+ Ngôn ngữ văn học Trung Quốc là văn ngôn hình thành đầu công nguyên nên đã phổ biến rộng ở các nước Viễn Đông, trong đó có Việt Nam. Văn tuyển
Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn đến Văn tuyển Việt Nam. Nhìn từ thực tế, các bộ tuyển tập văn học Trung đại Việt Nam đều giới thiệu hầu hết các thể loại cơ bản của văn chương Trung Quốc. Văn tuyển Trung Quốc và Văn tuyển
Việt Nam giống nhau cả về các thể loại, hệ thống thể loại, kết cấu tác phẩm. + Trong lịch sử văn học Việt Nam, thể loại được sưu tập đầu tiên là thơ
sau đó đến phú, rồi mới đến Văn tuyển.
+ Văn xuôi chữ Hán nước ta được hình thành với nhiều chủng loại. Loại được gọi là văn theo quan niệm của cổ nhận hiện còn thấy những loại sách được gọi là văn tập, văn tuyển. Trong đó gồm Văn tuyển của nhiều tác giả hay văn tập của một tác giả; của một triều đại hay nhiều triều đại.
+ Việc làm tuyển tập đối với ông cha ta xuất phát từ lòng yêu nước. Những học giả làm tuyển tập thơ văn đều muốn chứng tỏ rằng, người Việt Nam cũng có văn, thơ xuất sắc; nước Việt Nam có một nền văn hiến riêng lâu đời.
73
kháng chiến chống Minh thắng lợi. Đến thời Bùi Huy Bích, gặp thời loạn lạc, sợ tác phẩm thất lạc, ông đành phải dọn lại để “tiện cất vào rương tráp” Vì thế, số bài trong tác phẩm của ông ít hơn rất nhiều so với số bài trong tuyển tập của Lê Quý Đôn (黎 貴 惇).
+ Tuyển tập thơ văn cổ của nước ta trước thời Bùi Huy Bích đã có nhiều người làm như Phan Phu Tiên, Dương Đức Nhan, Hoàng Tuỵ Phu, Hoàng Đức Lương, Lê Quý Đôn (Hoàng Việt văn hải, hiện không còn). Phần nhiều là các học giả thế kỷ XV, riêng Lê Quý Đôn là người cùng thời với Bùi Huy Bích, nhưng sách của Lê Quý Đôn dừng lại ở thời Hồng Đức (1470 – 1471). Tuyển tập thơ văn của Bùi Huy Bích có chép thêm từ đời Cảnh Thống (1498 – 1504) đến cuối đời Lê Cảnh Hưng (1470 – 1787). Như vậy, quyển nọ bổ sung cho quyển kia, chúng ta có những tuyển tập thơ văn tiêu biểu từ thời Lý – Trần đến cuối thời Lê (tức là từ thế kỷ XI đến thể kỷ XVIII).
+ Ngoài Hoàng Việt văn tuyển, chúng tôi xin liệt kê một số Văn tuyển
Việt Nam tiêu biểu thời kỳ trung đại dưới đây:
- Quốc triều văn tuyển (國 朝 文 選) là tuyển tập văn tuyển thu thập văn đời Nguyễn, bao gồm thể loại phú, chiếu, chế, sách, sắc, dụ, biểu, sớ, tấu, nghị, khải, thuyết, biện, ký, tế, châm, minh, tự, bạt, bi văn. Trong các thể loại văn học của Quốc triều văn tuyển, biện là biện luận, phân tích nội dung, làm sáng tỏ vấn đề; khải là một loại văn bản báo cáo lên vua; sách theo nghĩa đen có nghĩa là thẻ tre, trên có viết chữ, về sau chữ viết trên sách đường dùng chỉ các lệnh của nhà vua. Văn bản duy nhất thuộc thể loại sách được dẫn trong Văn tuyển được coi là thông điệp của hoàng đế gửi hầu tước và đại thần.
- Lập Trai văn tuyển (立 齋 文 選) là tập hợp các bài Văn tuyển của Lập Trai tiên sinh Phạm Quý Thích, gồm thể loại bi ký, ký, sớ, cáo, tế, tự, thọ tự, tăng tự, dẫn luận. Trong các thể loại được tuyển trong Lập Trai văn tuyển, tự là lời nói đầu có tính chất văn chương, được viết ngắn gọn, văn vẻ bằng thứ văn xuôi không vần.
74
- Ngu Sơn văn tuyển (禺 山 文 選 ) của Đông Dương Vũ Phạm Khải (東
洋 武 笵 啟) gồm thể loại bi ký, tạp ký, ký, thuyết, luận, thư, biện, tự, dẫn, tế, khốc, cáo, tấu, biểu.
- Phương Đình văn tuyển (方 停 文 選) của Nguyễn Văn Siêu (阮 文 超) gồm thể loại chiếu, biểu minh, sách, chế, sớ, luận, biện, tự, bạt, phú, thư, trát, thiếp, thuyết, ký, bi ký, dẫn, khốc, cáo, tế, hành trạng, khải.
- Châu phong tạp thảo (州 豐 雜 草) của Phạm Đình Hổ (笵 廷 虎)
gồm thể loại ký, thuyết, tự, bi ký, khải, biểu, thư, tế, cáo, sách, sớ.
- Dụ am văn tập của Phan Huy Ích (thế kỷ XVIII, XIX) có 8 quyển, gồm 8 thể loại: biểu chương, giản trát, chế cáo, đảo từ, ai vãn, câu đối, tạp trước.
- Kim giang văn tập (thế kỷ XIX) có 9 quyển, gồm 9 thể loại: tấu nghị, dụ, sắc văn, tế văn, biểu, phú, văn, tự, liên ngữ.
- Đại Nam văn uyển thống biên gồm 76 tập, chép văn nhà Nguyễn trong khoảng thời gian từ năm 1788 đến năm 1847. Đây là một bộ Văn tuyển quá đồ sộ, có tổng cộng 1.421 tác phẩm.
Hoàng Việt văn tuyển tuyển 113 tác phẩm văn xuôi chữ Hán thuộc thể
phú, ký, minh, văn bia, chí, lục văn tế, chiếu, chế, sách, biểu (đối nội), tạ, khải, tản văn, biểu (đối ngoại), tấu, công văn từ thời Lý, Trần đền thời Lê Trung Hưng. Điều đó cho thấy, Hoàng Việt văn tuyển rất phong phú về tác phẩm, thể loại, xứng tầm với quy mô của một bộ Văn tuyển quốc gia.