Đặt vấn đề Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và là hậu quả của sự tiếp xúc lâu ngày với các chất và khí độc hại [54], [55]. Quá trình viêm, mất cân bằng của hệ thống proteinase, anti – proteinase, sự tấn công của các gốc ôxy tự do, làm phá huỷ cấu trúc đường thở cũng như là nhu mô phổi dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và nay vẫn đang là một thách thức lớn về sức khoẻ đối với y học toàn cầu, vì tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong ngày càng gia tăng, kèm chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế của bệnh. Các nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (Global hurden of disease study) dưới sự bảo trợ của TCYTTG và Ngân hàng thế giới cho thấy, trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 600 triệu người mắc COPD. Tỷ lệ mắc ước tính khoảng 9,34/1000 ở nam giới và 7,33/1000 ở nữ giới [54]. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây từ các cuộc điều tra của các quốc gia ở châu âu cho thấy, tỷ lệ mắc vào khoảng 80 – 100/100.000 dân ở những vùng có tỷ lệ hút thuốc lá cao. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang là gánh nặng bệnh tật, là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 12 và dự đoán sẽ vươn lên đứng hàng thứ 5 trong năm 2020 [16], [55]. Tỷ lệ tử vong do COPD cũng gia tăng theo thời gian, năm 1990 trên thế giới có khoảng 2,2 triệu người chết vì COPD chiếm 8% tổng số người chết do bệnh tật là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trong nguyên nhân gây tử vong. Năm 2000 có 2,7 triệu người chết vì COPD [51]. Hiện nay COPD đang là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5. TCYTTG dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng 3 – 4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 COPD sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 [27], [55]. Với tính chất tiến triển trầm trọng như vậy COPD đang trở thành mối lo ngại về sức khoẻ và là mục tiêu quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. COPD dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp và việc điều trị mang lại kết quả rất hạn chế. Người bệnh bị tàn phế về hô hấp thường bị lệ thuộc, kém vận động, kém giao tiếp và thay đổi khí chất, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng trầm trọng. Theo quan điểm hiện nay COPD không còn được xem là bệnh hô hấp đơn thuần mà được xem là bệnh toàn thân. Điều trị COPD trong giai đoạn ổn định đn được GOLD (2006) nêu rõ bao gồm sự kết hợp giữa điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc. Điều trị không dùng thuốc là chương trình phối hợp cai nghiện thuốc lá và phục hồi chức năng, đn được nghiên cứu và áp dụng nhiều nơi trên thế giới và đem lại kết quả rất khả quan. ở Việt Nam cũng đn có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về tác dụng của tập thở đối với sức khoẻ nói chung và với các bệnh hô hấp nói riêng. Tuy nhiên việc áp dụng mới chỉ dừng ở các bài tập thở để phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân, phần lớn bệnh nhân COPD được kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc, tư vấn bỏ thuốc lá,... Một số ít được tư vấn tập thở, nhưng chưa được tổ chức thành một Chương trình điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân COPD phù hợp với điều kiện Việt Nam.Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Xây dựng Chương trình điều trị phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương. 2. Bước đầu đánh giá hiệu quả của Chương trình điều trị phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD giai đoạn II trở lên tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương.