Từ khi tiếp nhận chương trình cho vay từ Kho bạc nhà nước và tiến hành cho vay thông qua nghiệp vụ cho vay uỷ thác qua các tổ chức hội, công tác cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần nhìn nhận rõ những những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó để đưa ra những giải pháp phù hợp, nâng cao hơn nữa chất lượng của cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH.
2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất: Nợ quá hạn chương trình cho vay giải quyết việc làm còn cao so với dư nợ quá hạn chung của NHCSXH, mặc dù đối tượng vay không phải là hộ nghèo (tỷ lệ nợ quá hạn toàn bộ các chương trình tín dụng của NHCSXH tại thời điểm 30/06/2008 là 2%, của chương trình cho vay giải quyết việc làm là 5,1%). Điển hình các tỉnh có tỷ lệ nợ quá hạn cao như: Hà Giang 11,32%, Quảng Ninh 15,4%, Thanh Hoá 12,3%, Nghệ An 12,4%, Thừa Thiên Huế 15,1%, Quảng Ngãi 14,6%, Ninh Thuận 14,3%, An Giang 12,58%, Cà Mau 16,52%... Trong đó có nhiều dự án không có khả năng trả được nợ như: các dự án cho vay di dân đi kinh tế mới từ những năm 1992 tại
các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Trị, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh với tổng số tiền còn dư nợ là 3,1 tỷ đồng, các dự án nuôi cá lồng bè tại Quảng Ninh và Hải Phòng số tiền là 3,9 tỷ đồng.
Thứ hai: Tỷ trọng dư nợ cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH trên tổng dư nợ còn thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm. Đến 30/6/2009 dư nợ của chương trình là 3.210 tỷ đồng, trong khi đó tổng dư nợ của tất cả các chương trình là 42.201 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của chương trình cho vay giải quyết việc làm là 13,2% cũng thấp hơn so với mức độ tăng trưởng tín dụng bình quân của toàn ngành tính chung cho tất cả các chương trình.
Thứ ba: Số lượt khách hàng được vay vốn chưa cao. Trong hơn 5 năm thực hiện chương trình, chỉ giải ngân được cho 679.465 lượt khách hàng vay vốn trong cả nước, bình quân mỗi năm chỉ cho vay được 123.000 khách hàng. Từ đó, số lao động được tạo việc làm là 1.900.094 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm được cho 345.000 lao động.
Thứ tư: Nguồn vốn còn tồn đọng của các đơn vị nhận uỷ thác còn cao. Cụ thể: Đến ngày 31/12/2007, Tổng liên đoàn lao động còn tồn vốn 3.357 triệu đồng, Đoàn thanh niên tồn 3.881 triệu đồng, Hội liên hiệp phụ nữ tồn 3.862 triệu đồng, Hội nông dân tồn 4.172 triệu đồng, Hội cựu chiến binh tồn 1.696 triệu đồng, Hội đồng liên minh Hợp tác xã tồn 5.578 triệu đồng, Bộ quốc phòng tồn 1.332 triệu đồng, dẫn đến hệ số sử dụng vốn bình quân thấp làm lãng phí vốn trong khi nhu cầu vốn của chương trình này là rất lớn.
Thứ năm: Mức cho vay được quy định như hiện nay của chương trình cho vay giải quyết việc làm là không cao. Tối đa đối với dự án vay vốn của cơ sở sản xuất kinh doanh là 500 triệu đồng, nhưng không được vượt quá 20 triệu đồng/ 1 chỗ làm mới được tạo ra. Như vậy, nếu một dự án của cở sở sản xuất kinh doanh muốn vay được mức tối đa thì phải đảm bảo tạo ra ít nhất 25
chỗ làm mới cho lao động chưa kể số lao động ổn định của cơ sở sẵn có.
2.3.2.1. Nguyên nhân
Những hạn chế nêu trên của thực trạng cho vay giải quyết việc làm đều bắt nguồn từ những nguyên nhân cụ thể. Để có thể tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm thì phải phân tích cụ thể nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
Thứ nhất: Nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm còn hạn chế, hàng năm Ngân sách nhà nước bổ sung từ 200 đến 300 tỷ đồng nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để tạo việc làm, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai: Việc phân phối vốn và điều hành vốn theo nhiều đầu mối như hiện nay không còn phù hợp, vốn bị dàn trải, kém hiệu quả. Vốn chưa được tập trung cho các dự án cần giải quyết việc làm. Nguồn vốn giao qua nhiều đầu mối đã không thể điều phối linh hoạt nguồn vốn giữa các đơn vị và giữa các địa phương. Một số nơi chưa thực hiện phân cấp theo thông tư số 34 (UBND tỉnh và Hội, đoàn thể cấp Trung ương): không thực hiện việc phân cấp thẩm định, phê duyệt dự án cho cấp dưới mà đưa tất cả các dự án về UBND cấp tỉnh và Hội, đoàn thể Trung ương phê duyệt, làm mất nhiều thời gian. Việc phê duyệt dự án thực hiện khá chậm do người đảm trách thường xuyên bận nhiều công việc hoặc đi công tác, đi họp, đi học… ảnh hưởng đến việc giải ngân cho vay dự án.
Thứ ba: Việc hướng dẫn xác định tiêu chí cho vay để giải quyết cho một lao động có việc làm chưa rõ ràng, chưa cụ thể nên vốn cho vay phần lớn vẫn tập trung cho hộ gia đình, rất khó xác định số lao động được tạo việc làm. Vốn theo kênh của Tổng liên đoàn lao động có nơi phần lớn cho cán bộ công nhân viên các sở, ban, ngành của tỉnh vay, gây nhiều ý kiến không nhất quán
về chương trình này.
Thứ tư: Việc kiểm tra giám sát và xử lý vốn vay được thực hiện theo hướng dẫn của NHCSXH chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày phát tiền vay NHCSXH nơi cho vay tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay. Đối với dự án nhóm hộ, NHCSXH có thể trực tiếp kiểm tra hoặc uỷ nhiệm cho chủ dự án kiểm tra việc sử dụng tiền vay của từng hộ. Việc quy định này dẫn đến thiếu sự phối hợp của cơ quan phê duyệt dự án cho vay (UBND các cấp hoặc Cơ quan thực hiện chương trình cho vay). Đồng thời, nếu chủ dự án kiểm tra việc sử dụng tiền vay của từng hộ dẫn đến tình trang bao che, làm sai lệch kết quả thực tế dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích.
Thứ năm: Vấn đề thế chấp, cầm cố tài sản: Theo quy định thì Sở Tài chính phối hợp với chi nhánh NHCXSH định giá tài sản thế chấp của đối tượng vay vốn. Trong thực tế ở một số địa phương Sở Tài chính, Phòng Tài chính cấp huyện không tham gia vì chưa nhận được Văn bản chỉ đạo của ngành dọc từ đó dẫn đến ách tắc và chậm trễ trong quá trình làm thủ tục giải ngân vốn. Hơn nữa tại Quyết định số 71 quy định: Trung tâm lao động – xã hội phải thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản, nhưng thực tế đối tượng này không có tài sản thế chấp để vay vốn theo quy định.
Thứ sáu: Vấn đề xây dựng và tổ chức thẩm định dự án: Nhiều nơi, ngành Lao động thương binh và xã hội hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương chưa chủ động và khẩn trương tìm kiếm, hướng dẫn xây dựng dự án và tổ chức thẩm định dự án nên vốn cho vay ra rất chậm, gây ứ đọng vốn.
Thời gian để tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn và thời gian hoàn thiện thủ tục giải ngân từ khi có quyết định chính thức cho vay còn kéo dài. Nếu tính tối đa thời gian từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ xin vay vốn đến khi khách hàng được phát tiền vay là 30 ngày.
phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc do mạng lưới phòng giao dịch chưa có ở tất cả các xã, thêm vào đó lượng cán bộ ở mỗi phòng giao dịch chỉ chiếm từ 5 đến 7 người. Chưa tổ chức được thường xuyên các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ để nâng cao kỹ năng cũng như trình độ thẩm định dự án. Trình độ cán bộ còn chưa đồng đều.
Thứ tám: Chưa trang bị được hệ thống thông tin thông suốt đến từng cơ sở. Phần mềm thông tin báo cáo còn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vì vẫn xây dựng trên cơ sở phầm mềm cũ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chưa hoàn toàn tự động, đòi hỏi cán bộ phải làm thủ công rất nhiều. Việc xây dựng chế độ báo cáo định kỳ chưa được cụ thể dẫn đến tình trạng cấp trên chưa kịp thời nắm bắt thông tin để có những chỉ đạo kịp thời.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NHCSXH VIỆT NAM