Ấn Độ
Ngoài 6 trường phái chính thống nói trên, còn 3 trường phái không chính thống (bàng thống) trong triết học Ấn Độ cổ trung đại, đó là Lokayata (hay Charavaka), Jaina và Phật giáo, vì các trường phái này chỉ thừa nhận tư tưởng Veda – Upanisad ở mức độ nhất định. Phật giáo và hai trường phái
32
Lokayata, Jaina đã tiếp thu một cách có phê phán tư tưởng nhân quả của các phái chính thống do đó có nhiều điểm tương đồng với nhau.
Quan điểm của hai phái Lokayata và Jaina có nhiều chỗ giống nhau. Trường phái Lokayata (Carvaka) (khoảng thế kỷ thứ VI-IV TCN) là hệ thống tư tưởng duy vật đơn giản của Ấn Độ cổ đại đã từng được truyền dạy và thậm chí có ảnh hưởng rộng ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ, song đến nay không còn lưu được tác phẩm nào của trường phái này, mà chủ yếu chỉ được nhắc đến qua phê phán của các trường phái có quan điểm đối lập với nó [xem 30, tr.231).
Lokayata thừa nhận thế giới được hình thành từ bốn yếu tố là: đất, nước, lửa và khí. Ý thức là cái được sinh ra từ các yếu tố vật chất đó. Sau khi chết ý thức cũng mất theo [xem 11, tr.232]. Lokayata cho rằng không có linh hồn ngoài thể xác. Trên cơ sở bản thể luận, nhận thức luận đó Lokayata cũng không thừa nhận thuyết “Nghiệp” nên cũng phủ nhận con đường giải thoát ở kiếp sau và chủ trương tìm cách giải thoát cho con người ngay trong kiếp này. Nếu theo quan điểm này thì những người theo phái Lokayata thừa nhận một số yếu tố vật chất ban đầu mang tính chất sẵn có và bất biến, thế giới sinh ra vốn đã là như vậy. Vậy thì không có cái gì là nguồn gốc ban đầu sinh ra cái khác. Và vì thế trong đời sống con người, con người không tạo ra nguyên nhân và cũng không phải gánh chịu hậu quả gì từ nguyên nhân ấy. Nhất quán tinh thần đó, Lokayata phê phán chủ nghĩa khổ hạnh, bác bỏ quan niệm tích đức bởi vì không có thiên đường và địa ngục nào ngoài cuộc đời này. đây Lokayata không thừa nhận tác động nhân quả trong đời sống con người cả ở quá khứ cũng như hiện tại và tương lai nên mọi việc làm để sửa chữa hay thay đổi nhân quả là vô ích. Từ đó Lokayata khẳng định Niết bàn là sự tưởng tượng do những người ngu xuẩn hoặc lừa bịp nghĩ ra [xem 11, tr.233]. Với việc thừa nhận thế giới được tạo thành từ sự kết hợp và chuyển hóa của bốn yếu tố vật chất là đất, nước, lửa, khí và bốn yếu tố này có khả năng tự tồn tại, tự hoạt động trong không gian để tạo thành vạn vật và con người. Tương ứng với bốn nguyên tố là những là những nguyên tử đất, nước, khí tồn tại ngay từ
33
đầu không thay đổi và cũng không bị tiêu diệt. Quan điểm này cho thấy ngay từ đầu trong quan điểm về vũ trụ luận Lokayata chỉ thừa nhận sự cố hữu của thế giới vì vậy họ không thừa nhận sự tồn tại của nhân quả trong các sự vật và quá trình của vũ trụ. Mọi đặc tính của các vật thể đều phụ thuộc vào sự kết hợp của những nguyên tố và phụ thuộc vào số lượng, cách thức, tỷ lệ của sự kết hợp các nguyên tử ấy [xem 11, tr.232].
Về mặt nhận thức luận, phái Lokayata cho rằng cảm giác là nguồn gốc duy nhất xác thực của nhận thức, các giác quan có thể tri giác được các sự vật bởi vì bản thân các giác quan cũng được cấu tạo bởi các nguyên tố giống như các sự vật. Như vậy các giác quan đóng vai trò tiên quyết và phải có tiếp xúc với sự vật mới tạo nên tri thức như là kết quả. Điểm giống với Phật giáo về chuỗi 12 nhân duyên là khi có sự tiếp xúc với sự vật con người cũng nảy sinh ra các cảm giác và từ đó mà hình thành nên tình cảm yêu ghét... Song do vậy mà phái này lại chủ trương hưởng thụ hạnh phúc bằng chính các hoạt động có thể tạo ra cảm xúc nơi các giác quan [xem 11, tr.233].
Tuy nhiên, về mặt đạo đức thì phái này lại có những quan điểm không phù hợp với điều kiện lịch sử Ấn Độ lúc bấy giờ nên luôn bị tẩy chay, lên án. Họ kịch liệt phê phán những học thuyết tuyên truyền cho sự chấm dứt đau khổ bằng cách kiềm chế mọi ham muốn dục vọng và hy vọng sống cuộc đời hạnh phúc nơi thiên đường ở thế giới bên kia sau khi chết. Phái Lokayata cho rằng không có linh hồn, không có địa ngục, thiên đường cũng như thế giới bên kia sau khi chết, con người chết đi thể xác tan rã thì ý thức về “cái tôi” cũng hết. Vì vậy mà họ chủ trương hãy để mọi người sống, hoạt động, hưởng thụ tất cả trên cõi đời với những niềm cay đắng và vị ngọt của nó (tận hưởng khoái lạc). Nếu xét về phương diện đạo đức này thì phái Lokayata là những người không thừa nhận có nhân quả.
Mặc dù cùng đứng trên lập trường duy vật nhưng sau này Phật giáo có sự phê phán những quan điểm trên của Lokayata và xếp Lokayata vào nhóm có hạn chế là chối bỏ trách nhiệm luân lý. Bởi vì duy vật của Lokayata là duy vật siêu hình cứng nhắc, chỉ có nền tảng là vật chất nhưng không thừa nhận sự
34
vận động, chuyển hóa, tác động qua lại và liên hệ với nhau trong các sự vật hay giữa các sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian. Điều đó cho thấy họ không nhìn nhận được sự tồn tại khách quan và tác động tất yếu của nhân quả ở toàn vũ trụ. Phái Lokayata đề cao tính duy vật, cho rằng không có gì tồn tại ngoài yếu tố vật chất nhưng những yếu tố vật chất đó mang tính chất sẵn có, ví dụ như sự sắc nhọn của cái gai, những bản năng khác nhau của các loài cầm thú... tất cả đều mang tính cố hữu. Cái sẵn có ấy là do yếu tố bên ngoài quy định nên. Từ đó họ bác bỏ ý niệm về sự sinh sản và như vậy cái đang tồn tại cũng không hủy diệt. Vì bác bỏ sự hủy diệt nên họ thừa nhận sự thường hằng của tất cả sự vật. Theo đó mà sự vật và con người không có liên quan gì đến cái trước đó và càng không có quan hệ gì với cái sau đó. Như vậy là không có cái được gọi là nguyên nhân và cũng không có cái được gọi là kết quả do nguyên nhân sinh ra vì sự vật khi hình thành đã là cái cố định từ trước, vốn đã là như vậy. Họ chỉ thừa nhận cái gì tri giác được, cái có thể kiểm chứng. Đó là lý do vì sao họ phủ nhận thuyết “Nghiệp” và cho rằng chỉ nên sống với thực tại, không tin vào thiên đường, địa ngục hay thế giới nào khác, không có kết quả của tác động tốt hay xấu, không có trách nhiệm luân lý. Và xét về mặt đạo đức thì những người theo phái Lokayata đặt mình nằm ngoài sự tác động của thuyết nhân quả luân hồi, và như vậy tác dụng răn đe cảnh tỉnh từ bên trong của thuyết này sẽ không được thừa nhận. Có thể nói những người theo phái Lokayata là những người không tin nhân quả, quan niệm của phái Lokayata là quan niệm vô nhân quả. Sở dĩ họ không tin vào nhân quả vì họ cho rằng trong thực tế có những người không cố gắng gì cả mà vẫn đạt được cái mình mong muốn, cái không mong, cái xấu vẫn không xảy ra. Vậy thì chỉ là do tính chất của sự vật quy định nên, do cái cố hữu của sự vật quy định nên, không do sự ảnh hưởng bởi con người. Cho nên cá nhân con người không cần sự cố gắng, nỗ lực. Đây là cái nhìn phiến diện về nhân quả. Bởi vì sự chuyển hoá nhân quả là quá trình phức tạp, có nguyên nhân chắc chắn sẽ có kết quả nhưng kết quả ấy xuất hiện lâu hay chóng, mức độ kết quả mà người gây ra nó nặng hay nhẹ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và nếu chỉ căn
35
cứ vào hiện tại như phái Lokayata thì sẽ không giải thích được nhân quả diễn ra trong thực tại cũng như không có niềm tin vào ý nghĩa giáo dục của thuyết nhân quả và từ đó cho rằng lý nhân quả là bịa đặt. Quan điểm này của Lokayata hoàn toàn cứng nhắc và rất nguy hiểm bởi theo đức Phật nếu phủ nhận sự tồn tại của nhân quả sẽ dễ đưa con người đến buông thả, không chịu trách nhiệm gì với hành động của chính mình, nhất là các hành động phi đạo đức, phi nhân tính. Đức Phật cho rằng nhân quả là quy luật tự nhiên có tác dụng răn đe về mặt đạo đức rất lớn. Cứ có nguyên nhân tất sẽ tạo quả và ai gây ra nhân nào thì phải chịu quả nấy. Tác dụng khuyên răn của nhân quả là hướng con người đến tinh thần tự chịu trách nhiệm, đến ý thức tự chủ để không làm việc xấu việc ác, khuyến thiện hướng con người đến những hành động việc làm tốt cho bản thân mình và cho cả xã hội. Có lẽ đây là điểm khác biệt nhất giữa Phật giáo và Lokayata nên cùng đứng trên lập trường duy vật nhưng tư tưởng Phật giáo thì được đón nhận và phát triển còn tư tưởng của Lokayata bị tẩy chay.
Phái Jaina ra đời vào khoảng thế kỷ VI TCN, do Mahavira sáng lập và kinh điển là “Tatyatha Adhigama sutra” nhưng do Umasvati (thế kỷ I – II CN) biên soạn và phát triển tiếp. Jaina là trường phái nhị nguyên vì vừa thừa nhận vật chất vừa thừa nhận linh hồn. Nó thừa nhận sự tồn tại của thế giới khách quan, và cho rằng cơ sở bản thể của tồn tại là các đơn tử (modus) gồm linh hồn (jiva), vật (ajiva), không gian, vận động, đứng yên và thời gian. Dưới tác động của thời gian, tồn tại không ngừng biến đổi [xem 11, tr.268 – 269). Nhưng đồng thời cũng đề cao linh hồn, giữa linh hồn và vật chất hoàn toàn độc lập, nhận thức là cái vốn có của linh hồn. Jaina giáo không thừa nhận có chúa sáng tạo và cứu giúp mà chủ trương giải thoát bắng nỗ lực bản thân. Jaina giáo đề cao chủ nghĩa khổ hạnh, cho đó là con đường tốt nhất để tới giải thoát vì cho rằng sự hoàn thiện linh hồn tỉ lệ nghịch với thể xác. Hành hạ thể xác là cách tất yếu để khắc phục ham muốn và làm giảm quá khứ tội lỗi (nghiệp quả).
36
Vì đứng trên lập trường nhị nguyên mà khác với Lokayata, phái Jaina lại thừa nhận nguyên nhân, kết quả được hình thành và tác động là do cả yếu tố từ bên trong và cả bên ngoài. Các nhà tư tưởng phái Jaina thừa nhận nhân quả do chính con người gây ra. Ngoài ra họ còn thừa nhận tác động của các yếu tố khách quan như số mệnh, thời gian, thượng đế, tính chất, hành động...vv. Họ cho rằng ngoài nhân do con người gây ra có thể nhìn thấy được, thì còn có những nhân khác không trực tiếp nhận thấy được. Sau này luận điểm này của phái Jaina bị Đức Phật phê phán, cho rằng khi thừa nhận Tự nhân quả nghĩa là nhân quả từ bên trong do Nghiệp tạo ra, các nhà tư tưởng phái Jaina muốn cá nhân chịu trách nhiệm về hành động của mình nhưng khi một ai đó đã tạo ra nghiệp thì nghiệp sẽ hoàn toàn quyết định tương lai của người đó và như thế trở thành một cái ở bên ngoài người đó vì người đó không thể kiểm soát nó [xem 30, tr.73 - 74]. Đức Phật đã phê bình thuyết Nghiệp của Jaina vì ngay từ đầu họ có thừa nhận thuyết Nghiệp nhưng sau đó họ lại sử dụng thuyết này để ngụy tạo cho những hành động của mình. Lúc đầu các nhà Jaina cho rằng bất cứ kinh nghiệm nào của một cá nhân, dù đau đớn hay dễ chịu hay trung tính, tất cả đều do việc làm trước đây. Như thế bằng xóa bỏ chấm dứt các hành động quá khứ, bằng không gây ra hành động mới, sẽ không có tác động vào tương lai. Từ chỗ không có tác động vào tương lai đưa đến sự tiêu diệt các hành động, từ chỗ tiêu diệt các hành động đưa đến tiêu diệt các phiền não, từ chỗ tiêu diệt các phiền não đưa đến tiêu diệt các cảm thụ, từ chỗ tiêu diệt các cảm thụ các phiền não sẽ tan biến. Như vậy tất cả những gì con người trải qua hoàn toàn quyết định bởi nghiệp quá khứ của mình và không thể nào vượt thoát nó. Thế nhưng ngay sau khi đã gây ra nghiệp thì nghiệp này bị chi phối của các yếu tố như thượng đế, thời gian, tính chất... mà trở thành cái không thể thay đổi được nữa và con người chỉ còn cách chấp nhận vì đó là số mệnh. Như vậy theo các nhà Jaina thì tốt nhất là không nên hành động gì cả. Và đó cũng là lý do tại sao các nhà Jaina cố gắng chuộc các hành động đã làm bằng các khổ hạnh và ngăn ngừa tích tụ nghiệp tương lai bằng vô hành [xem 30, tr.70 - 76]. Tuy nhiên, các nhà Jaina chưa
37
chú ý đến khẩu nghiệp và ý nghiệp. Và như vậy nếu không có sự giữ gìn và tiết chế về tư tưởng, lời nói thì việc không gây ra những hành động tạo nghiệp như chủ trương của họ cũng khó mà thực hiện được và có thực hiện cũng không triệt để.
Như vậy dù có dung hòa cả tư tưởng nhân quả bên trong và bên ngoài thì các nhà Jaina vẫn là những người có xu hướng hướng nhấn mạnh đến sự tác động nhân quả từ các yếu tố bên ngoài dẫn đến chối bỏ trách nhiệm luân lý cá nhân nơi con người trong tạo tác nhân quả. Thuyết Nghiệp của họ cho thấy họ không muốn chịu trách nhiệm về những việc mình làm vì khi hành độngthì tạo nghiệp nhưng nghiệp này là bắt buộc, con người gần như không có quyền lực để kiểm soát những hành động mà mình đã làm rồi. Và đến lúc đã tạo quả thì quả lại là cái gì đó cố định, con người đành phải chấp nhận.
Phật giáo là một trong ba phái triết học không chính thống có tư tưởng nhân quả có thể coi là nổi bật hơn cả trong tất cả các phái. Phật giáo đứng trên lập trường duy vậy và tinh thần sàng lọc tiếp thu khi phân tích vấn đề nhân quả. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo khắc phục được hạn chế trong các tư tưởng trước đó và tư tưởng này sẽ được trình bày sâu hơn ở các phần tiếp sau.
Vậy điểm khác nhau trong quan điểm về nhân quả giữa hai trường phái chính thống và không chính thống là phần lớn những phái triết học thuộc hệ chính thống dù thừa nhận nhân quả bên trong hay bên ngoài đều ít nhiều dựa vào những lực lượng siêu nhiên nhất định, do sự ảnh hưởng của tư tưởng thần hóa trong các kinh Veda, Upanisad. Họ thường gắn cho năng lực nhân quả của sự vật sức mạnh của yếu tố thần thánh khách quan bên ngoài chi phối như thần tối cao Brahman, Atman... Hoặc cũng có thể cho rằng nhân quả đó vốn có ở bên trong sự vật nhưng sở dĩ được khởi lên và làm được như vậy cũng là vì nhờ một sức mạnh siêu phàm gắn với các vị thần có tên gọi khác nhau ở từng quan niệm. Nếu so sánh với một số trường phái triết học phương Tây thì điểm giống của triết học Ấn Độ thời kì này là đều viện đến thần linh và những yếu tố sức mạnh siêu nhiên nhưng điểm khác ở đây là mặc dù vậy nhưng việc thần thánh hóa nhân quả của triết học Ấn Độ cổ đại không rơi vào quyết đinh
38
luận như phương Tây. Nếu ở một số trường phái triết học phương Tây viện đến vai trò tuyệt đối của thần thánh và cho đó là yếu tố chi phối duy nhất, yếu tố quyết định tất cả thì ở đây triết học Ấn Độ khi không thể giải thích được rõ ràng mọi quá trình nhân quả chằng chịt, đa chiều họ cho rằng đó là sức mạnh