sách tín dụng, phục vụ đắc lực, đảm bảo cho sự thành công của chương trình Cho vay giải quyết việc làm. Do vậy, cần được sự quan tâm từ góc độ hỗ trợ cơ sở vật chất đến tạo lập các cơ chế phối, kết hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước phải là cơ quan hướng dẫn, đưa ra các tiêu chí xây dựng dự án, tiêu chí tạo việc làm cho một lao động mới, quy định đối tượng thụ hưởng và thực hiện chức nâng kiểm tra giám sát; còn việc tổ chức thực hiện là; lập dự án, thẩm định, phê duyệt dự án quyết định cho vay giao cho cơ quan chuyên ngành là NHCSXH tổ chức thực hiện.
- Về cơ chế phê duyệt dự án cần phân cấp thẩm định, phê duyệt dự án cho cấp cơ sở để tăng cường trách nhiệm cho cơ sở và tính chủ động cho NHCSXH; cấp trung ương, cấp tỉnh tập trung vào chỉ đạo điều hành và kiểm tra, đôn đốc thực hiên. Cụ thể, giao toàn bộ cho UBND cấp huyện phê duyệt dự án và quyết định, còn cấp Trung ương và cấp tỉnh là cấp chỉ đạo và kiểm tra giám sát chương trình. Chương trình hiện nay đã giao cho NHCSXH và NHCSXH có Trưởng ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện đều do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cùng cấp đảm nhiệm. Vì vây, khi điều hành nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm nên tập trung một đầu mối là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH.
- Cấp đủ vốn điều lệ ban đầu và cấp bổ sung mỗi năm 1.000 tỷ đồng cho NHCSXH. Đồng thời, có cơ chế cho NHCSXH vay lại nguồn vốn có lãi suất thấp, dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình tái cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn và nông dân, chương trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa để lập quỹ cho vay quay vòng.