Đối chiếu tên tác phẩm của truyền bản chữ Hán và truyền bản đã dịch ra chữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (Trang 64)

quốc ngữ

+ Số lượng thể loại của các truyền bản chữ Hán

STT Thể loại Bản A Bản B Bản C Bản D Bản E Bản G Bản H Bản I Bản K Bản L Bản M Bản N Ghi ghú 1 Phú + + + + + + + + + 2 + + + + + + + + + 3 Minh, văn bia, chí, lục + + + + + + + + + 4 Văn tế + + + + + + + + 5 Chiếu, chế, sách + + + + + + + + 6 Biểu (đối nội), tạ, khải + + + + + + + 7 Tản văn + + + + + + + 8 Biểu (đối ngoại), tấu, công + + + + + + +

63 văn Tổng số 8 3 2 8 8 8 8 4 8 3 4 4 4

Ghi chú:Dấu (+) thể hiện có, tương đương với 1 thể loại.

Bảng 2.4. Số lƣợng thể loại của các truyền bản chữ Hán Nhận xét về số lƣợng thể loại trong các truyền bản chữ Hán:

Bảng 2.4 khảo cứu thể loại trong các truyền bản chữ Hán đủ hay thiếu. Văn bản đủ có tất cả 17 tiểu thể loại nằm trong 8 thể loại lớn: phú; ký; minh, văn bia, chí, lục; văn tế, chiếu, chế, sách; biểu (đối nội), tạ, khả; tản văn; biểu (đối ngoại), tấu, công văn. Bản đủ 8 thể loại có Bản C, bản D, bản E, bản G, bản I.

- Bản A có 3 thể loại: minh; văn tế, chiếu, chế, sách, tức 8 tiểu thể loại (minh, văn bia, chí, lục; văn tế chiếu, chế sách).

- Bản B có 2 thể loại: phú, ký.

- Bản H, bản M có 4 thể loại thuộc 4 quyển đầu: phú, ký, minh, văn tế, tức 7 tiểu thể loại (phú, ký, minh, văn bia, chí, lục, văn tế).

- Bản K có 3 thể loại: phú, ký, minh tức 6 tiểu thể loại (phú, ký, minh, văn bia, chí, lục).

- Bản L, bản N có 4 thể loại thuộc 4 quyển cuối: chiếu, chế, sách; biểu (đối nội), tạ, khả; tản văn; biểu (đối ngoại), tấu, công văn, tức 10 tiểu thể loại. + Số lượng tác giả, tác phẩm trong các truyền bản

(Xin xem phụ lục số 01, trang 1, phần bảng ngang)

Bản đủ là bản có đầy đủ tác phẩm và tác giả của 8 quyển bao gồm 17 tiểu thể loại nằm trong 8 thể loại lớn. Các bản đủ tác giả, tác phẩm bao gồm bản C, D, E, G, I có đủ 113 tác phẩm và 91 + 22 tác giả (tức 22 tác giả khuyết danh thị).

Các bản thiếu tác phẩm gồm bản A, B, H, K, L, M, N.

Bản thiếu là bản thiếu tác phẩm, tác giả của một hay nhiều quyển hoặc một hay nhiều thể loại.

64

- Bản A thiếu 69 tác phẩm, có 36 + 8 tác giả “vô danh thị”. - Bản B thiếu 83 tác phẩm, có 20 + 10 tác giả “vô danh thị”. - Bản H thiếu 65 tác phẩm, có 32 + 8 tác giả “vô danh thị”. - Bản K thiếu 64 tác phẩm, có 29 + 10 tác giả “vô danh thị”. - Bản L thiếu 48 tác phẩm, có 59 + 6 tác giả “vô danh thị”. - Bản M thiếu 65 tác phẩm, có 32 + 16 tác giả “vô danh thị”. - Bản N thiếu 48 tác phẩm, có 46 + 5 tác giả “vô danh thị”.

2.2. PHÂN LOẠI CÁC TRUYỀN BẢN CHỮ HÁN CỦA HOÀNG VIỆT VĂN TUYỂN

2.2.1. Phân loại các truyền bản

Qua tập hợp, mô tả đối chiếu, so sánh tên tác giả, tác phẩm ở phần trên, chúng tôi có thể chia 12 truyền bản chữ Hán thành hai nhóm: nhóm I và nhóm II. Chúng tôi dùng tiêu chí thiếu hay đủ tác phẩm để phân chia, tức truyền bản thiếu tác phẩm thuộc nhóm I; truyền bản đủ 113 tác phẩm thuộc vào nhóm II.

Nhóm I gồm 7 truyền bản là những văn bản hầu như không đủ 8 quyển, không có tựa, mục lục (trừ bản A.3163/1 có tựa, mục lục). Nhóm này gồm các văn bản có ký hiệu A.3163/1; A.3163; VHv 93; R.601; R.602; R.979; R.980.

Nhóm II gồm 5 truyền bản, là những văn bản tương đối đầy đủ, có ghi chép trọn vẹn hay có đủ 8 quyển, gồm các văn bản có ký hiệu A.2683 (quyển C); A.1582 (quyển D); VHv 1452/a (quyển E); VHv 1452/c (quyển G); A.203 (quyển I). Trong nhóm này, ngoài bản A. 203 là bản chép tay, có tựa, mục lục, còn bốn bản kia không có tựa, mục lục.

Trong số 12 truyền bản chữ Hán, chỉ có bản A.3163/1 thuộc nhóm I và bản A.203 thuộc nhóm II là có lời tựa. Sau khi chúng tôi tiến hành đối chiếu, so sánh tựa của hai truyền bản đó với tựa của Hoàng Việt thi tuyển thì thấy tựa của bản A.203, A.3163/1 và tựa của Hoàng Việt thi tuyển giống hệt nhau. Như vậy, có thể Hoàng Việt văn tuyển được làm cùng với Hoàng Việt thi tuyển, được viết chung một lời tựa; hoặc là tựa trong Hoàng Việt văn tuyển được lấy từ tựa của

65

Hoàng Việt thi tuyển. Vấn đề này cần có thêm thời gian và tư liệu mới có thể giải quyết được.

2.2.1. Nhận xét truyền bản nhóm I

Về tình hình văn bản của các truyền bản nhóm I, xin xem bảng cụ thể sau đây:

Văn bản Số lƣợng tác

phẩm

Quyển Tựa Mục lục Ghi chú

Bản A. 3163 44 3, 4, 5 0 0 Bản VHv 93 48 1 ,2 ,3, 4 0 + Bản R.601 39 1, 2, 3 0 + Bản R.602 65 5, 6, 7, 8 0 0 Bản R. 979 48 1, 2, 3, 4 0 + Bản R.980 65 5, 6, 7, 8 0 0 A 3163/1 30 1, 2 + +

Bảng 2.5. Tình hình văn bản của các truyền bản nhóm I

Nhận xét:

Bản A. 3163/1 tuy chỉ có quyển 1 và quyển 2, nhưng có tựa, mục lục, lại ghi chép khá tốt nên sự tồn tại của bản A. 3163/1 là cần thiết, có sự bù đắp cho những bản đầy đủ khác. Do bản A 3163/1 cả có tựa, mục lục, tuy thiếu nhiều nhưng có thể dùng để đối chiếu với bản cơ sở.

2.2.2. Nhận xét truyền bản nhóm II

Vềtình hình văn bản của các truyền bản nhómII, xin xem bảng cụ thể sau đây:

Văn bản Số lƣợng tác

phẩm

66 A.2683 113 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 0 + A.1582 113 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 + VHv 1452/a 113 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 + VHv 1452/c 113 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 0 0 A.203 113 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 + +

Bảng 2.6. Tình hình văn bản của các truyền bản nhóm II

Nhận xét:

Trong các truyền bản nhóm II, ngoài bản A.203 (bản I) chép tay, các bản A.2683 (bản C), A.1582 (bản D), VHv 1452/c (bản G) đều là bản in, có đầy đủ mục lục cũng như có đầy đủ 113 tác phẩm với 17 tiểu thể loại.

Chỉ duy nhất bản VHv 1452/a (bản E) không có mục lục.

Số chữ trong các trang của bản A.203 giống hệt số chữ trong các trang của các truyền bản loại II. Theo Tìm hiểu kho sách Hán Nôm [37], Trần Văn Giáp có nói đến bản HVVT ký hiện A.203, có lẽ ông đã tìm hiểu tình hình văn bản HVVT và thấy rằng đó là bản đầy đủ nhất, tiêu biểu nhất nên mới ghi ký hiệu sách vào mục HVVT. Tuy vậy, theo Trần Văn Giáp, bản A.203 chỉ có 111 tác phẩm, chênh 2 tác phẩm so với bản A.203 trên thực tế. Theo Trần Văn Giáp thì quyển 4 (văn tế có 8 bài, nhưng thực tế bản A.203 lại có 9 bài văn tế quyển 5 (chiếu, chế, sách) có 25 bài nhưng trên thực tế bản A.203 lại có 26 bài.

Theo Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, tập 1, [33, 860] thì bản HVVT có ký hiệu A.203 là bản viết (sao theo bản in). Trong khi khảo cứu, chúng tôi cũng thấy bản A.203 đúng là bản chép tay. Trong quá trình sao chép, bản A.203 có thiếu một số từ chỉ báo văn đời nào so với các bản thuộc nhóm văn

67

bản nhóm II, thí dụ ở bài Ngọc Tỉnh liên phú...

Trong nhóm văn bản loại II, chỉ có bản A.203 là bản đầy đủ nhất, tức có cả 8 quyển với 113 tác phẩm và 17 thể loại; có tựa và mục lục. So với các truyền bản nhóm II, bản A.203 có tựa, còn các bản khác không có. Nhưng do bản A.203 là bản chép tay tổng hợp từ các bản in cho nên không thể chọn làm bản tốt nhất. Vậy, chỉ có thể chọn một trong bốn bản A. 2683 (C); A.1582 (D); VHv 1452/a (E); VHv 1452/c (G) là bản in, có đầy đủ 113 tác phẩm với 17 thể loại làm bản tốt nhất. Đối chiếu bốn truyền bản C , D, E, G cho thấy:

Thứ nhất, trừ mục lục, phần chính văn của cả bốn truyền bản đều có 324 trang, 113 tác phẩm, 17 thể loại.

Thứ hai, cách chấm ngắt câu của cả bốn truyền bản đều như nhau. Thứ ba, cách chú giải, đài chữ của bốn truyền bản đều như nhau.

Thứ tư, khổ sách và khổ chữ của bốn truyền bản đều như nhau (khổ 14 x 22).

Thứ năm, một bản của bốn truyền bản đều như nhau. Thứ sáu, tai (bản nhĩ) của bốn truyền bản giống nhau. Thứ bảy, khổ khắc trong bốn truyền bản giống nhau.

Kết luận: Bốn truyền bản C, D, E, G được in trên cùng một ván khắc. Tuy vậy, nhìn vào độ sắc nét của chữ thì thấy bốn bản này được in bốn lần khác nhau, mỗi lần in cách nhau khoảng thời gian khá dài. Bản in đầu tiên chữ rõ, sắc nét. Những bản in càng về sau chữ càng mờ đi, bị nhoè, giữa các dòng có mực in đè lên, các nét không còn sắc nét do ván khắc bị mòn đi. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chưa khảo cứu đến các ván in bị thay trong những lần in về sau.

Nhìn từ tổng thể văn bản, bước đầu chúng tôi kết luận bản D là bản in lần đầu tiên, bởi chữ sắc nét, văn bản rõ ràng, không có chữ mờ hay bị nhoè. Bản E là bản được in cuối cùng, khi đó ván in bị bào mòn, chữ trong văn bản nhoè

68

nhoẹt, khó đọc khiến người đọc phải chua thêm nhiều bằng cách đối chiếu với văn bản khác.

Cũng đi từ tổng thể văn bản, chúng tôi nhận thấy bản C được in lần thứ hai, chữ còn tương đối rõ, ít chữ mờ, cũng không có nhiều chữ bị nhoè, mực in không dây vào giữa các dòng, nhưng vẫn không được sắc nét như bản D. Còn bản G có phần rõ ràng hơn bản E nhưng kém hơn bản C, cho nên có thể được in lần thứ ba.

Như vậy, trong số 4 truyền bản C, D, E, G, có thể chọn bản D làm bản tốt nhất, bởi đó là bản in lần đầu tiên, chữ sắc nét, rõ ràng, dễ đọc. Đây cũng là bản tốt nhất trong số 12 truyền bản chữ Hán HVVT. Còn lại, bản C, E, G, I có thể dùng để tham khảo, đối chiếu.

2.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG II

Chương II được coi là chương trọng tâm của luận văn. Trong chương này, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề sau:

- Tập hợp 13 truyền bản HVVT, trong đó có 12 truyền bản chữ Hán, 1 truyền bản được dịch ra chữ quốc ngữ.

- Mô tả tỉ mỉ tình hình các truyền bản HVVT, bao gồm khổ sách, số trang, kết cấu, thiếu đủ, sau đó đánh giá sơ bộ các truyền bản một cách ngắn gọn theo tiêu chí thư mục học.

- Lập một loạt bảng biểu, rút ra một số nhận xét về tình hình các truyền bản HVVT, bao gồm số lượng tác phẩm, số lượng tác giả, số lượng thể loại.

- Khẳng định văn bản HVVT chỉ có một cách ghi duy nhất là Hoàng Việt văn tuyển và tác giả duy nhất của HVVT là Bùi Huy Bích. Tổng số 113 tác phẩm được tuyển trong HVVT cũng có một cách ghi tiêu đề duy nhất.

- Xác định thời gian hoàn thành văn bản HVVT theo quan điểm của Trương Chính là vào năm 1788, nhưng được khắc in vào năm 1825.

- Giới thiệu cấu trúc chung của HVVT gồm có mục lục, nội dung 8 quyển, mỗi quyển nằm trong một thể loại. Văn bản HVVT đầy đủ có 324 trang nội dung

69

(trừ mục lục).

- Đánh giá về phương pháp biên định Văn tuyển của Bùi Huy Bích.

- Khuôn HVVT thành hai nhóm, nhóm I có 7 truyền bản, gồm bản A.3163/1; A. 3163; VHv 93; R.601; R.602; R. 979; R.980, hầu như thiếu tác phẩm; nhóm II có 5 truyền bản, gồm A.203, A. 2683; A.1582; VHv 1452/a; VHv 1452/c, có đủ hết tác phẩm, trong đó duy nhất bản A.203 là bản chép tay.

- So sánh, đối chiếu truyền bản của từng nhóm, thấy rằng các truyền bản A.203, A. 2683; A.1582; VHv 1452/a; VHv 1452/c, R.602, R. 980, R.979 có thể dùng để tham khảo, trong đó bản A.203 là bản chép tay (lấy tựa từ bản A. 3163/1, còn nội dung lấy từ các văn bản nhóm II).

- Rút ra bản A.3163/1 và bản A.203 có tựa giống hệt tựa trong Hoàng Việt thi tuyển. Các truyền bản khác không có tựa.

- Khảo sát tổng quan các văn bản nhóm II về số trang (324 trang), cách ngắt câu, cách chú giải, cách đài chữ, khổ chữ, khổ sách, mộc bản, khổ khắc, độ sắc nét của chữ, độ nhòe của văn bản, rút ra kết luận bốn truyền bản được in trên cùng một ván khắc; bản D có ký hiệu A.1582 là bản in lần đầu tiên nên sắc nét nhất, dễ đọc nhất, là bản tốt nhất trong số 12 truyền bản HVVT chữ Hán.

70

CHƢƠNG III

GIÁ TRỊ HOÀNG VIỆT VĂN TUYỂN TRONG HỆ THỐNG VĂN TUYỂN VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI

3.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG VĂN TUYỂN VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI 3.1.1. Tình hình biên soạn sách Văn tuyển Trung Quốc 3.1.1. Tình hình biên soạn sách Văn tuyển Trung Quốc

Tiêu Thống là người đã cố gắng tạo nên một bộ hợp tuyển văn học có tính nghệ thuật đầu tiên theo quan điểm của ông và ông gọi đó là Văn tuyển. Tiêu Thống không lựa chọn các tác phẩm của Chu Hi, Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, biên niên sử vào Văn tuyển. Ông quan niệm các bài luận và các hồi tán tụng riêng biệt được soạn từ những câu văn mỹ miều hay những câu chuyện đặc biệt được viết có nghệ thuật vào Văn tuyển. Tiêu Thống cho rằng, tác phẩm được chọn vào Văn tuyển có nội dung sâu sắc và ngôn ngữ tinh tế. Như vậy, Tiêu Thống liệt các tác phẩm nổi bật vào hàng văn chương bởi chiều sâu của nội dung và sự tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Ngoài ra, Tiêu Thống cũng tuyển phần Liệt truyện trong sách sử vào Văn tuyển vì ông cho rằng đó là phần mang tính văn chương nghệ thuật nhất.

Tiêu Thống đã đưa vào tuyển tập của mình 39 kiểu loại. Trật tự sắp xếp các thể loại trong Văn tuyển cho thấy Tiêu Thống đề cao phú. Trong cách sắp xếp thể loại, Tiêu Thống đưa phú lên đầu tiên, sau đó đến thi, nhạc phủ, tạp thi, tao, thất, chiếu, sách, lệnh, giáo, sách phong, biểu, thượng thư, khải, đàn sự, tiên, tấu, ký, thư, di, hịch, nan, đối vần, thiết luận, từ, tự, tụng, tán, phù mệnh, sử luận, sử luận tán, luận, liên châu, châm, minh, lỗi, ai, văn bia, mộ chí, hành trạng, điếu văn, tế văn. Kết thúc Văn tuyển của Tiêu Thống là thể loại văn tế miêu tả cuộc đời và việc làm của người đã chết.

Như vậy, soạn giả Văn tuyển đầu tiên của Trung Quốc đã coi trọng những thể loại thuần tuý về nghệ thuật, các thể loại có tính chức năng được ông đặt ở vị trí cuối cùng trong Văn tuyển. Các thể loại hành chính, sự vụ như chiếu, biểu

71

gian, nhưng cũng thuộc thành phần văn học.

Trong lời nói đầu của Văn tuyển, Tiêu Thống xác định rõ ranh giới của bộ

Văn tuyển. Tiêu Thống dùng tiêu chuẩn nghệ thuật để lựa chọn văn bản. Từ đó cho thấy, Văn tuyển của ông rất có giá trị nhưng Tiêu Thống đã xây dựng trật tự thể loại dưới ảnh hưởng của Khổng giáo. Có thể nói, Tiêu Thống là người sáng lập truyền thống biên soạn Văn tuyển ở Trung Quốc và toàn vùng Viễn Đông.

Kế tiếp Tiêu Thống là Diêu Huyễn với tuyển tập Đường văn tuý. Trong

Đường văn tuý, Diêu Huyễn chia thành 22 thể loại, đầu tiên là phú, sau đó đến

thi, tụng, tán, sớ, trạng, lộ bố, châm, di, cổ văn…

Cuối thế kỷ X, Văn uyển anh hoa của Lý Phương, Tống Bạch ra đời, tiếp nối trực tiếp truyền thống Văn tuyển của Tiêu Thống. Văn uyển anh hoa bao gồm các tác phẩm cuối đời Lương đến đời Đường. Văn uyển hoa anh vay mượn cách sắp xếp tài liệu và cả bản thân hệ thống thể loại của Tiêu Thống, cũng đưa phú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)