Khái niệm nhân quả của Phật giáo

Một phần của tài liệu tư tưởng Phật giáo về nhân quả và một số ý nghĩa nhân văn của nó.PDF (Trang 56)

Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Mọi sự vật, hiện tượng đều được nảy sinh từ những sự vật, hiện tượng khác, trong đó cái sản sinh ra cái khác gọi là nguyên nhân, và cái được sinh ra từ đó là kết quả. Giữa quá trình chuyển hóa nhân thành quả có sự tác động của yếu tố duyên, nên nói đầy đủ phải là nhân – duyên – quả. Cứ có nhân và hội đủ duyên là tạo quả. Chính vì vậy mà các sự vật hiện tượng nằm trong mối tương quan nhân quả trùng điệp, mỗi sự vật hiện tượng có thể vừa là nguyên nhân lại vừa đồng thời là kết quả. Vì vậy mà quan hệ nhân - duyên - quả mang tính tất yếu khách quan, phổ biến và rất đa dạng.

phạm vi tổng quát, mọi sự vật hiện tượng đều bị chi phối bởi quy luật nhân quả. Ví dụ sự biểu hiện nhân quả ở những đối tượng phổ biến như những vật vô tri, các loài thực vật, động vật và ngay chính bản thân con người. Nhân quả trong những vô tri như nước bị lửa đốt thì nóng lên, bị gió thổi thì thành sóng, bị làm lạnh thì đông lại; mưa nhiều thì sinh ra lụt lội; nắng

56

lâu ngày thì sinh ra hạn hán, cháy rừng, mất mùa, đói kém... Nhân quả trong các loài động, thực vật như hạt sầu riêng tất yếu mọc thành cây sầu riêng, cây sầu riêng tất ra quả sầu riêng; gà đẻ ra trứng, trứng gà lại nở ra gà con và khi gà con lớn lên lại tiếp tục sinh ra trứng... Tuy nhiên quan niệm của Phật giáo về nhân quả nơi con người có phần phức tạp hơn. Trong con người tồn tại hai yếu tố là thể chất và tinh thần. Về phương diện thân tứ đại do tinh cha, huyết mẹ và nhiều phương diện thể chất (vật chất) tức là nhân tố môi trường và hoàn cảnh nuôi dưỡng. Trong đó cha mẹ là nhân; hoàn cảnh, môi trường là duyên; con người trưởng thành là quả. Tiến trình ấy lại tiếp tục diễn ra trong những thế hệ kế tiếp. Về phương diện tinh thần thì tư tưởng và hành vi trong quá khứ là nhân; điều kiện hoàn cảnh xã hội là duyên; những tính cách tốt và xấu là quả trong hiện tại; và tính cách tốt trong hiện tại lại tiếp tục làm nhân cho những tính cách của con người trong tương lai [xem 49, tr.17 – 22].

Nói như vậy để thấy Phật giáo quan niệm nhân quả là một quá trình chuyển hóa mang tính khách quan, tất yếu, có ở tất cả các sự vật hiện tượng đồng thời tùy nhân, duyên mà quả khác nhau do đó nhân quả còn mang tính đa dạng phức tạp.

Một phần của tài liệu tư tưởng Phật giáo về nhân quả và một số ý nghĩa nhân văn của nó.PDF (Trang 56)