1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

90 2,1K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 707 KB

Nội dung

Lao động và việc làm là một vấn đề được các cấp, các ngành hết sức quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng đói nghèo, đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Lao động và việc làm vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội nhân văn và chính trị. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân...Cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua khiến cho nền kinh tế thế giới chao đảo hình thành nên cơn lốc sa thải với tốc độ lây lan nhanh chóng. Tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc… số lao động mất việc làm tăng lên đột biến đưa tỷ lệ thất nghiệp của các nước này tăng cao nhất trong thời gian 15 năm trở lại đây.Ở nước ta, mức thất nghiệp chính thức ở khoảng 8%. Tuy nhiên trên thực tế, số người thất nghiệp thời vụ, cộng với số người không có công ăn việc làm vì hoàn cảnh cá nhân rất nhiều, chưa kể con số người lao động đang bị khiếm dụng cũng rất cao. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã và đang lan rộng khắp toàn cầu cũng đe doạ nghiêm trọng đến tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam.Để giải quyết vấn đề này, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp từng bước giải quyết tình trạng lao động thất nghiệp, lao động thiếu việc làm. Đặc biệt, sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội với một trong những nhiệm vụ cơ bản là cho vay giải quyết việc làm đã tạo điều kiện, khuyến khích nhân dân và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều chỗ làm mới, thu hút được nhiều lao động.Ngay từ khi tiếp nhận bàn giao chương trình cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước, NHCSXH đã nhanh chóng phối hợp với ngành lao động, thương binh và xã hội các cấp, cùng các ban ngành liên quan triển khai cho vay nhiều dự án và bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn gặp nhiều hạn chế: chất lượng tín dụng thấp, thời hạn cho vay, mức cho vay chưa phù hợp với thực tế ở một số nơi, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao, công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn… Do vậy, nâng cao chất lượng Cho vay giải quyết việc làm là một công việc cấp thiết được đặt ra hiện nay.Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” được tác giả lựa chọn nghiên cứu.

Trang 1

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và đóng góp ý kiến củacác thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp trong suốt khóa cao học và trong thờigian nghiên cứu đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS Lê Anh Tuấn, người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthành đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Tài chính - Ngân hàng

về những lời nhận xét quý báu, đóng góp đối với bản luận văn

Do hạn chế về thời gian và trình độ nên bản luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót và hạn chế nhất định Rất mong nhận được sự góp ý chân tìnhcủa các thầy cô, bạn bè và các cá nhân, tổ chức quan tâm đến đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Lưu Thị Bảo Nga

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THẤT NGHIỆP, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 4

1.1.1 Lao động và việc làm 4

1.1.2 Tình trạng thất nghiệp và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế 5

1.1.3 Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp 10

1.1.4 Sự cần thiết của giải quyết việc làm 12

1.2 CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NHCSXH 14

1.2.1 Khái niệm về cho vay giải quyết việc làm 15

1.2.2 Sự cần thiết của cho vay giải quyết việc làm 16

1.2.3 Một số nội dung chủ yếu của cho vay giải quyết việc làm 18

1.3 CHẤT LƯỢNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 26

1.3.1 Khái niệm chất lượng cho vay giải quyết việc làm 26

1.3.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay Giải quyết việc làm 28

1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 32

1.4.1 Nhân tố khách quan 32

1.4.2 Nhân tố chủ quan 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NHCSXH VIỆT NAM 36

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 36

2.1.1 Hoàn cảnh ra đời, lịch sử hình thành và phát triển 36

2.1.2 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 37

2.1.3 Đặc điểm hoạt động của NHCSXH 39

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 44

Trang 3

2.2.3 Thực trạng cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH 49

2.2.4 Chất lượng tín dụng 53

2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY 57

2.3.1 Những kết quả đạt được 57

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NHCSXH VIỆT NAM 63

3.1 CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA ĐẢNG VÀ MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2010 63

3.1.1 Chủ trương giải quyết việc làm của Đảng 63

3.1.2 Mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010 66

3.2 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA NHCSXH 67

3.2.1 Định hướng chung 67

3.2.2 Định hướng đổi mới chính sách tín dụng 67

3.2.3 Định hướng trong Cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH 69

3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NHCSXH VIỆT NAM 69

3.3.1 Cải tiến thủ tục thẩm định, xét duyệt dự án cho vay 70

3.3.2 Hoàn thiện cơ chế cho vay cho phù hợp 70

3.3.3 Mở rộng mạng lưới và nâng cao chức năng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội 73

3.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra, thẩm định vốn cho vay, cải tiến quy trình kiểm tra kiểm soát 74

3.3.5 Hoàn thiện quy chế làm việc và Hệ thống thông tin báo cáo 75

3.3.6 Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng Ngân hàng 76

3.3.7 Nâng cao năng lực cho NHCSXH 77

3.4 CÁC KIẾN NGHỊ 78

3.4.1 Đối với Chính phủ 78

3.4.2 Đối với các Bộ ngành liên quan 79

3.4.3 Đối với các tổ chức chính trị xã hội nhận dịch vụ ủy thác 80

3.4.4 Đối với chính quyền địa phương 80

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 5

NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

TK&VV Tiết kiệm và vay vốn

Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động thương binh và xã hội

Trang 6

Bảng 1.2: Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi

ở khu vực nông thôn phân theo vùng 9

Bảng 2.1: Nguồn vốn cho vay Giải quyết việc làm của NHCSXH 48 Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ cho vay GQVL của NHCSXH 50 Bảng 2.3: Doanh số cho vay và thu nợ của hoạt động cho vay GQVL của

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lao động và việc làm là một vấn đề được các cấp, các ngành hết sứcquan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng đói nghèo, đến tốc độtăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội Lao động và việc làm vừa là vấn đềkinh tế vừa là vấn đề xã hội nhân văn và chính trị Văn kiện Đại hội X củaĐảng đã nêu rõ: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tốcon người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứngnguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân

Cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua khiến cho nền kinh tế thế giớichao đảo hình thành nên "cơn lốc sa thải" với tốc độ lây lan nhanh chóng Tạicác nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc… số lao động mất việc làmtăng lên đột biến đưa tỷ lệ thất nghiệp của các nước này tăng cao nhất trongthời gian 15 năm trở lại đây

Ở nước ta, mức thất nghiệp chính thức ở khoảng 8% Tuy nhiên trên thực

tế, số người thất nghiệp thời vụ, cộng với số người không có công ăn việc làm

vì hoàn cảnh cá nhân rất nhiều, chưa kể con số người lao động đang bị khiếmdụng cũng rất cao Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã và đang lanrộng khắp toàn cầu cũng đe doạ nghiêm trọng đến tình trạng thất nghiệp tạiViệt Nam

Để giải quyết vấn đề này, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng,Chính phủ và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp từng bước giảiquyết tình trạng lao động thất nghiệp, lao động thiếu việc làm Đặc biệt, sự rađời của Ngân hàng Chính sách xã hội với một trong những nhiệm vụ cơ bản

là cho vay giải quyết việc làm đã tạo điều kiện, khuyến khích nhân dân và các

Trang 8

thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay vốn phát triển sản xuất kinh doanhtạo ra nhiều chỗ làm mới, thu hút được nhiều lao động.

Ngay từ khi tiếp nhận bàn giao chương trình cho vay giải quyết việc làm từKho bạc Nhà nước, NHCSXH đã nhanh chóng phối hợp với ngành lao động,thương binh và xã hội các cấp, cùng các ban ngành liên quan triển khai cho vaynhiều dự án và bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực Tuy nhiên, hoạt động nàyvẫn còn gặp nhiều hạn chế: chất lượng tín dụng thấp, thời hạn cho vay, mức chovay chưa phù hợp với thực tế ở một số nơi, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao, công tácthu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn… Do vậy, nâng cao chất lượng Cho vay giảiquyết việc làm là một công việc cấp thiết được đặt ra hiện nay

Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay giải quyếtviệc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” được tác giả lựa chọnnghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Luận văn hướng tới xây dựng một tổng luận về những vấn đề cơ bản liênquan tới chất lượng tín dụng, trong đó trọng tâm là:

- Làm rõ cơ sở khoa học vấn đề chất lượng tín dụng trong hoạt động kinhdoanh Ngân hàng, các lý luận về tình trạng thất nghiệp, hoạt động cho vaygiải quyết việc làm

- Phân tích đánh giá những thực trạng, những kết quả đạt được, nhữngtồn tại và hạn chế từ đó tìm ra những nguyên nhân trong công tác cho vay giảiquyết việc làm

- Đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượngcho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về hoạt động cho vay giảiquyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội, những rủi ro và các biện

Trang 9

pháp đã và đang được áp dụng trong thực tiễn Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn

và phức tạp, hoạt động cho vay này được triển khai thực hiện từ Kho bạc Nhànước trước đó, nên tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động cho vay giải quyết việclàm từ thời điểm thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lê nin kết hợp với quan điểm đổi mới củaĐảng và Nhà nước, sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh,phương pháp mô hình hoá và sử dụng các kết quả nghiên cứu để giải quyếtcác vấn đề đặt ra Từ đó đề xuất các biện pháp, kiến nghị nhằm góp phầnnâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm ở Ngân hàng Chính sách xãhội

5 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương:

Chương 1: Thất nghiệp, giải quyết việc làm và chất lượng cho vay giải

quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân

hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng cho vay giải

quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 1 THẤT NGHIỆP, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ

CHẤT LƯỢNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

1.1 TỔNG QUAN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1.1.1 Lao động và việc làm

Lao động là yếu tố đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong quá trình

tăng trưỏng, phát triển kinh tế Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độtuổi lao động theo quy định của pháp luật, có khả năng lao động, có nguyệnvọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổilao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân

Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước, thậmchí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước, điều đó tùy thuộc trình độ pháttriển của nền kinh tế Đa số các nước quy định tuổi tối thiểu của độ tuổi laođộng là 15 tuổi, còn tuổi tối đa có sự khác nhau (60 tuổi hoặc 64 tuổi…) Trị

số tối đa về tuổi lao động là trùng với tuổi về hưu Ở nước ta theo quy địnhcủa Bộ luật lao động năm 2002, độ tuổi lao động đối với nam từ 15 đến 60tuổi, với nữ là từ 15 đến 55 tuổi

Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng

và chất lượng Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động đó là: dân số vớicác biến động tự nhiên và biến động cơ học, tỷ lệ tham gia lực lượng laođộng Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động bao gồm việc giáo dục

và cải thiện chất lượng lao động, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, tác phongcông nghiệp, tính kỹ thuật của người lao động

Trang 11

Việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất

nhằm biến đối đối tượng lao động theo mục đích của con người Theo Bộ luậtlao động ở nước ta, khái niệm việc làm được xác định là : “Mọi hoạt động laođộng tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận làviệc làm”

Từ đó có thể thấy khái niệm việc làm bao gồm các nội dung sau:

- Là hoạt động lao động của con người

- Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập

- Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm

1.1.2 Tình trạng thất nghiệp và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế

Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm

được việc làm Nhìn chung, lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sửcủa công cuộc công nghiệp hóa

- Thất nghiệp chu kỳ: khi tổng cầu lao động thấp hơn tổng cung lao động

ở giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế

- Thất nghiệp kỹ thuật: do việc thay thế công nhân bằng máy móc hoặccông nghệ tiên tiến hơn

Trang 12

- Thất nghiệp thông thường: khi thu nhập thực tế xuống dưới mức chấp nhận được.

- Thất nghiệp theo mùa: khi công việc phụ thuộc vào nhu cầu theo thờitiết Ví dụ: công nhân xây dựng trong mùa mưa, giáo viên dạy trượt tuyếttrong mùa hè

Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển:

- Thất nghiệp là nguyên nhân dẫn đến phân hoá giàu nghèo và tình trạngnghèo đói: Khi người lao động không có việc làm do bất cứ nguyên nhân gìthì hậu quả đầu tiên là đối với bản thân người thất nghiệp, không có thu nhập

để nuôi sống bản thân và gia đình Cuộc sống của họ sẽ trở nên khó khăn, trởthành gánh nặng cho gia đình và xã hội Điều này làm cho phân hoá giàunghèo ngày càng trở nên trầm trọng

- Thất nghiệp làm tăng nghèo đói, từ đó dẫn đến khó chống chọi với dịchbệnh Có thể thấy, ở các nước có tỷ lệ thất nghiệp cao, đồng nghĩa với cuộcsống đói nghèo, con người gặp phải những khó khăn trong việc đảm bảo cuộcsống mưu sinh hàng ngày Tình trạng không đảm bảo vệ sinh do thiếu thốngây ra nhiều bệnh tật và các dịch bệnh lây lan

- Thất nghiệp kéo theo số lao động nhàn rỗi dễ tham gia vào các hoạtđộng tệ nạn xã hội gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội, giảm sút chất lượngcuộc sống của người dân Chính phủ sẽ phải mất nhiều thời gian và công sứccũng như của cải vật chất để giải quyết tình trạng thất nghiệp, điều này ảnhhưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế đất nước

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa cảnh báo, người dân trên thế giớiđang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu

Cùng với xu thế suy thoái kinh tế toàn cầu, nạn thất nghiệp đang lan tràntrên khắp các lục địa Trong bản báo cáo về lao động trên thế giới năm 2009

Trang 13

vừa công bố, ILO dự báo rằng, khủng hoảng kinh tế có thể làm tăng thêm 51triệu người thất nghiệp và trong trường hợp tồi tệ nhất, trong năm 2009, toànthế giới sẽ có tới 230 triệu người không có việc làm.

Tại Mỹ, từ cuối năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức 6,7%, mứccao nhất kể từ 15 năm gần đây và dự báo còn tăng mạnh trong năm 2009.Tại Trung Quốc, kinh tế suy giảm đã khiến khoảng 20 triệu lao độngnông thôn mất việc làm ở thành phố, cao hơn 3 lần so với dự báo của CụcThống kê Quốc gia nước này

Văn phòng thống kê quốc gia Anh (ONS) cũng vừa cho biết, trong 3tháng tính tới tháng 11/2008, tỉ lệ thất nghiệp ở Anh đã tăng lên 6,1%, tươngđương gần 2 triệu người và là mức cao nhất kể từ năm 1999 Riêng trongtháng 12/2008, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,6% so với 3,3% của tháng trước

và là mức cao nhất kể từ giữa năm 2000

Số liệu về lao động thất nghiệp có được chủ yếu từ các nước công nghiệphóa có khả năng hỗ trợ lao động mất việc Trong khi hàng triệu người ở cácnước nghèo hơn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm kinh tế thế giới, songdường như không được thể hiện trong số liệu về lao động thất nghiệp

Ở nước ta, vào khoảng những năm 2005-2006 mức thất nghiệp chínhthức ở khoảng 8% Tuy nhiên trên thực tế, số người thất nghiệp thời vụ, cộngvới số người không có công ăn việc làm vì hoàn cảnh cá nhân rất nhiều, chưa

kể con số người lao động đang bị khiếm dụng cũng rất cao

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thànhthị ở Việt Nam như sau (theo Bảng 1.1)

Trang 15

Bảng 1.2: Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng

78.30 74.38

67.19 71.72 73.01 73.05 75.32 77.09 78.68 80.31 81.76

Bắc Trung Bộ 73.43 72.92 69.20 72.28 72.12 72.52 74.50 75.60 76.13 76.45 77.91 Duyên hải Nam Trung Bộ 70.93 71.58 72.56 74.02 73.92 74.60 74.85 77.31 79.11 77.81 79.81 Tây Nguyên 75.05 74.05 77.23 78.65 77.04 77.18 77.99 80.43 80.60 81.61 82.70 Đông Nam Bộ 61.83 74.52 74.55 76.20 76.58 76.42 75.43 78.45 81.34 82.90 83.46 Đồng bằng sông Cửu Long 68.35 71.56 71.40 73.16 73.18 73.38 76.53 78.27 78.37 80.00 81.70

Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê trên trang web http://www.gso.gov.vn

Trang 16

Ở nông thôn, thất nghiệp được xem xét thông qua tỷ lệ thời gian làm việcđược sử dụng của lao động trong độ tuổi Tỷ lệ này được thể hiện cụ thể quaBảng 1.2:

Trên cơ sở tương đương so với các nước, thì con số “thất nghiệp” ở ViệtNam có lẽ phải trên 20% Ở các nước phát triển, tỉ lệ thất nghiệp 8% đã làmột con số báo động, bắt đầu gây ra nhiều bất ổn trong xã hội Vậy mà ở ViệtNam, nhờ vào “kết cấu xã hội” gia đình, bà con với nhau “lá lành đùm lárách”, xã hội ta vẫn có thể duy trì được mức độ ổn định tương đối

Trong giai đoạn phát triển sắp đến, xã hội sẽ nhạy cảm hơn với con số thấtnghiệp, một phần là do kết cấu xã hội gia đình ngày càng lỏng lẻo hơn Thay vào

đó xã hội cần phải có một hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội có hệthống và có khả năng xử lý những biến động trong xã hội, nhằm duy trì được sự

ổn định xã hội, chính trị là nền tảng cho sự phát triển bền vững

1.1.3 Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp

1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế thị trường và quá trình phân hoá giàu nghèo: trong nền kinh

tế thị trường, mục tiêu của các nhà sản xuất là lợi nhuận Để tối đa hoá lợinhuận, các nhà sản xuất phải luôn cạnh tranh với nhau Quy luật cạnh tranhtồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, dưới tácđộng của quy luật cạnh tranh có kẻ thắng và người thua Người thắng cuộc trởthành người giàu có, người thua cuộc bị phá sản rơi vào cảnh nghèo đói bầncùng Sự phân hoá giàu nghèo này là kết quả tất yếu của cơ chế thị trường,đây là mặt trái của cơ chế thị trường Chính sự nghèo đói cũng là một nguyênnhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong dân ngày càng tăng Do đó, để khắcphục điều này đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước

Trang 17

Do dân số tăng nhanh: Lao động từ dân số mà ra, dân số càng tăng nhanhthì tỷ lệ gia tăng của lực lượng lao động xã hội ngày càng nhiều Những nướcđang phát triển thường có tốc độ tăng dân số khá nhanh, trong khi đó tốc độtăng trưởng của sản xuất thường chậm, quy mô mở rộng của sản xuất lạikhông thể đáp ứng hết số lao động tăng thêm hàng năm Bên cạnh đó, sự pháttriển của khoa học kỹ thuật ngày nay lại có xu hướng sử dụng ít lao động hơnnhưng trình độ lao động lại cao hơn Các nước nghèo thường có tỷ lệ thấtnghiệp cao và đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo, dẫn đến mất

ổn định xã hội Vấn đề giải quyết việc làm hiện nay ở các nước nghèo là vấn

đề khá nan giải, vì các nước này nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn,lao động có trình độ kỹ thuật thấp, đặc biệt là lao động ở nông thôn và miềnnúi Đây là nguyên nhân dẫn đến số hộ nghèo ở nông thôn và miền núi caohơn nhiều ở thành thị Do đó, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định,thường xuyên là vấn đề đang được đặt ra khá bức thiết cho những nước đangphát triển Giải quyết việc làm cho người lao động là giải pháp quan trọngnhất để giải quyết vấn đề đói nghèo

Nguyên nhân của chiến tranh: một quốc gia liên tục chịu đựng những cuộcchiến tranh do bị xâm lược hoặc nội chiến kéo dài, làm cho nguồn lực tài chínhquốc gia bị cạn kiệt, tài nguyên môi trường bị phá huỷ, nguồn nhân lực bị tổn thất,nhiều người bị thương, bị di chứng của chiến tranh dẫn đến mất khả năng lao động.Điều kiện tự nhiên, môi trường: những vùng có địa hình phức tạp, giaothông đi lại khó khăn, thông tin liên lạc không thuận lợi, làm cho kinh tếchậm phát triển Hoặc những vùng khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, luôn xảy ra

lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh… làm cho một bộ phận dân cư luôn lâm vào tìnhtrạng không nhà cửa, bệnh tật, nghèo đói triền miên Do đó việc tìm kiếm việclàm cũng trở nên khó khăn

Trang 18

1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân do thiếu kiến thức sản xuất và hạn chế về sức khoẻ: Do trình

độ thấp nên thiếu kiến thức sản xuất, sản xuất không đủ ăn Việc tiếp cận nhữngdịch vụ y tế, giáo dục bị hạn chế, chi phí về tiền bạc và thời gian cho việc chămsóc và bảo vệ sức khoẻ gần như không có, do đó một bộ phận lao động không đủsức khoẻ để tham gia lao động sản xuất dẫn đến tình trạng thất nghiệp

Nguyên nhân do thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất: do thiếu vốn, thiếu đấtđai, thiếu những điều kiện cơ bản để sản xuất nhằm tạo ra công ăn việc làmkhông chỉ cho bản thân mà còn cho một bộ phận các đối tượng trong độ tuổilao động khác, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, số lượng thanh niên thấtnghiệp do thiếu cơ sở sản xuất thu hút lao động tại địa phương

Nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Mỗi quốc gia đều có nhữngchính sách phát triển kinh tế, chính sách về quản lý xã hội cũng như các chínhsách về giải quyết việc làm, tuy nhiên kết quả đạt được thường không giốngnhau Các chính sách đưa ra hợp lý, đồng bộ được thực hiện tốt sẽ có tác độngtích cực cho mục tiêu giải quyết việc làm Ngược lại, các chính sách đưa rakhông đồng bộ, không hợp lý hoặc thực thi không tốt sẽ có tác động tiêu cựcđến xã hội và tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng

1.1.4 Sự cần thiết của giải quyết việc làm

Lao động là một trong những nguồn lực chính để phát triển kinh tế Tuynhiên, không phải quốc gia nào cũng sử dụng được nguồn lao động sẵn có củamình được hiệu quả Một phần do những nguyên nhân khách quan đặc thùcủa mỗi nước, một phần do những nguyên nhân chủ quan về chính sách chế

độ của Chính phủ cũng như trình độ và chất lượng của nguồn lao động

Không thể phủ nhận được những hệ quả xấu do tác động của tình trạngthất nghiệp gây nên như tệ nạn xã hội gia tăng, nghèo đói, dịch bệnh, chiếntranh… Hàng năm lượng dân số trong độ tuổi lao động không tìm được

Trang 19

việc làm hoặc từ bỏ việc làm đang có của mình vì nhiều lý do ngày càngtăng Ở các nước phát triển, tình trạng thất nghiệp ít trầm trọng hơn và đấtnước họ cũng đủ tiềm lực kinh tế để hỗ trợ phần nào cho những người dânkhông có việc làm thông qua trợ cấp thất nghiệp Điều đó tạo điều kiện chongười lao động thất nghiệp có thể đảm bảo được phần nào cho cuộc sốngcủa mình trên mức nghèo khổ Ngược lại, ở các nước kém phát triển vàđang phát triển, tình trạng thất nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và trầmtrọng Bản thân các nước này còn phải đối với mặt với nhiều vấn đề cũnglúc cần giải quyết, thêm vào đó tình hình kinh tế của họ lại không đủ đểđảm bảo cho người dân thất nghiệp có đủ mức trợ cấp tối thiểu Người dânthất nghiệp lâm vào cảnh nghèo đói triền miên, chất lượng cuộc sống giảmsút dẫn đến sự thụt lùi của nền kinh tế.

Do vậy, việc tập trung tìm mọi biện pháp để giải quyết tình trạng thấtnghiệp đã và đang trở thành vấn đề quan trọng và cần thiết đối với bất cứquốc gia nào Điều đó không chỉ giải quyết vấn đề trước mắt là tạo ra công

ăn việc làm cho những lao động thất nghiệp để nuôi sống bản thân và giađình mà còn mang ý nghĩa lâu dài đối với nền kinh tế Góp phần vào sựphát triển chung của xã hội, kéo gần khoảng cách giàu nghèo

Thị trường lao động Việt Nam đã hình thành và phát triển, với dân

số đông (trên 84 triệu người) và quy mô lao động lớn, hằng năm, lựclượng lao động được bổ sung trên 1 triệu người, đem lại lợi thế cho ViệtNam về nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ so với cácnước trong khu vực và trên thế giới Mặt khác, lao động trẻ chiếm tỷtrọng lớn trong lực lượng lao động (chiếm 45,6%), đây thực sự là nguồnlao động tiềm năng lớn cho Việt Nam trong việc phát huy nội lực của đấtnước để phát triển. Tuy nhiên, với lực lượng lao động dồi dào và được

Trang 20

bổ sung hàng năm như vậy thì tình trạng thất nghiệp ngày một trở nênnặng nề hơn.

Những người lần đầu tiên tìm việc làm, người lao động không có tay nghề

và phụ nữ có thể trở thành nạn nhân đầu tiên của tình trạng thất nghiệp đang giatăng Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên nói chung cao hơn so với tỷ lệ thấtnghiệp trung bình

Trong những năm tới, tạo việc làm mới và giải quyết việc làm cho ngườilao động vẫn là vấn đề bức xúc do:

- Khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, lạm phát với tốc độ cao, xuấtkhẩu giảm sút, nhập siêu; tỷ lệ thất nghiệp cao so với các nước trong khu vực

- Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu và nguồn lao động phân bổ bất hợp lý theo cácvùng lãnh thổ, trình độ lành nghề của lao động thấp Tác động của quá trình biếnđộng tự nhiên của dân số tiếp tục tạo sức ép đối với việc làm do tỷ lệ sinh đẻ cao

từ sau chiến tranh, số người vào độ tuổi lao động hàng năm tăng nhanh làm chotổng dân số trong tuổi lao động cũng tăng nhanh

- Đối tượng lao động cần giải quyết việc làm rất đa dạng và tăng nhanhvượt bậc gồm: Người không có việc làm từ những năm trước chuyển qua, laođộng ở khu vực Nhà nước dôi ra do tinh giảm biên chế, người đi lao động trở vềtrước thời hạn, thanh niên mới bước vào tuổi lao động…

- Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những thách thức củacách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã đặt lực lượnglao động nước ta trước những yêu cầu chuyển đổi cơ cấu và nâng cao chất lượngđào tạo, rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp

1.2 CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NHCSXH

Để giải quyết việc làm cho lao động trong xã hội, cần có sự phối hợpđồng bộ của nhiều cấp, ngành chức năng có liên quan như Bộ tài chính, Bộ

Trang 21

lao động thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng như các nhàhoạch định chính sách kinh tế Trong đó không thể không nói tới đóng gópquan trọng của ngành Ngân hàng với chức năng cấp vốn cho các dự án,phương án hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và hộ gia đình

để thu hút thêm lao động góp phần từng bước giải quyết việc làm cho bộ phậnlao động thất nghiệp

1.2.1 Khái niệm về cho vay giải quyết việc làm

Cho vay giải quyết việc làm là hình thức cấp vốn tín dụng cho cho cácđối tượng vay vốn để giải quyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm

tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian laođộng ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấukinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chấtlượng cuộc sống của nhân dân

Cho vay giải quyết việc làm hiện nay đang được thực hiện bởiNHCSXH Về cơ bản, cho vay giải quyết việc làm cũng tuân thủ theo các quytrình cho vay thông thường, bao gồm có tiếp nhận hồ sơ, dự án xin vay vốn,đảm bảo có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy đinh đối với những món vaytrên 30 triệu đồng Tuy nhiên, dự án xin vay vốn phải đảm bảo tạo ra được ítnhất một chỗ làm mới cho người lao động Tuỳ theo từng đối tượng kháchhàng được vay vốn để lập hồ sơ xin vay theo hướng dẫn cụ thể Cũng tuỳ theo

dự án xin vay thuộc nguồn vốn do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hay do các tổchức chính trị xã hội, Bộ quốc phòng quản lý mà có sự phân cấp thẩm định vàxét duyệt dự án khác nhau

Mọi quy định về mức vay và lãi suất cho vay ưu đãi của chương trìnhcho vay giải quyết việc làm từng thời kỳ đều do Chính phủ quy định và có sựphối hợp đồng bộ, hướng dẫn thực hiện của Liên Bộ tài chính, Bộ lao độngthương binh xã hội và Bộ Kế hoạch và đầu tư

Trang 22

1.2.2 Sự cần thiết của cho vay giải quyết việc làm

Vấn đề lao động - việc làm luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng trongcác chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giải quyết việclàm là chính sách cơ bản của đất nước nhằm phát triển bền vững vì con người

Tỷ lệ thất nghiệp cao còn là một mối đe dọa thật sự đối với ổn định xãhội của bất cứ quốc gia nào Vì vậy, thách thức đối với Chính phủ là đưa rađược các chính sách có hiệu quả về việc làm, chương trình bảo hiểm thấtnghiệp, dịch vụ tư vấn, hướng dẫn về nghề nghiệp và các dịch vụ việc làmkhác đáp ứng những nhu cầu cụ thể của thanh niên Tạo cơ hội việc làm chonhiều lao động là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển kinh tếbền vững Cần phải thực hiện phối hợp nhiều biện pháp để đạt được mục tiêu

đó, trong đó có biện pháp đặc biệt hữu hiệu đó là cho vay giải quyết việc làm,tạo cơ sở về tài chính cho công cuộc giải quyết nạn thất nghiệp

Nhà nước chuyển từ tạo việc làm trực tiếp sang gián tiếp thông quacác chính sách, nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt thông qua Chương trình mụctiêu quốc gia về việc làm Trong những năm qua, Chương trình đã có sựlồng ghép hiệu quả với các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác,thực hiện các dự án về tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốcgia về việc làm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu laođộng, gắn dạy nghề với tạo việc làm, thúc đẩy thị trường lao động pháttriển, tạo và tự tạo việc làm cho từ 300 - 350 nghìn lao động/năm Đồngthời, qua việc thực hiện Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thứccủa các cấp, các ngành, của người dân và của xã hội về giải quyết việclàm; người lao động ngày càng chủ động, năng động tự tạo việc làm chomình và cho người khác, không thụ động, trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợtrực tiếp từ Nhà nước

Trang 23

Việc giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay không thểkhông nói tới đóng góp quan trọng của ngành Ngân hàng với công tác chovay Giải quyết việc làm, một chính sách đem lại nhiều hiệu quả thiết thựctrong sự nghiệp giải quyết nạn thất nghiệp đang ngày một gia tăng Chovay giải quyết việc làm đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh:

Đối với xã hội: Cho vay giải quyết việc làm phản ánh khả năng sử dụng

công cụ tài chính một cách linh hoạt, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp vớitính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nó phản ánh rõ nét sựcan thiệp của Nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế Cho vay giải quyếtviệc làm tạo điều kiện tốt thu hút lao động mới, nhờ vậy tình trạng thiếu việclàm sẽ được giải quyết, góp phần khắc phục và làm giảm các tệ nạn xã hộiđang có nguy cơ phát triển

Cho vay giải quyết việc làm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội,khắc phục bớt những bất cập và khiếm khuyết về mặt xã hội của nền kinh tế thịtrường, sự công bằng giữa những người lao động sẽ được đảm bảo Người laođộng nếu được khuyến khích sẽ cố gắng lao động tạo ra của cải cho xã hội

Đối với nền kinh tế: Cho vay giải quyết việc làm đóng vai trò quan

trọng giúp Đảng và Nhà nước hoàn thiện, khắc phục những ưu, nhược điểm

ở các vùng kinh tế khác nhau, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển cânđối và ổn định

Cho vay giải quyết việc làm là đòn bẩy khá công hiệu thúc đẩy các hoạtđộng sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ phát triển Thực tế ở các nước đã chứngminh sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ vừa có khả năng giải quyết việc làm tốt

mà không đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn Đó là loại hình hoạt động đa dạng,linh hoạt, phù hợp với khả năng tích luỹ và huy động vốn trong dân

Cho vay giải quyết việc làm theo dự án nhỏ còn góp phần thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn

Trang 24

- Trên giác độ tài chính: Ý nghĩa to lớn nhất của Cho vay giải quyết việclàm là khơi dậy các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhờ vào việc cấp vốn tíndụng cho các dự án phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm nên khuyếnkhích dân tự đầu tư vào sản xuất kinh doanh và thu hút vốn đầu tư nướcngoài.

- Trên giác độ quản lý tiền tệ: nhờ có dự án nhỏ mà đã thúc đẩy tiềnnhàn rỗi trong dân đang nằm dưới dạng cất trữ chuyển thành tiền trong lưuthông, đầu tư vào sản xuất làm cho công tác quản lý tiền tệ của Nhà nướcđược tốt hơn

Ở nước ta hiện nay, công tác cho vay giải quyết việc làm đang được thựchiện bởi NHCSXH

1.2.3 Một số nội dung chủ yếu của cho vay giải quyết việc làm.

1.2.3.1 Việc hình thành và hoạt động của Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm trước khi NHCSXH tiếp nhận.

Nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, tạo việc làm cho lao động góp phầnvào việc tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã cónhiều chủ trương chính sách và các giải pháp hữu hiệu Theo Nghị quyết củaHội đồng Bộ trưởng số 120/HĐBT ngày 11/04/1992 về chủ trương, phươnghướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới đã đưa ra các biệnpháp trong đó việc lập Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm được chú trọngđầu tiên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Tài chính và Uỷban Kế hoạch Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cácngành, các cấp thi hành các nội dung của Nghị quyết này

Cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ra đờinăm 1992 nhằm thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ cho các đối tượng tạoviệc làm, tăng thu nhập với lãi suất ưu đãi khuyến khích mọi thành phần kinh

Trang 25

tế phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm mới và ổn định việc làm chongười lao động trong các cơ sở sản xuất

Trong Nghị quyết đã nêu rõ “Lập quỹ quốc gia về giải quyết việc làm từcác nguồn: Trích một tỉ lệ nhất định trong ngân sách Nhà nước; một phần từnguồn thu do đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; từ sự trợ giúp của các tổchức quốc tế hoặc Chính phủ các nước cho giải quyết việc làm”

Quỹ được sử dụng trên nguyên tắc bảo tồn và tăng lên; trước hết, cho vayvới lãi suất nâng đỡ hoặc bảo tồn giá trị cho vay đối với hộ tư nhân, hộ giađình, cá nhân, doanh nghiệp tạo được chỗ làm việc mới hoặc thu hút thêm laođộng; trợ giúp cho các chương trình, dự án tạo việc làm; các trung tâm dạynghề và dịch vụ việc làm; trung tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vàchuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động Hàng năm Bộ Lao động -Thương binh và xã hội cùng Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tínhtoán nguồn quỹ trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.”

Ngày 27/07/1992, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số KBNN về thể lệ cho vay bằng nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về giải quyết việclàm Theo đó, Kho bạc nhà nước được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nguồnvốn của Quỹ và cho vay theo các quy định tại Thông tư Liên Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội - Tài chính - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước số 10/TT-

1360/TC-LB ngày 24-7-1992

Mục đích cho vay từ quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm nhằm phát huymọi tiềm năng sẵn có, khai thác đến mức tối đa tài nguyên, đất đai, máy mócthiết bị, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh để tạo chỗlàm việc mới, thu hút thêm lao động, tăng thu nhập cho người lao động

Nguồn vốn cho vay từ quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm bao gồmnguồn vốn được cấp từ Ngân sách Nhà nước (Ngân sách Trung ương) hàngnăm và số vốn cho vay đã thu hồi Kho bạc Nhà nước chỉ cho vay theo các dự

Trang 26

án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi nguồn vốn đã nhậnđược để cho vay.

Đối tượng được vay vốn của quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm bao gồm:

- Các cá nhân, hộ gia đình, nhóm gia đình, tổ hợp, doanh nghiệp nhỏngoài quốc doanh (gọi chung là người kinh doanh) có dự án tạo chỗ làm việcmới, thu hút được lao động mới vào làm việc

- Các thành viên của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp

có nhu cầu việc làm được các đoàn thể, tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệpđưa vào tham gia chương trình dự án việc làm để tạo việc làm cho các thànhviên của mình

- Các hộ tư nhân, hộ gia đình nằm trong vùng dự án được Uỷ ban nhândân địa phương quy hoạch và tổ chức xây dựng đề án thu hút lao động giảiquyết việc làm

- Các hộ tư nhân, hộ gia đình đã đến vùng kinh tế mới theo dự án có nhu cầuvay vốn phát triển kinh tế gia đình, được chủ dự án tổng hợp thành dự án vay vốn

- Các hộ gia đình quân nhân đến các vùng kinh tế mới của quân đội, củalực lượng công an nhân dân có yêu cầu vay vốn để phát triển kinh tế gia đìnhđược Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ tổng hợp thành dự án vay vốn

Từ khi thực hiện Chương trình 120 của Chính phủ về cho vay giải quyếtviệc làm, từ năm 1992 đến trước thời điểm bàn giao cho NHCSXH năm 2003,toàn ngành Kho bạc đã thực hiện đạt doanh số 6.140 tỷ đồng, giải quyết việclàm cho gần 4,5 triệu lao động Trong đó, thu nợ đạt 4.600 tỷ đồng, vốn xóa

nợ 6,7 tỷ đồng

Theo đánh giá của Kho bạc Nhà nước TƯ, trong quá trình triển khaithực hiện vẫn còn tồn tại một số địa phương xét duyệt, thẩm định dự án vayvốn còn chậm, do mỗi năm chỉ xét theo từng đợt hoặc từng quý, dẫn đến tiến

độ giải ngân chậm, nhất là những dự án phụ thuộc tính thời vụ Ngoài ra,

Trang 27

nguồn vốn cho vay còn thấp, mức vay bình quân tạo việc làm ở đô thị hiệnmới chỉ dừng ở 5 triệu đồng trên một chỗ làm việc, ở nông thôn là 2,5 triệuđồng, tính bình quân chung chỉ khoảng 4 triệu đồng (mới đạt 26% so với mứcvay quy định tối đa là 15 triệu đồng) Nhiều địa phương còn cho vay dàn trải,chưa chú trọng đầu tư vào các ngành nghề thế mạnh, có khả năng tạo mởnhiều việc làm.

Ngày 5/11/2003, Kho bạc Nhà nước TƯ đã tổ chức bàn giao việc thựchiện Chương trình 120 cho Ngân hàng Chính sách xã hội Cùng các bộ, ngành

có liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội xác định cơ chế cho vay thích hợpvới mọi đối tượng có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, ủy quyền và phâncấp cho các địa phương giải quyết việc xóa nợ đối với các dự án trong trườnghợp rủi ro bất khả kháng

1.2.3.2 Ngân hàng Chính sách xã hội với nghiệp vụ cho vay giải quyết việc làm

Một số văn bản ban hành:

Mục đích cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm là nhằm tạo việc làm mới

và tăng thêm việc làm cho người lao động, trợ giúp người thất nghiệp, ngườithiếu việc làm tự tạo việc làm, người sử dụng lao động có điều kiện bố trí việclàm để tránh cho nhiều người lao động không bị mất việc làm, tạo ra sảnphẩm cho xã hội và có thu nhập phục vụ cho đời sống của người lao động.Theo nội dung cụ thể tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002của Chính phủ về tín dụng với người nghèo và các đối tượng chính sách Từngày 05/11/2003, NHCSXH đã tiến hành nhận bàn giao chương trình Cho vaygiải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước

Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH ban hành kèmtheo Quyết định số 16/2003/QĐ - TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướngChính phủ

Trang 28

Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2002/TTLT – BLĐTBXH – BTC BKHĐT ngày 10/04/2002 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội- Tàichính- Kế hoạch và đầu tư “Hướng dẫn cơ chế quản lý Quỹ Quốc gia hỗ trợviệc làm và lập Quỹ giải quyết việc làm địa phương”

-Tổng giám đốc NHCSXH đã có văn bản số 120 NHCSXH - KHNV ngày07/3/2002 “Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn để giải quyết việc làm” Cácvăn bản bổ sung sửa đổi về nghiệp vụ cho vay này gồm có: văn bản số 215/NHCS - KHNV ngày 10/4/2003 và văn bản số 741/NHCS-KHNV ngày02/7/2003

Ngày 02/7/2003, Tổng giám đốc NHCSXH ban hành văn bản số 120Ahướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn để giải quyết việc làm thay thế văn bản số

120 ngày 07/3/2003

Căn cứ Quyết định số 71/2005/QĐ - TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướngChính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm.Căn cứ Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT- BLĐTBXH – BTC -BKHĐT ngày 09/12/2005 của liên Bộ LĐTB&XH - Bộ Tài chính - Bộ Kếhoạch và Đầu tư về “Hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hànhvốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm”

Ngày 15/02/2006, Tổng giám đốc NHCSXH đã ban hành văn bản số 321

về “Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia

về việc làm” thay thế công văn số 120A ngày 02/7/2003

Căn cứ Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủtướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốcgia về việc làm; Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủtướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số71/2005/QĐ-TTg;

Trang 29

Căn cứ Thông tư hướng dẫn số BKHĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14) ngày 29/7/2008 của Liên Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướngdẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủtướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia

14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủtướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg

Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ban hành vănbản số 2539/NHCS-TD Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2008 hướng dẫn quytrình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của Quỹ Quốc gia về việc làm vàvăn bản số 2812/NHCS-TD ngày 09/10/2008 bổ sung sửa đổi một số điểm vềnghiệp vụ cho vay giải quyết việc làm Nội dung cụ thể như sau:

Một số nội dung về chính sách:

Ngân hàng NHCSXH làm nhiệm vụ giải ngân cho các đối tượng vay vốn

để giải quyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khuvực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn,chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm chongười có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

* Đối tượng khách hàng được vay vốn giải quyết việc làm:

- Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác xã hoạt động theo Luậthợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ vàvừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp; chủ trang trại (có đủ tiêu chí theo quyđịnh hiện hành của Nhà nước); Trung tâm Giáo dục Lao động- Xã hội (gọichung là cơ sở sản xuất kinh doanh)

- Hộ gia đình

Trang 30

* Điều kiện vay vốn

Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh:

- Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinhdoanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định

- Dự án phải có xác nhận của UBND cấp xã về trụ sở của cơ sở sản xuất,kinh doanh hiện đang đóng trên địa bàn

- Có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của pháp luật đối với những

dự án có mức vay trên 30 triệu đồng

Đối với hộ gia đình:

- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án

- Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới:

- Có dự án vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chươngtrình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận

* Sử dụng vốn vay

- Mua sắm vật tư, thiết bị, mở rộng nhà xưởng, phương tiện vận tải,phương tiện đánh bắt thuỷ, hải sản nhằm mở rộng, nâng cao năng lực sảnxuất, kinh doanh

- Mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi thanh toán các dịch vụphục vụ sản xuất, kinh doanh

* Mức cho vay

Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợcủa từng cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình nhưng không quá mức chovay tối đa theo quy định sau:

- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh: mức cho vay không quá 500triệu đồng/dự án và không quá 20 triệu đồng/ 1 lao động được thu hút mới

- Đối với hộ gia đình: mức cho vay tối đa không quá 20 triệu đồng

Trang 31

* Thời hạn cho vay.

Thời hạn cho vay của chương trình tuỳ thuộc vào đối tượng vay vốn màxác định có thể là cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn

* Phương thức cho vay

- Đối với hộ gia đình nếu dự án xin vay thuộc nguồn vốn do UBND cấptỉnh hoặc các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội quản lý thì áp dụngphương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội thôngqua các tổ tiết kiệm và vay vốn Nếu dự án xin vay thuộc nguồn vốn do Hộingười mù quản lý thì NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp thông qua các dự

án hoặc dự án nhóm hộ

-Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: NHCSXH cho vay trực tiếp tại Hội

sở chính ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện

* Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ Hiện nay, lãi suất cho vay được áp dụng như sau:

- Từ ngày 01/01/2006 trở đi, lãi suất cho vay là 0,65%/tháng, riêng lãisuất cho vay các cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật (kể cả thươngbinh, người mù) là 0,5%/tháng

- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay, mức lãi suất

nợ quá hạn này được áp dụng cho những dự án mới kể từ ngày 01/01/2006 trở đi

* Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và phê duyệt dự án và giải ngân

Trong thời hạn 15 ngày (tính theo giờ làm việc) kể từ ngày nhận được hồ

sơ hợp lệ, cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ

dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Trong thời hạn nêu trên, nếukhông ra quyết định phê duyệt dự án thì cơ quan chủ trì thẩm định có tráchnhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Trang 32

Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận đượcQuyết định phê duyệt cho vay và hồ sơ hợp lệ, NHCSXH hoàn thiện thủ tụcgiải ngân và phát tiền vay trực tiếp đến người vay tại điểm giao dịch (kể cả dự

án nhóm hộ, NHCSXH không uỷ nhiệm cho chủ dự án phát tiền vay) hoặcchuyển khoản cho đơn vị thụ hưởng theo đề nghị của Bên vay phù hợp vớichế độ quy định

Trường hợp khách hàng nhận tiền vay từ 2 lần trở lên, mỗi lần phát tiềnvay NHCSXH căn cứ Hợp đồng tín dụng đã ký để hướng dẫn khách hàng lập

2 liên Giấy nhận nợ đồng thời ghi số tiền cho vay vào phụ lục Hợp đồng tíndụng và yêu cầu khách hàng ký nhận vào phụ lục Hợp đồng tín dụng Tổng sốtiền các lần nhận nợ không vượt quá số tiền đã được phê duyệt trên Hợp đồngtín dụng

* Đối với dự án đã được duyệt nhưng không giải ngân được NHCSXHđịa phương có văn bản báo cáo ngay với cơ quan ra quyết dịnh cho vay, nêu

rõ lý do

1.3 CHẤT LƯỢNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1.3.1 Khái niệm chất lượng cho vay giải quyết việc làm

Thực tế đã chứng minh tính khả thi và hiệu quả thiết thực của chươngtrình cho vay giải quyết việc làm Tuy nhiên, chất lượng cho vay giải quyếtviệc làm cần phải được tìm hiểu, phân tích để nâng cao hơn nữa

Chất lượng tín dụng cho vay giải quyết việc làm được hiểu là khả năngngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn và kết sử dụng vốn vay của các đối tượngkhách hàng có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm Việc đáp ứng nhu cầuvốn vay là thỏa mãn nguồn vốn cho các đối tượng được vay vốn nhằm đưavào sản xuất kinh doanh giúp tạo thêm chỗ làm mới cho người lao động, ổnđịnh cuộc sống, đồng thời có khả năng trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi vay Kết

Trang 33

quả là vốn vay của ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, thực hiện đượcmục tiêu giải quyết việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp

Chất lượng tín dụng Cho vay giải quyết việc làm thể hiện ở tính hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội Mục tiêu cao nhất của tín dụng cho vay giải quyết việc

làm là tạo điều kiện về vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình tiếnhành hoạt động sản xuất thu hút và tạo ra chỗ làm mới cho người lao động từ đógóp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, xoá đói, giảm nghèo, ổn định chính trị -

xã hội Tín dụng chính sách giải quyết việc làm là một trong những giải pháp đểthực hiện triệt để Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm Do đó, chất lượngtín dụng chính sách cho vay giải quyết việc làm thể hiện ở việc ngân hàng giúpcho các cơ sở sản xuất kinh doanh có được sự hỗ trợ cần thiết về vốn để tiến hànhsản xuất, kinh doanh, vốn vay được sử dụng có hiệu quả tạo ra chỗ làm mới cholao động, từ đó tạo ra thu nhập, của cải giúp người nghèo nâng dần mức sống,giảm đói nghèo tiến tới thoát nghèo, từ đó đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèotrên phạm vi quốc gia, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo, ổn định chính trị Chất lượng tín dụng thể hiện ở khả năng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vayvốn của các đối tượng xin vay vốn giải quyết việc làm; hiệu quả sử dụng vốnvay của bên vay thông qua chỉ tiêu số lao động được nhận vào làm việc; đồngthời, đảm bảo sự an toàn nguồn vốn, khả năng trả nợ gốc và lãi vay của kháchhàng cũng đóng góp một phần không nhỏ vào chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng của chương trình cũng thể hiện ở kết quả của việcthẩm định dự án Tính khả thi của dự án vay vốn và khả năng hoàn trả vốnvay của người đi vay: Dự án xin vay vốn giải quyết việc làm phải đảm bảođiều kiện tiên quyết là tính khả thi Điều này thể hiện ở hiệu quả, ở lợi íchthiết thực mà dự án đem lại cho nền kinh tế, cho xã hội Từ đó dự án mới cóthể tồn tại, phát triển và thực hiện được mục tiêu đề ra là duy trì được chỗ làmmới được tạo ra cho người lao động Đồng thời, dự án vay vốn có hiệu quả thì

Trang 34

mới đảm bảo được khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng để tiếp tục quayvòng cho vay đối với các dự án tiếp theo.

1.3.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay Giải quyết việc làm

Từ đặc điểm của chất lượng tín dụng cho vay giải quyết việc làm như

đã phân tích có thể đưa ra một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng tíndụng cho vay giải quyết việc làm, cụ thể như sau:

- Tiêu chí về mặt định tính

Khả năng các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình tiếp cận với vốntín dụng chính sách: Chỉ tiêu này này phán ánh mức độ cơ sở sản xuất kinh

doanh, hộ gia đình tiếp cận đến vốn tín dụng chính sách Đây là một kênh

tín dụng hữu ích đối với các cơ sở vay vốn để tạo việc làm nhưng họ không

dễ tiếp cận được vì đa số các cơ sở sản xuất ở nông thôn thường bị hạn chế

về thông tin, họ thường thiếu các phương tiện truyền thông, đặc biệt lànhững hộ sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, thì cơ hội nắm bắtthông tin là rất khó Do vậy, để các cơ sở này có được sự hiểu biết về vốntín dụng chính sách và dễ dàng tiếp cận với vốn tín dụng chính sách thì cầnphải có chương trình giới thiệu qua kênh thông tin đại chúng, các hình thứctuyên truyền, giới thiệu phù hợp với từng địa bàn, từng vùng, tổ chức mạnglưới giao dịch theo hướng để các cơ sở có nhu cầu vay vốn được thuận tiện,

dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng chính sách cũng góp phần nâng cao chấtlượng tín dụng đối với cho vay giải quyết việc làm

- Tiêu chí về mặt định lượng

Thứ nhất: Luỹ kế số lượt cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình được

vay vốn ngân hàng và số chỗ làm mới được tạo thêm từ việc vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chỉ tiêu luỹ kế số lượt cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình đượcvay vốn được tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả

Trang 35

Tổng số lượt hộ

được vay vốn =

Luỹ kế số lượt hộđược vay đến cuối

kỳ trước

+

Luỹ kế số lượt

hộ được vaytrong kỳ báo cáo

(1.1)Chỉ tiêu này phản ánh được số lượng các dự án, các hộ gia đình đượcnhận vốn vay từ chương trình Cho vay giải quyết việc làm để đưa vào thựchiện các phương án sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động

Chỉ tiêu số chỗ làm mới được tạo thêm từ việc vay vốn mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh phản ánh hiệu quả của công tác tín dụng chính sáchcho vay giải quyết việc làm, đáp ứng được mục tiêu cao nhất của tín dụngchính sách đối với cho vay giải quyết việc làm Thông qua vốn vay ngânhàng, các cơ sở sản xuất đã được tiếp cận với tín dụng, mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh, thu hút thêm lao động, tạo ra công ăn việc làm cho nhữngngười thất nghiệp Đồng thời đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệuquả để có khả năng trả nợ gốc và lãi ngân hàng

Số chỗ làm mới được tạo thêm cho người lao động từ việc vay vốnGQVL cho thấy số vốn ngân hàng cho vay giải quyết việc làm đã đượccác cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình sử dụng và phát huy hiệu quả,kinh doanh có lãi và tạo được việc làm Số này càng cao chứng tỏ vốnngân hàng được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, điều đó phảnánh chất lượng tín dụng chính sách đối với cho vay giải quyết việc làmcàng được nâng cao Ngược lại, số này thấp cho thấy vốn ngân hàng đãđược sử dụng sai mục đích hoặc người phương án sản xuất, kinh doanhkém hiệu quả, điều này phản ánh chất lượng tín dụng chính sách đối vớicho vay giải quyết việc làm thấp

Thứ hai: Tỷ lệ nợ quá hạn

Trang 36

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn cho vay GQVL

x 100% (1.2)Tổng dư nợ tín dụng cho vay GQVL

Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng quan trọng đối với bất kỳmột tổ chức tín dụng nào, bởi nó phản ánh việc sử dụng vốn và khả năng trả

nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch vớichất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoảnvay bị khách hàng sử dụng sai mục đích, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vìnhiều lý do không thu hồi được Một bộ phận của nợ quá hạn mà ngân hàngphải quan tâm là nợ khó đòi, đó là một lời cảnh báo cho ngân hàng rằng hyvọng thu lại tiều cho vay trở lên mong manh Nợ quá hạn tăng sẽ làm suygiảm khả năng tài chính của ngân hàng, sự bền vững trong hoạt động ngânhàng bị ảnh hưởng

Đặc điểm quan trọng trong cho vay giải quyết việc làm là đối tượng kháchhàng rộng lớn, món vay không lớn, chủ yếu sản xuất kinh doanh trong lĩnh vựcnông nghiệp, cơ sở hạ tầng yếu kém nên không tránh khỏi nợ quá hạn Quan hệtín dụng là quan hệ “vay-trả” giữa khách hàng với ngân hàng, nên để chất

lượng tín dụng tốt thì khả năng thu hồi vốn (cả gốc và lãi) của ngân hàng phải

cao Tuy nhiên, trong quan hệ tín dụng chính sách giữa cơ sở vay vốn với ngânhàng, nhiều đối tượng khách hàng vay xong đã không sử dụng đúng mục đích,không tạo ra được việc làm mới, tuy nhiên vẫn hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãicho ngân hàng Điều này chi thấy vốn của ngân hàng đã được hoàn trả đầy đủnhưng chất lượng về mặt hiệu quả kinh tế xã hội xét trên giác độ sử dụng vốn

là chưa đảm bảo Do vậy, nếu chỉ dựa vào tiêu chí này cũng chưa đủ đảm bảochất lượng tín dụng đuợc đánh giá tốt

Thứ ba: Qui mô tín dụng cho vay giải quyết việc làm

Qui mô tín dụng thể hiện ở 2 chỉ tiêu: Tỷ trọng dư nợ tín dụng và tốc độ

Trang 37

tăng trưởng tín dụng cho vay giải quyết việc làm.

+ Tỷ trọng dư nợ tín dụng cho vay giải quyết việc làm:

Tỷ trọng dư nợ tín dụng

cho vay GQVL =

Dư nợ tín dụng cho vay GQVL

x 100% (1.3)Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đối với cho vay GQVL của Ngânhàng Chính sách so sánh với việc cho vay các đối tượng khác Nếu chỉ tiêu nàyphản ánh việc chủ trương của Nhà nước và ngân hàng chính sách thực thi có tậptrung vào việc cho vay đối với giải quyết việc làm và bên cạnh đó còn mở rộngcho vay các đối tượng khác nhằm mục tiêu xoá đói, giảm nghèo toàn diện

+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với cho vay GQVL: Chỉ tiêu này phản

ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với cho vay GQVL qua các năm

Dư nợ tín dụng cho vay GQVL

năm trướcChỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với cho vay GQVL phảnánh lỗ lực của ngân hàng trong việc chuyển tải vốn tới các cơ sở sản xuất kinhdoanh cần vay vốn và có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Thứ tư: Tính khả thi của dự án cho vay

+ Tính khả thi của dự án cho vay:

Tiêu chí này thể hiện ở lợi nhuận mà dự án đem lại cũng như khả năng trangtrải, bù đắp các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh (trong đó đã bao gồmchi phí nhân công là phần trả lương cho lao động trực tiếp tham gia dự án

Thông qua các tiêu chí nêu trên, chúng ta có thể đánh giá được một cách

Trang 38

tổng thể chất lượng tín dụng của chương trình cho vay giải quyết việc làm tạiNHCSXH Từ đó giúp cho việc đưa ra các giải pháp tốt nhất để nâng cao chấtlượng cho vay.

1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1.4.1 Nhân tố khách quan

- Điều kiện tự nhiên: Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng

hoàn gốc và trả lãi vốn vay cho Ngân hàng Với những dự án ngay khi triểnkhai đã gặp điều kiện tự nhiên thuận lợi (mưa nhiều, hoa màu tươi tốt hứa hẹnmùa màng bội thu…) hoạt động Cho vay giải quyết việc làm sẽ dễ dàng,nhanh chóng Ngược lại điều kiện tự nhiên không thuận lợi (sâu bệnh, mấtmùa ) khách hàng vay vốn làm ăn không hiệu quả không thể hoàn trả kịpthời được vốn cho ngân hàng, xuất hiện các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi Cónhiều dự án do gặp phải lũ lụt, hạn hán bị mất trắng nhà cửa, cơ sở vật chất,máy móc, nhà xưởng…, NHCSXH phải tiến hành xoá nợ, ảnh hưởng đến kếtquả tín dụng của Ngân hàng

- Do ảnh hưởng chung của xu hướng phát triển kinh tế trên thế giới cũngnhư trong nước bao gồm cả tác động từ những thành tựu kinh tế đạt đượccũng như khủng hoảng kinh tế

- Điều kiện xã hội: Sự chênh lệch về điều kiện sống giữa các vùng miền.

Nước ta hiện nay có 61 huyện nghèo đang được chính phủ đặc biệt chú trọng

1.4.2 Nhân tố chủ quan

Ngoài những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng nhưthiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, chiến tranh,… Dưới đây là một số nhân tốchủ quan ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với cho vay Giải quyết việc làm:

- Cơ chế, chính sách của Chính phủ, của Ngân hàng: Do tính đặc thù của

Trang 39

Chương trình cho vay, nguồn vốn cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay,phương thức cho vay, thời hạn cho vay của chương trình đều do Chính phủquyết định theo từng thời kỳ, NHCSXH chỉ là tổ chức nhận uỷ thác giải ngânthu nợ, thu lãi đến từng hộ vay Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách củaChính phủ sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động, kết quả cho vay: lượngkhách hàng vay vốn, mức vay vốn, doanh số cho vay…

Chính sách tín dụng của ngân hàng là cơ sở quan trọng để đảm bảo chohoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự thành cônghay thất bại của một ngân hàng Do chính sách tín dụng đối với Cho vayGQVL khác với các hình thức tín dụng khác là một số điều kiện ưu đãi về đốitượng vay vốn, chính sách lãi suất ưu đãi có thể nảy sinh đối tượng vay vốnkhông đúng đối tượng, và sử dụng vốn vay sai mục đích, cụ thể là:

Cho vay bao cấp của Chính phủ đã dẫn đến tình trạng lựa chọn ngườivay bị sai lệch, những người khá giả có nhiều mối quan hệ hơn, được tintưởng hơn thường cố gắng tìm mọi cách để tiếp cận đến nguồn vốn rẻ, vì vậy

mà người thực sự cần vốn và có phương án hiệu quả thường khó vay vốnđược từ các chương trình này

Chính sách lãi suất ưu đãi thường nảy sinh một số mặt tiêu cực như: Tạocho khách hàng tâm lý ỷ lại, tính toán làm ăn không cẩn thận và kém năngđộng; tạo ấn tượng cho rằng chương trình nghiêng về phúc lợi hơn là cho vay,thậm chí người vay thấy không cần thiết phải trả nợ; do lãi suất ưu đãi nênngười vay có thể sử dụng sai mục đích như cho vay lại hoặc gửi tiết kiệm vớilãi suất cao hơn; gây tiêu cực trong cho vay, lựa chọn không đúng đối tượngvay, tranh giành vốn vay,… Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng tín dụng

Trang 40

- Trình độ điều hành quản lý nguồn vốn cho vay của NHCSXH và các bộ ngành có liên quan: Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng tín

dụng của dự án cho vay Những cán bộ có trình độ, năng lực mới có thể lựachọn, sàng lọc được những dự án khả thi, vừa đem lại lợi nhuận vừa loại bỏđược những rủi ro cho Ngân hàng Cán bộ tín dụng phải thực hiện chặt chẽ tất

cả các quy trình, thủ tục cho vay, đặc biệt là khâu thẩm định và xét duyệt dự án,

tổ chức đôn đốc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, phát hiện được nhữngsai phạm trong quá trình thực hiện dự án để có biện pháp xử lý kịp thời

- Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần thiết thực hiện trong quátrình khép kín gồm: Nhận hồ sơ xin vay, quyết định cho vay và giải ngân,kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, thu hồi nợ vay cả gốc và lãi Chấtlượng tín dụng có được đảm bảo hay không tuỳ thuộc khá nhiều vào việc xâydựng tốt quy trình tín dụng, việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sựphối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bước trong quy trình

- Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay

Công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đánh giá được thực trạng của chấtlượng tín dụng từ đó tìm ra những thiếu sót, hạn chế và ngăn ngừa rủi ronhằm nâng cao chất lượng tín dụng Hoạt động này bao gồm:

Kiểm tra trước khi cho vay: Nhằm đảm bảo hồ sơ vay là hợp lệ, hợppháp, đối tượng khách hàng vay vốn đúng là hộ nghèo thoả mãn các điều kiệnvay vốn

Kiểm tra trong khi cho vay: Nhằm xác định đúng số tiền đã giải ngân,đúng đối tượng thụ hưởng

Kiểm tra sau khi cho vay: Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm

Ngày đăng: 06/03/2015, 12:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Thủ tướng chính phủ (2000), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010)
Tác giả: Thủ tướng chính phủ
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2000
3. Ban thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Ban thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
4. TS. Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng Thương mại, quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Thương mại, quản trị và nghiệp vụ
Tác giả: TS. Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2004
5. TS. Phan Thị Thu Hà (2003), “Tách bạch cho vay chính sách và cho vay thương mại trong quá trình đổi mới hệ thống tài chính Việt nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15), tr. 7-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tách bạch cho vay chính sách và cho vay thương mại trong quá trình đổi mới hệ thống tài chính Việt nam”, "Tạp chí Ngân hàng
Tác giả: TS. Phan Thị Thu Hà
Năm: 2003
6. Hà Thị Hạnh (2004), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
Tác giả: Hà Thị Hạnh
Năm: 2004
7. Đỗ Tất Ngọc (2002), Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách
Tác giả: Đỗ Tất Ngọc
Năm: 2002
8. Nguyễn Hồng Phong (2007), Giải pháp tăng cường năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tăng cường năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
Tác giả: Nguyễn Hồng Phong
Năm: 2007
9. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2007), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng
Tác giả: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
10. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Năm: 2008
11. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2002), Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết việc làm, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết việc làm
Tác giả: Bộ Lao động thương binh và xã hội
Nhà XB: NXB Lao động- Xã hội
Năm: 2002
13. Ngân hàng Chính sách xã hội VIệt Nam (2003), Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn để giải quyết việc làm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn để giải quyết việc làm
Tác giả: Ngân hàng Chính sách xã hội VIệt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
14. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2006), Văn bản 321 “Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản 321 “Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm
Tác giả: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Năm: 2006
15. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2008), Văn bản 2539/NHCS-TD “Hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản 2539/NHCS-TD "“Hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm
Tác giả: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Năm: 2008
17. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg về “Cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm”, Hà Nội . 18. Web: www.vbsp.org.vn19. Web: www.gso.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg về “Cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm”, Hà Nội
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2005
12. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2004), Hệ thống văn bản nghiệp Khác
16. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w