1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao Đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm

83 157 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 4,43 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài: Kinh tế thế giới đang trong xu hướng hội nhập, các công nghệ kỹ thuật hiện đại được sản xuất ra nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia thông qua con đường chuyển giao công nghệ. Đòi hỏi lao động phải có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đặt ra cho mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang và kém phát triển phải nâng cao cả về số lượng và chất lượng lao động đã qua đào tạo.Trong thế giới hiện đại, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một quốc gia muốn phát triển cần có các nguồn lực như: tài nguyên thiên nhiên, khoa học kỹ thuật, vốn và con người, trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định tới sự thành công của mọi quốc gia. Chỉ có con người mới có khả năng sử dụng hiệu quả những nguồn lực khác để phát triển đất nước. Thực tế đã chứng minh, nhiều quốc gia dù nguồn lực phát triển còn hạn chế (Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2, Singapore, Israel…), tuy nhiên nhờ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp thu khoa học kỹ thuật của nhân loại để phát triển đất nước. Chính lẽ đó, ngay từ Đại hội VII Đảng ta đã xác định “con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển”. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta khẳng định: “phát triển giáo dục”và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo động lực phát triển đất nước. Những thách thức chủ yếu là: chất lượng lao động qua đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động kỹ thuật; hiệu quả đào tạo nghề chưa cao khi người lao động hoặc không kiếm được việc, hoặc không sử dụng kiến thức đã học trong công việc. Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả chọn đề tài“ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao Đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm” làm luận văn thạc sỹ cho mình. Tuy nhiên, căn cứ quyết định số 1304/QĐ-LĐTBXH ngày 9/10/2014 về việc thành lập trường cao đẳng nghề Than – Khoáng sản Việt Nam, trên cơ sở sáp nhập 03 trường: Trường Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm - Vinacomin, Trường Cao đẳng nghề Mỏ Hữu Nghị - Vinacomin và Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc - Vinacomin. Và thực hiện Quyết định số 511/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/4/2017 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Trường Cao đẳng nghề Than – Khoáng sản Việt Nam đổi tên thành Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam, từ chương II trở đi, đối tượng nghiên cứu tác giả sẽ tập trung nghiên cứu trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đào tạo nghề tại các trường cao đẳng nghề. - Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam. Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong chất lượng đào tạo nghề của nhà trường thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Là vấn đề đào tạo nghề tại các trường tạo nghề. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu về chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam Về thời gian: Phân tích hiện trạng giai đoạn từ 2015-2017,đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2018-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, xử lý thông tin: phương pháp quan sát, phỏng vấn và khảo sát bằng bảng hỏi với các đối tượng có liên quan. Đồng thời nghiên cứu các văn bản, tài liệu về đào tạo nghề trong những năm gần đây. - Phương pháp phiếu điều tra: + Điều tra khảo sát giáo viên, sinh viên đang công tác và học tập tại Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam + Được thiết kế để hỏi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sử dụng lao động của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam. - Phương pháp phỏng vấn: Về ý kiến của cán bộ quản lý một số doanh nghiệp sử dụng lao động của nhà trường; phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam. - Nguồn dữ liệu: + Nguồn dữ liệu thứ cấp: Tài liệu, báo cáo của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị thành viên, ngoài ra còn thu thập các dữ liệu bên ngoài: như mạng internet, sách, báo tạp chí,… + Nguồn dữ liệu sơ cấp : điều tra bằng bảng hỏi khảo sát ý kiến của các đơn vị có sử dụng lao động của nhà trường và khảo sát ý kiến người học. - Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. Kết hợp với trực quan sinh động bằng các bảng biểu, đồ thị. 5. Tổng quan về các đề tài nghiên cứu trước đây. Đào tạo nghề là đề tài đã được khai thác qua rất nhiều bài báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Qua quá trình tìm hiểu, tác giả đánh giá có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: * Luận văn thạc sỹ “Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng day nghề” của Tác giả: Tạ Thị Thu Phương, chuyên ngành: Giáo dục học của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đã nêu lên được các vấn đề sau: - Nêu bật vai trò và nội dung liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Qua đó, đề xuất một số mô hình liên kết đào tạo trên thế giới như Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Thái Lan. - Để thực hiện mục tiêu của mình, tác giả đã sử dụng phiếu khảo sát, tập trung ở một số nội dung: Mức độ phù hợp của nội dung và chương trình đào tạo nghề; Đánh giá tay nghề của sinh viên được nhà trường đào tạo; Mức độ liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; Mức độ trao đổi thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp. - Luận văn đề xuất các giải pháp liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp như sau: Phát triển đội ngũ giáo viên; Thành lập bộ phần quan hệ doanh nghiệp; Giải quyết tốt việc làm sau tốt nghiệp; Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất. * Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập” của tác giả Nguyễn Thị Minh Phương, trường Đại học Thái Nguyên, luận văn đã nêu lên được các vấn đề sau: - Luận văn đã đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nghề ở các cấp độ như cá nhân, các cơ sở đào tạo, nhà nước và xã hội. Đánh giá kinh nghiệm về nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại tỉnh Nghệ An. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề như: Nội dung chương trình, giảng viên, cơ sở vật chất, phương pháp đào tạo. - Luận văn đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường như: Nâng cao chất lượng đầu vào, liên kết đào tạo với doanh nghiệp, quy hoạch sắp xếp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, xây dựng các cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục đào tạo nghề. * Luận văn thạc sỹ: “Tăng cường sự liên kết giữa trường dạy nghề với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”Bắc Giang nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề” ” của tác giả Đào Thị Phương”Nga, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2008). Đề tài đã khai thác một số nội dung sau: - Thực trạng liên kết giữa các trường dạy nghề và doanh nghiệp tại Tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất giải pháp tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong thời gian tới, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường. * Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Kinh tế kỹ thuật số 1 Nghệ An ” của tác giả Nguyễn Hoàng Nam, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2013). Đề tài đã khai thác một số nội dung sau: - Thực trạng chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Kinh tế kỹ thuật số 1 Nghệ An. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề như: Đổi mới phương pháp dạy học; dần chuyển hướng đào tạo theo nhu cầu của xã hội; tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cũng như đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Ý nghĩa: Các đề tài đã khái quát những vấn đề về cơ bản về đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Kinh tế kỹ thuật số 1 Nghệ An, trên cơ sơ khảo sát, đánh giá ý kiến của giáo viên, học sinh và doanh nghiệp. Nhận xét: Các đề tài đã khái quát những vấn đề về cơ bản về đào tạo nghề trong các cơ sở dạy nghề. Chỉ ra những ưu nhược điểm, cơ hội và thách thức cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại một đơn vị cụ thể như trưòng Cao đẳng Than- Khoáng sản Việt Nam. 6. Đóng góp của luận văn - Chỉ ra được tầm quan trọng của chất lượng đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển của Tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh kinh tế hiện nay. - Việc phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam để tìm ra ưu điểm và hạn chế trong công tác đào tạo nghề hiện nay. Từ đó có định hướng khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cũng như nâng cao sức cạnh tranh của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam so với các đơn vị khác cùng địa bàn. - Đề xuất các giải pháp giúp cho Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam có giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, thúc đẩy phát triển sự nghiệp đào tạo của nhà trường trong giai đoạn tới. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý về chất lượng đào tạo nghề tại các trường đào tạo nghề. Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam

Trang 1

- -DƯƠNG QUANG TRƯỜNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ MỎ HỒNG CẨM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS VŨ MINH TRAI

Trang 3

Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi viết trong luận văn này là do sự tìmhiểu và nghiên cứu của bản thân tôi Mọi kết quả nghiên cứu”cũng như ý tưởngcủa các tác giả khác nếu có đều có trích dẫn nguồn gốc cụ thể.

Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kì một hội đồng bảo

vệ luận văn thạc sĩ nào ở trong nước cũng như ngoài nước, chưa hề được công bốtrên bất kì một phương tiện thông tin đại chúng nào

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở trên

Quảng Ninh, ngày… tháng 11 năm 2017

Tác giả

Dương Quang Trường

Trang 4

7 Kết cấu luận văn: 5

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam 23

2.2.2 Kết quả hoạt động giáo dục đào tạo 25

2.2.2.3 Về quản lý tài chính 34

2.3.2 Đánh giá chất lượng đào tạo nghề từ phía học viên: 43

2.4.1 Kết quả đạt được 48

2.4.2 Những hạn chế nguyên nhân 49

3.3.1 Với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương: 63

3.3.2 Với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: 64

3.3.3 Với UBND Tỉnh và Sở LĐTB&XH 66

Trang 6

7 Kết cấu luận văn: 5

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam 23

2.2.2 Kết quả hoạt động giáo dục đào tạo 25

2.2.2.3 Về quản lý tài chính 34

2.3.2 Đánh giá chất lượng đào tạo nghề từ phía học viên: 43

2.4.1 Kết quả đạt được 48

2.4.2 Những hạn chế nguyên nhân 49

2.5.2.1 Về công tác quản lý, tuyển sinh, giáo dục học sinh: 49

2.5.2.2 Về nội dung giảng dạy: 49

2.5.2.3 Về trang thiết bị dạy học: 50

3.3.1 Với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương: 63

3.3.2 Với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: 64

3.3.3 Với UBND Tỉnh và Sở LĐTB&XH 66

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Kinh tế thế giới đang trong xu hướng hội nhập, các công nghệ kỹ thuật hiệnđại được sản xuất ra nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xãhội của các quốc gia thông qua con đường chuyển giao công nghệ Đòi hỏi lao độngphải có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của tiến bộ khoa học kỹ thuật Đặt ra chomỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang và kém phát triển phải nâng cao cả

về số lượng và chất lượng lao động đã qua đào tạo.Trong thế giới hiện đại, vai tròcủa nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng quan trọng Các nghiên cứu đã chỉ rarằng, một quốc gia muốn phát triển cần có các nguồn lực như: tài nguyên thiênnhiên, khoa học kỹ thuật, vốn và con người, trong đó nguồn lực con người là quantrọng nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định tới sự thành côngcủa mọi quốc gia Chỉ có con người mới có khả năng sử dụng hiệu quả nhữngnguồn lực khác để phát triển đất nước Thực tế đã chứng minh, nhiều quốc gia dùnguồn lực phát triển còn hạn chế (Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2,Singapore, Israel…), tuy nhiên nhờ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếpthu khoa học kỹ thuật của nhân loại để phát triển đất nước Chính lẽ đó, ngay từ Đạihội VII Đảng ta đã xác định “con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự pháttriển” Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta khẳng định: “phát triển giáodục”và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tếnhanh và bền vững” Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chấtlượng cao để tạo động lực phát triển đất nước

Những thách thức chủ yếu là: chất lượng lao động qua đào tạo nghề chưacao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; cơ cấu đào tạonghề chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động kỹ thuật; hiệuquả đào tạo nghề chưa cao khi người lao động hoặc không k i ế m được việc,hoặc không sử dụng kiến thức đã học trong công việc

Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả chọn

đề tài“ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao Đẳng nghề mỏ Hồng

Trang 8

Cẩm” làm luận văn thạc sỹ cho mình Tuy nhiên, căn cứ quyết định số

1304/QĐ-LĐTBXH ngày 9/10/2014 về việc thành lập trường cao đẳng nghề Than – Khoángsản Việt Nam, trên cơ sở sáp nhập 03 trường: Trường Cao đẳng nghề Mỏ HồngCẩm - Vinacomin, Trường Cao đẳng nghề Mỏ Hữu Nghị - Vinacomin và TrườngCao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc - Vinacomin Và thực hiện Quyết định số511/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/4/2017 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Trường Caođẳng nghề Than – Khoáng sản Việt Nam đổi tên thành Trường Cao đẳng Than –Khoáng sản Việt Nam, từ chương II trở đi, đối tượng nghiên cứu tác giả sẽ tậptrung nghiên cứu trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đào tạo nghề tại cáctrường cao đẳng nghề

- Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Than –Khoáng sản Việt Nam Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong chấtlượng đào tạo nghề của nhà trường thời gian qua

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tạiTrường Cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Là vấn đề đào tạo nghề tại các trường tạo nghề 3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu về chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng

Than – Khoáng sản Việt Nam

Về thời gian: Phân tích hiện trạng giai đoạn từ 2015-2017,đề xuất các giải

pháp cho giai đoạn 2018-2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, xử lý thông tin: phương pháp quan sát, phỏng vấn vàkhảo sát bằng bảng hỏi với các đối tượng có liên quan Đồng thời nghiên cứu cácvăn bản, tài liệu về đào tạo nghề trong những năm gần đây

- Phương pháp phiếu điều tra:

+ Điều tra khảo sát giáo viên, sinh viên đang công tác và học tập tại TrườngCao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam

Trang 9

+ Được thiết kế để hỏi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sửdụng lao động của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam.

- Phương pháp phỏng vấn: Về ý kiến của cán bộ quản lý một số doanh nghiệp

sử dụng lao động của nhà trường; phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên của TrườngCao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam

- Nguồn dữ liệu:

+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Tài liệu, báo cáo của Trường Cao đẳng Than –Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị thành viên, ngoài ra còn thu thập các dữ liệubên ngoài: như mạng internet, sách, báo tạp chí,…

+ Nguồn dữ liệu sơ cấp : điều tra bằng bảng hỏi khảo sát ý kiến của các đơn

vị có sử dụng lao động của nhà trường và khảo sát ý kiến người học

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích,tổng hợp Kết hợp với trực quan sinh động bằng các bảng biểu, đồ thị

5 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu trước đây.

Đào tạo nghề là đề tài đã được khai thác qua rất nhiều bài báo, tạp chí và cáccông trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước Qua quá trình tìm hiểu, tác giảđánh giá có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

* Luận văn thạc sỹ “Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh với các doanh nghiệp nhằm nâng

cao chất lượng day nghề” của Tác giả: Tạ Thị Thu Phương, chuyên ngành: Giáo

dục học của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn

đã nêu lên được các vấn đề sau:

- Nêu bật vai trò và nội dung liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanhnghiệp Qua đó, đề xuất một số mô hình liên kết đào tạo trên thế giới như Đức,Pháp, Thụy Sỹ, Thái Lan

- Để thực hiện mục tiêu của mình, tác giả đã sử dụng phiếu khảo sát, tậptrung ở một số nội dung: Mức độ phù hợp của nội dung và chương trình đào tạonghề; Đánh giá tay nghề của sinh viên được nhà trường đào tạo; Mức độ liên kếtgiữa nhà trường và doanh nghiệp; Mức độ trao đổi thông tin giữa nhà trường vàdoanh nghiệp

Trang 10

- Luận văn đề xuất các giải pháp liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanhnghiệp như sau: Phát triển đội ngũ giáo viên; Thành lập bộ phần quan hệ doanhnghiệp; Giải quyết tốt việc làm sau tốt nghiệp; Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất

* Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập” của tác giả

Nguyễn Thị Minh Phương, trường Đại học Thái Nguyên, luận văn đã nêu lên đượccác vấn đề sau:

- Luận văn đã đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nghề ở các cấp độnhư cá nhân, các cơ sở đào tạo, nhà nước và xã hội Đánh giá kinh nghiệm về nângcao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại tỉnh Nghệ An Đánh giá các nhân tố ảnhhưởng đến chất lượng đào tạo nghề như: Nội dung chương trình, giảng viên, cơ sởvật chất, phương pháp đào tạo

- Luận văn đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghềcủa nhà trường như: Nâng cao chất lượng đầu vào, liên kết đào tạo với doanhnghiệp, quy hoạch sắp xếp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, xây dựng các cơ chếchính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục đào tạo nghề

* Luận văn thạc sỹ: “Tăng cường sự liên kết giữa trường dạy nghề với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ” Bắc Giang nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề” ” của tác giả Đào Thị Phương”Nga, chuyên ngành Quản trị kinhdoanh, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2008) Đề tài đã khai thác một sốnội dung sau:

- Thực trạng liên kết giữa các trường dạy nghề và doanh nghiệp tại Tỉnh Bắc Giang

- Đề xuất giải pháp tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trườngtrong thời gian tới, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường

* Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Kinh tế kỹ thuật số 1 Nghệ An ” của tác giả Nguyễn Hoàng Nam, chuyên

ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2013) Đề tài đã khaithác một số nội dung sau:

- Thực trạng chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Kinh tế kỹthuật số 1 Nghệ An

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề như: Đổi mới phươngpháp dạy học; dần chuyển hướng đào tạo theo nhu cầu của xã hội; tăng cường bồi

Trang 11

dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cũng như đầu tư cơ sở vật chất trang thiết

bị dạy học

Ý nghĩa: Các đề tài đã khái quát những vấn đề về cơ bản về đào tạo nghề củatrường Cao đẳng nghề Kinh tế kỹ thuật số 1 Nghệ An, trên cơ sơ khảo sát, đánh giá

ý kiến của giáo viên, học sinh và doanh nghiệp

Nhận xét: Các đề tài đã khái quát những vấn đề về cơ bản về đào tạo nghềtrong các cơ sở dạy nghề Chỉ ra những ưu nhược điểm, cơ hội và thách thức choviệc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiêncứu về mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại một đơn vị cụ thể như trưòngCao đẳng Than- Khoáng sản Việt Nam

6 Đóng góp của luận văn

- Chỉ ra được tầm quan trọng của chất lượng đào tạo nghề trong phát triểnnguồn nhân lực đối với sự phát triển của Tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh kinh tếhiện nay

- Việc phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳngThan – Khoáng sản Việt Nam để tìm ra ưu điểm và hạn chế trong công tác đào tạonghề hiện nay Từ đó có định hướng khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạonghề, cũng như nâng cao sức cạnh tranh của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sảnViệt Nam so với các đơn vị khác cùng địa bàn

- Đề xuất các giải pháp giúp cho Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản ViệtNam có giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, thúc đẩy phát triển sựnghiệp đào tạo của nhà trường trong giai đoạn tới

7 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảngbiểu, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý về chất lượng đào tạo nghề tại

các trường đào tạo nghề

Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Than –

Khoáng sản Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại

Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ

1.1 Vấn đề chung về đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề

1.1.1 Khái niệm nghề

Diễn giải khái niệm về nghề có thể rất dài, nhưng tựu trung lại, nghềnghiệp trong xã hội không phải cố định, cứng nhắc mà linh hoạt Nghề cũnggiống như một cơ thể sống, có hình thành, phát triển và diệt vong Ví dụ, nghềđẽo cày trước kia rất quan trọng, không thể thiếu trong đời sống người nông dân,nhưng khi khoa học phát triển, máy móc lần lượt đưa vào sản xuất nông nghiệp,thì các máy cày, bừa dần dần thay thế nghề thủ công trước kia Các ngành nghềtrong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do khoa học và công nghệ phát triển.Nhiều nghề cũ mất đi, nhưng đồng thời nhiều nghề mới xuất hiện, pháttriển theo hướng đa dạng hóa

Từ các cách hiểu trên cho thấy nghề là kết quả của sự phân công lao động

xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội, xã hội phát triển thì ngành nghề cũngthay đổi theo, nghề là phương tiên để nuôi sống con người, là cách thức để conngười phát triển Còn dưới góc độ đào tạo, nghề là toàn bộ các kiến thức, kỹnăng, thái độ, kinh nghiệm nghề nghiệp và các phẩm chất khác, đòi hỏi phải cómột quá trình đào tạo nhất định

1.1.2 Khái niệm về đào tạo nghề, phân loại và các hình thức đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia

1.1.2.1 Khái niệm về đào tạo nghề

Luật dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006 định nghĩa: “Dạy nghề hay đào tạonghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghềnghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việclàm sau khi hoàn thành khóa học” Luật cũng quy định có ba cấp trình độ đào tạo

là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề

Trang 13

Tại điều 3 của Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 nêu rõ, “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, ” kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để ” có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp” Đào tạo nghề là một

quá trình tác động có mục đích để người học tiếp thu những kiến thức,”kỹ năng cầnthiết nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và bản thân người học nghề

Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho sản xuất, dịch

vụ để thực hành nghề, tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghềnghiệp, tác phong công nghiệp Qua đó tạo điều kiện cho người học sau khi tốtnghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đápứng yêu cầu của bản thân và xã hội

Đào tạo nghề bao gồm: đào tạo công nhân kỹ thuật (công nhân điện tử, cơkhí, xây dựng, sửa chữa các loại…), đây là lực lượng chính,”quan trọng trong thời

kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; đào tạo nhânviên nghiệp vụ (nhân viên lễ tân, nhân viên bán hàng,”nhân viên tiếp thị …) và phổcập nghề cho người lao động (chủ yếu là lao động nông nghiệp, đơn giản)

1.1.2.2 Phân loại và các hình thức đào tạo nghề

a/ Phân loại đào tạo nghề

Có rất nhiều cách phân loại đào tạo nghề tuỳ theo từng tiêu chí khác nhau.Trong phạm vi luận văn chỉ xét hai tiêu chí phân loại như sau:

* Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề:

- Đào tạo ngắn hạn: Là loại hình đào tạo nghề dưới một năm, chủ yếu áp dụng

đối với các ngành nghề đơn giản Ưu điểm của loại hình đào tạo này là tập hợp đông đảolực lượng lao động ở mọi lứa tuổi, đào tạo tại chỗ, và có thể bắt tay ngay vào công việc

- Đào tạo dài hạn: Là loại hình đào tạo nghề có thời gian đào tạo từ một năm

trở lên, áp dụng chủ yếu đối với các công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ.Đào tạo nghề dài hạn thường có chất lượng cao hơn so với đào tạo ngắn hạn

* Căn cứ vào trình độ đào tạo được chia thành:

- Trình độ sơ cấp: Giúp người học có kỹ năng thực hiện những công việc đơn

giản của một nghề

Trang 14

- Trình độ trung cấp: Giúp người học có khả năng thực hiện các công việc

của trình độ sơ cấp và một số công việc có tính chất tương đối phức tạp của mộtnghề hoặc chuyên ngành nhất định Có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vàomột công việc cụ thể, nhằm tăng năng suất lao động

- Trình độ cao đẳng:Giúp người học có năng lực thực hiện các công việc của

trình độ trung cấp và thực hiện các công việc có tính chất phức tạp của chuyênngành hoặc nghề Có khả năng sáng tạo, ứng dụng khoa học vào công việc Hướng

dẫn và giám sát các thành viên trong nhóm thực hiện công việc

b/Các hình thức đào tạo nghề

Các hình thức đào tạo nghề thường rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, về

cơ bản thường áp dụng một số hình thức chính sau :

* Đào tạo nghề chính quy:

Theo quy định của Luật dạy nghề, đào tạo nghề chính quy được thực hiệnvới các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sởdạy nghề theo các khóa học tập trung và liên tục

Có thể hiểu đào tạo nghề chính quy là loại hình đào tạo tập trung tại các cơ

sở đào tạo, các trường nghề, thực hiện các chương trình từ sơ cấp nghề, trung cấpnghề và cao đẳng theo các khóa học tập trung và liên tục Ưu điểm :giúp học sinh hệthống kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành, tạo điều kiệncho học sinh tiếp thu kiến thức”nhanh chóng và dễ dàng”; Đào tạo tương đối toàndiện cả lý thuyết lẫn thực hành

Với hình thức đào tạo chính quy, sau khi đào tạo, học viên có thể chủ động,độc lập giải quyết công việc, có khả năng đảm nhận các công việc tương đối phứctạp, đòi hỏi trình độ lành nghề cao Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộcủa khoa học kỹ thuật, hình thức đào tạo này ngày càng giữ vai trò quan trọng trongviệc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật

Tuy nhiên, hình thức đào tạo này có nhược điểm là: Thời gian đào tạo tươngđối dài; Chi phí đầu tư lớn để đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các cán

bộ quản lý…

Trang 15

* Đào tạo nghề tại nơi làm việc (đào tạo trong công việc):

Là hình thức đào tạo trực tiếp thông qua thực tế công việc và hướng dẫn củanhững người lao động có trình độ cao hơn, chủ yếu là do các doanh nghiệp hoặc tổchức sản xuất tự tổ chức Hình thức này thường chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1:người hướng dẫn vừa sản xuất vừa hướng dẫn cho học viên; giai đoạn 2: giao việc

và kiểm tra công việc được giao; giai đoạn 3, giao việc hoàn toàn để học viên tiếnhành công việc độc lập

Ưu điểm của hình thức này là thời gian đào tạo ngắn; Không đòi hỏi nhiều vềđiều kiện về trường lớp, giáo viên và thiết bị học tập nên tiết kiệm chi phí đào tạo;Trong quá trình học tập, người học vừa học lý thuyết, vừa kế hợp thực hành nên rấtnhanh nắm vững kiến thức

Nhược điểm cơ bản của hình thức này là: Việc truyền đạt kiến thức thườngkhông có tính hệ thống; Người dạy không có nghiệp vụ sư phạm nên khả năngtruyền đạt còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của người học; Vì vậy,hình thức đào tạo này chỉ phù hợp với những công việc đòi hỏi”trình độ”không cao

* Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp:

Đây là hình thức đào tạo gồm hai phần lý thuyết và thực hành Phần lý thuyết

sẽ do các kỹ sư lành nghề, cán bộ kỹ thuật phụ trách Phần thực hành ở các xưởngthực tập sẽ do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn

Ưu điểm nổi bật của hình thức đào tạo này là: phần lý thuyết được giảng dạy

có hệ thống, đồng thời học viên lại được tham gia trực tiếp phân xưởng của doanhnghiệp, tạo điều kiện cho họ nắm vững nghề; Bộ máy đào tạo nhỏ,gọn, chi phí đàotạo không lớn Tuy nhiên, hình thức đào tạo này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệpcùng ngành có tính chất tương tự nhau

* Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp: Là hình thức tổ chứcđào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đàotạo nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp Nội dung liên kết đào tạogồm nhiều nội dung khác nhau như: Trao đổi thông tin về nhu cầu lao động, trình

độ cũng như số lượng và chất lượng đào tạo Liên kết về tổ chức và quản lý đào tạo.Liên kết các nguồn lực trong đào tạo nghề như giáo viên, cơ sở vật chất Hỗ trợ kinh

Trang 16

phí từ doanh nghiệp tới các cơ sở dạy nghề và học viên Liên kết trong tuyển sinh,giới thiệu việc làm trước và sau đào tạo cho người học.

1.1.3 Chất lượng và chất lượng đào tạo nghề

1.1.3.1 Chất lượng

Chất lượng là khái niệm quen thuộc với cuộc sống từ rất lâu Tuy nhiên chấtlượng cũng là khái niệm gây nhiều tranh cãi Tùy theo đối tượng sử dụng mà chấtlượng được hiểu theo nhiều cách khác nhau

Theo luật số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007: “ Chất lượng sản phẩm hànghóa là tập hợp các đặc tính sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn ápdụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”

Theo ISO 9000:2005: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tínhvốn có để đáp ứng các yêu cầu.”

Chất lượng là khái niệm về khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng Nếusản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi làkém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất hiện đại Để đánh giá chấtlượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng Cùng một mục đích

sử dụng giống nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chấtlượng cao hơn Nhìn chung, chất lượng gồm các tiêu chí sau:

+ Là tập hợp các tiêu chí nói lên tính năng của sản phẩm

+ Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dung

+ Gắn với các điều kiện cụ thể của nhu cầu thị trường

Chất lượng được phân thành 2 loại khác nhau, đó là chất lượng tuyệt đối vàchất lượng tương đối

* Chất lượng hiểu theo quan niệm tuyệt đối:

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Chất lượng là cái tạo nên phẩmchất, giá trị của một người, một sự vật, một sự việc Đó là tổng thể những thuộctính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt chúng với những sựvật khác” [59, tr.19] Với quan điểm tuyệt đối, chất lượng có thể đo lường bằng cáctính năng sản phẩm, qua đó so sánh sản phẩm hay dịch vụ cùng loại, sản phẩm nàotốt hơn Đây là một quan niệm “tĩnh” về chất lượng, vì”tiêu chuẩn chất lượng” đượccoi là cố định và tồn tại trong một thời gian dài

Trang 17

* Chất lượng hiểu theo quan niệm tương đối:

Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Tập I định nghĩa: “Chất lượng là mức

độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu Yêu cầu ở đây đượchiểu là nhu cầu hay là mong đợi đã được công bố hoặc ngầm hiểu của các bên quantâm như các tổ chức và khách hàng” [59, tr.174]

Đây là một quan niệm “động” về chất lượng, trong đó một sản phẩm vàdịch vụ có chất lượng khi đáp ứng mong muốn của nhà sản xuất và yêu cầu củangười tiêu dùng Đây cũng là quan niệm “chất lượng phụ thuộc vào nhu cầu củangười sử dụng” Nếu trước kia, điện thoại di động chỉ cần nghe gọi là đủ, là đảmbảo chất lượng, thì giờ phải là điện thoại thông minh, vào được mạng, chụp đượcảnh, chống được nước…mới được coi là đảm bảo chất lượng Một sản phẩm haydịch vụ có được coi đảm bảo chất lượng hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu củangười tiêu dùng

Từ những khái niệm nêu trên có thể rút ra một số đặc điểm của chất lượng:Nhìn chung, chất lượng gồm các tiêu chí sau:

+ Là tập hợp các tiêu chí nói lên tính năng của sản phẩm, một quy trình.+ Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dung, trong khi nhu cầu thay đổi theothời gian nên chất lượng cũng thay đổi theo thời gian

1.1.3.2 Chất lượng đào tạo nghề

* Khái niệm nghề:

Theo định nghĩa của từ điển tiếng việt: “Nghề là công việc chuyên làmtheo sự phân công lao động của xã hội” ( trang 1192; trang 702) Mặc dù hiệnnay tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về nghề, tuy nhiên chung quy lại có một

số nét đặc trưng:

- Là phương tiện để kiếm sống cho con người

- Lao động của con người được lặp lại thường xuyên

- Là sự phân công lao động phù hợp với nhu cầu của xã hội

* Đào tạo nghề:

Theo luật dạy nghề do Quốc hội nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ban hành ngày 29/11/2006: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị

Trang 18

kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thểtìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học”.

* Khái niệm chất lượng đào tạo nghề:

Chất lượng đào tạo nghề là vấn đề cơ bản và là mục tiêu phấn đấu khôngngừng của các cơ sở đào tạo Chất lượng đào tạo nghề là một phạm trù động, phảnánh nhiều mặt của quá trình đào tạo nghề, do đó khó tổng hợp bằng một khái niệmduy nhất Việc đo lường và đánh giá chất lượng đào tạo nghề là khó khăn bởi nhân

tố đánh giá là con người, chịu sự tác động tổng hợp của môi trường xã hội

Theo khái niệm của từ điển giáo dục học:” Chất lượng đào tạo nghề là kếtquả của quá trình đào tạo nghề được phản ánh ở phẩm chất, nhân cách và năng lựchành nghề của người tốt nghiệp, tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo củatừng ngành nghề cụ thể” [25, tr.19]

Chất lượng đào tạo nghề có một số đặc trưng sau:

- Tính tương đối: Để đánh giá chất lượng của một sản phẩm cần dựa trên cáctiêu chuẩn nhất định, tiêu chuẩn khác nhau thì chất lượng khác nhau Ví dụ, chuẩnđánh giá các trường đại học của Việt Nam khác với tiêu chuẩn đánh giá của Mỹ

- Tính giai đoạn: Chất lượng đào tạo nghề không ngừng được nâng cao nhằmđáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu của người học

* Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề:

Theo quan điểm của tác giả, chất lượng đào tạo nghề được đánh giá qua một

số tiêu chí sau:

- Đánh giá chất lượng đào tạo nghề từ phía người học: Nhận xét của ngườihọc trước, trong và sau quá trình được đào tạo nghề Về môi trường, điều kiện họctập, cơ sở vật chất, trang thiết bị, sự quan tâm của nhà trường tới nguyện vọng củasinh viên, sự hỗ trợ của nhà trường trong việc định hướng, phối kết hợp với doanhnghiệp Đánh giá của học sinh về chương trình, giáo trình giảng dạy của nhà trường

có sát với thực tế, có ứng dụng nhiều vào công việc sau khi đi làm…

Theo quan điểm của tác giả, sự đánh giá từ phía người học là quan trọng Dongười học là “ sản phẩm” của quá trình đào tạo (dạy nghề) Mọi đánh giá từ phíangười học sẽ là cơ sở để các trường dạy nghề đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học,

Trang 19

đào tạo nghề hướng theo nhu cầu của người học, đảm bảo quyền lợi của người học,

từ đó nâng cao uy tín, thu hút thêm người học đến với nhà trường Ngoài đào tạo vềchuyên môn ra, nhà trường cần đào tạo các kỹ năng mềm như: giao tiếp, thích nghivới công việc, khả năng chịu áp lực và giải quyết vấn đề, ý thức chấp hành nội quy,

kỷ luật lao động do doanh nghiệp đề ra Nhà trường tiến tới là nơi cung cấp dịch vụ,đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết cho người học khi ra trường

- Đánh giá chất lượng đào tạo nghề từ phía doanh nghiệp, người sử dụnglao động:

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, chất lượng dạy nghề chưa đáp ứngđược yêu cầu của công việc, nhiều lao động sau khi đào tạo vẫn không thực hiệnđược công việc được giao, buộc doanh nghiệp phải đào tạo lại làm tốn kém thờigian và chi phí Dẫn đến tình trạng doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, trong khi họcsinh ra trường không kiếm được việc làm Dựa trên đánh giá của doanh nghiệp, làđơn vị trực tiếp sử dụng “sản phẩm” do nhà trường đào tạo ra, nhà trường phải đề racác giải pháp khắc phục tình trạng trên Giải pháp liên kết giữa nhà trường và doanhnghiệp đang được nghiên cứu và triển khai tại nhiều cơ sở đào tạo nghề, bước đầu

đã mang lại hiệu quả nhất định

- Đánh giá chất lượng đào tạo nghề từ phía cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường.+ Đánh giá dựa vào kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện của học sinh trongnhà trường, căn cứ vào các tiêu chí đánh giá của nhà trường

+ Đánh giá công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên,cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của công việc

+ Công tác đầu tư cho giảng dạy về giáo trình, cập nhật phương pháp giảngdạy mới nhằm nâng nâng cao chất lượng giảng dạy

+ Đánh giá công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn, cán bộ trẻ

1.2 Các căn cứ pháp lý đánh giá chất lượng đào tạo nghề đang áp dụng tại các trường đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay:

Chất lượng không thể tự nhiên có mà là kết quả của nhiều yếu tố tác động.Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành

hệ thống đào tạo nghề và trong một môi trường nhất định

Trang 20

Ngày 17/01/2010, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân đã banhành Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH, ban hành“hệ thống tiêu chí, tiêuchuẩn kiểm định chất lượng Trường Cao đẳng nghề như sau:”

1.2.1 Mục tiêu và nhiệm vụ :

+ Được xác phải rõ ràng, cụ thể và được phê duyệt và công bố công khai.+ Mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội, phù hợp với điềukiện của nhà trường và nhu cầu sử dụng lao động của địa phương

+ Mục tiêu đào tạo nghề phải được thường xuyên rà soát nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương và toàn xã hội

1.2.2 Tổ chức và quản lý :

+ Xây dựng hệ thống văn bản quy định về cơ cấu tổ chức và hệ thống quản

lý, được bổ sung, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên

+ Có cơ cấu tổ chức của nhà trường phù hợp với quy định của Nhà nước, đảmbảo hoạt động dạy và học của nhà trường, thực hiện mục tiêu đã đề ra

+ Thường xuyên phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý củanhà trường

1.2.4 Giáo viên và cán bộ quản lý :

+ Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và cơ cấu, được đào tạo chuẩn về nănglực và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu của chương trình dạy nghề, đáp ứng yêucầu dạy nghề cho học sinh, sinh viên

Trang 21

+ Đội ngũ giảng viên thường xuyên được đào tạo và nâng cao trình độ đápứng yêu cầu của công viêc.

+ Đội ngũ quản lý có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác quản

lý nhà trường Có đủ số lượng theo quy định của các cơ quan chức năng Thườngxuyên được đào tạo, nâng cao trình độ về mọi mặt

+ Đội ngũ nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà trường

+ Định kỳ bổ sung, cập nhật các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới vàochương trình giảng dạy, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và yêu cầu của thịtrường lao động

+ Từng chương trình giảng dạy phải đảm bảo có đủ chương trình mo-đun, mônhọc trong đó xác định rõ các tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả học tập

+ Từng”mô – đun, môn học”phải có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo đápứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên

1.2.6 Thư viện :

+ Có đủ số lượng và cơ cấu giáo trình, tài liệu, sách báo phù hợp với nghềđào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên và cán bộ giáoviên nhà trường

+ Thư viện được số hóa và kết nối Internet nhằm mở rộng nguồn thông tin,tài liệu nghiên cứu cho học sinh và giáo viên nhà trường

1.2.7 Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học:

+ Có hệ thống cơ sở vật chất (phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm và xưởngthực hành đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập của học sinh và giáo viên nhà trường

Trang 22

1.2.8 Quản lý tài chính : Có đủ nguồn lực tài chính thực hiện các mục tiêu

đào tạo đặt ra.

1.3.1 Các yếu tố bên trong:

Bao gồm các nhân tố bên trong của chính quá trình đào tạo : Cơ sở vậtchất, tài chính, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, học viên học nghề, phươngpháp đào tạo:

1.3.1.1 Cơ sở vật chất :

Cơ sở vật chất bao gồm: khu phòng học, khu nhà xưởng và trang thiết bị thựchành, các phòng thí nghiệm, phòng học chuyên môn , hệ thống thư viện, giảngđường, ký túc xá sinh viên và khu giáo dục thể chất … Đây là yếu tố hết sức quantrọng, tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạchậu, sẽ không thể nâng cao chất lượng đào tạo Máy móc, trang thiết bị là những thứkhông thể thiếu trong quá trình đào tạo nghề, nó giúp cho học viên có điều kiệnthực hành để rèn luyện kỹ năng Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghềphù hợp với công nghệ thực tế thì người học càng có thể thích nghi trong côngviệc Do đó, các cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình giảng dạy cần phải liên tụcđổi mới, đáp ứng yêu cầu của đào tạo nghề,

1.3.1.2 Tài chính:

Tài chính là yếu tố rất quan trọng, có tác động trực tiếp tới chất lượng đàotạo nghề Có tiềm lực tài chính mới đầu tư được đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết

Trang 23

bị dạy học đáp ứng yêu cầu của quá trình giảng dạy; có điều kiện bồi dưỡng, nângcao trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; có khả năng thu hút các giáo viên có trình

độ cao về giảng dạy nhầm nâng cao chất lượng đào tạo vv Việc nâng cao chấtlượng đào tạo nghề hiện nay thường dẫn đến các yêu cầu về nguồn lực tài chính từcác nguồn như: ngân sách nhà nước, học phí học sinh, đóng góp của doanhnghiệp và các nguồn hỗ trợ khác Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn ngân sách nhànước hạn chế và có xu hướng giảm dần; tư tưởng học sinh chưa thực sự mặn màvới đào tạo nghề; cơ chế phối hợp, hỗ trợ của doanh nghiệp chưa cao dẫn đếnnguồn thu tài chính của các cơ sở dạy nghề còn khiêm tốn Tài chính yếu dẫn đếnkhông thể đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, không nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dẫn đến không nâng cao chất lượng dạynghề, và ngược lại không thể nâng cao nguồn thu tài chính, đây là vòng tròn mànhiều trường chưa có lời giải hợp lý

1.3.1.3 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:

Trong suốt quá trình phát triển giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng,người thầy luôn được khẳng định có vai trò then chốt đối với chất lượng đào tạo Giáo viên dạy nghề là người truyền đạt lý thuyết cũng như các kỹ năng, kinhnghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở trang thiết bị hiện có Vì vậy, trình độgiáo viên có vai trò quan trọng đến khả năng nhận thức của học viên, tác động trựctiếp đến chất lượng đào tạo nghề

Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáodục quốc dân Ngành nghề đào tạo đa dạng theo nhu cầu của xã hội Bên cạnh đó,trình độ văn hóa của học sinh khác nhau, theo học các trình độ đào cũng khác nhaudẫn đến đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng và phong phú, với nhiều cấptrình độ khác nhau Do đó, đội ngũ giáo viên dạy nghề phải đủ cả về số lượng, chấtlượng và cơ cấu mới có thể tận tình hướng dẫn, truyền đạt một cách hiệu quả chohọc sinh

Đội ngũ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề củanhà trường Cán bộ quản lý gồm những người tham gia vào hệ thống quản lý vàkhông trực tiếp giảng dạy như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chuyên gia và nhân

Trang 24

viên quản lý Cán bộ quản lý thể hiện vai trò quan trọng trong khả năng hợp tác đàotạo, hoạch định chính sách Hoạt động đào tạo nghề có phát triển được hay khôngphần lớn nhờ vai trò của cán bộ quản lý, đưa ra quyết sách đúng đắn, đưa hoạt độngđào tạo của nhà trường phát triển.

1.3.1.4 Học viên học nghề:

Học viên học nghề là nhân tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối vớicông tác đào tạo nghề, nó ảnh hưởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề Trình độvăn hóa, sự hiểu biết, tâm lý, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian… của họcviên đều ảnh hưởng sâu sắc tới quy mô và chất lượng đào tạo nghề Trình độ vănhóa cũng như khả năng tư duy của học viên càng cao thì khả năng tiếp thu các kiếnthức trong quá trình học nghề càng tốt, khi ấy chất lượng đào tạo nghề càng cao vàngược lại

1.3.1.5 Phương pháp đào tạo:

Trong bối cảnh điều kiện kinh tế – xã hội đất nước thay đổi mạnh mẽ, yêucầu về nguồn nhân lực được đào tạo cũng thay đổi nhanh chóng, phương pháp giảngdạy truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết Phương pháp thầy giảnghoặc làm mẫu (thực hành), trò nghi nhớ và làm theo Hình thức tổ chức dạy họctheo lớp học, cả lớp học như nhau cùng một chương trình, cùng vào cùng ra Kiểmtra đánh giá yêu cầu học sinh phải nhớ, thuộc nội dung (lý thuyết) hoặc làm theođúng mẫu (thực hành) Cách tiếp cận này có ưu điểm là nội dung các môn học đượctrình bày theo logic khoa học chặt chẽ và chính xác, tài liệu phong phú, độ tin cậycao, giáo viên dễ ràng truyền tải nội dung môn học cho người học Tuy nhiên, cáchtiếp cận truyền thống có hai nhược điểm chính là:

Một là, không gắn chặt với yêu cầu của người sử dụnglao động, đa số ngườihọc sau khi tốt nghiệp tuy có kiến thức, kỹ năng, thái độ nhưng lại không vận dụngđược để thực hiện các nhiệm vụ của nghề nghiệp, phải mất nhiều thời gian mớiquen được công việc Một số kỹ năng như: năng lực thích nghi, giải quyết vấn đề,làm việc tập thể, tư duy sáng tạo… chưa được các cơ sở dạy nghề chú trọng nênngười học rất khó hội nhập và phát triển nghề nghiệp

Trang 25

Hai là, phương pháp dạy học một chiều, giáo viên giảng là chính, người họcghi nhớ và làm theo một cách thụ động khiến người học trở lên trì trệ, thiếu sángtạo, ít có phản hồi giữa giáo viên và học sinh, khiến giờ học trở lên nhàm chán

Vậy nên đổi mới theo mô hình nào? Phương pháp tiếp cận theo năng lựctrong đào tạo hiện đang được sử dụng ở hầu hết các nước phát triển và một số nướcđang phát triển Phương pháp tiếp cận theo năng đã tổng hợp được ưu điểm củanhiều cách tiếp cận khác, khắc phục được nhiều nhược điểm của phương pháptruyền thống Mô hình giáo dục nghề nghiệp theo hướng tiếp cận năng lực chú trọng

áp dụng các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để thực hiện các nhiệm vụ, công việcđược giao

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề bao gồm: Hộinhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa; Sự phát triển của khoa học kỹ thuật; Cơ chế

- chính sách; Nhận thức xã hội về đào tạo nghề

1.3.2.1 Hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa

Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức cho toàn bộ các quốc gia, từ phát triểnhay đang phát triển cho đến chưa phát triển Như chúng ta đã thấy, hội nhập kinh tếtoàn cầu là cơ hội lớn về xuất khẩu lao động nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của cácnước phát triển, tiếp thu trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến Đối với cơ hội xuấtkhẩu lao động sang nước ngoài làm việc, đang là một trong những giải pháp giảiquyết việc làm cho người lao động, tạo cơ hội tăng thu nhập cá nhân và tỷ giá hốiđoái về cho quốc gia Người lao động có được cơ hội học hỏi nâng cao tay nghề,trình độ hiểu biết, hình thành lối văn hoá ứng xử theo hướng công nghiệp Sự tiếpthu nhanh chóng văn hoá sẽ đẩy nhanh quá trình hội nhập toàn cầu của người laođộng nói riêng và của quốc gia, dân tộc nói chung

1.3.2.2 Cơ chế - chính sách

Trong mỗi giai đoạn, những cơ chế chinh sách đúng đắn Nhà nước sẽ thúcđẩy công tác đào tạo nghề phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằmphát triển kinh tế - xã hội Trong những năm vừa qua, do đổi mới cơ chế quản lý,phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và

Trang 26

nhân tố mới đa dạng để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội vàtoàn dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, đã giải quyết được một bước yêu cầu vềviệc làm và đời sống của người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xãhội Kết quả đạt được trong tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội kể từsau khi đổi mới, trước tiên phải nói đến tính đúng đắn trong việc đề ra những chínhsách liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động của Đảng và Nhà nước.

1.3.2.3 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bắt đầu diễn ra dựa trên nền tảng côngnghệ kỹ thuật số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh Nền công nghiệp 4.0hay cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư đang là một xu thế lớn có tác động đếnphát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu Cuộc Cách mạngCông nghiệp lần thứ Tư này dựa trên các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyềnthông, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ sinh học Cuộc cách mạng này lànền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chiphí thấp sang kinh tế tri thức Đặc biệt, nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổilớn về cung - cầu lao động trên thế giới Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra đầunăm 2016 tại Thụy Sĩ, các nhà kinh tế và khoa học đã cảnh báo, trong cuộc Cáchmạng Công nghiệp lần thứ Tư này, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọnggiữa cung và cầu lao động, cũng như cơ cấu lao động Trong một số lĩnh vực, theo dựbáo, với sự xuất hiện của robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so vớihiện nay Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp Thịtrường lao động sẽ phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhómlao động có kỹ năng cao Lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của nhiềuquốc gia như trước đây Ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung (trình độ trung cấp,cao đẳng) cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới

- kỹ năng sáng tạo cho nền công nghiệp 4.0

Đứng trước vận thế này, để đưa Việt Nam từ một nước đang phát triển trênnền tảng một nước nông nghiệp với 70% lao động đơn giản trở thành một nướccông nghiệp hiện đại, thì yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao, có cơ cấu trình

độ, cơ cấu ngành nghề hợp lý là hết sức cần thiết

Trang 27

Mặc dù Việt Nam có lợi thế là nguồn lao động trẻ ( 51% lao động có độ tuổi

từ 15-39 tuổi ), tuy nhiên trong nền công nghiệp 4.0 với sự mở rộng ứng dụng cácthành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa, thì Việt Nam đứng trướcnhiều vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực Trình độ chuyên môn kỹ thuật của laođộng Việt Nam còn thấp và có khoảng cách lớn đối với các nước trong khu vực Theo

số liệu do Tổng cục Thống kê công bố tại báo cáo Điều tra Lao động - Việc làm cácnăm 2007-2015, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có 10,56 triệu người,chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lực lượng lao động (20,78%) Nếu chỉ dựa vào lao động kỹnăng giản đơn, Việt Nam sẽ không thể bắt kịp với công nghiệp 4.0

Như vậy, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ tạo động lực để đào tạo nghềphát triển, nhằm đào tạo lao động có trình độ, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0 Mặt khác sẽ tạo thách thức không nhỏ tới hoạt động động đào tạonghề và chất lượng đào tạo nghề Nhiều ngành nghề không đáp ứng được yêu cầu sẽ bịloại bỏ, nhiều công nhân sẽ không tìm được việc và tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng

1.3.2.4 Nhận thức xã hội về đào tạo nghề

Quan niệm cho rằng chỉ có bằng đại học mới có thể tìm được việc làm cólương cao, ổn định, ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề Đồng thời dẫn đến tìnhtrạng “thừa thầy, thiếu thợ”, không tận dụng được tiềm lực của toàn bộ nguồn nhânlực, phục vụ phát triển quê hương, đất nước Bên cạnh nhận thức về học nghề củangười lao động chưa cao, quan niệm của các bậc phụ huynh học sinh vẫn nặng vềbằng cấp, bằng mọi giá phải cho con em mình thi đậu vào các trường cao đẳng, đạihọc, bất kể có phù hợp với trình độ, năng lực và sở trường của người học haykhông Quan niệm xem trọng bằng cấp được có nguồn gốc từ trong xã hội mà nềnkinh tế tự cung tự cấp, phần lớn người lao động làm việc ở khu vực nông thôn, côngnghiệp - thương mại - dịch vụ ít được chú trọng Quan niệm cho rằng trình độ họcvấn càng cao, càng có khả năng tìm việc làm ổn định vẫn còn ăn sâu vào trong nếpnghĩ của đông đảo quần chúng nhân dân, bằng cấp đối với họ rất quan trọng, nhiềukhi không nhìn thấy được giá trị của việc học nghề Để thay đổi được nhận thức làmột việc làm lâu dài, không thể một sớm một chiều, một khi đã thay đổi sẽ tác độngđến hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho người lao động

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO

ĐẲNG THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 2.1 Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam là đơn vị sự nghiệp có thu,hạch toán độc lập, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam,chịu sự chỉ đạo về ngành dọc của Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động thương binh và

Thực hiện Quyết định số 511/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/4/2017 của Bộ trưởng

Bộ LĐ-TB&XH, Trường Cao đẳng nghề Than – Khoáng sản Việt Nam đổi tênthành Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam Từ chương này trở đi, tác giả

sẽ tập trung nghiên cứu trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam, là đốitượng nghiên cứu chính của đề tài

Trong sự nghiệp đổi mới, phục vụ nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,Nhà trường đã phấn đấu không ngừng để đa dạng hóa và mở rộng quy mô đào tạo.Đồng thời, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, trở thành cơ sở đào tạo đáng tincậy được các Doanh nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất trên toàn quốc; đặc biệt làcác doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam vàtỉnh Quảng Ninh ngày càng tin tưởng

Thành tích Nhà trường đạt được qua các thời kỳ:

- Huân chương lao động: hạng Ba (năm 1985); Hạng Nhì (Năm 1990); hạngNhất (Năm 1995); hạng Ba (Năm 2005)

Trang 29

- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (Năm 2005 – 2006); (Năm 2008 – 2009);

và (Năm 2014 – 2015);

- Nhiều năm liền được Chính phủ và các Bộ, ngành: Bộ Công nghiệp, Bộ Lao độngTB&XH, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, UBND Tỉnh Quảng Ninhtặng nhiều Bằng khen và Giấy khen, Cờ thưởng và các danh hiệu cao quý khác

Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam lấy mốc ngày thành lập Trườngđào tạo lái xe mỏ - Công ty than Hòn Gai trước kia 20/11/1960 làm Ngày truyềnthống Nhà trường Ngày thành lập trường là ngày 09/10/2014

Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam có trụ sở chính tại Số 8, PhốChu Văn An, Phường Hồng Hải, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Trường cócác đơn vị trực thuộc bao gồm:” Phân hiệu đào tạo Hữu Nghị; Phân hiệu đào tạoViệt Bắc; Phân hiệu đào tạo Móng Cái; Phân hiệu đào tạo Hoành Bồ; Phân hiệu đàotạo Cẩm Phả; Trung tâm hợp tác đào tạo Hồng Cẩm; Trung tâm đào tạo và sát hạchlái xe; Trung tâm sát hạch lái xe Thái Nguyên; Trung tâm huấn luyện an toàn laođộng và đánh giá kỹ năng nghề quốc gia TKV; Trung tâm tuyển sinh và giới thiệuviệc làm; Trung tâm thực nghiệm và sản xuất; Trạm Y tế.”

Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam trường Cao đẳng duy nhất thuộcTập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam, Bộ Công Thương, chịu sự quản lýNhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội; chịu sự quản lý theolãnh thổ của Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh Trường Cao đẳng Than - Khoáng sảnViệt Nam có nhiệm vụ tổ chức các khoá đào tạo trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấpnghề, sơ cấp nghề đáp ứng nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật cho Tập đoàn Than -Khoáng sản Việt Nam là chủ yếu và ngoài ra đào tạo theo các nhu cầu xã hội trên cácđịa bàn Tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh lận cận khác

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam

Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam có trụ sở chính tại Số 8, PhốChu Văn An, Phường Hồng Hải, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngoài ratrường còn có 12 đơn vị trực thuộc nằm ở hai tỉnh Thái Nguyên và Quảng Ninh,trong đó chủ yếu nằm ở tỉnh Quảng Ninh

* Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam được mô

tả tóm tắt qua sơ đồ sau:

Trang 30

( Nguồn: Website trường Cao đẳng Than- Khoáng sản Việt Nam)

Trang 31

2.2 Thực trạng và kết quả công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam.

2.2.1 Thực trạng hệ thống đào tạo nghề của nhà trường.

- Đào tạo nghề ở 3 cấp trình độ, từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề, các nghềtheo giấy chứng nhận của Tổng cục dạy nghề bao gồm: Nghề khai thác mỏ hầm lò,xây dựng mỏ, cơ điện mỏ, điện công nghiệp và dân dụng, nhiệt điện, lắp ráp máytính, khoan, xúc, gạt, công nghệ ô tô, sàng tuyển, bốc rót, cơ khí, hàn, nguội, vận tảiđường sắt và đường thủy, đóng tàu, sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, luyện kimmàu, kỹ thuật lò hơi, tuabin, vận hành điện trong nhà máy điện, kinh tế, kế toán, tinhọc, ngoại ngữ, dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, nấu ăn, lái xe…

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kiểm tra nângbậc thợ cho các doanh nghiệp trong và ngoài ngành

- Đào tạo, bồi dưỡng trình độ sư phạm dạy nghề cho giáo viên thuộc các cơ

sở dạy nghề Đào tạo bồi dưỡng cán bộ chỉ huy sản xuất cho các đơn vị trong vàngoài ngành

- Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề theo Bộ tiêu chuẩn quốc gia cho công nhân

vị sản xuất trong ngành để khai thác, chế biến, kinh doanh than – khoáng sản

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

2.2.2 Kết quả hoạt động giáo dục đào tạo.

Với truyền thống 47 năm hoạt động, trường Cao đẳng Than - Khoáng sảnViệt Nam đã tổ chức đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho Tập đoàn Than - Khoángsản Việt Nam Hàng năm đào tạo hàng nghìn lao động các loại, trình độ từ sơ cấpđến cao đẳng cung cấp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Quy mô

Trang 32

và chất lượng đào tạo ngày càng được mở rộng và nâng cao Trở thành cơ sở đàotạo đáng tin cậy được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các doanhnghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và tỉnh QuảngNinh ngày càng tin tưởng.

Mục tiêu của Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam là đào tạo nhânlực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trungcấp nghề, cao đẳng nghề và dạy nghề dưới 3 tháng), đảm bảo người học sau khi họcxong có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức,lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằmtạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tựtạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

(Mục tiêu đào tạo cụ thể của nhà trường trong 03 năm tới được trình bày trong phụ biểu số 1 đính kèm luận văn này.)

Năm 2017: Nhà trường đã lựa chọn và cử những 14 học sinh, sinh viên của cácngành nghề: Khai thác mỏ hầm lò; Cơ điện mỏ hầm lò; Công nghệ lái ô tô; Lái xe cơgiới đường bộ để tham gia Thi tay nghề tỉnh Quảng Ninh do Sở LĐTB&XH tổ chức.Kết quả: 02 giải nhất; 04 giải nhì; 04 giải ba và 03 giải khuyến khích và đạt giải nhìtoàn đoàn Tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ V do Tổng cục Dạynghề tổ chức năm 2017, Nhà trường đã lựa chọn và đề cử 01 mô hình, thiết bị tham dựHội thi Kết quả đạt giải khuyến khích (Bộ thực hành điều khiển thiết bị bằng PLC)Giai đoạn 2015-2017, Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam đã tuyểndụng số học sinh như sau ( Biểu 2.1)

Trang 33

Bảng 2.1 : Số liệu tuyển sinh giai đoạn 2015-2017

Nghề Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số 10,156 11,787 16,350

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề giai đoạn 2015-2017

và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2018-2020 – Trường Cao đẳng Than

– Khoáng sản Việt Nam)

Nhận xét: Tổng số học viên toàn trường từ 2014-2017 có xu hướng tăng,

Trang 34

năm 2017 tăng 63.51% so với năm 2015, tương đương với hơn 6.300 học viên Tuynhiên, số lượng tăng không đều ở các trình độ, tập trung chủ yếu ở trình độ sơ cấp

và trung cấp nghề, chiếm trên 99%, số học viên trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ cònrất khiêm tốn

Từ năm 2015- 2017, nhà trường đã đào tạo được gần 32.00 học viên, trình độ từ

sơ cấp đến cao đẳng, số liệu chi tiết qua bảng 2.2 và bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.2 Số liệu học viên tốt nghiệp giai đoạn 2015-2017 Nghề Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số 8,489 10,090 13,409

Trang 35

Bảng 2.3 : Chất lượng tốt nghiệp giai đoạn 2015-2017

Nghề lượng Số

dự thi

Số lượng tốt nghiệp

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề giai đoạn 2015-2017 và phương hướng,

nhiệm vụ giai đoạn 2018-2020.Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam)

Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2014-2016 đều ở mức cao, bìnhquân đạt 96-97% Trong đó, số sinh viên xếp loại xuất sắc và giỏi đều đạt trên 40%.Tuy nhiên tỷ lệ này chủ yếu vẫn nằm ở số học viên dạy nghề dưới 3 tháng Số sinhviên trình độ từ sơ cấp và cao đẳng có kết quả học tốt chiếm tỷ lệ chưa cao, đặcnhóm sinh viên trung cấp và cao đẳng nghề

Tuy nhiên, kết quả học tập, rèn luyện của HSSV theo cấp độ đào tạo cao đẳngnghề của hệ chính quy có sự giảm sút Năm 2015, tỷ lệ lên lớp là 100%, trong đó tỷ

lệ khá, giỏi về lý thuyết: 52%; thực hành: 65% Xếp loại đạo đức: Tốt: 49,9%; Khá:

Trang 36

41,8%; Trung bình: 8,3%; Kém: 0 % Năm 2016, tỷ lệ lên lớp của hệ cao đẳng là99,5%, trong đó tỷ lệ khá, giỏi về lý thuyết: 42%; thực hành: 65% Xếp loại đạođức: Tốt: 68,05%; Khá: 27,7%; Trung bình: 0,95%; Kém: 3,3%.

Năm 2017, nhà trường đã công nhận tốt nghiệp cho hơn 13.400 học viên cácloại trình độ từ sơ cấp đến cao đẳng nghề Trong đó, Cao đẳng nghề: Giỏi = 13,2%;Khá = 64,8%; TBK = 22% và TB = 0%; Trung cấp nghề: Giỏi = 5,4%; Khá =60,6%; TBK = 25,8% và TB = 1,2% Số học sinh sau tốt nghiệp, một phần học viên

sẽ được chuyển giao về doanh nghiệp theo hợp đồng liên kết giữa nhà trường vàdoanh ngiệp, số còn lại sẽ tự tìm kiếm việc làm

Thực hiện phương học đi đôi với làm, học kết hợp với lao động sản xuất, đàotạo đúng yêu cầu của doanh nghiệp và người học Nên ngoài việc bố trí HSSV thựctập tại Trung tâm thực nghiệm sản xuất của Trường, HSSV còn được bố trí tham giathực tập sản xuất tại các doanh nghiệp Vì vậy sau khi tốt nghiệp, HSSV đều có khảnăng đáp ứng được yêu cầu của sản xuất Do đó: 100% học sinh viên Kỹ thuật khaithác mỏ hầm lò và Kỹ thuật xây dựng mỏ đều có việc làm ngay, cung cấp cho cácdoanh nghiệp thuộc tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam 96% học sinh nghề Kỹthuật cơ điện mỏ hầm lò được các doanh nghiệp trong ngành tiếp nhận, số học sinhcòn lại thông qua tư vấn, giới thiệu việc

So sánh giữa bảng và biểu đồ giai đoạn tuyển sinh và tốt nghiệp, dễ dàng nhậnthấy tỷ lệ học viên bỏ học, bị thôi học khá cao và đang có xu hướng tăng Năm

2015, có 10.159 học viên nhập học, nhưng chỉ có 8.489 học viên tốt nghiệp, số bỏhọc, thôi học là 1.670 học viên, chiếm tỷ lệ 16.43% Năm 2017, số học viên bỏ học,thôi học là 2.941 học viên, chiếm tỷ lệ 17.98%

Số học sinh bỏ học giai đoạn 2015-2017 được thể hiện dưới biểu 2.3 sau:

Bảng 2.4: Số học sinh bỏ học giai đoạn 2015-2017

Nghề Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Trang 37

Tổng số

Trong đó

tự bỏ học

Tổng số

Trong

đó tự bỏ học

Tổng số

Trong đó

tự bỏ học

do lợi nhuận giảm mạnh, theo số liệu chính thức, 6 tháng đầu năm 2016, lợi nhuậntập đoàn than giảm 80% so với cùng kỳ, đây là một trong những nguyên nhân khiến

tỷ lệ bỏ học cao do học sinh thấy bi quan, khó khăn trong tìm kiếm công việc

Căn cứ vào biểu đồ và bảng số liệu, số học sinh bỏ học tăng cao nhưng khôngđều ở các trình độ nghề Số học sinh bỏ học trình độ trung cấp và cao đẳng có xuhướng giảm và ổn định, trong khi số học sinh bỏ học trình độ sơ cấp tăng đột biến,

Trang 38

tăng gấp 3.3 lần so với năm 2016, tương đương với tăng 1.756 học sinh

2.2.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:

Năm 2017, Tổng số giáo viên kiêm chức và cơ hữu là 533 người, trong đógiáo viên cơ hữu: 295 người; số giáo viên kiêm chức: 238; Hợp đồng thỉnh giảnghoặc hợp đồng ngắn hạn: 0 ; Tuyển mới 24 giáo viên Về trình độ chuyên môn :92,3% giáo viên có trình độ Cao đẳng và Đại học trở Trong đó: 0,75% trình độTiến sỹ ; 16,3% có trình độ cao học Về tay nghề: 93% số giáo viên dạy thực hành

có tay nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề và thợ bậc cao Về nghiệp vụ :100% giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề ; 100% giáo viên cótrình độ A ngoại ngữ trở lên ; 96% giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT vàogiảng dạy Đội ngũ giáo viên nhà trường không ngừng học tập nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo theo chuẩn quy định đối với trường cao đẳngnghề được qui định trong điều 58 Luật dạy nghề Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

sư phạm và trình độ ngoại ngữ của giáo viên và cán bộ quản lý của Trường đượcthống kê trong các bảng 2.5, 2.6, 2.7:

Bảng 2.5 : Số liệu trình độ chuyên môn của giáo viên cơ hữu giai đoạn 2015-2017

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

CNKT Tay nghề cao

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề giai đoạn 2015-2017 và phương hướng,

nhiệm vụ giai đoạn 2018-2020 – Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam)

Bảng 2.6 : Số liệu trình độ sư phạm của giáo viên cơ hữu giai đoạn 2015-2017

Trang 39

Năm 2016 249 15 24 172 26 12

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề giai đoạn 2015-2017 và phương hướng,

nhiệm vụ giai đoạn 2018-2020.Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam)

Bảng 2.7 : Số liệu trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên cơ hữu giai đoạn

2015-2017

Năm

T.Số giáo viên

Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học

Thạc

sĩ, cử nhân

Thạc

sĩ, cử nhân

Năm 2015 206 91 78 37 4 80 121 1 4

Năm 2016 249 94 117 38 10 75 174 5 5

Năm 2017 295 115 141 36 3 99 178 8 1

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề giai đoạn 2015-2017 và phương hướng,

nhiệm vụ giai đoạn 2018-2020 – Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam)

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường, công tác bồi dưỡng giáo viênđặc biệt quan tâm Nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện Đề án quy hoạch pháttriển đội ngũ giáo viên giai đoạn 2015 - 2020, có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đốivới giáo viên các nghề mỏ hầm lò, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độcho đội ngũ giáo viên Trong năm 2016, tổ chức cho 74 lượt cán bộ GV, CNV cử đihọc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn Ngay từ đầu năm, 280 giáo viên của Nhàtrường đã đăng ký bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ Tổng cục Dạy nghề đã đồng ý cho phép Nhà trường tổ chức đánh giá cấpchứng chỉ Kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 cho 60 giáo viên nghề Kỹ thuật cơ điện mỏhầm lò; và 38 giáo viên nghề Điện công nghiệp; 03 giáo viên nghề Hàn; 08 giáoviên nghề Giám định khối lượng và chất lượng than, nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáoviên khi triển khai thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp

Công tác tuyển dụng giáo viên chú trọng lấy chất lượng (trình độ chuyên môn

và tay nghề) làm tiêu chí chính thông qua các cuộc phỏng vấn kiểm ta kiến thức kỹnăng, sát hạch sau bồi dưỡng để đề xuất tuyển dụng chính thức (theo quy chế riêng)

Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên: Nhà trườngxác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hàng đầu, đặc biệt

Trang 40

lưu ý xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ theo Quyết định số TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 Hàng năm nhà trường tổ chức xét, cử CB-GV đihọc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

911/QĐ-2.2.2.3 Về quản lý tài chính

Về cơ chế tài chính,Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam hoạt độnghoàn toàn tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ - CP nay là nghị định số16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Nguồn thuchủ yếu từ học phí người học hoặc các hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp trong

và ngoài Tập Đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

- Từ năm học 2008-2009, Nhà trường tập trung mọi nguồn lực để nâng caochất lượng đào tạo một cách đồng bộ kết hợp cải tiến công tác tuyển sinh, từngbước nâng cao uy tín của Nhà trường nhằm thu hút được đông đảo học sinh đăng kýhọc tập; bên cạnh đó đẩy mạnh liên kết với các địa phương, doanh nghiệp, cáctrường trung học phổ thông, các Sở Lao động Thương binh và Xã hội ở các tỉnh và

Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh trong việc thu hút kinh phí cho các hoạt động tuyểnsinh, đào tạo và bồi dưỡng cho công nhân kỹ thuật

- Thực hiện các giải pháp nhằm tiếp tục triển khai và phát triển các hoạt độngliên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước, các lớp bồi dưỡng cấp chứngchỉ, thi nâng bậc với mục tiêu tăng nguồn thu cho Nhà trường

- Liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành than để tiến hành ký kếthợp đồng học sinh thực tập kết hợp làm ra sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí nhưnghiệu quả đạt được lại cao do học sinh được trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuấtlàm ra sản phẩm, từ đó nâng cao được tay nghề cho học sinh

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch do TKV giao, căn cứ vào định mức Nhà nước quiđịnh và giá thành đào tạo đã được TKV chấp thuận, trường tổ chức thu các khoản phí,

lệ phí và các khoản khác theo quy định cụ thể của từng thời điểm Các khoản thu đềuđược quyết toán với Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và chi cục thuế thành phố Hạ Long

- Công tác quản lý tài chính kế toán của trường được thực hiện theo mô hìnhtập trung và theo dõi chi tiết đến từng phân hiệu, khoa nghề, đơn vị Từ đó giúp lãnhđạo nhà trường có những quyết sách đúng đắn về chiến lược phát triển lâu dài củaNhà trường, tạo được hiệu quả cao trong quản lý Nhà trường đã xây dựng quy chếtài chính và được TKV chấp thuận, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với

Ngày đăng: 03/10/2019, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w