Quản lý và huy động nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Trang 56)

Sau 5 năm hoạt động đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn cho vay Giải quyết việc làm đạt 3.223 tỷ đồng, nếu tính đến 30/06/2008 thì tổng nguồn vốn là 3.521 tỷ đồng (trong đó vốn của Quỹ quốc gia về việc làm Trung ương là 3.155 tỷ đồng, Quỹ hỗ trợ việc làm tại địa phương là 366 tỷ đồng) tăng so với thời điểm nhận bàn giao là 1.702 tỷ đồng (Trong đó Quỹ Quốc gia về việc làm Trung ương tăng 1.373 tỷ đồng, Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương tăng 329 tỷ đồng so với thời điểm nhận bàn giao), nguồn vốn liên tục tăng trưởng qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Nguồn vốn cho vay Giải quyết việc làm của NHCSXH

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm Nguồn vốn Tăng so với năm

trước liền kề

ương phương đối đối (%) Năm 2003 2.047 1.962 85 228 +25,3 Năm 2004 2.312 2.162 150 265 +29,4 Năm 2005 2.621 2.420 201 309 +33,6 Năm 2006 2.901 2.655 246 280 +10,7 Năm 2007 3.223 2.905 318 322 +11,1 30/06/2008 3.521 3155 366 298 +9,24

Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH

Điểm đáng lưu ý là nguồn vốn của địa phương tăng đáng kể là 336 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 10,4%). Nguồn vốn này hiện có tại 28 tỉnh, tăng thêm 18 tỉnh với số tiền là 329 tỷ đồng so với thời điểm nhận bàn giao (năm 2003 tăng 48 tỷ đồng (+29%), năm 2004 tăng 65 tỷ đồng (+76%), năm 2005 tăng 51 tỷ đồng (+34%), năm 2006 tăng 45 tỷ đồng (+22%), năm 2007 tăng 72 tỷ đồng (+29%), 6 tháng đầu năm 2008 tăng 48 tỷ đồng (+15%). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nguồn vốn cho vay từ Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương là 35%, thể hiện sự quan tâm của các địa phương trong việc bổ sung nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.

Giai đoạn từ năm 2002 trở về trước, sự huy động nguồn lực từ ngân sách địa phương tham gia vào chương trình tăng trưởng bình quân mỗi năm là 3,3 tỷ đồng, nhưng từ năm 2003 đến nay chương trình khai thác nguồn lực từ các địa phương tham gia vào chương trình liên tục tăng trưởng, bình quân mỗi năm tăng 54,8 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy sau khi có chỉ thị số 09 của Thủ tướng chính phủ, chính quyền các địa phương có sự quan tâm đến các chương trình tạo việc làm, đã động viên được nguồn lực từ ngân sách Trung ương và địa phương, sự cố gắng của hệ thống NHCSXH trong việc tham mưu và thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với chương trình.

Với nguồn vốn cho vay được mở rộng hơn thì việc thực hiện cho vay giải ngân đến với các dự án xin vay vốn của khách hàng có nhu cầu vay vốn được thực hiện dễ dàng hơn. Điều này góp phần vào việc phát triển chương trình

cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w