Mở rộng mạng lưới và nâng cao chức năng hoạt động của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Trang 81)

giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội

nêu ở trên

Các ngân hàng thương mại chỉ tập trung chú ý đến lợi nhuận, quan tâm đến những dịch vụ có lãi, với những địa bàn có cơ hội kinh doanh, và thường tập trung về thành phố, thị xã, thị trấn, còn các đối tượng cần vay vốn chính sách để giải quyết việc làm thì có ở khắp mọi nơi từ thành phố cho đến vùng sâu, vùng xa, vùng có địa hình phức tạp không được cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng.

Một thực tiễn từ trước đến nay, mặc dù Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng thương mại có chi nhánh và phòng giao dịch nhiều nhất, rộng khắp trên cả nước, nhưng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, huy động tiết kiệm ở các xã vùng sâu, vùng xa đều thực hiện rất khó khăn. Khi các điểm bưu điện văn hoá xã mở ra đã cải thiện được phần nào những nhu cầu cung cấp dịch vụ ngân hàng đến với người dân những vùng sâu, vùng xa còn rất lớn. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, đưa các vùng núi, vùng sâu, vùng xa theo kịp với miền xuôi, sẽ không thể thiếu việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng để người dân những vùng này có điều kiện tiếp cận với kinh tế thị trường, thuận lợi trong thanh toán chuyển tiền và cung cấp đến người dân những thông tin liên quan về vốn, về tài chính đối với các đối tác làm ăn, có như vậy sẽ giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải mở những phòng giao dịch NHCSXH ở cả những địa bàn phức tạp, vùng khó khăn.

Do kinh phí NHCSXH bước đầu còn hạn chế, nên khi thành phòng giao dịch trước hết ưu tiên chọn các huyện có các xã vùng đặc biệt khó khăn. Tuỳ theo mức độ phức tạp của địa hình có thể chọn từ một đến bốn xã mở một phòng giao dịch, vị trí đặt phòng giao dịch phải đảm bảo làm thế nào người dân đi lại giao dịch thuận tiện. Tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động như số dư nợ, số huy

động, doanh số thanh toán chuyển tiền… mà số nhân viên có thể từ 7-9 người. Về chức năng hoạt động của phòng giao dịch NHCSXH được quy định tại Quyết định 156/QĐ-HĐQT ngày 19/03/2003 của HĐQT NHCSXH. Quy định gồm: Tham mưu, giúp việc ban đại diện HĐQT cấp huyện, triển khai các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn; kiểm tra giám sát các đối tượng khách hàng, các tổ chức làm uỷ thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ khi có điều kiện, được giám đốc chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh giao. Với các chức năng như trên thì sẽ rất hạn chế, trong khi NHCSXH ra đời nhằm đáp ứng tốt hơn các dịch vụ ngân hàng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mà trước đây mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn không thể thực hiện được hoặc không thực hiện đầy đủ. Do vậy việc mở rộng mạng lưới và nâng cao chức năng hoạt động của NHCSXH đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cho vay chung của NHCSXH cũng như nghiệp vụ cho vay Giải quyết việc làm, đảm bảo cho việc đưa đồng vốn đến tay người dân, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh kịp thời góp phần tạo công ăn việc làm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w