Từ năm 1992 đến năm 2002, Quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện cho vay theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới, Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000, Thông tư liên tịch số 13/1999/TTLT- BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 08/5/1999 về hướng dẫn cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và lập Quỹ việc làm địa phương, Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005” và Thông tư liên tịch số 06/2002/TTLT-BLĐTBXH-BTC- BKHĐT ngày 10/4/2002 của Liên tịch Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư về hướng dẫn cơ chế quản lý Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và lập Quỹ việc làm tại địa phương, Quỹ Quốc gia về việc làm được thực hiện giải ngân qua Kho bạc Nhà nước.
Thời kỳ này quá trình phân phối và điều chuyển vốn, quy trình hướng dẫn lập dự án, trình và duyệt hồ sơ vay vốn thuộc Ngân sách Trung ương được tiến hành như sau:
- Hàng năm, ngân sách nhà nước bố trí vốn cho chương trình và do Bộ Kế hoạch đầu tư thông báo phân phối vốn theo hai kênh:
+ Kênh thứ nhất: Các cơ quan Trung ương gồm Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn lao động, Hội người mù, Hội đồng liên
minh Hợp tác xã, Bộ quốc phòng (sau đây gọi chung là Hội). Vốn được phân phối cho từng tổ chức ở Trung ương, sau đó từ tổ chức Trung ương phân phối cho tổ chức hội cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Các dự án được lập từ cơ sở chuyển về Trung ương hội phê duyệt sau đó mới chuyển về cơ sở, giao Kho bạc Nhà nước giải ngân theo địa chỉ dự án đã phê duyệt.
+ Kênh thứ hai: Thông báo phân phối cho UBND các tỉnh, thành phố phân phối cho các quận huyện; giúp việc hướng dẫn xây dựng dự án, trình duyệt dự án do cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội cùng cấp thực hiện và Kho bạc Nhà nước giải ngân theo địa chỉ dự án đã phê duyệt.
- Các dự án được cho vay trực tiếp đến các cơ sở sản xuất, Hợp tác xã, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, riêng dự án cho vay theo hộ gia đình thì thực hiện cho vay theo nhóm hộ. Trưởng nhóm đứng ra nhận tiền vay, sau đó phát tiền vay cho từng hộ gia đình (Kho bạc phát tiền vay cho Trưởng nhóm)
- Các tổ chức được phân bổ vốn gồm các cơ quan Hội ở Trung ương và UBND các cấp quyết định cho vay, thu nợ, thu lãi một lần khi đến hạn, gia hạn nợ và xử lý nợ rủi ro (thực hiện theo nguyên tắc: vốn giao cho tổ chức nào thì tổ chức đó xử lý).
Kết quả cho vay của chương trình đến năm 2002:
+ Tổng nguồn vốn của chương trình là 1.819 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn thuộc ngân sách Trung ương là 1.782 tỷ đồng; Quỹ hỗ trợ việc làm tại địa phương là 37 tỷ đồng.
+ Tổng dư nợ cho vay đạt 1.533 tỷ đồng, trong đó: dư nợ qua kênh UBND các cấp quản lý là 1.339 tỷ đồng, dư nợ qua kênh các tổ chức chính trị xã hội là 195 tỷ đồng.
Đầu năm 2003, sau khi thành lập NHCSXH và khai trương hoạt động, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được chuyển giao cho NHCSXH thay chức
năng giải ngân của Kho bạc Nhà nước. Sau khi nhận bàn giao từ Kho bạc nhà nước từ năm 2003 đến năm 2005, NHCSXH tiếp tục thực hiện chức năng giải ngân cho các dự án thuộc chương trình không gây ách tắc gián đoạn. Việc phân phối và điều hành vốn; trình tự và quy trình thủ tục cho vay vẫn thực hiện như hướng dẫn của giai đoạn từ năm 2002 trở về trước.
Từ tháng 4/2005 đến năm 2007, Quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện cho vay theo Quyết định số 71/2005/QĐ ngày 05/4/2005 của Thủ tướng chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm, Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 09/12/2005 của liên bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn một số điều của Quyết định số 171/2005/QĐ- TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm, NHCSXH thực hiện việc giải ngân.
- Thời kỳ này, việc phân phối và điều chuyển vốn vẫn thực hiện như giai đoạn 1992-2002, tuy nhiên được cải tiến theo hướng phân cấp cho địa phương: cấp tỉnh duyệt dự án số tiền trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấp huyện duyệt dự án số tiền đến 100 triệu đồng, các tổ chức hội phân cấp cho cơ sở duyệt dự án là: Hội cấp Trung ương duyệt dự án số tiền trên 100 triệu đến 500 triệu đồng, hội cấp tỉnh duyệt dự án số tiền đến 100 triệu đồng.
- Kinh phí của dự án: kinh phí quản lý Quỹ cho vay Giải quyết việc làm của các cơ quan quản lý nhà nước và UBND các cấp được bố trí trong dự toán chi quản lý hành chính hàng năm của các cơ quan theo phân cấp ngân sách hiện hành. Các cơ quan của các tổ chức hội thực hiện chương trình (Trung ương và địa phương) được hưởng phí do NHCSXH chi trả.
- Đối tượng vay vốn bao gồm: Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, chủ trang trại, Trung tâm giáo dục lao động – xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh) và Hộ gia đình.
- Khi có nhu cầu vay vốn các đối tượng vay vốn phải lập dự án gửi cơ quan lao động – thương binh và xã hội hoặc tổ chức đoàn thể, Hội quần chúng. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội hoặc tổ chức đoàn thể, hội quần chúng hoặc Bộ quốc phòng chủ trì, phối hợp với NHCSXH tổ chức thẩm định và ghi vào phiếu thẩm định dự án, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay. Căn cứ vào Quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, NHCSXH nơi cho vay thực hiện giải ngân cho khách hàng.