Hệ thống thể loại trong Hoàng Việt văn tuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (Trang 81)

+ Hoàng Việt văn tuyển gồm 8 quyển, thứ tự nội dung từng quyển không theo thời gian sáng tác mà theo phân chia theo thể loại văn học: phú, ký, minh, văn bia, chí, lục, văn tế, chiếu, chế, sách, biểu (đối nội), tạ, khải, tản văn, biểu (đối ngoại), tấu, công văn.

80

thi, nhạc phủ, tạp thi, tao, thất, chiếu, sách, lệnh, giáo, sách phong, biểu, thượng thư, khải, đàn sự, tiên, tấu, ký, thư, di, hịch, nan, đối vần, thiết luận, từ, tự, tụng, tán, phù mệnh, sử luận, sử luận tán, luận, liên châu, châm, minh, lỗi, ai, văn bia, mộ chí, hành trạng, điếu văn, tế văn.

+ Thể phú

Quyển 1 của Hoàng Việt văn tuyển có 15 bài cổ phú. Thể phú trong

Hoàng Việt văn tuyển được viết theo thể cổ văn, dùng nhiều chữ và điển cố xa lạ, có gieo vần nhưng không ấn định, không đối chọi, rất trúc trắc, khó hiểu. Đó cũng là hiện tượng thường thấy trong cách hành văn xưa. Ông cha ta hay dùng điển tích, điển cố, kín đáo thể hiện ý tưởng nhưng phần chú thích có phần sơ sài. Tất cả 15 bài phú trong Hoàng Việt văn tuyển được trích trong Quần hiền phú

(群 賢 賦), bao gồm các bài phú đời Trần, Hồ, Lê, tổng cộng hơn 100 thiên.

Thiên Hưng trấn phú của Nguyễn Bá Thông được viết theo thể biền phú. Biền phú tìm kiếm sự cân đối, hài hoà trong câu đối ngẫu và âm tiết trầm bổng.

Biền phú thường không dài, toàn bài đối ngẫu, hai câu một liên kết rất chặt chẽ.

Ngọc tỉnh liên phú được Mạc Đĩnh Chi làm “trong lúc tranh giải khôi nguyên. Vì khi ấy vua thấy tướng mạo ông xấu xí nên không muốn ông đỗ trạng nguyên. Ông bèn làm bài phú này để ví mình như hoa sen trên giếng ngọc” [2,26].

Những bài phú trong Hoàng Việt văn tuyển đã nêu cao tinh thần quật khởi dân tộc. Bạch Đằng giang phú được coi là bài có giá trị nhất trong Hoàng Việt văn tuyển. Đây là bài phú cổ thể hiện lòng yêu nước, ý thức dân tộc, có thể sánh ngang với một áng thiên cổ hùng văn. Tác giả của bài phú là Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phú, là bậc danh sĩ nổi tiếng đương thời. Bạch Đằng giang phú khắc hoạ cảnh đẹp dòng sông Bạch Đằng lịch sử gắn liền với những chiến công oanh liệt, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Đoạn hay nhất trong bài phú là đoạn miêu tả cảnh sắc sông Bạch Đằng, thể hiện cảm hứng trước thiên nhiên của tác giả. Cuối bài phú là một sự sáng tạo với nhân vật trữ tình “khách”, thể hiện

81

cảm hứng thiên nhiên, lịch sử. Bạch Đằng giang phú thể hiện tư tưởng tiến bộ của Trương Hán Siêu về vinh nhục, thắng bại, tiêu vong và trường tồn...

Chí Linh Sơn phú của Nguyễn Mộng Tuân đã so sánh Lê Lợi với Câu Tiễn và Lưu Bang. Xương Giang phú của Lý Tử Tấn nhắc lại chiến công oanh liệt lấy thành Xương Giang do quân Minh chiếm đóng.

+ Thể ký

Thể nằm trong quyển 2 của Hoàng Việt văn tuyển, gồm 15 bài ký đời Trần, Lê, trong đó có 9 văn bia và các bài ký về đình đài, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán như: Dục Thuý sơn Linh Tế tháp ký, Thanh Hư động ký, Nhạo Nhạo đình ký, Quảng Văn đình ký; ký sự có Tượng đầu đoán tụng ký; tạp ký có Hải Dương phong tục ký... Nhiều bài trong Hoàng Việt văn tuyển đã thể hiện tư tưởng thời đại. Trương Hán Siêu là một Nho sĩ xuất sắc đương thời, đã thể hiện tư tưởng chống Phật giáo qua bài Khai Nghiêm tự bi ký. Hai bài ký được soạn vào năm 1484 niên đại Hồng Đức 15 tại Văn Miếu (Hà Nội) là Đại Bảo tam niên tiến sĩ đề danh ký của Thân Nhân Trung; Quang Thuận tứ niên Quý Mùi khoa tiến sĩ đề danh ký của Đào Cử đều thể hiện rõ nội dung tư tưởng, tôn sùng Nho giáo, ca ngợi nhà nước phong kiến, mở đầu cho việc khắc đá đề tên những người đỗ đạt nhằm khuyến khích người hiền tài giúp nước.

Có lẽ, Bùi Huy Bích là bậc túc Nho nên rất thán phục bậc đại Nho Chu Văn An. Theo lời dặn dò của Bùi Huy Bích, năm 1784, Tiến sĩ Lê Duy Đán cho dựng tấm bia tại nơi ẩn cư cũ của Chu Văn An. Trên tấm bia có khắc bài Chu Văn Trinh miếu bi ký của Nguyễn Công Thái. Bài ký này ca ngợi khí tiết của người hiền tài, ghi lại dấu tích bậc danh nho Chu Văn An.

Bài ký Văn Điển từ chỉ bi ký của Bùi Huy Bích soạn năm 1803 cũng được khắc trên bia đá hình trụ tại đền thời Chu Văn An ở xã Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Bài ký có những câu nêu rõ tầm quan trọng của việc nêu gương tiền nhân, giáo dục hậu thế. Gương sáng của bậc tiên hiền sẽ có tác dụng thúc đẩy bước tiến của con cháu mai sau. Tư tưởng quan trọng mà Bùi Huy Bích thể

82

hiện trên văn bia là học vấn và dân trí của dân xã Văn Điển từ thuở ban đầu đến thời Cảnh Hưng và cả sau này.

Các bài ký trên đá của các cây bút có văn chương truyền tụng một thời như Dục Thuý sơn Linh Tế tháp ký của Trương Hán Siêu, Thanh Hư động ký của Nguyễn Phi Khanh đã luận thuyết về tôn giáo, khuyến khích khoa cử, khuyến giáo mọi người làm điều thiện, ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước. Dục Thuý sơn Linh Tế tháp ký là bài ký nổi tiếng được khắc đá và được truyền tụng lâu đời. Trương Hán Siêu đã kết hợp chặt chẽ tự sự với nghị luận, nhân sự để bày tỏ nỗi niềm với cách viết sinh động, đầy cảm xúc. Thanh Hư động ký nóivề việc tạo dựng động Thanh Hư, nơi ẩn cư của Trần Nguyên Đán. Toàn văn viết khéo léo, ý tứ sâu sắc, nghị luận khúc chiết, chặt chẽ, miêu tả cảnh vật và thể hiện cảm xúc vô cùng tinh tế.

Nhạo Nhạo đình ký của Phạm Nguyễn Du có cái nhìn độc đáo về vẻ đẹp sơn thuỷ, luận bàn về nghĩa lý sâu xa của thú vui sơn thuỷ.

Có thể thấy, những bài ký về đình đài không những miêu tả cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình mà còn mang nội dung tư tưởng và ý nghĩa xã hội phong phú.

Tượng đầu đoán tụng ký ghi chép về một vụ xử kiện ở Nghệ An năm 1752. Tác giả không những tường thuật lại tỉ mỉ sự việc mà còn bộc lộ tình cảm và thái độ với nhân dân.

Tạp ký của Phạm Đình Hổ có nội dung phong phú với lối viết lôi cuốn, phản ánh trung thực cuộc sống. Tác giả không những cung cấp thông tin mà còn thể hiện nỗi lòng, hoài bão, phê phán xã hội, gửi gắm cảm khái.

+ Thể minh, văn bia, chí, lục

Tuy tiêu đề là thể minh, nhưng thực ra nằm trong quyển 3 của Hoàng Việt văn tuyển gồm 9 bài văn bia, minh, chí lục, trong đó có 6 bài văn bia; 2 bài

chí; 1 bài lục. Các bài này đều do các Trạng nguyên Tiến sĩ thời Lê Mạc soạn thảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

83

bi minh của Thân Nhân Trung, Trung Tân quán bi minh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đáng chú ý là Trung Tân quán bi minh được dựng năm 1543 ở quán Trung Tân, Liên An, Vĩnh Bảo, Hải Phòng nhưng đến nay đã không còn” [40], nhưng vẫn còn trong Hoàng Việt văn tuyển. Nội dung bài văn bia đề cập đến quan niệm của Nho giáo về trung, hiếu, thuận, tín.

+ Văn tế

Trong số 9 bài văn tế trong quyển 4 của Hoàng Việt văn tuyển, có bài được viết theo thể Tứ lục (câu trên 4, câu dưới 6), nhưng cũng có bài được viết theo thể phú cổ, lời văn trang trọng đúng với tinh thần văn tế.

Những bài văn tế của Bùi Huy Bích thể hiện sự ám ảnh và nỗi lòng của một nhà Nho thời loạn lạc, sống không gặp thời, trong đó tiêu biểu có bài văn tế

thầy học Lê Quý Đôn (năm Cảnh Hưng thứ 45, tức năm Giáp Thìn, 1784), bài văn tế chị (mùa thu năm Tân Dậu 1801), bài văn tế con là Bùi Cư (năm Gia Long thứ 2, Kỷ Tỵ, 1809), bài văn tế Đản Trai tức Bùi Trực (năm Gia Long 14, Ất Hợi, 1815). Hầu hết những bài văn tế của ông được làm khi về già, lời lẽ chân thành, cảm động, thể hiện tư tưởng và tình cảm lành mạnh. Tinh thần tôn sư trọng đạo được thể hiện rõ nét qua bài tế Thầy học Lê Quý Đôn “... than ôi! Thông minh nhất đời, học rộng các loại sách, soạn ra văn chương đủ dạy đời và lưu truyền về sau, nước ta trong vài năm nay mới có một người như thầy, sao chẳng thọ thêm để làm khuôn pháp cho đệ tử... nghĩ lại cái vui lúc theo học, cảm tới cái ơn giáo dục ngày xưa càng rất tủi không làm được vẻ vang cho thầy như Lê Bá Quát và Phạm Sư Mạnh đối với cụ Chu Tiều Ẩn – Ôi! Đau đớn thay! Trời làm mất thầy ta muôn đời vắng ngắt, sông núi lặng sâu, dâng chén đau lòng, tinh thần của thầy có về chứng giám cho chăng...” [12].

+ Chiếu, chế, sách

Thể loại chiếu, chế, sách nằm trong quyển 7 của Hoàng Việt văn tuyển, bao gồm 26 bài, trong đó có 5 bài chiếu, 10 bài chế, 11 bài sách.

84

Những bài Thượng Ý Tông thuỵ sách văn, Thượng Hiến từ Hoàng thái hậu sách văn của Lê Quý Đôn, Tiết chế Tĩnh quốc công tấn phong Tĩnh đô vương sách văn của Nguyễn Nghiễm, Truy tôn Chiêu tổ Khang Vương kim sách văn, Hoàng tự tôn kim sách văn, Tấn tôn kim sách văn, Truy phong Triệu Khánh Kiều công ngân sách văn trong Hoàng Việt văn tuyển đều là mẫu mực của thể văn sách.

Có lẽ, Bùi Huy Bích tuyển những bài văn chế, sách vào Hoàng Việt văn tuyển nhằm mục đích bảo tồn các thể văn của triều đại xưa, để cho người đời sau có tư liệu khảo cứu.

Tiêu biểu cho thể loại chiếu trong Hoàng Việt văn tuyển Tỉ đô Thăng Long chiếu 徙 都 昇 蘢 詔, Nhân Tông di chiếu 李 仁 宗 遺 詔, Dụ thiên hạ hào kiệt chiếu 諭 天 夏 毫 傑 詔. Một điểm cần chú ý ở đây là Bùi

Huy Bích xếp Bình Ngô đại cáo vào thể loại chiếu. Bình Ngô đại cáo được viết theo lối biền văn. Có lẽ, theo Bùi Huy Bích thì cáo là một trong những thể loại thuần văn chương, tức có giá trị nội dung và nghệ thuật cao độ. Hơn nữa, theo ghi chép trong Kinh thư,chiếu ngang với cáo.

+ Biểu, tạ, khải

Thể loại biểu, tạ, khải gồm 22 bài, nằm trong quyển 6 của Hoàng Việt văn tuyển. Biểu ở quyển 6 thuộc loại biểu đối nội.

Trừ gián nghị đại phu tam quán sự tạ biểu của Nguyễn Trãi là bài viết dâng lên vua để tạ phong chức. Đây là bài biểu được viết uyển chuyển chân thành, đậm chất trữ tình, thể hiện nỗi lòng của bề tôi tận trung với nước.

Thời Lê – Trịnh thịnh hành khải văn. Khải văn là loại văn ứng dụng được mở rộng. Văn khải dùng biền thể hay tản văn, lời lẽ ngắn gọn, nghiêm túc, giản dị nhẹ nhàng.

Các bài biểu, khải trong Hoàng Việt văn tuyển do các bậc Trạng nguyên Tiến sĩ soạn, thượng dùng điển cố để tích khô khan, đọc lên trúc trắc, khó hiểu.

85

+ Tản văn

Thể loại tản văn nằm trong quyển 7 của Hoàng Việt văn tuyển, bao gồm nhiều tiểu thể loại như tựa, hịch, lời nói về thể lệ, đánh giá tác phẩm, báo cáo nơi Thái Miếu, bài văn ghi công, bài biện giải về tên hiệu, bài mừng người trí sĩ..., trong đó có bài Ma nhai ký công văn do Nguyễn Trung Ngạn soạn khắc trên văn bia Ma nhai ký công bi văn, niên đại Khai Hựu 7 (1335) ở sườn núi Trầm Hương (Nghệ An). Ma nhai ký công văn thể hiện phong cách thể loại đặc biệt của nền văn học tiểu sử truyền thống văn hóa vùng, đã ghi lại sự kiện lịch sử khi vua Trần Minh Tông thân chinh đi đánh giặc.

Tiêu biểu có bài Trung Tân quán bi minh của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ phản ánh tâm sự của tác giả mà còn phản ánh sự suy tàn của chế độ:

Kẻ làm quan thì tranh nhau về danh, kẻ ra đời thì tranh nhau về lợi, cậy sang thì dung ra lầu hang mát, nhà ở ấm, cậy giàu thì làm ra nhà để múa, nơi để hát, thấy kẻ chết đói bên đường không giúp cho một đồng tiền, gặp kẻ ngủ trọ giữa trời không đắp cho một mảnh chiếu...”

Văn tự bạt gồm tự, bạt, thi tự, tăng tự, tống tự, thọ tự, tự ký. Toàn Việt thi lục lệ ngôn là bài tự quý giá để tìm hiểu quan niệm, lý luận về thơ của cổ nhân.

Tự thuyết có từ thời Tiên Tần. Tự thuyết còn được gọi là văn tạp thuyết. Trong HVVT có Phạm huynh Dữ Đạo tự thuyết.

+ Biểu (đối ngoại), tấu, công văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thể loại biểu tấu nằm ở quyển 8, gồm 6 bài. Biểu (đối ngoại), tấu, công văn là thể loại mang tính chất hành chính. Bùi Huy Bích đã có lý khi tách riêng

biểu (đối nội) với biểu tấu (đối ngoại) bởi lẽ những bài biểu và công văn đối ngoại tuy cũng để cảm ơn như biểu tạ nhưng lời văn khác hẳn với lối viết thông thường.

Sáu bài biểu, tấu, công văn được tuyển trong Hoàng Việt văn tuyển dùng trong ngoại giao với nhà Minh. Tuy vậy, Hoàng Việt văn tuyển vẫn còn thiếu những bài biểu, tấu đối ngoại nổi tiếng thời Trần, Tây Sơn. Trong Văn chương

86

duyên khởi, Nhâm Phảng chia biểu thành hai loại: báo cáo và báo cáo lên trên (Thượng biểu).

Tóm lại, qua tìm hiểu hệ thống thể loại trong Hoàng Việt văn tuyển, chúng ta thấy Bùi Huy Bích đã đi theo phương pháp san định Văn tuyển truyền thống, đềcao phú giống như Tiêu Thống. So với các tập Văn tuyển cùng thời và thời kỳ sau này, thể loại văn xuôi trong Văn tuyển của Bùi Huy Bích đa dạng, tầm cỡ và phong phú hơn nhiều.

3.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG III

Chương III là chương kết của luận văn, chúng tôi tiến hành các bước tìm hiểu về hệ thống Văn tuyển. Những công việc cụ thể đã được thực hiện như sau:

- Khái quát tình hình biên định Văn tuyển Trung Quốc bắt đầu từ thời Tiêu Thống đến thời Minh, bao gồm Đường văn túy của Diêu Huyễn, Văn uyển anh hoa của Lý Phương, Tống Bạch, Nguyên văn loại của Tô Thiên Tước, Minh văn tạ của Tiến Hy, Minh văn hành của Trình Mẫn…

- Khái quát về hệ thống Văn tuyển Việt Nam thời trung đại, bao gồm cả giai đoạn trước, cùng thời và sau Bùi Huy Bích. Chúng tôi rút ra nhận xét: Bùi Huy Bích nằm trong giai đoạn trung chuyển của Văn tuyển Việt Nam thời trung đại, là người kết nối truyền thống làm văn tuyển của đời trước và làm khuôn mẫu cho các nhà làm văn tuyển đời sau.

87

KẾT LUẬN CHUNG

Thực trạng “tam sao thất bản” của kho di sản Hán Nôm là một thách thức đối với công tác nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản Hoàng Việt văn tuyển là một ví dụ tiêu biểu.

Tuy nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển ở phạm vi luận văn thạc sĩ nhưng khối lượng công việc phức tạp, tư liệu bộn bề, cho nên luận văn chưa thể khảo sát tỉ mỉ các vấn đề chữ nghĩa và tình hình cụ thể của văn bản.

Mục đích của chúng tôi là triển khai theo hướng nghiên cứu ngữ văn học, tiến hành trên đối tượng cụ thể là 13 truyền bản Hoàng Việt văn tuyển hiện còn.

Các phương pháp nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển đều tuân thủ theo nguyên tắc nghiên cứu của ngành Văn bản học.

1. Hệ thống vấn đề mà luận văn đã trình bày và bƣớc đầu giải quyết

- Trước hết, chúng tôi đã khảo sát một cách toàn diện về thân thế, hành trạng và sự nghiệp của Bùi Huy Bích. Với hơn 20 tác phẩm để lại cho đời cùng hai bộ thi văn tuyển lớn đã chứng tỏ vị trí của Bùi Huy Bích trong việc kế thừa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (Trang 81)