Nhân quả Phật giáo từ lập trường tôn giáo nhân văn

Một phần của tài liệu tư tưởng Phật giáo về nhân quả và một số ý nghĩa nhân văn của nó.PDF (Trang 44)

Khi xây dựng tư tưởng nhân quả của mình đức Phật không chỉ đứng trên lập trường vô thần mà còn đứng trên lập trường nhân văn. Tính nhân văn trong triết học Phật giáo rất sâu sắc chính vì vậy nó làm nên nét đặc trưng của dòng triết học này. Tất cả các nội dung mà đức Phật đề cập đến đều xuất phát từ con người, lấy con người là mục tiêu, đức Phật là người luôn thấu hiểu và đặt niềm tin vào con người.

44

Khi giải thích về con người Phật giáo không cho rằng con người là thường hằng bất biến, con người cũng không phải là sản phẩm sáng tạo của một thế lực siêu nhiên nào cả. Con người cũng giống như các pháp khác trong thế giới, con người hình thành do sự kết hợp của các yếu tố nhân duyên và cũng sẽ mất đi khi sự kết hợp này không còn.

Con người là một pháp đặc biệt của thế giới. Con người gồm phần thể xác (sắc), kết hợp với phần tâm lý và ý thức (thụ, tưởng, hành và thức), tạo nên một hợp thể gọi là Ngũ Uẩn (Ngũ Uẩn nghĩa là 5 yếu tố được tích tụ). Phần thể xác gồm "sắc uẩn" là thần sắc, hình tướng được giới hạn trong không gian bằng xương, thịt, da, được tạo thành bởi 4 yếu tố vật chất, gọi là "tứ đại" bao gồm địa (đất), thủy (nước), hỏa (lửa), phong (gió) (đất tạo các phần cứng như xương, lông tóc, lục phủ, ngũ tạng; nước tạo chất lỏng: máu, mật, mồ hôi...; hỏa tạo thân nhiệt; gió tạo hơi thở, hơi khí trong cơ thể). Phần tâm lý hay tinh thần, ý thức gồm: thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Phần tâm lý bao giờ cũng dựa vào phần sinh lý hay nói cách khác, không thể có tinh thần, ý thức ngoài cơ thể vật chất. Con người cũng như mọi sinh vật, hiện tượng khác trong vũ trụ đều phải tuân theo quy luật; sinh - trụ - dị - diệt mà thực chất chúng chỉ là giả hợp của ngũ uẩn. Khi ngũ uẩn kết hợp lại thì gọi là sinh, khi ngũ uẩn tan ra thì gọi là diệt. Do đó, đạo Phật gọi con người là "ngã" (Atman) hay cái "ta" cũng chỉ là giả tướng không có thật - vô ngã.Đạo Phật không cho rằng con người đã chết là hết. Sau khi chết thì các yếu tố tan rã trở về thành ngũ uẩn ban đầu, khi gặp đủ nhân và duyên ngũ uẩn hợp lại thành một Ta, Ngã của kiếp khác. Đạo Phật giải thích con người sau khi chết bằng thuyết "nghiệp báo" (karma) và "luân hồi" (samsana). Con người ta là giả tưởng trong quá trình tồn tại (khi ngũ uẩn kết hợp) đã làm những việc thiện, việc ác, tạo ra "nghiệp". Theo quy luật nhân quả những việc làm thiện, ác đó sẽ là động lực, là nhân để tạo nên sự kết hợp của ngũ uẩn tiếp theo, tức là tạo ra Ta, Ngã mới. Cứ như thế kéo con người vào vòng luân hồi sinh tử không ngừng, từ đời này qua đời khác, từ kiếp này qua kiếp khác. Con người kiếp này phải chịu quả báo về những việc làm của họ làm ở kiếp trước. Con

45

người của quá khứ là nhân của con người hiện tại, con người hiện tại là nhân của con người trong tương lai. Con người ở kiếp này sinh là con người của kiếp trước diệt, nhưng con người ở kiếp này không phải là con người của kiếp trước và cũng không khác con người ở kiếp trước. Với lý thuyết nhân quả, nghiệp - nghiệp báo, đạo Phật cho rằng không có một hành vi thiện, ác nào của con người, dù là nhỏ bé, dù được bưng bít che đậy, cũng không tránh khỏi quả báo nếu đoạn kết "sinh nhân" thì còn quả báo sinh tử nữa.

Như vậy quan niệm trên của Phật giáo cho thấy con người thật ra cũng chỉ là sản phẩm của sự kết hợp hay tan rã của những yếu tố vật chất, con người cũng là vô thường và tham gia vào chuỗi nhân quả vũ trụ. Vậy thì sẽ không có chuyện con người là khác nhau như một số tôn giáo khác quan niệm. Không có con người sinh ra từ cao quý, không có con người sinh ra từ thấp hèn đặc biệt như sự phân biệt của giới Bà la môn lúc bấy giờ. Và con người dù giàu hay nghèo, đẹp hay xấu thì cũng đều phải tuân theo những quy luật của vũ trụ trong vòng sinh – trụ – dị – diệt, ai hành động như thế nào đều phải chịu phán xét của quy luật nhân quả luân hồi. Nếu thế sẽ không ai có quyền phân biệt đối xử với con người; con người là nguyên nhân và kết quả của chính mình.

Đạo Phật còn đưa ra thuyết “Tứ thánh đế” (bốn chân lý cao cả) gồm khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế để giải thích về cuộc đời và nguyên nhân đau khổ cũng như khả năng thoát khổ của con người.

1- Khổ đế là chân lý nói về nỗi khổ của đời người. Đạo Phật cho rằng "đời là bể khổ". Đức Phật khái quát nỗi khổ của con người thành tám loại cơ bản gọi là “Bát khổ”: sinh, lão, bệnh, tử; mong ước mà không đạt (cầu bất đắc); phải xa lìa người mà mình yêu thương (ái biệt ly); phải sống với người mà mình không ưa (oán tăng hội). Như vậy khổ đau là vô tận và tuyệt đối. Cuộc đời ngoài khổ đau không còn tồn tại nào khác. Ngay cái chết cũng không chấm dứt sự khổ, mà tiếp tục sự khổ mới. Phật ví sự khổ con người bằng hình ảnh: "Nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển" [xem 58, tr.249 - 258].

46

Đưa ra tư tưởng về khổ, Phật giáo cho thấy khổ này không tự nó xuất hiện. Nó có nguyên nhân của nó và đến lượt nó lại là nguyên nhân sinh ra cái khác. Khổ chẳng qua cũng là kết quả do sự kết hợp các nhân duyên mà thành. đâu cũng có sự kết hợp nhân duyên nên ở đâu cũng có khổ, vì có ràng buộc nhân duyên nên có khổ. Phật giáo chỉ ra cuộc đời này là khổ không phải là truyền bá tư tưởng bi quan mà muốn chỉ ra cho con người thấy bản chất thật của cuộc đời, của chính mỗi con người. Con người sống trên đời là khổ. Hiểu được điều này giúp con người không bị ảo tưởng, viễn vọng, biết tìm cách giải thoát mình khỏi khổ.

2-Tập đế là chân lý nói về nguyên nhân tạo sự đau khổ. Khổ chính là nguyên nhân của việc phải đi tìm nguồn gốc phát sinh sự xuất hiện khổ là do đâu (kết quả). Đạo Phật cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự khổ đau, phiền não là do "Thập nhị nhân duyên" tức là 12 nhân duyên tạo ra chu trình khép kín trong mỗi con người gồm vô minh - hành - thức - danh sắc - lục nhập - xúc - thụ - ái - thủ - hữu - sinh - lão - tử - ưu bi khổ não. Cụ thể của chuỗi 12 nhân duyên này là: Từ vô minh mà hành sinh; hành sinh dẫn đến thức sinh; thức sinh dẫn đến danh sắc sinh; danh sắc sinh dẫn đến lục nhập sinh; lục nhập sinh dẫn đến xúc sinh; xúc sinh dẫn đến thọ sinh; thọ sinh dẫn đến ái sinh; ái sinh dẫn đến thủ sinh; thủ sinh dẫn đến hữu sinh; hữu sinh dẫn đến sinh sinh; sinh sinh dẫn đến lão, tử sinh [xem 58, tr.258 - 261]. Trong đó: - Vô minh là ngu dốt, tối tăm, hiểu sai về các pháp hay nói cách khác vô minh là không thấy được nguyên lý duyên khởi, không thấy được vũ trụ vạn vật là vô thường, vô ngã từ đó dẫn đến tham ái, chấp thủ. Vô minh là nguyên nhân dẫn đến hành động.

- Hành là hoạt động tạo tác. Do trí tuệ bị vô minh che lấp mà phiền não nổi lên là nguyên nhân dẫn đến làm cho thân, khẩu, ý tạo ra các nghiệp (lành hay ác) là kết quả.

- Thức là do thân, khẩu, ý tạo tác ra nghiệp lành, dữ là nguyên nhân dẫn tới phải chịu quả báo và nhân mới ở kiếp sau là kết quả.

47

- Danh sắc chính là thân thể và biểu hiện hình thức của nó sau khi có quả báo. Quả báo là nguyên nhân, danh sắc là kết quả.

- Lục nhập gồm lục căn (6 căn) gồm mắt, mũi, tai, lưỡi, thân và ý để nhận biết được lục trần gồm sắc, thanh, hương, vị, cảm giác, tư duy là kết quả xuất phát từ nguyên nhân là có thân thể ở trên.

- úc là kết quả của sự tiếp xúc giữa lục căn và lục trần.

- Thọ là tri giác. Lục căn tiếp xúc với lục trần là nguyên nhân rồi lãnh thọ cảnh vui, buồn... là kết quả.

- Ái là ham muốn. Khi lãnh thọ cảnh vui là nguyên nhân thì sinh lòng ham muốn là kết quả, gặp cảnh không ưa là nguyên nhân thì khó chịu là kết quả, do đó thúc đẩy thân, khẩu, ý tạo tác nghiệp.

- Thủ là bảo thủ, giữ cái đã có, tìm cách để bảo thủ bản ngã của mình. Thủ là kết quả từ ái nảy sinh.

- Hữu là có. Thủ là nguyên nhân, hữu là kết quả. Nghĩa là theo luật nhân quả nên phải chịu cái do chính mình tạo nghiệp.

- Sinh là do có nhân hiện tại là ái, thủ, hữu tác nghiệp (nguyên nhân) nên đời sau phải có (sinh) để nhận quả nghiệp (kết quả).

- Lão tử là có sinh (nguyên nhân) tất có lão tử (kết quả) [xem 57, tr.48 - 56]. Tập đế chỉ ra rằng cái gì cũng có nguyên nhân của nó, không có cái gì là tự nhiên hay hư vô. Cũng như vậy nguyên nhân của nỗi khổ là do sự vận hành của 12 chi phần nhân duyên và sự khởi sinh của 12 chi phần nhân duyên này là do chính con người, bắt đầu từ con người. Vì Vô minh là mê hoặc, tối tăm, nhầm lẫn, ngu dốt, là trạng thái trí tuệ không đúng đắn nên con người không nhận thức được thực tướng bản chất của thế giới và của chính con người, cho nên sinh ra vọng tâm, chấp ngã, cho rằng có một cái Ta trường tồn và trên hết. Từ đó sinh ra vị kỷ, tham lam, dục vọng và có những hành động tương ứng. Những hành động đó tạo ra nghiệp, con người có 3 nghiệp: "thân nghiệp" là những nghiệp do hành động tạo ra; "khẩu nghiệp" là những nghiệp do lời nói, ngôn ngữ tạo nên; "ý nghiệp" là những nghiệp do ý nghĩ tạo nên. (Ví dụ sát sinh, trộm cắp, dâm dục, nói dối, nói hai mặt, nói khoác lác, nói thô

48

ác, tham lam, giận dữ, si mê...). Do tạo nghiệp, đặc biệt là nghiệp ác mà con người phải chịu đau khổ, không dứt ra khỏi vòng luân hồi sinh tử. Như vậy là do mê hoặc, tối tăm mà sinh ra nghiệp. Vì tạo nên nghiệp nên phải chịu quả khổ. Quá trình hoặc - nghiệp - quả (khổ) diễn đi diễn lại mãi, không chỉ trong một đời mà trong nhiều đời, nhiều kiếp [xem 58, tr.258 - 261]. Vậy nguyên nhân của khổ là do con người, từ con người chứ không phải từ thần thánh thượng đế nào hay cũng không có nỗi khổ là tất yếu gắn với từng lớp người như Bà La Môn và một số tôn giáo ở Ấn Độ lúc đó quan niệm.

3- Diệt đế là chân lý nói về sự diệt khổ. Đạo Phật quan niệm sự khổ do sự vận hành của thập nhị nhân duyên, trong đó gốc rễ sâu xa là vô minh. Vậy muốn diệt khổ phải đi ngược lại sự vận động của 12 nhân duyên, bắt đầu từ sự diệt trừ vô minh. Vô minh bị diệt, trí tuệ được bừng sáng hiểu rõ được bản chất của tồn tại, thực tướng của vũ trụ và của con người, không còn tham dục và kéo theo những hành động tạo nghiệp nữa, tức là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. [tham khảo 31, tr.43, (trích chương IV: 3 câu hỏi giải đáp về đạo Phật Việt Nam)]. Diệt đế chỉ ra con đường thoát khổ cho con người từ chính việc xóa bỏ nguyên nhân làm khổ khởi sinh. Chỉ cần con người không có những hành động sai để cho vô minh chuyển hóa thành chuỗi 12 nhân duyên thì con người không còn khổ, hay con người đang phải chịu khổ rồi thì có thể chấm dứt khổ bằng cách chấm dứt một trong số 12 nhân duyên để các yếu tố sau không theo đó mà sinh được nữa. Vậy thì con người ai cũng có thể nhận thức được điều này để quyết định lấy chính cuộc đời mình.

4- Đạo đế là chân lý nói về con đường tu tập phải theo để diệt khổ, thoát khổ. Đạo Phật chủ trương vừa lấy trí tuệ diệt trừ vô minh, phá vòng luân hồi sinh tử, vừa thực hành tu tập diệt trừ tham dục để chuyển nghiệp, đạt tới sự giải thoát. Đạo Phật đặt ra nhiều phép tu tập thực tiễn, trong đó quan trọng hơn cả là tu theo "Bát chính đạo" và "Tam học". "Bát chính đạo”. Đó là con đường tu hành tám điều chân chính: Chính kiến (là quan niệm chân chính về đạo nhất là lý thuyết Tứ diệu để có niềm tin vào sự giải thoát ); Chính tư duy (suy nghĩ chân chính nhất là ý nghĩa chân chính của Tứ diệu để lìa bỏ tham

49

dục); Chính ngữ (lời nói chân chính); Chính nghiệp (là hành động chân chính); Chính tinh tiến (tiến tới con đường tu hànhbỏ việc ác, làm việc thiện); Chính niệm (chỉ nghĩ về chính pháp, gạt bỏ những suy nghĩ sai lầm, những hành động bất chính); Chính định là giữ cho thân tâm vắng lặng, không vọng động để trí tuệ bừng sáng. “Tam học”: là giới - định - tuệ, là tiến trình tu hành để đạt tới sự giác ngộ. - Giới là những điều răn cấm, những quy định giúp người tu hành không phạm những lỗi lầm do thân, khẩu, ý tạo ra. Đạo Phật quy định nhiều giới cho các đối tượng tu hành. - Định là phương pháp giúp người tu hành không tán loạn thân tâm, nhờ đó mà loại trừ những ý nghĩ xấu, tư tưởng xấu, tạo điều kiện cho trí tuệ phát sáng. - Tuệ là người tu hành có trí tuệ sáng suốt đã diệt trừ được vô minh, tham dục, chứng ngộ được chúng sinh. Đạo Phật coi tam học, giới là quan trọng bậc nhất, vì có giữ giới thì tâm mới định, tâm có định thì tuệ mới phát sinh. Tuệ có phát sinh thì mới diệt trừ được vô minh, phiền não, mới "minh tâm, kiến tính" và thành Phật được [xem 58, tr.43 – 44]. Đạo đế chỉ ra phương pháp để con người có thể chấm dứt nỗi khổ cho mình. Bằng các phương pháp trên ai cũng có thể có hạnh phúc không phân biệt cao thấp, giàu nghèo. Đức Phật chỉ ra cho con người biện pháp thực tế và tích cực để con người làm theo. Đặc biệt các phương pháp này không có gì cao siêu, khó khăn, nó phù hợp với mọi đối tượng và dù là ai ở đâu cũng làm được.

Như vậy khi nghiên cứu về Tứ thánh đế bản thân đức Phật cũng đặt các vấn đề trong logic quan hệ nhân quả: khổ là nguyên nhân của việc đi tìm nguồn gốc của khổ (kết quả); khi tìm được nguồn gốc sinh ra khổ (nguyên nhân) thì kết quả là chỉ được ra khả năng diệt khổ; khi thấy được khả năng, mong muốn có thể diệt khổ (nguyên nhân) thì việc tuân theo các phương pháp tu tập có thể giúp con người thoát khổ là kết quả quá trình nghiên cứu của đức Phật.

Khi nghiên cứu về nhân sinh, Phật giáo còn đề cập đến vấn đề Luân hồi và giải thoát cũng đặt trong mối quan hệ nhân quả với các vấn đề nhân sinh trên. Khi sự vật và cả con người bị hủy diệt thì sẽ tái sinh vào kiếp khác, Phật

50

giáo gọi đây là luân hồi. Luân hồi theo tiếng Phạn là Samsara (có nghĩa là sự chuyển sinh, sự tái sinh, sự đi đến) trong đó nghĩa gốc luân là bánh xe, hồi là quay tròn dùng để diễn đạt đường sinh tử không có đầu, không có cuối, quay mãi như bánh xe xoay tròn. Với con người có sinh tử, luân hồi là do con người mê lầm không thấy bản chất đích thực của con người là vô ngã mà sinh ra chấp thủ, tham ái nên dẫn đến tạo nghiệp thiện ác khác nhau và phải chịu quả bằng tái sinh vào các kiếp khác cho đến khi nào trả hết quả thì thôi. Phật giáo cho rằng vì Nghiệp đã gây ra con người sau khi chết sẽ có thể tái sinh

Một phần của tài liệu tư tưởng Phật giáo về nhân quả và một số ý nghĩa nhân văn của nó.PDF (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)