1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĂN SÁNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

35 9,6K 58

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Mục đích riêng Đối với đề tài, nhóm chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu với một số mục đích cơbản sau:  Sự quan tâm đến bữa sáng của sinh viên Ngoại thương  Tìm hiểu chung về cách thức ă

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Foreign trade university

BÀI TẬP LỚN MÔN : NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ

Đề tài thống kê : “ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĂN SÁNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG”

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Lớp tín chỉ: TOA301(1-1112).3_LT

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm số 20

+ Gồm các thành viên: Mã sinh viên.

Nguyễn Văn Hà ( Nhóm trưởng) 1001030112

Võ Anh Nam 1001030243

Phạm Thị Hồng Vân 1001030404

Chu Thị Minh Trang 1001030377

Lê thị Ngọc Anh 1001030042

Nguyễn Thị Phương 1001030282

Hà Nội, Ngày 20 Tháng 11 Năm 2011

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

I Mục đích nghiên cứu 4

1 Mục đích chung 4

2 Mục đích riêng 4

II Đối tượng, thời gian, không gian nghiên cứu 4

1 Đối tượng nghiên cứu 4

2 Thời gian nghiên cứu 4

3 Không gian nghiên cứu 4

III Nội dung nghiên cứu 4

IV Phương pháp nghiên cứu 5

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I – CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 5

1 Khái quát về hành vi người tiêu dùng 5

2 Tổng quan về bữa ăn sáng 6

3 Mô hình nghiên cứu 8

CHƯƠNG II – TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 8

1 Mẫu nghiên cứu 8

2 Các bước nghiên cứu 9

CHƯƠNG III – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

1.Thiết kế phiếu điều tra 9

2 Thu thập thông tin 11

3 Tổng hợp thông tin 11

4 Bảng, đồ thị thống kê 15

5 Các tham số thống kê 16

CHƯƠNG IV – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

1 Thông tin mẫu 17

2 Tình hình ăn sáng và mức độ quan tâm của sinh viên 20

3 Một số khó khăn ảnh hưởng đến viêc lựa chọn bữa sáng 29

KẾT LUẬN 30

I -Đánh giá về hành vi dùng bữa sáng của sinh viên 30

II-Một số giải pháp nâng cao bữa ăn sáng 31

III -Khó khăn, thuận lợi trong quá trình nghiên cứu 31

1 Khó khăn 31

2 Thuận lợi 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Bảng điểm đánh giá về mức độ đóng góp của các thành viên trong nhóm 34

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĂN SÁNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 35

Trang 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ : Cơ cấu mẫu theo giới tính 19

Biểu đồ : Cơ cấu mẫu theo khóa học 19

Biểu đồ : Cơ cấu mẫu theo chi tiêu 20

Biểu đồ : Nhu cầu ăn sáng 21

Biểu đồ : Mục đích ăn sáng 22

Biểu đồ : Mức độ quan tâm đến các yếu tố 22

Biểu đồ : Lựa chọn món ăn sáng 24

Biểu đồ : Lựa chọn nơi ăn sáng 25

Biểu đồ : Thời gian ăn sáng 25

Biểu đồ : Chi tiêu ăn sáng mỗi tháng của sinh viên 27

Biểu đồ : Chi tiêu mỗi bữa sáng của sinh viên 28

Biểu đồ : Sự tác động của các yếu tố đến việc lựa chọn bữa ăn sáng 29

Biểu đồ : Hành vi thay đổi bữa sáng của sinh viên 30

Biểu đồ : Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thay đổi bữa sáng của sinh viên… .31

Biểu đồ : đánh giá mức độ gặp khó khăn khi lựa chọn bữa ăn sáng 32

Trang 4

2 Mục đích riêng

Đối với đề tài, nhóm chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu với một số mục đích cơbản sau:

 Sự quan tâm đến bữa sáng của sinh viên Ngoại thương

 Tìm hiểu chung về cách thức ăn sáng của sinh viên hiện nay

 Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn các món ăn sáng của sinh viên

 Đưa ra các giải pháp phù hợp với các hành vi dùng bữa sáng của sinh viên

II Đối tượng, thời gian, không gian nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài này, đối tượng mà chúng tôi hướng tới đó là các hành vi dùng bữasáng của sinh viên Ngoại thương

2 Thời gian nghiên cứu

Nhóm đã tổ chức họp nhóm, phân công việc bắt đầu từ ngày 29/10/2011 vàhoàn thành số liệu thống kê kết quả, phân tích kết quả làm tiểu luận ngày 20/11/2011

3 Không gian nghiên cứu

Đối với đề tài này, không gian nghiên cứu là 133 sinh viên Đại học Ngoạithương Hà Nội từ năm nhất đến năm tư, không phân biệt nam nữ

III Nội dung nghiên cứu.

Bữa ăn sáng là một bữa ăn chính quan trọng trong ngày, đây là bữa ăn đầu tiênsau một khoảng thời gian dài ngưng ăn 10-12 tiếng đồng hồ, từ bữa ăn tối hôm trướcnên cơ thể rất cần được nạp năng lượng Thông thường, chúng ta hoạt động nhiều vàobuổi sáng nên để bắt đầu một ngày mới đầy sức sống, cơ thể rất cần được cung cấpnăng lượng và dưỡng chất Một bữa ăn sáng thích hợp sẽ tạo điều kiện khởi động chomột ngày mới, nạp năng lượng trong cả một ngày làm việc Bỏ qua bữa ăn sáng sẽ

Trang 5

dẫn đến hạ đường huyết, giảm khả năng tập trung làm việc và học tập, khả năng sángtạo cũng giảm.

Chính vì vậy, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu hành vi dùng bữa sáng của sinh viên ĐH Ngoại thương” để nghiên cứu Đây cũng chính là mối

quan tâm đối với sinh viên ĐH Ngoại thương cũng như các nhà cung cấp dịch vụ bởithời gian buổi sáng của sinh viên là rất gấp rút, một số sinh viên chưa nhận thức đượcvai trò của bữa sáng hay có nhiều yếu tố tác động đến bữa sáng của sinh viên

Kết quả việc nghiên cứu hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên trường Đại họcNgoại thương sẽ là nguồn thông tin hữu ích đối với những người phục vụ bữa điểmtâm cho sinh viên, giúp họ hiểu được mối quan tâm và những mong muốn của cácbạn để từ đó có thể đáp ứng nhu cầu về bữa ăn sáng của sinh viên

IV Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài: “ Nghiên cứu hành vi dùng bữa sáng của sinh viên đại học Ngoạithương”, chúng tôi đã lựa chọn một số phương pháp thống kê đặc trưng để nghiêncứu Cụ thể:

+ Phương pháp 1: Thiết kế phiếu điều tra.

+ Phương pháp 2: Thu thập thông tin.

+ Phương pháp 3: Tổng hợp thông tin.

+ Phương pháp 4: Bảng, đồ thị thống kê.

+ Phương pháp 5: Các tham số phân tích thống kê.

NỘI DUNG

CHƯƠNG I – CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

1 Khái quát về hành vi người tiêu dùng

Hành vi tiêu dùng là hành động của một người tiến hành mua và sử dụng sảnphẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và saukhi xảy ra hành động ( theo Phillip Kotler)

Đứng dưới góc độ là người cung cấp dịch vụ, nghiên cứu hành vi của người tiêu dùngvới mục đích nhận biết các đặc điểm cá nhân, sở thích, nhu cầu, khách hàng của mình

Trang 6

là ai? Mua khi nào và quan tâm những gì? thì cần phải biết mô hình hành vi ngườitiêu dùng.

2 Tổng quan về bữa ăn sáng

2.1 Khái niệm

Bữa ăn sáng hay còn gọi là bữa sáng, bữa lót dạ hay bữa điểm tâm là bữa

ăn đầu tiên trong ngày, thường là vào buổi sáng sau khi thức dậy với thực đơn thườnggồm những món thức ăn nhanh, nhẹ kèm theo các món tráng miệng và giải khátnhư trà, sữa, cà phê, nước giải khát Mỗi một quốc gia, dân tộc, vùng miền, mỗinền văn hóa trên thế giới đều có những bữa điểm tâm đa dạng theo cách khác nhau Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhấttrong ngày và là nền tảng để cung cấp dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khoẻ nhiều nhàdinh dưỡng đã xác định được giá trị của bữa ăn nhanh vào buổi sáng, bữa ăn sángchiếm 30 - 40% tổng năng lượng cả ngày nên cần phải là bữa ăn đầy đủ dưỡng chấtnhất Thiếu ăn sáng có thể sẽ gây hậu quả bất lợi đến các hoạt động cơ thể và tinhthần trong suốt một buổi sáng

2.2 Vai trò

Bạn nhịn bữa sáng và đến trưa, do đói cồn cào, bạn ăn ngấu nghiến để bù lại?Nếu có thói quen này, hãy bỏ ngay vì cơ quan tiêu hóa của bạn sẽ phải làm việc quátải vào buổi trưa, việc tiêu hóa và hấp thu sẽ kém hiệu quả, không thể bù đắp sự thiếuhụt năng lượng sau một đêm dài và nửa ngày làm việc

Theo những nghiên cứu khoa học, bữa ăn sáng tốt không chỉ mang lại cho cơthể được thon mảnh mà còn giúp cơ thể tránh được một số nguy cơ mắc bệnh như:tim mạch, tiểu đường, ung thư đường ruột…Các chuyên viên ẩm thực cho biết, não

bộ hoạt động rất mạnh vào lúc 10h đến 12h và nó phải lấy “nhiên liệu” từ bữa ănsáng Có thể nói, bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất và là nền tảng để cung cấpdinh dưỡng có lợi nhất cho cơ thể

Vì sao không nên bỏ bữa ăn sáng?

Bữa sáng có vai trò rất quan trọng

+Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động: Sau giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta

thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng Bữa sáng với đầy đủ các dưỡng chất là cách tốtnhất cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động trong ngày Năng lượng được cơ thể thunhận từ bữa sáng, sẽ giúp chuyển hoá và trao đổi chất trong cơ thể Nhờ đó các cơquan trong cơ thể sẽ “năng động” và “hăng hái” hơn

+Tăng cường trí não: Các tế bào thần kinh tiêu thụ năng lượng rất nhiều, vì thế,

nếu để não đói, khả năng tư duy và ghi nhớ sẽ giảm sút Để não hoạt động tốt hơn,bạn cần ăn sáng với các thực phẩm như ngũ cốc, rau quả có nhiều chất xơ, thực phẩmgiàu protein, hạn chế các món ăn có hàm lượng đường và chất béo cao

Trang 7

+Ngừa ung thư và các bệnh tim mạch: Bữa ăn sáng sẽ giúp hệ tuần hoàn hoạt

động tốt hơn, quá trình trao đổi chất cũng triệt để hơn, từ đó sẽ giảm được các nguy

cơ gây ra bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư… Bữa sáng nhiều rau quả và ngũ cốc làbữa sáng lý tưởng nhất, vì rau quả và ngũ cốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh timmạch, ung thư và các bệnh mạn tính khác

Giảm cân: Khi chúng ta ăn vào, cơ thể sẽ diễn ra quá trình trao đổi chất, đây cũng là

lúc cơ thể bắt đầu tiêu hao calo Sau bữa ăn sáng, quá trình tiêu thụ calo diễn ra mạnhnhất, vì thế ăn sáng được xem là một trong những biện pháp giảm cân hữu hiệu

Những người thường xuyên không ăn sáng rất dễ rơi vào tình trạng:

+Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp: Do nguồn năng lượng ở mức rất

thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tìnhtrạng quá sức Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưabạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến

hệ tiêu hóa Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút

+Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc: Không ăn sáng ảnh hưởng nhiều đến năng

suất làm việc do bụng đói cồn cào, dạ dày co bóp nhiều sẽ làm bạn không tập trungđược vào công việc

+Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa: Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị

tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày Do ruộtrỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội

để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi

+Béo phì: Buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn

để có đủ năng lượng Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn

sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng,lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều Kết cục bạn sẽ mắc bệnh béo phì

+Nhanh lão hóa: Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường

và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mấtdinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt

Nếu nhịn ăn sáng hoặc chỉ ăn qua loa, bạn sẽ không cung cấp đủ năng lượng vàcác chất dinh dưỡng cho cơ thể Vào giữa hay cuối buổi sáng, đường huyết sẽ hạ làmbạn mệt mỏi, hoa mắt, năng suất lao động kém, dễ bị sai sót trong công việc Họcsinh, sinh viên đến lớp buổi sáng nếu bụng lép kẹp sẽ học kém tập trung, hay buồnngủ, thèm ăn quà vặt lúc nghỉ giữa giờ Tế bào não đặc biệt nhạy cảm với sự thiếu hụtôxy và các chất dinh dưỡng Nếu không ăn sáng, tình trạng đói có thể gây hại choviệc duy trì chức năng não, dẫn đến tình trạng kém linh hoạt, nhanh nhạy và chínhxác

2.3 Thực trạng

Trang 8

Hiện nay tình trạng sinh viên bỏ bữa sáng trở nên rất phổ biến có 3 nguyên nhânchính dẫn đến tình trạng này đó là không có thời gian, do thói quen không ăn sáng,hoặc thói quen ngủ dậy muộn.

Hầu hết sinh viên Ngoại thương nói riêng và các sinh viên đại học, cao đẳng nóichung đều không có thời gian ăn sáng và vì thế họ thường bỏ bữa sáng

Rất nhiều người có thói quen ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy (khoảng 5h – 6h) vàcho rằng làm như vậy sẽ kịp thời bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể saumột giấc ngủ dài

Tuy nhiên, ăn sáng quá sớm không những không tốt cho cơ thể mà còn gây hạicho đường ruột Ngay sau khi ngủ dậy nên uống nước để bổ sung lượng nước đã tiêuhóa hết trong giấc ngủ dài, 20 – 30 phút sau ăn sáng là thích hợp Tốt nhất nên ănsáng sau 7h sáng để đạt hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cao nhất

Trong khi đó, cũng có một số lượng lớn sinh viên ăn sáng quá muộn Với thựctrạng ngủ ngày cày đêm của nhiều bạn sinh viên Ngoại thương hiện nay thì bữa sángthường được bắt đầu vào lúc 8, thậm chí 9 giờ sáng

3 Mô hình nghiên cứu.

CHƯƠNG II – TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

1 Mẫu nghiên cứu

Đặc điểm người mua

Độ tuổiGiới tínhThu nhậpNhận thức nhu cầu Vì sao bạn lựa chọn món ăn này?

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các phương

ánGiá cả

Vị trí

Ai ảnh hưởng

đếnyết định mua?

Quyết định mua

Hành vi sau khi mua Không hài lòng

Hài lòng Rất hài lòng

Trang 9

Tổng thể mà chúng tôi nghiên cứu là toàn bộ sinh viên của trường Đại họcNgoại thương Tuy nhiên, với sự khan hiếm về nhân lực cũng như khả năng tài chính,nhóm chúng tôi chỉ chọn mẫu ngẫu nhiên 133 sinh viên của trường Đại học Ngoạithương Với mẫu ngẫu nhiên này, nó đã có vai trò to lớn trong qua trình phục vụchúng tôi nghiên cứu về đề tài này.

Mẫu ngẫu nhiên được chọn trên cơ sở khánh quan Nó hội tụ đầy đủ mọi sinhviên của bốn khoá ( từ khoá 47 đến khoá 50) của trường Đại học Ngoại thương

2 Các bước nghiên cứu

Để xây dựng được đề tài này, nhóm chúng tôi đã trải qua các bước nghiên cứu cụthể như sau:

1 Họp nhóm để cùng nhau tìm kiếm thông tin, xây dựng phiếu điều tra

2 Xây dựng phiếu điều tra và bước đầu xác định mẫu nghiên cứu

3 Tổng hợp, chỉnh sửa bổ sung phiếu điều tra

4 Phát phiếu điều tra để thu thập thông tin

5 Tổng hợp các kết quả thu được từ phiếu điều tra

6 Xử lý số liệu

7 Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu

8 Thành lập tiểu luận

CHƯƠNG III – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Thiết kế phiếu điều tra

Phiếu điều tra của nhóm chúng tôi là tập hợp các câu hỏi về hành vi dùng bữasáng của sinh viên Ngoại thương, được sắp xếp theo một thứ tự nhất định

Như chúng ta đã biết, có rất nhiều loại phiếu điều tra được sử dụng để điều tra,thu thập thông tin Ví dụ như trong cuộc tổng điều tra dân số, người ta đã xây dựnghai loại phiếu điều tra: phiếu hộ và phiếu cá nhân Với đề tài này, nhóm chúng tôi đã

sử dụng loại phiếu điều tra cá nhân

Về mặt nội dung, chủ yếu kết quả thu thập từ phiếu điều tra là cơ sở cho việcnghiên cứu, làm rõ đề tài Do đó, nội dung của phiếu điều tra được dựa trên cơ sở củamục đích cũng như nội dung nghiên cứu của đề tài Sau một thời gian họp nhóm,chúng tôi đã thiết kế được một phiếu điều tra gồm 14 câu hỏi phục vụ cho đề tàinghiên cứu và các đáp án được đưa ra với nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề cầnnghiên cứu Nội dung bảng câu hỏi bao gồm các phần chính:

Trang 10

+Tìm hiểu về nhu cầu ăn sáng của sinh viên.

+Tìm hiểu về cách thức ăn sáng của sinh viên

+Những yếu tố tác động đến việc ăn sáng

+Một số khó khăn mà sinh viên thường gặp phải khi lựa chọn một bữa ăn sáng

Về mặt hình thức, phiếu điều tra được xây dựng với hình thức 100% là các câuhỏi đóng Chúng là những câu có sẵn các câu trả lời Sinh viên tuỳ theo dạng câu hỏi

mà chọn một hay nhiều đáp án Hình thức này rất dễ dàng để cho các bạn sinh viênlựa chọn cũng như hỗ trợ cho việc tổng hợp kết quả nghiên cứu

Trong phiếu điều tra, chúng tôi cũng đã kết hợp nhiều thang đo khác nhau: thang

đo định danh, thang đo thứ bậc và thang đo khoảng

Thang đo định danh là loại thang đo sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính, mà các

biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kém, khác biệt về thứ bậc, không theo một trật

tự xác định nào

Ví dụ câu 1: Bạn có thường xuyên ăn sáng không?

Thang đo thứ bậc là loại thang đo cũng được sử dụng cho các tiêu thức thuộc

tính song các biểu hiện của dữ liệu có sự hơn kém, khác biệt về thứ bậc

Ví dụ câu 6: Bạn hãy cho biết mức độ quan tâm của bạn đến các yếu tố sau về bữa

ăn sáng?( Đánh dấu x vào ô chọn tương ứng)

Yếu tố Rấtquan tâm Quantâm BìnhthườngÍt quantâm Khôngquan tâmYếu tố hợp khẩu vị

Giá cả hợp lý

Yếu tố dinh dưỡng trong món ăn

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Thái độ phục vụ của người bán

Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau nhưng không có

điểm gốc là 0

Trang 11

Ví dụ câu 7: Yếu tố nào tác động đến việc lựa chọn bữa sáng của bạn.( Sắp xếp theo

mức độ quan tâm từ cao đến thấp Cao nhất là 1, thấp nhất là 5) ?

Sở thích Giá cả hợp lý Chất lượng bữaăn Nơi bán thuậntiện Chất lượng vệsinh

2 Thu thập thông tin

Để thu thập thông tin trong điều tra thống kê, người ta có thể sử dụng nhiềuphương pháp điều tra khác nhau như phương pháp đăng ký trực tiếp hay phươngpháp phỏng vấn Nhóm chúng tôi đã lựa chọn phương pháp điều tra phỏng vấn để xâydựng đề tài này cụ thể là phỏng vấn gián tiếp Nhóm chúng tôi thực hiện phát cácphiếu điều tra tới các khóa 47 đến 50 của trường đại học Ngoại Thương Các bạn sinhviên sẽ được nhận phiếu điều tra câu hỏi từ các điều tra viên của chúng tôi Sau khihướng dẫn các bước trả lời thì mỗi sinh viên tự ghi câu trả lời của mình và gửi lạiphiếu điều tra cho chúng tôi Có thể nói quá trình hỏi – đáp được thông qua một vậttrung gian đó là phiếu điều tra Với phương pháp phỏng vấn gián tiếp như thế nàychúng tôi cũng đã có được các điều kiện thuận lợi nhất đinh song cũng gặp phải một

số khó khăn

Ưu điểm:

Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là dễ tổ chức, có chi phí điều tra thấp, chiphí tăng thêm thấp, có thể tiết kiệm được điều tra viên nên có thể dễ dàng thu thập dữliệu định lượng với số lượng lớn Thuận lợi cho người trả lời điều tra có thời gian đểsuy nghĩ kỹ câu trả lời Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể giảm thiểu được sự tácđộng của các yếu tố chủ quan trong quá trình thu thập thông tin

Nhược điểm:

Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi phiếu là không cao vì thường không phải tất cả nhữngngười nhận bản câu hỏi để trả lời và trả lại cho nhà nghiên cứu, có khả năng người trảlời không điền hết phiếu điều, bỏ trống nhiều mục Nội dung nghiên cứu bị hạn chế,hầu như không thể mở ra các khía cạnh mới của vấn đề điều tra và thu thập thông tin.Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là khó có thể kiểm tra, đánh giá kiểm tra

độ chuẩn xác của các câu trả lời Nhiều người có thể hiểu câu hỏi khác với ý nghĩađặt ra bởi nhà nghiên cứu

Để khắc phục những nhược điểm đó và nâng cao chất lượng thu thập thông tinthu được nên chúng tôi đã lựa chọn người được hỏi là những người có trình độ vănhóa cao, có ý thức trách nhiệm va tự giác Phiếu điều tra ngắn gọn, hệ thống các câuhỏi rõ rang, dễ hiểu và dễ trả lời Ngoài ra còn thiết lập hộ thống phân phát và thu hồiphiếu hợp lý, làm việc có hiệu quả, tránh để bị thất lạc phiếu

Trang 12

Tổng hợp thông tin cũng có nhiều hình thức tổng hợp như: tổng hợp từng cấp,tổng hợp tập trung Trong giới hạn đề tài này, nhóm chúng tôi đã sử dụng hình thứctổng hợp tập trung để nghiên cứu.

Sau quá trình tổng hợp dài, nhóm chúng tôi đã có một số kết quả tổng hợp được bướcđầu như sau:

II Kết quả cụ thể (Đơn vị: số phiếu)

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5

Câu 6

Hợp khẩu vị

Gía cả hợp lý

Dinh dưỡng

Chất lượng

vệ sinh

Thái độ phục vụ

Trang 13

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Sở

thích

Gía cả hợp lý

Chất lượng bữa ăn

Nơi bán thuận tiện

Chất lượng vệ sinh

II Tỷ lệ phần trăm các câu: (Đơn vị: %)

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5

Câu 6 Hợp

khẩu vị

Gía cả hợp lý

Dinh dưỡng

Chất lượng vệ sinh

Thái độ phục vụ

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Sở

thích

Gía cả hợp lý

Chất lượn

g bữa ăn

Nơi bán thuận tiện

Chất lượn

g vệ sinh

Trang 14

Các số liệu trên chỉ là các số liệu thô,từ đây giúp cho nhóm chúng tôi đi sâuphân tích xử lý số liệu để làm được một cách rõ rang nhất về đề tài.

4 Bảng, đồ thị thống kê

Sau khi tổng hợp các số liệu thống kê, muốn phát huy tác dụng của nó đối vớigiai đoạn phân tích thống kê, cần thiết phải trình bày kết quả tổng hợp theo một hìnhthức thuận lợi nhất cho việc sử dụng sau này Các hình thức đó chính là bảng thống

kê và đồ thị thống kê

1 Địa điểm ăn sáng của sinh viên

Số Phiếu Tỷ lệ phần trăm chiếmtrong tổng thể

2 Tình hình chi tiêu hàng tháng của sinh viên

Trị số giữa( đồng) Số phiếu Phần trăm(%)

Trung bình chi tiêu hàng tháng của sinh viên:1.861.000 đồng

Trang 15

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả cótính chất quy ước các tài liệu thống kê Khác với các bảng thống kê chỉ dùng các con

số, các đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc

để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng Vì vậy, người đọckhông cần mất nhiều công đọc con số mà vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu mộtcách dễ dàng, nhanh chóng

Dựa trên các ưu điểm của đồ thị thống kê, chúng tôi đã sử dụng một cách linh hoạt vàđang dạng các loại đồ thị thống kê để làm rõ đề tài nghiên cứu

Chẳng hạn như khi nghiên cứu cơ cấu mẫu theo giới tính, biểu đồ diện tích đã được

sử dụng:

Cơ cấu mẫu theo giới tính

Nam 41%

ít quan tâm Không quan tâm

5 Các tham số thống kê

Trang 16

5.1 Tham số đo mức độ đại biểu

Đối với đề tài này, số bình quân cộng được áp dụng để tính một số vấn đề như

- Chi tiêu trung bình hàng tháng của sinh viên

- Thời gian giành cho việc ăn sáng

- Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc hai của phương sai

Là một trong những chỉ tiêu hoàn thiện nhất để đo độ biến thiên tiêu thức củamột tổng thể hoặc so sánh độ biến thiên của các tổng thể cùng loại

Dùng nhiều trong các phân tích thống kê

Cho biết sự phân phối của các lượng biến trong một tổng thể (dựa vào định lýChebyshev)

CHƯƠNG IV – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin mẫu

1.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính

Trang 17

Mẫu được nghiên cứu có sự tương đồng về tỷ lệ nam và nữ( tỷ lệ nam chiếm41%, nữ chiếm 59%).Từ số liệu thống kê có thể đánh giá khách quan được tổng thểmẫu nghiên cứu Tỷ lệ nam nữ khá xấp xỉ nhau tạo điều kiện cho thống kê, đánh giámột cách chính xác hơn.

1.2 Cơ cấu mẫu theo khoá học

Cơ cấu mẫu theo khóa học có 23% là sinh viên năm 1, 32% sinh viên năm 2,26% sinh viên năm 3 và 19% sinh viên năm 4 Mẫu nghiên cứu đủ cả sinh viên cáckhóa của trường Đại Học Ngoại Thương nên việc nghiên cứu hành vi dùng bữa ăn

Ngày đăng: 15/03/2015, 20:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w