Khả năng vận động qua nghiệm pháp đi bộ 6 phút

Một phần của tài liệu Bước đầu xây dựng và đánh giá hiệu quả “chương trình điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh COPD” tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương (Trang 76 - 78)

Đo khả năng gắng sức của ng−ời bệnh nhằm đánh giá các biện pháp can thiệp hay chế độ điều trị trong các bệnh lý tim - phổi, ng−ời ta có thể dùng các nghiệm pháp gắng sức thực hiện trong các phòng tập trang bị hiện đại (đo l−ờng thông khí phút, kiểu thở, l−ợng khí oxy tiêu thụ, l−ợng khí cacbonic tạo thành, độ bno hoà oxy…) hoặc sử dụng các nghiệm pháp đơn giản nh− các nghiệm pháp đi bộ (walking test). Theo GOLD 2006, các nghiệm pháp đo l−ờng khả năng gắng sức đ−ợc đánh giá là các biến số kết cuộc gần nh− là lý t−ởng đồng thời cũng có thể phản ánh khá toàn diện bệnh COPD nhờ vừa phản ánh chức năng tim - phổi vừa phản ánh chức năng của hệ x−ơng [38]. Hai nghiệm pháp đi bộ th−ờng đ−ợc sử dụng là nghiệm pháp đi bộ 6 phút và nghiệm pháp đi bộ con thoị So sánh với nghiệm pháp đi bộ con thoi, nghiệm pháp đi bộ 6 phút an toàn hơn, dễ thực hiện và dễ dung nạp hơn đồng thời gần gũi hơn với các hoạt động th−ờng ngày của ng−ời bệnh [34], [64]. Kỹ thuật thực hiện nghiệm pháp đi bộ 6 phút đn đ−ợc chuẩn hoá và h−ớng dẫn thực hiện trong tài liệu chính thức của Hội lồng ngực Hoa Kỳ năm 2002 [18].

Sự cải thiện khả năng gắng sức của bệnh nhân COPD sau ch−ơng trình ĐTPHCNHH đ−ợc phản ánh bởi sự cải thiện rõ rệt khoảng cách đi bộ 6 phút ở những bệnh nhân thuộc nhóm can thiệp, cả khi so sánh trong từng nhóm hay so sánh giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp. Loại hình tập luyện vận động trong ch−ơng trình ĐTPHCNHH theo thiết kế của chúng tôi là đạp xe lực kế và nâng tạ tự do, không giống với mô hình trong nghiệm pháp đi bộ 6 phút là đi bộ trên mặt phẳng, vì thế hiệu quả đạt đ−ợc sau 8 tuần vận động luyện tập có lẽ do tác động trên sức bền cơ thể và khả năng thích nghi với tình trạng gắng sức. Hầu hết các thử nghiệm lâm sàng về ch−ơng trình ĐTPHCNHH có sử dụng nghiệm pháp đi bộ 6 phút hoặc nghiệm pháp đi bộ 12 phút nh− một chỉ số l−ợng giá đều ghi nhận có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê.

Các nghiên cứu của Cockcroft và cộng sự (1981) [30], Goldstein và cộng sự (1194) [39] đều cho thấy có sự cải thiện khoảng cách đi bộ 6 phút sau khi tham gia ch−ơng trình ĐTPHCNHH có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu của ểHara (1984)[57], Niederman (1991) [56] cho thấy cải thiện khoảng cách đi bộ 12 phút đi bộ sau ch−ơng trình phục với p < 0,01. Tác giả Wijkstra và cộng sự (1994) [74] sử dụng nghiệm pháp đi bộ con thoi thay cho nghiệm pháp đi bộ 6 phút để đánh giá khả năng gắng sức của ng−ời bệnh cũng cho thấy có sự cải thiện đáng kể. Tác giả Cote và Celli [32] sử dụng chỉ số BODE (BMI, Obstruction - FEV1, Dyspnea - phân độ khó thở MRC, Exercise - khoảng cách đi bộ 6 phút) nh− một chỉ số l−ợng giá sau ch−ơng trình phục hồi cũng nhận thấy khoảng cách đi bộ 6 phút - một thành phần trong chỉ số l−ợng giá chung - có sự cải thiện đáng kể với p<0,001. Nghiên cứu tổng hợp (metaanalysis) của Lacasse (1996) [49] trên 14 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của ch−ơng trình ĐTPHCNHH cho thấy khoảng cách đi bộ 6 phút cải thiện 75,7m, đạt đ−ợc sự cải thiện có ý nghĩa lâm sàng.

Một trong những điểm đặc tr−ng của ch−ơng trình ĐTPHCNHH là quan tâm đến việc phù hợp với từng cá nhân ng−ời bệnh. Vì vậy, khi khảo sát sự cải thiện khoảng cách đi bộ 6 phút giữa hai lần thực hiện nghiệm pháp, để đánh giá hiệu quả đạt đ−ợc của ch−ơng trình phục hồi đối với từng cá nhân, chúng tôi so sánh với sự khác biệt tối thiểu có ý nghĩa lâm sàng. Trị số này đ−ợc căn cứ trên nghiên cứu của Redelmeier và cộng sự (1997) [66] với sự gia tăng ít nhất 50 mét so với lần thực hiện nghiệm pháp tr−ớc mới đ−ợc xem là có ý nghĩa lâm sàng. Theo By Andrew Czyzewski (2009)[22] nghiên cứu trên 1938 bệnh nhân đ−ợc điều trị tại bệnh viện chỉ có 112 bệnh nhân (7%) tập d−ới 15 buổi, còn lại các bệnh nhân khác đều hoàn thành CTĐTPHCNHH và đều cho thấy có sự cải thiện về khoảng cách đi bộ 6 phút từ 52m đến 70m. Nghiên cứu của Riario-Sforza GG và cộng sự (2009)[68] cho kết quả là 142/222 bệnh nhân (64%) tăng đ−ợc ít nhất 54m về KCĐB 6 phút, sau tr−ơng trình

ĐTPHCNHH so với nhóm chứng chỉ có 8/16 bệnh nhân (13%) sau khoảng thời gian t−ơng tự. Nghiên cứu của Đỗ Thị T−ờng Oanh (2007)[12] khoảng cách đi bộ 6 phút sau 8 tuần ở nhóm can thiệp là 454,49m so với nhóm chứng là 374,61m với p<0,001.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu nêu trên với khoảng cách đi bộ 6 phút sau 8 tuần ở nhóm can thiệp là 469,89 m so với nhóm chứng là 376,61m với p < 0,001.

Một phần của tài liệu Bước đầu xây dựng và đánh giá hiệu quả “chương trình điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh COPD” tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)