Định hướng đổi mới chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Trang 76)

Tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng cần phải xây dựng theo lộ trình hội nhập, định hướng thị trường, bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng các chương trình cho vay. Xác định rõ đối tượng được ưu đãi và phương thức ưu đãi sao cho Ngân sách Nhà nước giảm cấp àu chênh lệch lãi suất đối với phần vốn huy động.

Ổn định cơ cấu tổ chức và tăng cường năng lực tài chính của NHCSXH theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ, tiến tới tự bù đắp chi phí hoạt động, trở thành công cụ hữu hiệu của Chính phủ để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, từng bước ổn định xã hội.

các chương trình tín dụng hiện có với các đối tượng hưởng lợi là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, HSSV có hoàn cảnh khó khăn; đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ tín dụng NS&VSMTNT; giải quyết việc làm và cho vay trả chậm nhà ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, có thể thực hiện các chương trình tín dụng khác theo các mục tiêu ưu tiên của Chính phủ.

Cần xác định cụ thể và rõ ràng đối tượng khách hàng. Đối với nhóm khách hàng là các hộ nghèo và đối tượng chính sách thuộc nhóm đối tượng không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính thương mại hoặc những lĩnh vực cần hỗ trợ và khuyến khích của Nhà nước, cần xác định khả năng bảo đảm thu hồi nợ gốc và lãi. Đối với chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cần nghiên cứu có thể thay đổi cơ chế từ cho vay trực tiếp học sinh, sinh viên đang cho vay qua cha mẹ nhằm đảm bảo an toàn cho đồng vốn trong quá trình thu hồi nợ gốc, lãi. Đối với chương trình cho vay GQVL, cần hướng tới xây dựng chương trình cho vay theo hướng cụ thể hoá quy trình tín dụng, đảm báo quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Về cơ chế cho vay: Mức lãi suất cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm và các đối tượng chính sách khác được thực hiện theo quyết định của Chính phủ trong từng thời kỳ cụ thể. Thời hạn cho vay phù hợp với thời gian hoàn vốn của dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh. Mức vốn cho vay cần được quy định theo từng chương trình tín dụng, nhưng tối đa không quá 75% nhu cầu.

Về điều kiện đảm bảo tiền vay: Căn cứ vào từng chương trình tín dụng để quy định với nguyên tắc những dự án hoặc những món vay dưới 30 triệu đồng không yêu cầu bắt buộc về bảo đảm tiền vay. Cần quy định cụ thể các điều kiện khác như cấm đáo nợ, khoanh nợ trong hoạt động tín dụng chính sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Trang 76)