- Đề nghị UBND tỉnh, thành phố bố trí và thường xuyên bổ sung nguồn vốn ngân sách hàng năm sang NHCSXH để làm nguồn vốn cho vay các dự án tạo việc làm cho địa phương và chỉ đạo thu hồi nợ để xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng chây ỳ.
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05/2003/CT-TTg ngày 18/3/2003 và Chỉ thị 09/2004/CT-TTg ngày 16/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo và nâng cao năng lực hoạt động cho NHCSXH.
- Chỉ đạo Ban đại diện Hội đồng quản trị tại địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, hộ sản xuất, kinh doanh thuộc vùng khó khăn và các đối tượng chính sách khác đúng chủ trương chính sách Chính phủ TW và địa phương.
KẾT LUẬN
rất nhiều khó khăn từ cơ sở vật chất, mạng lưới đến đội ngũ cán bộ… nhưng được sự quan tâm và lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt cùng với sự nỗ lực vươn lên của cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống NHCSXH, hoạt động của NHCSXH đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, được hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ghi nhận là người bạn thân thiết.
Trong suốt chặng đường hoạt động, NHCSXH đã từng bước khẳng định tên tuổi của mình trong thời kỳ đổi mới, thực hiện tốt chính sách tín dụng của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, vào chiến lược xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm của Đảng và Chính phủ, đồng thời tách bạch chức năng tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, làm lành mạnh nền kinh tế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Chương trình Cho vay giải quyết việc làm đã và đang được NHCSXH tổ chức triển khai một cách đồng bộ ở tất cả các ngành, các cấp và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước, những đóng góp của NHCSXH trong giai đoạn vừa qua chỉ là một trong các giải pháp thực hiện chương trình nhưng lại có tầm ảnh hưởng rộng lớn và bao trùm, nó có ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc, mà sự ảnh hưởng này là một trong các nguyên nhân căn bản dẫn đến sự thành công của chương trình Giải quyết việc làm của Việt Nam giai đoạn 2001-2005. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, chương trình này cũng gặp phải không ít khó khăn. Qua bài viết này, tác giả mong có thể góp một phần ý kiến nhằm nâng cao chất lượng Cho vay giải quyết việc làm, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, giúp Ngân hành hoạt động hiệu quả hơn, qua đó Ngân hàng có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân lao động đang cần việc, cải thiện cuộc sống, ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn của tác giả đã thực hiện được các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vần đề cơ bản về Cho vay giải quyết việc làm, chất lượng cho vay Giải quyết việc làm, khẳng định vai trò tích cực của hoạt động này đối với xã hội.
- Phân tích thực trạng việc Cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH cũng như những vướng mắc mà NHCSXH gặp phải trong 5 năm hoạt động.
- Đưa ra một số giải pháp cũng như các kiến nghị giúp NHCSXH nâng cao chất lượng Cho vay giải quyết việc làm, cho vay có hiệu quả trong giai đoạn nền kinh tế đang từng bước toàn cầu hóa - hiện đại hóa như hiện nay.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở Đại học Kinh tế quốc dân, các vị lãnh đạo NHCSXH Việt Nam, cùng bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt gửi lòng biết ơn đến TS. Lê Anh Tuấn đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.
2. Thủ tướng chính phủ (2000), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. TS. Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng Thương mại, quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê, Hà Nội.
5. TS. Phan Thị Thu Hà (2003), “Tách bạch cho vay chính sách và cho vay thương mại trong quá trình đổi mới hệ thống tài chính Việt nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15), tr. 7-8.
6. Hà Thị Hạnh (2004), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội.
7. Đỗ Tất Ngọc (2002), Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
8. Nguyễn Hồng Phong (2007), Giải pháp tăng cường năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
9. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2007), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Hà nội.
11. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2002), Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết việc làm, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.
vụ II, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Ngân hàng Chính sách xã hội VIệt Nam (2003), Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn để giải quyết việc làm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2006), Văn bản 321 “Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm”, Hà Nội.
15. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2008), Văn bản 2539/NHCS-TD “Hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm”, Hà Nội.
16. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.
17. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg về “Cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm”, Hà Nội .
18. Web: www.vbsp.org.vn