phong phú cho giáo viên thiết kế những tình huống hay, hấp dẫn và mang tính thời sự. Người học ngày càng có cơ hội tiếp cận với các PPDH hiện đại nên khả năng thích ứng và tiếp cận với các PPDH mới sẽ dễ dàng và nhanh chóng. Đây là một trong những thuận lợi ban đầu khi tiến hành dạy học tình huống. f. Thách thức đối với dạy học tình huống Dạy học tình huống không phải là chìa khoá vạn năng trong giảng dạy. Những thách thức khi vận dụng dạy học tình huống vào trong dạy học bao gồm cả các yếu tố chủ quan (giáo viên và học sinh) và các yếu tố khách quan (môi trường, điều kiện vật chất) như: • Dạy học tình huống là PPDH đòi hỏi cả người học và người dạy phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định. Nếu người học và người dạy không được rèn luyện thường xuyên sẽ khó đạt được hiệu quả cao trong dạy học. • Tâm lý ngại đổi mới, ngại áp dụng những phương pháp mới thay cho những phương pháp giảng bài truyền thống hoặc giáo viên sợ tốn thời gian, công sức. 9 • Việc sử dụng dạy học tình huống quá liều sẽ làm giảm sự tiếp thu các tri thức lý thuyết và làm người học lầm tưởng rằng thực tế luôn luôn sẽ diễn ra đúng như tình huống cụ thể được học. • Không phải nội dung dạy học nào cũng có thể áp dụng được dạy học tình huống mà giáo viên phải cân nhắc, chọn lựa nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học. • Môi trường dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, qui mô lớp học, sự hợp tác của các tổ chức xã hội khác… là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Nếu lớp học quá đông người, giáo viên khó quản lý lớp học hiệu quả hoặc ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn sẽ khó có điều kiện cho học sinh tiếp cận với dạy học tình huống. III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11 1. Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học • Đảm bảo tính chính xác, khoa học • Đảm bảo tính thực tiễn • Đảm bảo tính trọng tâm • Đảm bảo tính logic, ngắn gọn • Đảm bảo tính giáo dục • Đảm bảo tính sư phạm • Kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của người học 2. Quy trình thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học Tình huống dạy học là một vấn đề cần phải được giải quyết. Điều đầu tiên cần phải nhớ khi thiết kế tình huống là tình huống phải chứa đựng vấn đề để người học giải quyết. Các tình huống phải có đủ thông tin mà trong đó người học có thể hiểu vấn đề đó là gì và sau khi suy nghĩ, phân tích thông tin thì người học có thể đề xuất phương án giải quyết. Có tám bước cơ bản khi thiết kế tình huống gắn với thực tiễn : • Bước 1 : Xác định mục tiêu và nội dung bài học • Bước 2 : Thiết lập hệ thống câu hỏi cần nghiên cứu • Bước 3 : Lựa chọn chính xác vấn đề để xây dựng tình huống • Bước 4 : Thu thập dữ liệu • Bước 5 : Đánh giá và phân tích dữ liệu • Bước 6 : Lựa chọn hình thức và kỹ thuật thiết kế 10 • Bước 7 : Thiết kế tình huống • Bước 8 : Hoàn thiện tình huống 3. Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 11 Bảng 2.1 Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 11 STT Tên tình huống Bài học được áp dụng Clip minh họa 1 Vệ sinh răng miệng đúng cách Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazơ Bài 38: Cân bằng hóa học (Lớp 10) 2 Đóng đinh bằng chuối Bài 7: Nitơ x 3 Vì sao trong khói xe có chứa các oxit nitơ? Bài 7: Nitơ 4 Cách thức bón phân đạm Bài 12: Phân bón hóa học 5 Thù hình của cacbon Bài 15: Cacbon x 6 Mặt nạ phòng chống khí độc Bài 15: Cacbon 7 Nguyên tắc hoạt động bình cứu hỏa Bài 16: Hợp chất của cacbon 8 Gói hút ẩm Bài 17: Silic và hợp chất của Silic x 9 Xăng và dầu hỏa, chất nào dễ cháy hơn? Bài 25: Ankan Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên 10 Họ hàng nhà xăng Bài 25: Ankan Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên Bài 43: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế (Lớp 12) x 11 Keo 502 - lợi và hại Bài 35: Benzen và đồng đẳng benzen Bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon 12 Ai dùng trộm nước hoa? Bài 40: Ancol x 13 Vì sao các sản phẩm hun khói bảo quản được Bài 44: Anđehit - Xeton [...]... Nam Nữ Học lực: Yếu Trung bình Khá Giỏi II CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN 1 Theo các em, việc lồng ghép các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học hóa học là: Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết 2 Theo em, những tác dụng khi giáo viên sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học hóa học là: - Hiểu thêm nhiều kiến thức thực tiễn của bài học -... huống phù hợp với trình độ học sinh giỏi như: tình huống số 3, 6, 8, 13… • Biện pháp 4: Sử dụng tình huống phù hợp với nội dung dạy học Mục đích của việc giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn là cung cấp kiến thức và rèn luyện các kỹ năng học tập cho học sinh Chính vì thế, khi giảng dạy các tình huống gắn với thực tiễn, giáo viên có thể đưa tình huống vào đầu mỗi bài học nhằm gây hứng thú, kích... của tình huống gắn với thực tiễn Rất cần Cần Bình thiết thiết thường Số lượng 14 42 15 Tỉ lệ %17.72 53.16 18.99 Không cần thiết 6 7.59 Hoàn toàn không cần thiết 2 2.53 24 Từ bảng trên, có thể rút ra được rằng đa số học sinh luôn thấy được sự cần thiết của các tình huống gắn với thực tiễn vào trong học tập môn Hóa học Bảng: Ý kiến học sinh về tác dụng của tình huống gắn với thực tiễn ST T 1 2 3 4 5... qua các tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học là: - Cách thức đưa ra tình huống của giáo viên chưa thật sự hấp dẫn - Nhiều tình huống chưa xoáy sâu vào trọng tâm bài giảng - Không đồng ý với cách giải quyết của giáo viên ở một vài tình huống - Những tình huống giáo viên đưa ra thường khó và quá sức đối với HS - Học sinh không có kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống - Các tình huống giáo... NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống gắn với thực tiễn Tùy thuộc vào đối tượng học sinh và mức độ thành thạo về kỹ năng dạy học của giáo viên mà sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn sao cho phù hợp với mục tiêu sư phạm đề ra Để khai thác tối đa hiệu quả dạy học của các tình huống gắn với thực tiễn, cần có những biện pháp sau: • Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng... http://tuoitre.vn/Giao-duc/471293/Cai-cach-giao-duc-Nhieu-viec -trong- tamtay.html VII PHỤ LỤC 1 Giáo án Giáo án tham khảo có áp dụng các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học Hóa học 11 Cụ thể : • Giáo án bài “Anđehit - Xeton”: Lưu trong đĩa CD • Giáo án bài “Axit cacboxylic”: Lưu trong đĩa CD 2 Các trích đoạn video clip tình huống Các trích đoạn video của các tình huống được lưu trong đĩa CD: • Tình huống 2 : Đóng đinh bằng chuối • Tình huống 5... huy tính tích cực của học sinh khi học tập Vì vậy, giáo viên nên tăng cường sử dụng hình ảnh hay các trích đoạn video clip để các tình huống gắn với thực tiễn trở nên sinh động, gần gũi và hấp dẫn với học sinh hơn • Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ HS Để phù hợp với trình độ học sinh, đối với mỗi tình huống gắn với thực tiễn giáo viên nên xây dựng hệ thống câu hỏi riêng cho... những tình huống phù hợp Việc đưa ra tình huống quá khó hoặc quá dễ so với mặt bằng chung của cả lớp sẽ làm giảm tác dụng của tình huống và không kích thích được nhu cầu học tập của học sinh Những tình huống phù hợp với trình độ học sinh trung bình - yếu như: tình huống số 5, 8, 10, 12, 16… Những tình huống phù hợp với trình độ học sinh khá như: tình huống số 1, 2, 4, 7, 14 … Những tình huống phù hợp với. .. phá của học sinh, như tình huống số 12, 14 … hoặc cuối mỗi bài học cũ để học sinh có thời gian và cơ hội tìm tòi, nghiên cứu trước kiến thức ở nhà, như tình huống số 9, 11 • Biện pháp 5: Sử dụng tình huống trong các buổi hoạt động ngoại khóa Trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa dưới các hình thức như: câu lạc bộ hóa học, đố vui để học giáo viên có thể sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn trên... trong đời sống IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Nhằm thăm dò và tìm hiểu kết quả của việc vận dụng các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học môn Hóa học 11 ở trường THPT, tác giả đã tiến hành phát phiếu thăm dò cho học sinh và giáo viên Số lượng phiếu thăm dò sau thực nghiệm STT 1 Trường THPT Trấn Biên Số phiếu phát ra 83 Số phiếu thu vào 79 Bảng 3.20 Ý kiến học sinh về sự cần thiết của tình huống gắn . cho học sinh tiếp cận với dạy học tình huống. III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11 1. Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy. : Hoàn thiện tình huống 3. Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 11 Bảng 2.1 Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 11 STT Tên tình huống Bài học được áp dụng Clip minh. người học 2. Quy trình thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học Tình huống dạy học là một vấn đề cần phải được giải quyết. Điều đầu tiên cần phải nhớ khi thiết kế tình

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  • II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

    • 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

    • 2. Tình huống dạy học

    • 3. Dạy học tình huống

    • III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11

      • 1. Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học

      • 2. Quy trình thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học

      • 3. Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 11

      • IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

      • V. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

      • VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

      • VII. PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan