Cách ghi tên tác giả, tác phẩm qua các truyền bản Hoàng Việt văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (Trang 40 - 41)

+ Trong công tác nghiên cứu văn bản học, việc xác định thời gian hoàn thành văn bản rất quan trọng. Từ việc xác định thời gian hoàn thành văn bản gốc, chúng ta mới có thể xác định thời điểm bắt đầu hình thành các bản sao.

+ Với HVVT, chúng ta may mắn có được thời điểm khắc in, đó là năm Ất Dậu (1825), năm Minh Mạng 6.

+ Theo Trương Chính, có thể Hoàng Việt Văn Tuyển được viết năm Mậu Thân (1788), sau khi Bùi Huy Bích từ quan, nhưng 47 năm sau, tức năm 1825, tác phẩm mới được Phạm Hi Văn khắc in.

+ Theo Từ điển văn học (bộ mới) [31, 626] thì Hoàng Việt văn tuyển được Bùi Huy Bích soạn cùng với Hoàng Việt thi tuyển năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mạng (1839). Sách được khắc in có ký hiệu A.3163/1-3 (TVHN) tuyển 112 bài văn hay từ đời Lý đến đời Lê.

2.1.4. Cách ghi tên tác giả, tác phẩm qua các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển tuyển

Qua khảo sát các công trình thư mục học từ điển, bài viết…, chúng tôi thấy rằng:

- Tìm hiểu kho sách Hán Nôm [37], Trần Văn Giáp cũng ghi là Hoàng Việt văn tuyển củaBùi Huy Bích.

- Từ điển văn học, tập I [29, 140] cũng ghi Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích.

- Trong 12 truyền bản chữ Hán [42 – 53] ghi Hoàng Việt văn tuyển của Tồn Am gia tàng.

- Trong truyền bản quốc ngữ Hoàng Việt văn tuyển [2, 3, 4] ghi tác giả là Bùi Huy Bích.

- Trong các bài nghiên cứu [5] của các học giả về Bùi Huy Bích và tác phẩm của ông đều ghi là Hoàng Việt văn tuyển.

39

- Tên 113 tác phẩm trong các truyền bản chữ Hán cũng có duy nhất một cách ghi.

Như vậy, văn bản Hoàng Việt văn tuyển chỉ có một cách ghi duy nhất. Tác giả Hoàng Việt văn tuyển chỉ duy nhất là Bùi Huy Bích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)