việc làm trước khi NHCSXH tiếp nhận.
Nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, tạo việc làm cho lao động góp phần vào việc tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách và các giải pháp hữu hiệu. Theo Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng số 120/HĐBT ngày 11/04/1992 về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới đã đưa ra các biện pháp trong đó việc lập Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm được chú trọng đầu tiên. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Tài chính và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp thi hành các nội dung của Nghị quyết này.
Cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ra đời năm 1992 nhằm thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ cho các đối tượng tạo việc làm, tăng thu nhập với lãi suất ưu đãi khuyến khích mọi thành phần kinh
tế phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm mới và ổn định việc làm cho người lao động trong các cơ sở sản xuất.
Trong Nghị quyết đã nêu rõ “Lập quỹ quốc gia về giải quyết việc làm từ các nguồn: Trích một tỉ lệ nhất định trong ngân sách Nhà nước; một phần từ nguồn thu do đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; từ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế hoặc Chính phủ các nước cho giải quyết việc làm”.
Quỹ được sử dụng trên nguyên tắc bảo tồn và tăng lên; trước hết, cho vay với lãi suất nâng đỡ hoặc bảo tồn giá trị cho vay đối với hộ tư nhân, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp tạo được chỗ làm việc mới hoặc thu hút thêm lao động; trợ giúp cho các chương trình, dự án tạo việc làm; các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm; trung tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động. Hàng năm Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cùng Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tính toán nguồn quỹ trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.”
Ngày 27/07/1992, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 1360/TC- KBNN về thể lệ cho vay bằng nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm. Theo đó, Kho bạc nhà nước được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nguồn vốn của Quỹ và cho vay theo các quy định tại Thông tư Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước số 10/TT- LB ngày 24-7-1992.
Mục đích cho vay từ quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có, khai thác đến mức tối đa tài nguyên, đất đai, máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh... để tạo chỗ làm việc mới, thu hút thêm lao động, tăng thu nhập cho người lao động.
Nguồn vốn cho vay từ quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm bao gồm nguồn vốn được cấp từ Ngân sách Nhà nước (Ngân sách Trung ương) hàng năm và số vốn cho vay đã thu hồi. Kho bạc Nhà nước chỉ cho vay theo các dự
án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi nguồn vốn đã nhận được để cho vay.
Đối tượng được vay vốn của quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm bao gồm: - Các cá nhân, hộ gia đình, nhóm gia đình, tổ hợp, doanh nghiệp nhỏ ngoài quốc doanh (gọi chung là người kinh doanh) có dự án tạo chỗ làm việc mới, thu hút được lao động mới vào làm việc.
- Các thành viên của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp có nhu cầu việc làm được các đoàn thể, tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp đưa vào tham gia chương trình dự án việc làm để tạo việc làm cho các thành viên của mình.
- Các hộ tư nhân, hộ gia đình nằm trong vùng dự án được Uỷ ban nhân dân địa phương quy hoạch và tổ chức xây dựng đề án thu hút lao động giải quyết việc làm.
- Các hộ tư nhân, hộ gia đình đã đến vùng kinh tế mới theo dự án có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế gia đình, được chủ dự án tổng hợp thành dự án vay vốn.
- Các hộ gia đình quân nhân đến các vùng kinh tế mới của quân đội, của lực lượng công an nhân dân có yêu cầu vay vốn để phát triển kinh tế gia đình được Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ tổng hợp thành dự án vay vốn.
Từ khi thực hiện Chương trình 120 của Chính phủ về cho vay giải quyết việc làm, từ năm 1992 đến trước thời điểm bàn giao cho NHCSXH năm 2003, toàn ngành Kho bạc đã thực hiện đạt doanh số 6.140 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 4,5 triệu lao động. Trong đó, thu nợ đạt 4.600 tỷ đồng, vốn xóa nợ 6,7 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Kho bạc Nhà nước TƯ, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn tồn tại một số địa phương xét duyệt, thẩm định dự án vay vốn còn chậm, do mỗi năm chỉ xét theo từng đợt hoặc từng quý, dẫn đến tiến độ giải ngân chậm, nhất là những dự án phụ thuộc tính thời vụ. Ngoài ra,
nguồn vốn cho vay còn thấp, mức vay bình quân tạo việc làm ở đô thị hiện mới chỉ dừng ở 5 triệu đồng trên một chỗ làm việc, ở nông thôn là 2,5 triệu đồng, tính bình quân chung chỉ khoảng 4 triệu đồng (mới đạt 26% so với mức vay quy định tối đa là 15 triệu đồng). Nhiều địa phương còn cho vay dàn trải, chưa chú trọng đầu tư vào các ngành nghề thế mạnh, có khả năng tạo mở