Mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Trang 46)

NHCSXH là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống gíao dịch từ Trung ương đến địa phương, có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, trụ sở chính đặt tại Hả nội. NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Vốn đìều lệ ban đầu là 5000 tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời gian hoạt động là 99 năm.

Điều lệ về tổ chức hoạt động của NHCSXH được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ – TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó mô hình tổ chức quản lý theo phương thức các cơ quan quản lý nhà nước tham gia ban hành chính sách, còn điều hành hoạt động của NHCSXH là Ban Tổng giám đốc.

Chính thức đi vào hoạt động từ 11 tháng 3 năm 2003 nhưng đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhanh chóng triển khai mô hình tổ chức mạng lưới. Tính đến nay, Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: Hội đồng quản trị tại Trung ương, 64 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 600 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện.

Mô hình quản lý của NHCSXH bao gồm:

* Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp: Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

* Bộ phận điều hành, tác nghiệp có trách nhiệm tổ chức việc quản lý vốn, đưa vốn tín dụng kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, đào tạo tay nghề cho cán bộ và hướng dẫn các đối tượng vay vốn thực hiện các chính sách tín dụng của Chính phủ.

Đến nay, mạng lưới giao dịch của NHCSXH đã được tổ chức thành một hệ thống từ Trung ương đến cấp xã. Toàn quốc có 64 chi nhánh cấp tỉnh,thành phố và Sở giao dịch và 597 Phòng giao dịch cấp huyện, 8076 Điểm giao dịch tại xã, phường, trên 265.000 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở khắp các thôn, bản trong phạm vi cả nước.

* Các tổ chức chính trị - xã hội làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho NHCSXH có nhiệm vụ chính là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, thông qua tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở, có đủ điều kiện trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng. NHCSXH đã ký văn bản thoả thuận, uỷ thác cho vay chương trình tín dụng hộ nghèo và một số chương trình khác thông qua bốn tổ chức chính trị - xã hội, gồm: Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

* Tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, ấp, bản, làng do các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo xây dựng và quản lý, được giao nhiệm vụ chính là huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên để tạo lập quỹ tự lực của Tổ, cam kết sử dụng vốn vay có hiệu quả và kiểm tra, giám sát Tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tổ tiết kiệm và vay vốn là đối tác chính ký hợp đồng nhận làm dịch vụ tín dụng trực tiếp tới khách hàng. Hiện đã xây dựng, củng cố và kiện toàn được 265.000 tổ Tiết kiệm và vay vốn, tạo màng lưới rộng khắp trên địa bàn các thôn, ấp, bản, làng trong cả nước. Chủ trương cho vay họ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn là đúng đắn,

quyết định sự phát triển bền vững của NHCSXH.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của NHCSXH

2.1.3. Đặc điểm hoạt động của NHCSXH

NHCSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng. NHCSXH không tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

Vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (Năm nghìn tỷ đồng) và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Hiện nay, vốn điều lệ của NHCSXH là 7.988.000.000.000 đồng.

NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, mục tiêu chủ yếu là xoá đói giảm nghèo. Lãi suất cho vay của NHCSXH theo Quyết định của Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay, lãi suất của các chương trình cho vay của NHCSXH từ 0,5%/ tháng đến 0,9%/ tháng.

Các mức lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, những tổn thất trong cho vay sau khi bù đắp bằng quĩ dự phòng, chi phí hoạt động của NHCSXH sẽ được Bộ Tài chính cấp... Như vậy đây là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng (huy động và cho vay) song dựa vào nguồn chi ngân sách hàng năm, tức là Nhà nước thực hiện bao cấp một phần cho hoạt động của NHCSXH.

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, hoạt động của NHCSXH bao gồm các mảng hoạt động chính như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w