1.2.1. Tình hình văn học thế kỷ XVII – XVIII
Bùi Huy Bích sống vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc và bùng nổ dữ dội những mâu thuẫn chứa chất trong lòng xã hội phong kiến. Nhưng cũng chính trong giai đoạn đó, nền văn học dân tộc bước vào kỷ nguyên phồn thịnh chưa từng có: phát triển cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Những tên tuổi lẫy lừng xuất hiện như Nguyễn Huệ, học giả Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương...
Văn học thời kỳ này đã tiến đến những đề tài mới, thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Phương pháp sáng tác đã vươn đến khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa. Các thể loại văn học dùng tiếng Việt là chủ yếu. Đây là thời kỳ tập đại thành những truyền thống của nền văn học dân tộc.
Văn học thế kỷ XVII - XVIII đã phát triển rực rỡ cả về văn học chữ Hán và chữ Nôm, tiêu biểu có Thánh Tông di thảo, Thiên nam ngữ lục; Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Truyện Song tinh của Nguyễn Hữu Hào, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Phương đình tùy bút lục của Nguyễn Văn Siêu, v.v…
Trong thời kỳ này, tuy chưa có sách chuyên nghiên cứu về lịch sử văn học, nhưng đã có sách hợp tập, tuyển thơ văn của nhiều triều đại. Tiếp theo Việt âm thi tập (越 音 詩 集) của Phan Phu Tiên (潘 孙 先) sưu tập năm 1433,
Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương, còn có Toàn Việt thi lục (全 越 詩
錄) của Lê Quý Đôn (黎 貴 惇). Ngoài ra, bộ Ức Trai di tập (抑 齋 遺 集)
27
hoàn chỉnh đã được đem khắc bản toàn bộ năm 1868 dưới triều Tự Đức. Hoàng Việt văn tuyển và Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích được khắc bản năm 1825. Cùng thời Bùi Huy Bích, còn có nhiều sách Văn tuyển khác như Quốc triều văn tuyển 國 朝 文, Lập Trai văn tuyển (立 齋 文 選) của Lập Trai (立
齋) tiên sinh Phạm Quý Thích, Ngu Sơn văn tuyển (禺 山 文 選) của Đông
Dương Vũ Phạm Khải (東 洋 武 笵 啟), Phương Đình văn tuyển (方 停 文 選) của Nguyễn Văn Siêu (阮 文 超), Châu phong tạp thảo (州 豐 雜 草) của
Phạm Đình Hổ (笵 廷 虎). Sau thời Bùi Huy Bích có Dụ am văn tập của Phan Huy Ích, Kim giang văn tập, Đại Nam văn uyển thống biên, v.v...
Rõ ràng, trong thời đại Bùi Huy Bích sống, văn học phát triển mạnh mẽ cả về thể loại, số lượng tác giả và tác phẩm, đặc biệt là sách Văn tuyển xuất hiện ngày càng nhiều. Hầu hết sách Văn tuyển được tuyển theo những khuôn mẫu có sẵn, chất liệu có sẵn bằng cách vay mượn cả về nội dung lẫn hình thức của văn học cổ.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Bùi Huy Bích
Bùi Huy Bích (裴 輝 璧)có sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Thời thế không cho phép ông toại nguyện về hoạt động chính trị nên ông đã để tâm vào sáng tác, biên khảo văn học. Ông đã để lại cho đời 20 tác phẩm có độ dày, nội dung lớn nhỏ khác nhau, nhưng đều có giá trị về nhiều mặt văn học, lịch sử, triết học và giáo dục. Hiện những bài văn trong hoạt động chính trị (biểu, tấu, khải, thư, trát) cũng như trong đời sống xã hội (bi kí, câu đối, bài tựa, bài bạt, văn tế) của ông vẫn còn được lưu trong nhiều sách in hay viết tay. Về phương diện sáng tác, tác phẩm của Bùi Huy Bích phần lớn viết vào giai đoạn trước thời Tây Sơn. Thơ ông viết về cuộc sống nghèo khổ của nhân dân. Thời gian làm đốc đồng ở Nghệ An rồi đi thanh tra vùng Thuận Hoá, Bùi Huy Bích có nhiều bài thơ tả cảnh những người đói húp từng lưng cháo được chẩn cấp. Ông xót xa nghĩ đến những người chết chợ không có mảnh chiếu để chôn. Bùi Huy Bích thấy nhân dân đói khổ là
28
do thiên tai, thuế khoá, binh dịch.
Bùi Huy Bích có công lớn trong việc sưu tập những áng thơ văn tiêu biểu từ thời Lý đến đời Lê. Các tác phẩm tiêu biểu của ông có Hoàng Việt thi tuyển
(黄 越 詩 選), Hoàng Việt văn tuyển (黄 越 文 選), Tồn Am thi cảo (存 庵 詩 稿), Tồn Am văn tập (存 庵文 集), Tồn Am thi tập (存 庵 詩 集), Lữ trung tạp thuyết (呂 忠 雜 說),…
- Tồn Am thi cảo (存 庵 詩 稿) được Phạm Nguyễn Du (笵 阮 游) viết bạt năm Nhâm Dần (壬 寅), tức năm 1782; Quế Đường (桂 堂) ở Diên Hà viết
tựa năm Cảnh Hưng 4. Tác phẩm gồm Bích câu tiền hậu tập (碧 句 前 後 集), Nguyễn Du (阮 游) đề tựa, Nghệ An thi tập (藝 安 詩 集 ), Thoái Hiên thi tập
(腿軒 詩 集).
- Tồn Am văn cảo (存 庵 文 稿) phản ánh tình hình nhân dân đói khổ vì
thiên tai, thuế khoá, binh dịch; miêu tả cảnh thiên nhiên nơi Bùi Huy Bích làm quan hay nương náu, nhất là thiên nhiên Thăng Long, Nghệ An, Quảng Bình... Ngoài ra, trong sách còn có một số văn tế và bài bia chuông chùa Diên Khánh.
- Tồn Am văn tập (存 庵文 集) gồm những bài biểu, tấu, khải, công văn, thư, trát, lệ ngữ, tản văn, bi ký, trướng, chí, tự, bạt, dẫn, thuyết, văn tế. Ngoài ra, trong tác phẩm còn có văn của gia đình họ Bùi ở Thịnh Liệt. Đọc Tồn Am văn tập, chúng ta có thể hiểu được thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của ông. Trong Tồn Am văn tập có bài văn tế thầy học Lê Quý Đôn năm Cảnh Hưng 45 (Giáp Thìn, 1784); bài văn tế chị (mùa thu năm Tân Dậu 1801); bài văn tế con trai Bùi Cư (năm Gia Long 2, Kỷ Tỵ, 1809); bài văn tế Đản Trai tức Bùi Trực, cháu trai đồng thời là bạn thơ của ông năm Gia Long 14 (Ât Hợi, 1815). Đó là những bài văn ông viết khi về già, lời lẽ chân thành, cảm động.
- Tồn Am thi tập (存 庵 詩 集) gồm 27 bài thơ ngũ ngôn cổ phong, 15 bài thơ ngũ ngôn luật, 22 bài thơ thất ngôn cổ phong, 60 bài thất ngôn bài luật, vịnh cảnh vật, thời tiết, di tích lịch sử, đề tặng, cảm hứng...
29
- Lữ trung tạp thuyết (呂 忠 雜 說) gồm 2 quyển, được xuất bản năm
1789, là tập tuỳ bút được viết khi Bùi Huy Bích ẩn náu ở Sơn Tây, tránh nhà Tây Sơn. Đó là những ghi chép tản mạn những suy nghĩ về triết học, văn học, lịch sử, cuộc đời, đạo lý làm người, đính chính một số tài liệu lịch sử, nhớ lại hồi ức, ca tụng quá khứ…
- Hoàng Việt thi tuyển (黄 越 詩 選) được coi là một tập hợp tuyển thơ, chủ yếu được xây dựng trên cơ sở tuyển chọn thơ từ các bộ hợp tuyển cũ của các đời cho đến thời Lê Cảnh Hưng, trong đó có phụ thêm thơ của Bùi Huy Bích. Trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, phần Văn tịch chí (文
席 志) có ghi cuốn Lịch triều thi sao, 6 quyển của Bùi Huy Bích, tóm lược nội dung sách và chép toàn bộ bài dẫn trong Hoàng Việt thi tuyển. Sau bài tựa là bài
Thi sao nguyên bản tiểu dẫn, như đã được ghi trong Văn tịch chí ở cuối có mấy chữ “Mậu Thân thu, Tồn Am bệnh lão Bùi Bích ngôn” (lời nói của Bùi Bích, ông già mang bệnh Tồn Am, mùa thu năm Mậu Thân). Như vậy, Hoàng Việt thi tuyển chỉ là Lịch triều thi sao được in dưới tên mới.
Hoàng Việt thi tuyển có tất cả 562 bài thơ vừa ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn, tứ tuyệt, bát cú hoặc trường thiên, gồm 6 quyển: quyển thượng gồm thơ các vua Lý, Trần; ba quyển trung gồm thơ Lý, Trần, Lê, thời Quang Thuận (1460 -1470) và Hồng Đức (1470 -1497), tức thời Lê Thánh Tông; hai quyển hạ gồm thơ từ thời Lê Hiếu Tông (1498 -1504) đến đầu đời Cảnh Hưng, tức thời Lê Hiển Tông; từ Cảnh Hưng đến cuối Lê (1787).
Ngoài ra, Bùi Huy Bích còn có các tác phẩm Quốc triều chính đại học (國
朝 大 學 政) gồm 7 quyển, Lịch triều thi sao (歷 朝 詩 抄) gồm 6 quyển,
Hành tham quan gia huấn (行 參 觀 家 訓)... Ông còn tóm lược và chú thích
Tứ thư (四 書), Ngũ kinh (五 經), viết văn bia, văn tế, phê bình văn học… Tứ thư, Ngũ kinh do ông tóm lược và chú thích được triều Nguyễn 阮 in với nhan đề
30
Như vậy, Bùi Huy Bích sống vào thời đại xuất hiện nhiều bậc thầy tài năng và phong khí văn chương sôi nổi. Nhờ tài năng và niềm ham mê văn học, ông đã trở thành một trong những nhà ngữ văn học nổi bật thời trung đại.
1.2.3. Tuyển tập Hoàng Việt văn tuyển
Hoàng Việt văn tuyển (黄 越 文 選) là tuyển tập văn từ đời Trần đến đời
Lê do Tồn Am Bùi Huy Bích (存 庵 裴 輝 璧) tuyển chọn và viết lời dẫn; Nguyễn Tập (阮 集) , đốc học Trấn Sơn Nam biên tập và viết tựa năm Minh
Mệnh 6 (1825), in tại Hi Văn Đường (希 文 堂).
Hoàng Việt văn tuyển cùng khổ sách, chất giấy, kiểu chữ với Hoàng Việt thi tuyển. Tờ đầu sách ngoài bốn chữ lớn tên sách Hoàng Việt văn tuyển, ở giữa về bên trái có ghi bốn chữ Tồn Am gia tàng (lưu giữ tại gia đình Tồn Am), bên trái có ba chữ Hi văn đường ở trên hai dấu triện vuông, phía trên là bốn chữ Các gia hội tuyển.
Hoàng Việt văn tuyển tuyển tất cả 112 tác phẩm từ thời Lý đến thời Lê, thuộc 8 thể loại lớn, chia thành 8 quyển. Mỗi tác phẩm trong HVVT thường có lời dẫn về hoàn cảnh sáng tác, nhiều câu kèm chú thích. Cuối mỗi tác phẩm có ghi tên họ và thời đại tác giả, nhưng không ghi tiểu sử như trong Hoàng Việt thi tuyển, có lẽ tác giả được ghi tiểu sử trong Hoàng Việt thi tuyển và Tồn Am đặt
thi tuyển trước văn tuyển. Đặc biệt cuối quyển 1 có hai bài ghi là “phụ”, đó là
Phụ Côn sơn ca của Nguyễn Trãi và Phóng cuồng ca của Trần Quốc Tảng. Có lẽ soạn giả cho rằng, hai bài này nên đưa vào tập thi tuyển, vì thi với ca thường đi đôi với nhau.
Trước Bùi Huy Bích hầu như chỉ có sách Thi tuyển mà rất ít sách Văn tuyển. Ông đã kế thừa kinh nghiệm làm sách Thi tuyển từ các bậc tiền nhân như Hoàng Đức Lương, Phan Phu Tiên, đặc biệt là thầy học Lê Quý Đôn, nhưng cũng có sự cách tân, đổi mới về phương pháp tuyển chọn. Có thể, ông đã học cách biên soạn sách Văn tuyển theo Hoàng Việt văn hải (皇 越 文 海 ) của Lê
31
Quý Đôn, dù tác phẩm đó hiện nay không còn.
Sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, cho nên tài năng sinh ra ở thời đại đó cũng đầy bi kịch. Số phận tên tuổi những người cùng thời với Bùi Huy Bích (裴 輝 璧) như Ngô Thì Nhậm (吳 時 任), Phan Huy Ích (潘 輝 益 ),
Nguyễn Du (阮 游), Đoàn Nguyễn Tuấn (段 阮 俊), Trần Danh Án (陳 名 案), Lý Trần Quán (李 陳 冠), Nguyễn Thiếp (阮 帖) và ngay cả Lê Quý Đôn (黎 貴 惇), nhà bác học lớn, cũng là người thầy có nhiều ảnh hưởng đối với Bùi
Huy Bích hẳn cũng chứa chất không ít những điều bất đắc ý. Từ những tác phẩm để lại cho thấy, dù trong hoàn cảnh nào, suốt đời Bùi Huy Bích đều ham học đọc sách, trau dồi đạo đức, trí tuệ, sáng tác và sưu tầm văn học, vươn lên không ngừng. Đóng góp lớn của Bùi Huy Bích cho lịch sử là những trước tác của ông để lại cho hậu thế và một nhân cách trong sáng giữa một thời đại đầy bi kịch.
1.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG I
Trong chương I, chúng tôi đã thực hiện một số công việc sau đây:
- Khảo sát một cách toàn diện về thân thế, hành trạng và sự nghiệp của Bùi Huy Bích
Bùi Huy Bích là học trò Bảng nhãn Lê Quý Đôn, là danh sĩ người Hà Nội, danh nhân văn hoá nổi tiếng thế kỷ XVIII.
Ông sinh ra trong một gia đình nổi tiếng văn chương và có nhiều danh nhân văn hóa. Cái nôi Nho học của gia đình không những nuôi dưỡng tâm hồn văn chương mà còn thúc đẩy ông sáng tác, trở thành nhà ngữ văn học nổi tiếng thời trung đại và cả ngày nay cho đến đời sau.
Bùi Huy Bích từng giữ nhiều chức quan, lăn lộn với dân chúng, có công dẹp loạn. Cả một đời, Bùi Huy Bích sống trong nghèo khó, nhưng ông vẫn giữ được tấc lòng trong sáng, trung thành tuyệt đối với nhà Lê, với Nho giáo. Ông không ra làm quan với nhà Nguyễn mà sống ẩn cư ở nhiều nơi, ngày càng chú tâm vào sự nghiệp dạy học và sáng tác văn chương.
32
- Tập hợp các sáng tác của Bùi Huy Bích
Bùi Huy Bích đi rất nhiều nơi, nhưng đi đến đâu có thơ văn để lại đến đấy. Ông để lại cho đời hơn 20 tác phẩm văn học, có cả thơ, văn, tuyển tập, san định Tứ thư, Ngũ kinh. Tác phẩm của Bùi Huy Bích có giá trị văn học, lịch sử, triết học và giáo dục. Tiêu biểu nhất trong các tác phẩm của ông là hai tập Thi văn tuyển, được Hi Văn Đường khắc in vào thời Nguyễn.
Bùi Huy Bích sáng tác cả thơ và văn với rất nhiều thể loại, có cả thể loại biểu, tấu, khải, công văn, thư, trát, lệ ngữ, tản văn, bi ký, trướng, chí, tự, bạt, dẫn, thuyết, văn tế, thơ ngũ ngôn, thất ngôn, tùy bút…
- Giới thiệu tổng quan về tác phẩm Hoàng Việt văn tuyển
Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích gồm 8 quyển thuộc 8 thể loại lớn (17 tiểu thể loại), tuyển văn từ đời Trần đến đời Lê. Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích có sự kế thừa từ các nhà ngữ văn học tiền bối, Văn tuyển Trung Quốc nhưng đã có sự cách tân, đổi mới về phương pháp tuyển chọn.
33
CHƢƠNG II
NGHIÊN CỨU CÁC TRUYỀN BẢN HOÀNG VIỆT VĂN TUYỂN
Trong chương II, chúng tôi tiến hành tập hợp, mô tả, phân loại các truyền bản và tìm hiểu sâu hơn về một số truyền bản tiêu biểu nhất nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể mà luận văn đề ra.
2.1. TẬP HỢP, MÔ TẢ CÁC TRUYỀN BẢN HOÀNG VIỆT VĂN TUYỂN 2.1.1. Tập hợp các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển 2.1.1. Tập hợp các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển
Các truyền bản của HVVT bao gồm những cuốn sách chữ Hán, chữ quốc ngữ có chép nội dung nằm trong 8 quyển của tác phẩm HVVT hiện được lưu trữ ở các thư viện trong và ngoài nước.
Hoàng Việt văn tuyển lưu trữ tại Paris: Paris. SA.PD.2321 (1-2), in; Paris.SA.HM. 2217, 324 tr., in; Paris. MG.FV.56310, 506 tr., in; Paris EFEO. MF.II/2/300 (A. 3163/1-3); Paris EFEO.MF.III/28 (A.3163).
Tại thư Viện Viện nghiên cứu Hán Nôm lưu trữ 8 văn bản HVVT bằng chữ Hán, có ký hiệu A.3163; A.3163/1; A.2683; A.1582; VHv 1452/a; VHv 1452/c; VHv 93, A. 203.
Thư Viện Quốc gia lưu trữ 4 văn bản HVVT bằng chữ Hán, có ký hiệu R.601; R.602; R.979; R.980.
Ngoài ra, tại một số thư Viện như Thư viện Quốc gia, Thư Viện viện Thông tin Khoa học xã hội, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện văn học vẫn lưu giữ được truyền bản được dịch ra chữ quốc ngữ gồm Hoàng Việt văn tuyển T.1, T.2, T.3 do Tô nam Nguyễn Đình Diệm, dịch năm 1972.
2.1.2. Mô tả các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển + Truyền bản chữ Hán + Truyền bản chữ Hán
Các truyền bản chữ Hán có đặc điểm chung là bản in trên giấy dó (trừ bản A. 203 chép tay); một tờ hai trang, một trang 9 dòng chữ to; mỗi dòng 23 chữ; có giải thích; dòng to chia thành hai dòng nhỏ in xen vào giữa. Sau các mục trong
34
sách có ghi chú tên sách, xuất xứ, dưới từng bài có ghi tên tác giả, không ghi tiểu truyện, chỉ chua văn đời nào và chua điển tích, lai lịch đầu đề bài văn ấy; trong bài văn, câu nào có điển tích cũng có chua nghĩa. Sau đây là một số đặc điểm riêng của các truyền bản:
- Bản A.3163: Khổ 29 x 16; 61 tr; trang đầu sách đề Hoàng Việt văn tuyển
quyển 3, dưới có bốn chữ nhỏ hơn: Tồn Am gia tàng, không có tựa, không có mục lục. Phần nội dung có quyển 3 (9 bài minh, văn bia, chí, lục), quyển 4 (9 bài
văn tế), quyển 5 (26 bài chiếu, chế, sách), tổng cộng có 44 bài văn.Bản A. 3163 thiếu nhiều, nhưng có thể dùng để tham khảo.
- Bản A.3163/1: Khổ 29 x 16, 59 tr; trang đầu sách đề Hoàng Việt văn tuyển, bốn chữ to ở giữa trang, phía phải bốn chữ nhỏ hơn: Tồn Am gia tàng phía trái ba chữ Hi Văn Đường, dưới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hi Văn Đường, Các gia hội tuyển. Sau đó đến tựa, mục lục; phần nội dung chỉ có quyển 1 (15 bài phú cổ) và quyển 2 (15 bài ký), tổng có 30 bài văn. Bản A. 3163/1 tuy thiếu nhiều, nhưng có tựa, mục lục, có thể dùng để đối chiếu với bản cơ sở.
- Bản A.2683: Khổ 29 x 16, 324 tr; trang đầu sách là mục lục sách Hoàng