Ngày 5/11/2003, Kho bạc Nhà nước TƯ đã tổ chức bàn giao việc thực hiện Chương trình 120 cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Cùng các bộ, ngành có liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội xác định cơ chế cho vay thích hợp với mọi đối tượng có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, ủy quyền và phân cấp cho các địa phương giải quyết việc xóa nợ đối với các dự án trong trường hợp rủi ro bất khả kháng.
1.2.3.2. Ngân hàng Chính sách xã hội với nghiệp vụ cho vay giải quyết việc làm việc làm
Một số văn bản ban hành:
Mục đích cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm là nhằm tạo việc làm mới và tăng thêm việc làm cho người lao động, trợ giúp người thất nghiệp, người thiếu việc làm tự tạo việc làm, người sử dụng lao động có điều kiện bố trí việc làm để tránh cho nhiều người lao động không bị mất việc làm, tạo ra sản phẩm cho xã hội và có thu nhập phục vụ cho đời sống của người lao động.
Theo nội dung cụ thể tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng với người nghèo và các đối tượng chính sách. Từ ngày 05/11/2003, NHCSXH đã tiến hành nhận bàn giao chương trình Cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước.
Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ - TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2002/TTLT – BLĐTBXH – BTC - BKHĐT ngày 10/04/2002 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội- Tài chính- Kế hoạch và đầu tư “Hướng dẫn cơ chế quản lý Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và lập Quỹ giải quyết việc làm địa phương”.
Tổng giám đốc NHCSXH đã có văn bản số 120 NHCSXH - KHNV ngày 07/3/2002 “Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn để giải quyết việc làm”. Các văn bản bổ sung sửa đổi về nghiệp vụ cho vay này gồm có: văn bản số 215/ NHCS - KHNV ngày 10/4/2003 và văn bản số 741/NHCS-KHNV ngày 02/7/2003.
Ngày 02/7/2003, Tổng giám đốc NHCSXH ban hành văn bản số 120A hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn để giải quyết việc làm thay thế văn bản số 120 ngày 07/3/2003.
Căn cứ Quyết định số 71/2005/QĐ - TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT- BLĐTBXH – BTC -BKHĐT ngày 09/12/2005 của liên Bộ LĐTB&XH - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về “Hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ- TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm”.
Ngày 15/02/2006, Tổng giám đốc NHCSXH đã ban hành văn bản số 321 về “Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm” thay thế công văn số 120A ngày 02/7/2003.
Căn cứ Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm; Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg;
Căn cứ Thông tư hướng dẫn số 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC- BKHĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14) ngày 29/7/2008 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg.
Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ban hành văn bản số 2539/NHCS-TD Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2008 hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của Quỹ Quốc gia về việc làm và văn bản số 2812/NHCS-TD ngày 09/10/2008 bổ sung sửa đổi một số điểm về nghiệp vụ cho vay giải quyết việc làm. Nội dung cụ thể như sau:
Một số nội dung về chính sách:
Ngân hàng NHCSXH làm nhiệm vụ giải ngân cho các đối tượng vay vốn để giải quyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
* Đối tượng khách hàng được vay vốn giải quyết việc làm:
- Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp; chủ trang trại (có đủ tiêu chí theo quy định hiện hành của Nhà nước); Trung tâm Giáo dục Lao động- Xã hội (gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh).
* Điều kiện vay vốn.
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh:
- Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định.
- Dự án phải có xác nhận của UBND cấp xã về trụ sở của cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện đang đóng trên địa bàn.
- Có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của pháp luật đối với những dự án có mức vay trên 30 triệu đồng.
Đối với hộ gia đình:
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án. - Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới:
- Có dự án vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận.
* Sử dụng vốn vay
- Mua sắm vật tư, thiết bị, mở rộng nhà xưởng, phương tiện vận tải, phương tiện đánh bắt thuỷ, hải sản nhằm mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh.
- Mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.
* Mức cho vay
Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của từng cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình nhưng không quá mức cho vay tối đa theo quy định sau:
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh: mức cho vay không quá 500 triệu đồng/dự án và không quá 20 triệu đồng/ 1 lao động được thu hút mới.
* Thời hạn cho vay.
Thời hạn cho vay của chương trình tuỳ thuộc vào đối tượng vay vốn mà xác định có thể là cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.
* Phương thức cho vay.
- Đối với hộ gia đình nếu dự án xin vay thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh hoặc các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội quản lý thì áp dụng phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn. Nếu dự án xin vay thuộc nguồn vốn do Hội người mù quản lý thì NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp thông qua các dự án hoặc dự án nhóm hộ.
-Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: NHCSXH cho vay trực tiếp tại Hội sở chính ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện.
* Lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ. Hiện nay, lãi suất cho vay được áp dụng như sau:
- Từ ngày 01/01/2006 trở đi, lãi suất cho vay là 0,65%/tháng, riêng lãi suất cho vay các cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật (kể cả thương binh, người mù) là 0,5%/tháng.
- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay, mức lãi suất nợ quá hạn này được áp dụng cho những dự án mới kể từ ngày 01/01/2006 trở đi.
* Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và phê duyệt dự án và giải ngân
Trong thời hạn 15 ngày (tính theo giờ làm việc) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong thời hạn nêu trên, nếu không ra quyết định phê duyệt dự án thì cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được Quyết định phê duyệt cho vay và hồ sơ hợp lệ, NHCSXH hoàn thiện thủ tục giải ngân và phát tiền vay trực tiếp đến người vay tại điểm giao dịch (kể cả dự án nhóm hộ, NHCSXH không uỷ nhiệm cho chủ dự án phát tiền vay) hoặc chuyển khoản cho đơn vị thụ hưởng theo đề nghị của Bên vay phù hợp với chế độ quy định.
Trường hợp khách hàng nhận tiền vay từ 2 lần trở lên, mỗi lần phát tiền vay NHCSXH căn cứ Hợp đồng tín dụng đã ký để hướng dẫn khách hàng lập 2 liên Giấy nhận nợ đồng thời ghi số tiền cho vay vào phụ lục Hợp đồng tín dụng và yêu cầu khách hàng ký nhận vào phụ lục Hợp đồng tín dụng. Tổng số tiền các lần nhận nợ không vượt quá số tiền đã được phê duyệt trên Hợp đồng tín dụng.
* Đối với dự án đã được duyệt nhưng không giải ngân được NHCSXH địa phương có văn bản báo cáo ngay với cơ quan ra quyết dịnh cho vay, nêu rõ lý do.