Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống gắn với thực tiễn

Một phần của tài liệu skkn thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 11 (Trang 25)

thể là :

• Lớp học thường ồn ào khi học sinh thảo luận (22,78%).

• Tốn nhiều thời gian cho tiết học (21,52%).

• Không có nhiều thời gian để nghiên cứu trước tình huống (18,99%).

• Cách thức giáo viên đưa ra tình huống chưa thật sự hấp dẫn (16,31%).

Ngoài ra, cũng có khó khăn khác như cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu dạy và học.

Nhận xét :

Thông qua kết quả thực nghiệm cho thấy :

• Học sinh nhận ra được sự cần thiết và tác dụng của các tình huống gắn với thực tiễn.

• Học sinh phân tích được khó khăn của bản thân khi giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn.

V. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống gắn với thực tiễn tiễn

Tùy thuộc vào đối tượng học sinh và mức độ thành thạo về kỹ năng dạy học của giáo viên mà sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn sao cho phù hợp với mục tiêu sư phạm đề ra. Để khai thác tối đa hiệu quả dạy học của các tình huống gắn với thực tiễn, cần có những biện pháp sau:

Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng các hình ảnh trực quan, video clip

Các hình ảnh, phương tiện trực quan có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh khi học tập. Vì vậy, giáo viên nên tăng cường sử dụng hình ảnh hay các trích đoạn video clip để các tình huống gắn với thực tiễn trở nên sinh động, gần gũi và hấp dẫn với học sinh hơn.

Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ HS

Để phù hợp với trình độ học sinh, đối với mỗi tình huống gắn với thực tiễn giáo viên nên xây dựng hệ thống câu hỏi riêng cho từng lớp, cho từng đối tượng học sinh. Những lớp có nhiều học sinh yếu - trung bình, giáo viên có thể tách câu hỏi ra làm nhiều ý, có tính dẫn dắt, gợi mở cho học sinh đi đến kết luận

vấn đề. Đối với lớp có nhiều học sinh khá - giỏi, giáo viên nên lựa chọn các câu hỏi mang tính tổng hợp chứa đựng nhiều vấn đề nghiên cứu.

Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung tình huống phù hợp với trình độ HS

Giáo viên cần nắm rõ trình độ học tập chung của cả lớp để lựa chọn những tình huống phù hợp. Việc đưa ra tình huống quá khó hoặc quá dễ so với mặt bằng chung của cả lớp sẽ làm giảm tác dụng của tình huống và không kích thích được nhu cầu học tập của học sinh.

Những tình huống phù hợp với trình độ học sinh trung bình - yếu như: tình huống số 5, 8, 10, 12, 16…

Những tình huống phù hợp với trình độ học sinh khá như: tình huống số 1, 2, 4, 7, 14 …

Những tình huống phù hợp với trình độ học sinh giỏi như: tình huống số 3, 6, 8, 13…

Biện pháp 4: Sử dụng tình huống phù hợp với nội dung dạy học

Mục đích của việc giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn là cung cấp kiến thức và rèn luyện các kỹ năng học tập cho học sinh. Chính vì thế, khi giảng dạy các tình huống gắn với thực tiễn, giáo viên có thể đưa tình huống vào đầu mỗi bài học nhằm gây hứng thú, kích thích tinh thần, khơi gợi sự tò mò, khám phá của học sinh, như tình huống số 12, 14 … hoặc cuối mỗi bài học cũ để học sinh có thời gian và cơ hội tìm tòi, nghiên cứu trước kiến thức ở nhà, như tình huống số 9, 11…

Biện pháp 5: Sử dụng tình huống trong các buổi hoạt động ngoại khóa

Trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa dưới các hình thức như: câu lạc bộ hóa học, đố vui để học… giáo viên có thể sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn trên để làm câu hỏi. Thông qua nội dung tình huống, sẽ giúp truyền tải được kiến thức trong bài học, rèn luyện kỹ năng và tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học cho học sinh.

Biện pháp 6: GV phối hợp lời kể chuyện với việc sử dụng các video clip

Mỗi trích đoạn clip đã thể hiện được nội dung và câu hỏi của vấn đề cần nghiên cứu. Tuy nhiên, để các trích đoạn clip trở nên hấp dẫn và thuyết phục thì giáo viên nên có sự phối hợp với lời kể, lời dẫn chuyện để học sinh hiểu được đầy đủ ý nghĩa của vấn đề cần nghiên cứu.

Ví dụ: Tình huống 14 - Bàn tay bốc lửa.

Biện pháp 7: Trao đổi nguồn tư liệu giữa các giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phổ biến rộng rãi các tình huống gắn với thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho giáo viên có thêm nguồn tư liệu trong dạy học hóa học. Thông qua các buổi họp tổ, nhóm chuyên môn hay các buổi báo cáo chuyên đề sẽ giúp giáo viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Bên cạnh đó, việc chia sẻ các câu hỏi, các mẩu chuyện, các trích đoạn clip trên internet thông qua các trang mạng xã hội, các trang cá nhân, các blog như: YouTube, Facebook, Violet,

Twitter,… sẽ giúp giáo viên thuận tiện hơn trong việc chia sẻ tài nguyên dạy học.

Một phần của tài liệu skkn thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 11 (Trang 25)