nhưng thần linh không tồn tại một cách độc lập bên ngoài hay đứng trên tất cả để điều khiển mà thần linh biểu hiện mình ở khắp vũ trụ, mỗi sự vật hiện tượng thực ra là một phần của thần linh hòa nhập vào trong đó. Vậy thì với sự vật khác nhau sự biểu hiện sức mạnh của thần linh cũng khác nhau, sức mạnh của thần linh là vô cùng biến hóa vì vậy mà nhân quả cũng rất phong phú, đa dạng. Khác với quan niệm của các phái chính thống, ba phái còn lại của trường phái không chính thống lại có xu hướng không chấp nhận dựa vào tư tưởng Veda, Upanisad để giải thích về nhân quả. Họ là những người có tính duy vật nhiều hơn khi không thừa nhận vai trò sáng tạo nhân quả của đấng thần linh siêu việt nào đó nhưng cũng không công nhận năng lực nội tại sản sinh nhân quả của sự vật là do sức mạnh của thần thánh tồn tại vốn có trong sự vật. Tuy nhiên tư tưởng về nhân quả của phái Lokayata hay Jaina còn nhiều điểm hạn chế, hoặc là chối bỏ nhân quả như Lokayata hoặc là không triệt để như Jaina. Tư tưởng của Phật giáo thì hoàn bị hơn do đứng trên lập trường khoa học vững chắc và trên cơ sở có học hỏi, phân tích, gạn bỏ những yếu tố hạn chế trong các học thuyết, không rơi vào duy tâm cũng không rơi vào duy vật thuần túy mà đứng trên lập trường trung đạo. Nhưng dù sao vì hầu như đứng trên lập trường duy vật nên trường phái không chính thống dễ dàng gạt bỏ được yếu tố duy tâm và những hạn chế về mặt bản thể ở các tư tưởng chính thống đồng thời xây dựng lại quan điểm của mình có sự kế thừa và phát triển đúng đắn hơn.
1.2. Phật giáo Ấn Độ tiếp thu và phát triển nhân u trên tinh thần nhân văn mới mới
Phật giáo ra đời trong bối cảnh ở Ấn Độ cổ đại có nhiều trường phái tư tưởng khác nhau. Từ gốc chung là kinh Veda, Upanisad song từ đó các trường
39
phái phát triển theo các hướng khác nhau. Tuy chúng không hoàn toàn phủ định lẫn nhau nhưng rõ ràng chúng có sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Về vấn đề nhân quả, Đức Phật đã tham khảo, kế thừa các quan điểm đương thời khi xây dựng thuyết Duyên khởi - với tư cách là bản thể luận vũ trụ. Vì vậy, Đức Phật tuy không phải là người sáng tạo ra tư tưởng Nhân quả ở Ấn Độ cổ, nhưng là người trình bày nó một cách hệ thống và hoàn bị nhất, do đó nhân quả của Phật giáo cũng có giá trị cao nhất so với các học thuyết đương thời. Sau này nó lại được kế thừa, phát triển trong các chi phái, tông phái của Phật giáo.