Nghĩa của tư tưởng nhân quả Phật giáo từ góc độ tôn giáo

Một phần của tài liệu tư tưởng Phật giáo về nhân quả và một số ý nghĩa nhân văn của nó.PDF (Trang 69)

69

Nhân quả Phật giáo luôn đề cao tính thiện của con người. Nhân quả được Phật giáo chú trọng như quy luật hướng hành vi đạo đức và lối sống của con người đến con đường giải thoát khỏi khổ. Đó chính là ý nghĩa nhân văn độc đáo của tư tưởng nhân quả được đặt trong mối quan hệ với Nghiệp báo và Luân hồi.

Nhân quả Phật giáo cho thấy nhiều ý nghĩa ứng dụng tâm lý tôn giáo vào giáo dục đạo đức rất cụ thể:

Thứ nhất, hiểu rõ mối quan hệ nhân quả giúp con người tránh được mê tín dị đoan, tránh được những tin tưởng sai lầm vào thần quyền. Nội dung của thuyết nhân quả cho thấy hễ gieo nhân thì có quả. Những hoàn cảnh tốt xấu xảy ra đối với mỗi người hay gia đình không phải do một vị thần nào sinh ra và chi phối, cũng không có vị thần nào là tối cao có uy quyền thưởng phạt muôn loài. Hơn nữa, nhân quả còn cho thấy con người có thể là nạn nhân của chính mình vì hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây, mỗi người thông qua các hành động của thân (hoạt động ), khẩu (lời nói), ý (suy nghĩ) đã tự mình không ngừng tạo ra những nghiệp quả khác nhau theo cả chiều hướng tốt và xấu. Do đó, nếu hiểu được mối quan hệ nhân quả vô thần thì con người sẽ không cầu xin thần thánh một cách vô ích, không cúng bái hay có những hành động mê tín dị đoan nhằm viện đến sự chở che, giúp đỡ của thần thánh. Một khi hiểu rằng mọi hậu quả do chính mình gây ra, tự mình phải gánh chịu lấy không vị thần nào đe dọa và có sức mạnh trừng phạt cả thì họ càng hiểu ý nghĩa của tích nghiệp thiện của chính mình [tham khảo 49, tr.23].

Làm ác do ta

Làm cho ta nhơ bẩn do nơi ta Không làm ác do ta

Làm cho ta trong sạch c ng do nơi ta

Cả hai, nhơ bẩn và trong sạch, ch t y thuộc nơi ta

Không ai khác c thể làm cho ta trong sạch.” [xem 72, kinh Pháp Cú, (Dhamamapada) câu 165].

70

Thứ hai, quan niệm nhân quả Phật giáo đem lại lòng tin tưởng vào chính mỗi người. Khi đã biết cuộc đời mình là do nghiệp nhân của chính mình tạo ra, mình là người thợ tự xây dựng đời mình, mình là người sáng tạo thì con người sẽ tin tưởng ở chính mình. Bằng hành động, suy nghĩ và lời nói (thân, khẩu, ý) con người có thể thay đổi được cuộc đời của chính mình. Điều đó giúp con người có niềm tin, sức mạnh để hành động, ý chí vươn lên thay đổi số phận cuộc đời, hăng hái làm điều thiện. Ngoài nhân, quả còn có duyên là những điều kiện khách quan giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại cũng có những duyên ngăn cản, giảm, thậm chí dừng sức mạnh của nhân. Con người không thể thay đổi nhân xấu đã (trót) tạo ra (hữu thức hay vô thức) ở quá khứ nhưng có thể thay đổi quả ở hiện tại bằng cách tạo duyên lành để cải thiện quả xấu, quả dữ [xem 49, tr.23].

Thứ ba, quan niệm nhân quả còn giúp cho con người không bi quan, chán nản, mất ý chí phấn đấu để tích thiện, tự điều chỉnh được số mệnh của đời mình. Nói chung, một khi gặp khó khăn thất bại con người sẽ dễ rơi vào bi quan chán nản. Nếu đặt sai lòng tin nơi thần thánh sẽ tạo nên thói quen ỷ lại ở người khác. Nhưng khi biết mình là động lực của chính mình, và nguyên nhân chính của mọi thất bại hay thành công là ở chính mình thì con người sẽ không còn chán nản trách móc ai cả. Quan niệm này tránh cho con người thái độ sống tiêu cực, đổ tại số mệnh, buông xuôi, từ đó nuôi dưỡng và duy trì thái độ sống tích cực, lạc quan [xem 49, tr.24].

Và thứ tư, một ý nghĩa tích cực nữa của quan niệm nhân quả như một lời khuyên con người nên lường trước hệ quả trước khi gây ra nhân. Về mặt đạo đức, quan niệm nhân quả có ý nghĩa khuyến cáo, cảnh báo con người nên cân nhắc trước những hành động việc làm của mình nhất là những việc xấu và có hại. Những người không nghĩ đến hậu quả mà cứ gieo nhân bừa bãi thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây cho mình nhiều điều phiền phức thậm chí ảnh hưởng đến cả sự sống còn của chính mình. Và điều mà Phật giáo nhấn mạnh nhất là con người phải dừng tạo nghiệp Đó là cách tốt nhất để chấm dứt nhân

71

quả và luân hồi, nó tốt hơn việc phải tạo các nghiệp thiện để sửa chữa, giảm nhẹ các nghiệp xấu đã gây ra [xem 49, tr.24 - 25].

Mỗi người khi hiểu và giác ngộ được quy luật nhân quả thì cá nhân sẽ tự mình thay đổi suy nghĩ, lời nói và hành động một cách tự giác, tỉnh táo. Tuy rằng mục đích cao nhất của Phật giáo không phải chỉ là khuyên con người làm việc thiện mà hướng đến việc giải thoát cho chính con người nhưng tác dụng cảm hóa của quan niệm nhân quả hướng con người đến cái thiện nhanh và tốt hơn cũng là một trong những cách giúp cho việc tiếp cận mục đích cao nhất đó dễ dàng hơn. Đây là một trong những ý nghĩa nhân văn tích cực của Nhân-quả Phật giáo.

2.2.2.. Một số ý nghĩa nhân văn của tư tưởng nhân quả Phật giáo ở Việt Nam trong một số khía cạnh văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.

Du nhập vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên, Phật giáo đã có hàng nghìn năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Giáo lý Phật giáo nhanh chóng ăn sâu, bén rễ vào đời sống tinh thần của người dân Việt Nam không chỉ bởi nó gần gũi với đời sống tâm lý tình cảm của con người, mà còn bởi giáo lý đó chứa đựng nhiều giá trị nhân bản, trong đó có giá trị của tư tưởng nhân quả. Tư tưởng nhân quả có sức thâm nhập mạnh mẽ và hết sức tự nhiên vào đời sống tinh thần của nhân dân thông qua các loại hình văn hóa, giáo dục, nghệ thuật. Các loại hình rất sinh động về hình thức biểu hiện và chứa đựng nhiều giá trị giáo dục sâu sắc.

Đời sống tinh thần phản ánh trực tiếp cuộc sống của nhân dân. Chính vì vậy mà các sinh hoạt xã hội được phản ánh trước nhất trong văn học nghệ thuật như ca dao, tục ngữ, thơ ca, hò vè, hay truyện kể, chèo, tuồng cải lương... là những hình thức gần gũi với đại bộ phận các tầng lớp nhân dân lao động. Đây là các loại hình văn học bình dân nhưng luôn có khả năng phản ánh cuộc sống một cách chân thật.

Với đặc trưng là nền sản xuất nông nghiệp lúa nước lâu đời nên đại bộ phận cư dân người Việt là những người nông dân thuần phác, gắn bó với ruộng đồng, làng xã, quê hươnng mình. Trong đời sống sản xuất canh tác lúa

72

nước ấy, kho tàng ca dao tục ngữ đã phản ánh cho thấy nhân quả Phật giáo là một tư tưởng có ảnh hưởng sâu sắc, và thậm chí nó còn được nâng lên tầm triết lý, chẳng hạn các câu tục ngữ: “Nhân nào quả nấy”; “ ieo gi gặt b o”; “ hiền gặp lành”; “Ác giả ác báo”; “ hậu gặp hậu ở bạc gặp bạc”... [5, tr.24]; hay “Công ai nấy nhờ, tội ai nấy chịu”; “Nhân nào quả nấy mảy máy không sai”; “ an oan tương báo”; “ n ngay n i thật mọi tật mọi lành”; “C ph c c phận”... [4, tr.453 – 465] cho thấy chúng đã trở nên quen thuộc và in sâu và tâm khảm mỗi người. Những câu tục ngữ này hàm chứa sự răn đe, khuyến cáo con người dù là ai cũng vậy sống ở đời phải theo lẽ phải, lấy cái thiện làm tôn chỉ. “Nhân nào quả nấy” là muốn nhấn mạnh đến tính tất yếu của hậu quả của hành động của mỗi người, ai gây nhân như thế nào thì đều phải chịu quả như thế ấy, ai cũng đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Và đối với các hành động bao giờ cũng có hai thái cực rất rõ ràng: gieo nhân lành ắt được quả lành, bằng ngược lại gieo nhân xấu tất phải nhận lấy kết quả khổ đau bất hạnh.

Khuyên ai ăn ở cho lành. Kiếp này ch ng gặp để dành kiếp sau”; “ hiền thì lại gặp lành. Những người nhân đức trời dành phần cho”; “Những người đức hạnh hiền hòa. Đi đâu c ng đư c người ta tôn s ng”; “Đạo trời báo ph c ch ng lâu. H là thiện ác đáo đầu ch ng sai”; “Đời ưa trả báo thì chầy. Đời nay trả báo thấy ngay nh n tiền”... [xem 4, tr.453 – 468]. Các câu ca dao nhắc nhở con người trước khi làm bất kỳ việc gì mỗi người hãy tự vấn lương tâm mình xem có nên làm hay không, làm như thế nào. Tuy rằng những câu ca dao tục ngữ này không hoàn toàn chuyển tải nội dung Phật giáo về lẽ sống một cách chính xác nhất, nhưng nó đã phản ánh một khía cạnh, một đặc tính nào đó của quy luật nhân quả tác động đến cuộc sống con người. Thậm chí ông cha ta còn chỉ ra hậu quả sâu xa hơn nữa để cảnh báo những ai không tin hoặc còn nghi ngờ mà cố tình làm trái luật nhân quả như: “ ột đời làm hại bại hoại ba đời”; “Đời cha ăn mặn đời con khát nư c”; “Đời cha đi hái hoa người. Đời con phải trả n đời thay cha” [xem 4, tr.465 – 466]. Hay khuyên rằng làm những việc tốt thì cũng không chỉ dừng lại ở hiện tại mà còn được

73

hưởng phúc ở tương lai như: “ ng cha kiếp trư c kh o tu. Nên sinh con cháu v ng d nghênh ngang”

Hay: “Cây anh thì lá c ng anh Cha m hiền lành để ph c cho con ừng cây rồi lại mừng cành Cây đức l m chồi, người đức l m con a vuông sánh v i bảy tròn

Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu” [xem 4, tr.457].

Những câu ca dao tục ngữ tuy bình dị đời thường nhưng bên trong lại chứa đựng những bài học làm người sâu sắc, với định hướng đến việc hình thành nhân cách con người biết phân biệt lẽ phải trái, đúng sai.

Bên cạnh phương tiện ca dao tục ngữ tư tư tưởng nhân quả còn được truyền tải thông qua thơ ca đặc biệt là truyện thơ. Trong dân gian còn lưu truyền các câu chuyện thơ rất tiêu biểu như “ uan m Thị Kính”,Quan m Diệu Thiện”... trog đó tiêu biểu hơn cả là tích truyện “ uan m Thị Kính”.

Trong truyện “ uan m Thị Kính”, nhân vật Tiểu Kính Tâm đã thể hiện trọn vẹn những đức tính cao quý trong xã hội đương thời. Tuy bị Thị Màu vu oan, làng nước phỉ nhổ, chịu bao điều tiếng thị phi và khổ cực nhưng Kính Tâm vẫn kiên nhẫn chịu đựng. Trong con người Kính Tâm hội tụ cả đức nhẫn nhịn, kiên trì, hy sinh và vượt lên trên tất cả là tấm lòng từ bi đối với con người, đối với cuộc đời. Qua lời đối đáp giữa hai thầy trò Kính Tâm và nhà sư tru trì chùa nơi Kính Tâm nương nhờ cho thấy Kính Tâm hiểu rất rõ tính công bằng bình đẳng ở đời “làm lành gặp lành” do vậy Kính Tâm đã không ngần ngại những lời dèm pha qua lại của làng nước mà hành động cứu lấy mạng người là con của Thị Màu, yêu thương chăm sóc đứa trẻ bằng cả tình thương và tấm lòng của mình cho đến lúc chút hơi thở cuối cùng. Đúng theo tinh thần nhân quả “gieo nhân nào gặt quả ấy”, ý nghĩa khuyến thiện, răn ác ở đây là dù cho có trải qua những ngày trầm luân khổ ải nhưng làm lành sẽ gặp lành, nên tránh dữ làm lành. Nhờ công tu của Thị Kính mà không chỉ cứu được đứa trẻ mà còn độ thoát cho cả nhà, cả nhà Thị Kính sum họp vui vầy. Người bình

74

dân công nhận rằng người nào đầy đủ lòng từ bi, nhẫn nhục thì người đó chắc chắn sẽ thành Phật cho nên nhân dân thường coi Kính Tâm như hình ảnh hóa thân của đức Quan Thế Âm Bồ tát.

Nếu truyện thơ uan m Thị Kính đề cao đức tính “Nhẫn nhục”, “Cứu độ” thì truyện thơ “Quan m Diệu Thiện” lại nhằm vào chữ “Hiếu” và lòng nhân. Nói về chữ Hiếu và chữ Nhân thì Diệu Thiện con gái thứ ba của vua Diệu Trang Vương nước Hưng Lâm xứ Tây Trúc vì mộ Phật pháp mà không chịu lấy chồng, đi tu ở núi Hương Tích bên Việt Nam nên bị vua cha giận đầy đọa cho đến chết. Nhưng sau khi hồn bà dạo qua 1 cửa ngục ở Diêm La, mục kích sự đau đớn vô hạn của sinh linh trong ngục tối, bà đã động lòng từ bi phát nguyện cứu rỗi khiến sinh linh được thoát khỏi ngục hình. Vì thế mà bà được hoàn trở lại dương thế. Vì ghét con đi tu mà vua đã sai người đốt chùa, giết sư, giết hại những con người vô tội. Do những hành động bạo ngược ấy nên trong kiếp hiện tại vua gặp quả báo mắc phải bệnh hiểm nghèo. Bà tu hành đắc đạo nên đã dùng thần thông giả chước cứu cha. Tác phẩm “Quan m Diệu Thiện” còn đưa ra hình ảnh cảnh giới đị ngục A tỳ – nơi trừng phạt những tội nhân mà tiêu biểu là những quan thần hại dân hại nước. Theo quan niệm của người dân Việt Nam những ai trong lúc sinh thời luôn làm những điều bất nghĩa, bất chính, gian tà thì sau khi chết họ sẽ bị giam cầm và trừng phạt dưới địa ngục A tỳ. Dẫu thực chất trong thâm tâm nhiều người không hề hiểu rõ thế nào là A tỳ và cũng chưa một lần đọc đến kinh điển của nhà Phật nhưng họ cũng hiểu được A tỳ là một nơi hết sức tàn nhẫn, tù túng và khổ đau. Thấy được quả báo ắt con người sẽ chùn bước trước những tội ác mình đã và đang gây nên. Câu chuyện như một lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng mà sâu sắc. Triết lý nhân quả của Phật giáo không phải là một tín điều cực đoan khiến con người sợ hãi mà nó như một lời khuyến cáo nhắc nhở hướng con người vươn đến một đời sống an hòa hạnh phúc. Sau này vua Trang Vương nhận ra lỗi lầm sửa chữa mà được Phật giúp chữa khỏi bệnh, cả vua và hoàng hậu đều ở lại tu tại Hương Tích. Thấy được điều sai quấy mà ăn năn hối cải là một hành động luôn được mọi người ca ngợi và trân trọng bởi lẽ “Nhân vô thập toàn”

75

không ai là hoàn hảo cả. Biết nhận ra sai lầm để khắc phục và sửa chữa vẫn là nhân tố quan trọng nhất trong cuộc sống. Phật giáo đề cao tinh thần hướng thiện, trừ ác nhưng cũng rất hoan nghênh tinh thần tự giác ngộ, biết tự nhận ra cái sai và biết phục thiện. Tinh thần này của Phật giáo phù hợp với tính nhân bản của người Việt Nam “quay đầu là bờ”.

Như vậy, các tác phẩm truyện thơ này cho thấy nét đặc sắc trong giáo lý nhân quả của Phật giáo không phải là rầy la hay trừng phạt mà luôn mở ra cho con người một hướng đi, một cơ hội để tự khắc phục và hoàn thiện nhân cách cho chính mình, hướng con người đến cái thiện cái tốt. nh hưởng từ tinh thần ấy người dân Việt Nam đã đúc kết cho mình quan niệm sống nhân từ và độ lượng “Đánh k chạy đi không ai đánh k chạy lại”. Những người biết phục thiện, hướng thiện luôn được xã hội hoan nghênh, đón nhận và trân trọng dù trong bất kỳ thời nào.

Khuyến thiện là cách thức và phương tiện để hướng tới giải thoát. Phật giáo khuyên răn con người lìa xa các điều ác và tổng kết thành quy luật cuộc sống “ hiền gặp lành”, “ ieo gi gặt b o”. Những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, thu hút được sự đón nhận của nhiều tầng lớp nhân dân. Triết lý nhân quả được lồng vào rất nhiều câu chuyện đặc sắc như: “Tấm Cám”, “Thạch Sanh Lý Thông”, “ n khế trả vàng”, “Cây tre trăm đốt”, “Sọ Dừa”; “Sự tích con mu i”, “K o cày trả n ”, “H t ăn giun”... [tham khảo 33]. Các câu chuyện với ý nghĩa đạo đức thì rất rõ ràng thể hiện qua nhiều tình tiết ly kỳ hấp dẫn cuốn hút từ đầu đến cuối. Lối kết cấu chung của các câu chuyện là người hiền

Một phần của tài liệu tư tưởng Phật giáo về nhân quả và một số ý nghĩa nhân văn của nó.PDF (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)