Khuyến nghị khả năng áp dụng của đề tà

Một phần của tài liệu skkn thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 11 (Trang 27)

Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học hóa học ở trường THPT, tác giả có những khuyến nghị sau :

a. Với trường phổ thông

• Ban Giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên trong việc thực hiện đổi mới PPDH, sử dụng các PPDH hiệu quả như: dạy học tình huống, dạy học nêu vấn đề...

• Chăm lo các điều kiện, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ phục vụ giáo viên đổi mới PPDH.

• Thành lập câu lạc bộ môn học là nơi để giáo viên và học sinh có cơ hội trao đổi và bổ sung nguồn kiến thức cho nhau.

• Các tổ nhóm chuyên môn thường xuyên dự giờ, thăm lớp; đóng góp ý kiến; rút kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn để có thể bổ sung những tình huống hay cho nhau và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

b. Với giáo viên

• Giáo viên cần mạnh dạn đổi mới PPDH nhằm tạo cơ hội cho học sinh hoạt động tích cực, rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng giải quyết vấn đề.

• Chủ động trong việc thiết kế các tình huống dạy học, đặc biệt là sử dụng những hình ảnh để tăng sức hấp dẫn của tình huống.

• Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, mặt yếu, tự tin, không tự ti hoặc chủ quan thỏa mãn.

• Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiếng Việt

1. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, ĐH Sư phạm TP.HCM.

2. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội - Berlin.

4. Dương Văn Đảm (2009), Hóa học trên cánh đồng, NXB Giáo dục Việt Nam. 5. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng

dạy môn Giáo dục học tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia, Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội.

6. Đặng Thành Hưng (2008), Khái niệm tình huống dạy học trong dạy học giải quyết vấn đề, Tạp chí giáo dục, trang13-16.

7. Nguyễn Hữu Lam (2003), Giảng dạy theo phương pháp tình huống (bài giảng), Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại FETP.

8. Luật Giáo dục (2001), NXB Chính trị quốc gia.

9. Trần Ngọc Mai (2003), Truyện kể 109 nguyên tố hóa học, NXB Giáo dục.

10. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.

11. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2010), Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lí luận dạy học hóa học, NXB Giáo dục.

13. R.B Bucat (1998), Cơ sở hóa học, NXB Giáo dục.

14. Nguyễn Thị Sửu (2008), Tài liệu giảng dạy cao học “Tổ chức quá trình dạy học phổ thông”, ĐH Sư phạm Hà Nội.

15. Vũ Thị Thúy (2010), Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo ngành Luật, Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Xuân Trường (2000), Hóa học vui, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

17. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống, NXB Giáo dục.

18. Nguyễn Xuân Trường (2009), Những điều kỳ thú của hóa học, NXB Giáo dục. 19. Thế Trường (2006), Hóa học và các câu chuyện lý thú, NXB Giáo dục.

2. Tiếng Anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20. Robert K. Yin (2003), Case study research: Design and methods, Third edition, Vol.5, Sage Publications.

21. Palena Neale, Shyam Thapa, Carolyn Boyce (2006), Preparing a case study: A guide for designing and conducting a case study for evaluation input, Pathfinder International, USA.

22. Paul R. Challen, Linda C. Brazdil, Case Studies as a Basic for Discussion Method Teaching in Introductory Chemistry Courses, Baldwin-Wallace College, Cleveland, OH, 1999.

3. Websites 23. http://en.wikipedia.org/wiki/Case_study 24. http://chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/DeXuat-GiaiPhap- GD/Day_hoc_theo_tinh_huong/ 25. http://tuoitre.vn/Giao-duc/471293/Cai-cach-giao-duc-Nhieu-viec-trong-tam- tay.html VII. PHỤ LỤC 1. Giáo án

Giáo án tham khảo có áp dụng các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học Hóa học 11. Cụ thể :

• Giáo án bài “Anđehit - Xeton”: Lưu trong đĩa CD.

• Giáo án bài “Axit cacboxylic”: Lưu trong đĩa CD. 2. Các trích đoạn video clip tình huống

Các trích đoạn video của các tình huống được lưu trong đĩa CD:

• Tình huống 2 : Đóng đinh bằng chuối.

• Tình huống 5 : Thù hình của cacbon.

• Tình huống 8 : Gói hút ẩm.

• Tình huống 10 : Họ hàng nhà xăng.

• Tình huống 12 : Ai dùng trộm nước hoa.

• Tình huống 14 : Bàn tay bốc lửa.

• Tình huống 15 : Giải mã nguyên nhân gây cháy xe.

• Tình huống 16 : Làm gì khi bị ong đốt.

• Tình huống 17: Thử tài của bạn (File Powerpoint). 3. Phiếu tham khảo ý kiến học sinh

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH

Các em học sinh thân mến!

Xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, khả năng phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là năng lực cần thiết đảm bảo cho sự thành đạt trong cuộc sống. Việc tập cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề cần nhận thức trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân là điều hết sức quan trọng trong dạy và học Hóa học.

Phiếu điều tra này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ cần thiết của việc sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học hóa học. Sự đóng góp ý kiến nghiêm túc của các em là căn cứ thiết thực giúp nội dung đề tài nghiên cứu của tác giả mang tính khách quan và có ý nghĩa thực tế.

Mong các em học sinh vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô lựa chọn. (Câu trả lời của các em chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu).

Một phần của tài liệu skkn thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 11 (Trang 27)