Tập hợp, mô tả các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (Trang 35)

2.1.1. Tập hợp các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển

Các truyền bản của HVVT bao gồm những cuốn sách chữ Hán, chữ quốc ngữ có chép nội dung nằm trong 8 quyển của tác phẩm HVVT hiện được lưu trữ ở các thư viện trong và ngoài nước.

Hoàng Việt văn tuyển lưu trữ tại Paris: Paris. SA.PD.2321 (1-2), in; Paris.SA.HM. 2217, 324 tr., in; Paris. MG.FV.56310, 506 tr., in; Paris EFEO. MF.II/2/300 (A. 3163/1-3); Paris EFEO.MF.III/28 (A.3163).

Tại thư Viện Viện nghiên cứu Hán Nôm lưu trữ 8 văn bản HVVT bằng chữ Hán, có ký hiệu A.3163; A.3163/1; A.2683; A.1582; VHv 1452/a; VHv 1452/c; VHv 93, A. 203.

Thư Viện Quốc gia lưu trữ 4 văn bản HVVT bằng chữ Hán, có ký hiệu R.601; R.602; R.979; R.980.

Ngoài ra, tại một số thư Viện như Thư viện Quốc gia, Thư Viện viện Thông tin Khoa học xã hội, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện văn học vẫn lưu giữ được truyền bản được dịch ra chữ quốc ngữ gồm Hoàng Việt văn tuyển T.1, T.2, T.3 do Tô nam Nguyễn Đình Diệm, dịch năm 1972.

2.1.2. Mô tả các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển + Truyền bản chữ Hán + Truyền bản chữ Hán

Các truyền bản chữ Hán có đặc điểm chung là bản in trên giấy dó (trừ bản A. 203 chép tay); một tờ hai trang, một trang 9 dòng chữ to; mỗi dòng 23 chữ; có giải thích; dòng to chia thành hai dòng nhỏ in xen vào giữa. Sau các mục trong

34

sách có ghi chú tên sách, xuất xứ, dưới từng bài có ghi tên tác giả, không ghi tiểu truyện, chỉ chua văn đời nào và chua điển tích, lai lịch đầu đề bài văn ấy; trong bài văn, câu nào có điển tích cũng có chua nghĩa. Sau đây là một số đặc điểm riêng của các truyền bản:

- Bản A.3163: Khổ 29 x 16; 61 tr; trang đầu sách đề Hoàng Việt văn tuyển

quyển 3, dưới có bốn chữ nhỏ hơn: Tồn Am gia tàng, không có tựa, không có mục lục. Phần nội dung có quyển 3 (9 bài minh, văn bia, chí, lục), quyển 4 (9 bài

văn tế), quyển 5 (26 bài chiếu, chế, sách), tổng cộng có 44 bài văn.Bản A. 3163 thiếu nhiều, nhưng có thể dùng để tham khảo.

- Bản A.3163/1: Khổ 29 x 16, 59 tr; trang đầu sách đề Hoàng Việt văn tuyển, bốn chữ to ở giữa trang, phía phải bốn chữ nhỏ hơn: Tồn Am gia tàng phía trái ba chữ Hi Văn Đường, dưới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hi Văn Đường, Các gia hội tuyển. Sau đó đến tựa, mục lục; phần nội dung chỉ có quyển 1 (15 bài phú cổ) và quyển 2 (15 bài ), tổng có 30 bài văn. Bản A. 3163/1 tuy thiếu nhiều, nhưng có tựa, mục lục, có thể dùng để đối chiếu với bản cơ sở.

- Bản A.2683: Khổ 29 x 16, 324 tr; trang đầu sách là mục lục sách Hoàng Việt văn tuyển. Bản này không có tựa, có mục lục, nội dung có đầy đủ 8 quyển, tổng cộng 113 bài văn.

- Bản A.1582: Khổ 29 x 16, 324 tr; trang đầu sách là mục lục sách Hoàng Việt văn tuyển. Bản này không có tựa, có mục lục, nội dung có đầy đủ 8 quyển, tổng cộng 113 bài văn.

- Bản VHv 1452/a: Khổ 29 x 16, 324 tr; trang đầu là mục lục sách Hoàng Việt văn tuyển, dưới có bốn chữ nhỏ hơn: Tồn Am gia tàng. Bản này không có tựa, không có mục lục, nội dung có đầy đủ 8 quyển, tổng cộng 113 bài văn.

- Bản VHv 1452/c: Khổ 29 x 16, 324 tr; trang đầu sách là mục lục sách

Hoàng Việt văn tuyển. Bản này không có tựa, có mục lục, nội dung có đầy đủ 8 quyển, tổng cộng 113 bài văn.

35

văn tuyển, bốn chữ to ở giữa trang, phía phải bốn chữ nhỏ hơn: Tồn Am gia tàng phía trái ba chữ Hi Văn Đường, dưới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hi Văn Đường, Các gia hội tuyển. Bản này không có tựa, có mục lục, nội dung gồm 4 quyển: quyển 1 (15 bài phú cổ), quyển 2 (15 bài ), quyển 3 (9 bài minh, văn bia, chí, lục), quyển 4 (9 bài văn tế), tổng cộng 48 bài văn. Bản này tuy không đầy đủ, nhưng có giá trị tham khảo.

- Bản A.203:Khổ 29 x 16, 324 trang chép tay; trang đầu sách đề Hoàng Việt văn tuyển, bốn chữ to ở giữa trang, phía phải bốn chữ nhỏ hơn: Tồn Am gia tàng phía trái ba chữ Hi Văn Đường, dưới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hi Văn Đường, Các gia hội tuyển. Thứ đến là tựa; sau là mục lục sách Hoàng Việt văn tuyển. Trong số các truyền bản, bản A.203 là bản chép tay duy nhất, nhưng có đầy đủ tựa, mục lục, nội dung đầy đủ 8 quyển, tổng cộng 113 bài văn.

Theo Tìm hiểu kho sách Hán Nôm [37] thì bản A.203 có 111 bài, nhưng thực tế lại có 113 bài. Có sự khác nhau đó là do Trần Văn Giáp thống kê quyển 4 có 8 bài văn tế, quyển 5 có 25 bài chiếu, chế, sách, nhưng trên thực tế các truyền bản lại có 9 bài văn tế và 26 bài chiếu, chế, sách.

- Bản R.601: Khổ 27 x 15,5, 156 tr., (thiếu); trang đầu sách đề Hoàng Việt văn tuyển, bốn chữ to ở giữa trang, phía phải bốn chữ nhỏ hơn: Tồn Am gia tàng

phía trái ba chữ Hi Văn Đường, dưới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hi Văn Đường, Các gia hội tuyển.Bản này không có tựa; có mục lục. Phần nội dung chỉ có quyển 1 (15 bài phú cổ), quyển 2 (15 bài ), quyển 3 (9 bài minh, văn bia, chí, lục), tổng có 39 bài văn.

- Bản R.602: Khổ 27,5 x 16, 160 tr., (thiếu). Bản này không có tựa, mục lục. Phần nội dung chỉ có quyển 5 (26 bài chiếu, chế, sách), quyển 6 (22 bài biểu (đối nội), tạ, khải), quyển 7 (11 bài tản văn), quyển 8 (6 bài biểu (đối ngoại), tấu, công văn), tổng có 65 bài văn.

- Bản R. 979: Khổ 27,5 x 15,5, 176 tr., (thiếu); trang đầu sách đề Hoàng Việt văn tuyển, bốn chữ to ở giữa trang, phía phải bốn chữ nhỏ hơn: Tồn Am gia

36

tàng phía trái ba chữ Hi Văn Đường, dưới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hi Văn Đường, Các gia hội tuyển. Bản này không có tựa; có mục. Phần nội dung có quyển 1 (15 bài phú cổ), quyển 2 (15 bài ), quyển 3 (9 bài minh, văn bia, chí, lục), quyển 4 (9 bài văn tế), tổng cộng có tất cả 48 bài văn.

-Bản R.980: Khổ 26,5 x 15,5, 158 tr., (thiếu). Bản này không có tựa, không có mục lục. Phần nội dung chỉ có quyển 5 (26 bài chiếu, chế, sách), quyển 6 (22 bài biểu (đối nội), tạ, khải), quyển 7 (11 bài tản văn), quyển 8 (6 bài biểu (đối ngoại), tấu, công văn), tổng có 10 thể loại; 65 bài văn.

Kết quả mô tả các truyền bản chữ Hán Hoàng Việt văn tuyển được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây:

TT Ký hiệu sách Kích thƣớc Số trang Số quyển Quyển Tựa Mục lục

1 A. 3163 (bản A) 29 x 16 61 3 3; 4; 5 0 0 2 A. 3163/1 (bản B) 29 x 16 59 2 1; 2 + + 3 A. 2683 (bản C) 29 x 16 332 8 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 0 + 4 A.1582 (bản D) 29 x 16 333 8 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 0 + 5 VHv 1452/a (bản E) 29 x 16 326 8 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 0 0 6 VHv 1452/c (bản G) 29 x 16 334 8 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 0 + 7 VHv 93 (bản H) 29 x 16 166 4 1; 2; 3; 4 0 + 8 A.203 (bản I) 30 x 18 336 8 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 + + 9 R.601 27 x 15,5 156 3 1; 2; 3 +

37 (bản K) 10 R.602 (Bản L) 27,5 x 16 160 4 5; 6; 7; 8 0 0 11 R.979 (Bản M) 27,5x 15,5 176 4 1; 2; 3; 4 0 + 12 R.980 (Bản N) 26,5 x 15,5 158 4 5; 6; 7; 8 0 0

Bảng 2.1.Mô tả các truyền bản chữ Hán Hoàng Việt văn tuyển + Truyền bản quốc ngữ + Truyền bản quốc ngữ

Truyền bản quốc ngữ HVVT chỉ có một bản duy nhất, do Tô nam Nguyễn Đình Diệm dịch, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản năm 1972. Trong bản dịch, dịch giả chú ý dịch sát nghĩa của nguyên văn chữ Hán, từ đó mà đạt được mục đích khôi phục nền văn chương chữ Hán của dân tộc. HVVT được dịch ra quốc ngữ, được chia thành 3 tập:

- Hoàng Việt văn tuyển T.1

Bản dịch có 112 trang chữ Việt, phần sau là chữ Hán, bao gồm lời nói đầu; Phàm lệ; mục lục (quyển 1 đến quyển 8). Nội dung T.I chỉ có 15 bài phú cổ (cả phiên âm và dịch).

Ký hiệu tại Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội: VvN 229. - Hoàng Việt văn tuyển T.2

Bản dịch có 201 trang chữ Việt, phần sau là chữ Hán, từ quyển 2 đến hết quyển 4, bao gồm 6 thể loại: ký; minh, văn bia, chí, lục; văn tế.

Ký hiệu tại Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội: VvN 230. - Hoàng Việt văn tuyển T.3

Bản dịch có 347 trang chữ Việt, phần sau là chữ Hán, từ quyển 5 đến quyển 8, gồm thể loại chiếu, chế, sách, biểu (đối nội), tạ, khải, tản văn, biểu (đối ngoại), tấu, công văn.

38

2.1.3. Niên đại hoàn thành văn bản Hoàng Việt văn tuyển

+ Trong công tác nghiên cứu văn bản học, việc xác định thời gian hoàn thành văn bản rất quan trọng. Từ việc xác định thời gian hoàn thành văn bản gốc, chúng ta mới có thể xác định thời điểm bắt đầu hình thành các bản sao.

+ Với HVVT, chúng ta may mắn có được thời điểm khắc in, đó là năm Ất Dậu (1825), năm Minh Mạng 6.

+ Theo Trương Chính, có thể Hoàng Việt Văn Tuyển được viết năm Mậu Thân (1788), sau khi Bùi Huy Bích từ quan, nhưng 47 năm sau, tức năm 1825, tác phẩm mới được Phạm Hi Văn khắc in.

+ Theo Từ điển văn học (bộ mới) [31, 626] thì Hoàng Việt văn tuyển được Bùi Huy Bích soạn cùng với Hoàng Việt thi tuyển năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mạng (1839). Sách được khắc in có ký hiệu A.3163/1-3 (TVHN) tuyển 112 bài văn hay từ đời Lý đến đời Lê.

2.1.4. Cách ghi tên tác giả, tác phẩm qua các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển tuyển

Qua khảo sát các công trình thư mục học từ điển, bài viết…, chúng tôi thấy rằng:

- Tìm hiểu kho sách Hán Nôm [37], Trần Văn Giáp cũng ghi là Hoàng Việt văn tuyển củaBùi Huy Bích.

- Từ điển văn học, tập I [29, 140] cũng ghi Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích.

- Trong 12 truyền bản chữ Hán [42 – 53] ghi Hoàng Việt văn tuyển của Tồn Am gia tàng.

- Trong truyền bản quốc ngữ Hoàng Việt văn tuyển [2, 3, 4] ghi tác giả là Bùi Huy Bích.

- Trong các bài nghiên cứu [5] của các học giả về Bùi Huy Bích và tác phẩm của ông đều ghi là Hoàng Việt văn tuyển.

39

- Tên 113 tác phẩm trong các truyền bản chữ Hán cũng có duy nhất một cách ghi.

Như vậy, văn bản Hoàng Việt văn tuyển chỉ có một cách ghi duy nhất. Tác giả Hoàng Việt văn tuyển chỉ duy nhất là Bùi Huy Bích.

2.1.5. Xuất xứ của văn bản Hoàng Việt văn tuyển

+ Sách Lịch triều hiến chương loại chú. Văn tịch chí [25] chỉ ghi bộ Thi tuyển của Bùi Tồn Am mà không thấy có bộ văn tuyển.

+ Theo Trần Văn Giáp [37], hiện nay không thấy bộ sách có tên là Hoàng Việt văn hải (黄 越 文 海) của Lê Quý Đôn (黎 貴 惇). Hoàng Việt văn hải

gồm 10 quyển, Lê Quý Đôn vâng chỉ biên tập, thu lượm các bài trong sử cũ, các tập thơ văn cũ từ triều Lý 李 (thế kỷ X) đến niên hiệu Hồng Đức (洪 德) (1470

– 1497), hoặc các bài văn khắc trên mặt chuông, đỉnh, bia đá từ thời Lý, Trần cho đến thời Tiền Lê. Trong đề tựa Hoàng Việt văn tuyển (cũng là tựa Hoàng Việt thi tuyển, theo như so sánh, đối chiếu tựa của Hoàng Việt văn tuyển với

Hoàng Việt thi tuyển của chúng tôi), Bùi Huy Bích không nói rõ sách Hoàng Việt văn tuyển có xuất xứ từ Hoàng Việt văn hải, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng: Lê Quý Đôn biên soạn sách Hoàng Việt văn hải có thể chưa hoàn chỉnh, sau khi Lê Quý Đôn mất, Bùi Huy Bích đã tham khảo bản di cảo của sách ấy để biên tuyển thành bộ Hoàng Việt văn tuyển như hiện còn ngày nay.

+ Theo Phạm Tú Châu [31, 626], Hoàng Việt văn tuyển là bộ sách kế thừa công trình nổi tiếng Hoàng Việt văn hải của Lê Quý Đôn về cả tư liệu và phương pháp.

+ Theo Bùi Duy Tân, khi biên soạn Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam thì nhiều kiệt tác văn học đang sử dụng bản dịch hiện hành đều lấy gốc từ các văn bản in ấn sao chép ở thế kỷ sau chứ không dựa vào văn bản Đại Việt sử toàn thư – một tập quốc sử có giá trị bậc nhất, được in ấn vào cuối thế kỷ XVII.

40

+ Một số kiệt tác được Bùi Huy Bích tuyển trong HVVT đã được định rõ tác giả, nhưng không hiểu sao Bùi Huy Bích không nói đến. Đơn cử như Tỉ đô Thăng Long chiếu của Lý Công Uẩn, nhưng tác giả là “khuyết danh thị”. Về điều này chúng tôi cần nghiên cứu thêm.

+ Đối chiếu với văn bản Hoàng Việt văn tuyển, chúng tôi tiến hành khảo sát theo hướng của nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân và bước đầu thấy hai tác phẩm

Thiên đô chiếuBình Ngô đại cáo trong Đại Việt sử ký toàn thư có một số từ, ngữ vênh với văn bản Hoàng Việt văn tuyển. Cụ thể, xin xem bảng thống kê sau:

Tên tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thƣ Hoàng Việt văn tuyển

Thiên đô chiếu

遷 都 詔

… vi vạn thế kinh sư chi thượng đô

…為 萬 世 京 师 之

上 都 …

(Thiên đô chiếu 遷 都 詔)

… vi vạn thế đế vương chi thượng đô…

… 為 萬 世 帝 王 之

上 都 …

(Tỉ đô Thăng Long chiếu

徙都昇 龍 詔 )

Bình ngô đại cáo

平 吴 大 誥

…đãi hiền chi xa… …待 賢 之 車 …

(Bình ngô đại cáo 平 吴 大 誥)

…Cố ư đãi hiền chi xa… …故 於 待 賢

之 車

(Bình ngô đại cáo 平 吴

大 誥)

Bảng 2.2. Đối chiếu hay hai tác phẩm Thiên đô chiếu, Bình Ngô đại cáo trong Hoàng Việt văn tuyển với Đại Việt sử ký toàn thƣ

Như vậy, chúng tôi tạm kết luận, một số kiệt tác văn chương tuyển trong

Hoàng Việt văn tuyển không được Bùi Huy Bích lấy từ Đại Việt sử ký toàn thư.

41

Từ sự thống kê và mô tả chung nhất về hiện trạng các truyền bản HVVT như trên, căn cứ vào các thông tin thống nhất ở các truyền bá và qua sự phân tích tư liệu, chúng ta có thể hình dung cấu trúc của văn bản HVVT đầy đủ như sau:

- Tên văn bản: Hoàng Việt văn tuyển.

- Tên tác giả Tồn Am gia tàng hay Bùi Huy Bích. - Nhà in: Hi Văn Đường.

- Tựa: Nguyễn Tập viết lời tựa, bàn về chuyện làm thơ, tuyển thơ

- Mục lục: Chia theo 8 quyển, kê thể loại ở mỗi quyển, cuối tiêu đề tác phẩm có tên tác giả.

- Nội dung gồm 8 quyển, xét theo thể loại từ quyển 1 đền quyển 8. Theo sự phân chia của Bùi Huy Bích thì mỗi quyển khuôn về một thể loại, nhưng trong một thể loại lại được chia thành nhiều tiểu thể loại.

+Quyển 1: Cổ phú (15 bài)

- Ngọc Tỉnh liên phú (玉 井 連 赋) - Mạc Đĩnh Chi (莫 挺 之) - Bạch Đằng giang phú (白 藤 江 赋) - Trương Hán Siêu (張 漢 超)

- Thiên Hưng trấn phú (天 興 镇 赋) - Nguyễn Bá Thông (阮 伯 聰)

- Chí Linh Sơn phú (至 靈 山 賦) - Lý Tử Tấn (李 子 晋)

- Chí Linh Sơn phú (至 靈 山 賦) - Nguyễn Mộng Tuân (阮 夢 荀)

- Xương Giang phú (昌 江 賦 - Lý Tử Tấn (李 子 晋)

- Hạ Hiến Thiên Thánh tiết phú (賀 憲 天 聖 節 賦) - Lý Tử Tấn (李 子 晋)

- Dương chuyết phú (養 拙 賦) - Lý Tử Tấn (李 子 晋)

- Du Tiên nham phú (遊 僊 岩 賦) - Lý Tử Tấn 李 子 晋)

- Lam Sơn giai khí phú (藍 山 佳 氣 賦) - Nguyễn Mộng Tuân (阮 夢 荀)

42

- Tẩy binh vũ phú (洗 兵 雨 賦) - Nguyễn Mộng Tuân (阮 夢 荀) - Linh kim tàng phú (靈 金 藏 賦) - Nguyễn Mộng Tuân (阮 夢 荀) - Đồng Tước nghiễn phú (銅 雀 硯 賦) - Nguyễn Mộng Tuân (阮 夢

荀)

- Phụ lục Ức Trai Côn Sơn ca (附 錄 抑 齋 昆 山 歌) - Nguyễn Trãi (阮 廌)

- Phóng cuồng ca (放 狂 歌) - Trần Quốc Tảng (陳 國 颡) +Quyển 2: Thể ký (15 bài)

- Dục Thuý Sơn Linh Tế tháp kí (浴 翠 山 靈` 濟 塔) - Trương Hán Siêu (張 漢 超)

- Khai Nghiêm tự bi kí (開 嚴 寺 碑 記) - Trương Hán Siêu (張 漢 超)

- Thanh Hư động kí (清 虚 洞 記) - Nguyễn Phi Khanh (阮 飛 卿) - Quảng Văn đình kí (廣 文 停記) - Bùi Xương Trạch (裴 昌 澤)

- Đại Bản tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí (大 寶 三 年 壬

戌 稞 進 士 題 名 記) - Thân Nhân Trung (申 仁 忠)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)