1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện nội tiết nghệ an

106 1,9K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 481,6 KB

Nội dung

Liên quan đến vấn đề này, đã có một số côngtrình nghiên cứu và các hội thảo khoa học như: Hội thảo “quản lý ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính bệnh viện” diễn ra ngày 29/11-3/12/2

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM VĂN THẠCH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Nha Trang - năm 2014

Trang 2

ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An”, là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực.Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứluận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiêncứu nào khác trước đây

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI

BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS LÊ KIM LONG

Nha Trang - năm 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn tới các Thầy Cô giáo, giảng viênTrường Đại học Nha trang đã tổ chức giảng dạy, truyền đạt kiến thức giúp tác giả nângcao trình độ để tác giả có đủ khả năng nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS Lê Kim Long, người đãnhiệt tình hướng dẫn và có những ý kiến đóng góp quý báu để bản luận văn được hoànthành

Tác giả cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với các vị lãnh đạo và tập thểCBCNV của Bệnh viện Nội tiết Nghệ An đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp táctrong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình cùng bạn bè, tập thể lớp cao họcCHQT2011 tại Vinh đã giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu

Phạm Văn Thạch

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 6

1.1 Quản lý tài chính đối với bệnh viện công lập 6

1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết 6

1.1.2 Nguyên tắc quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập 8

1.2 Nội dung quản lý tài chính bệnh viện công lập 9

1.2.1 Quy trình quản lý tài chính trong bệnh viện công lập 9

1.2.2 Quản lý các nguồn thu 11

1.2.3 Quản lý các quỹ tài chính 13

1.2.4 Quản lý các khoản chi 14

1.3 Những nhân tố cơ bản tác động đến quản lý tài chính bệnh viện 16

1.3.1 Chính sách về việc cấp ngân sách và thu viện phí ở bệnh viện công của Nhà Nước 16

1.3.2 Cơ chế chính sách chung về quản lý tài chính ở bệnh viện 17

1.3.3 Trình độ cán bộ thực hiện công tác quản lý tài chính 18

1.3.4 Quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện 18

1.3.5 Văn hóa bệnh viện 18

1.4.Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của quản lý tài chính bệnh viện công lập 19

1.5 Những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện của nước ta 20

1.6 Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý tài chính bệnh viện 24

1.6.1 Hệ thống bệnh viện công lập thuộc các nước Đông Âu 24

1.6.2 Mô hình bệnh viện công của Trung Quốc 26

1.6.3 Hệ thống bệnh viện của Mỹ 26

Chương 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN 28

2.1 Tổng quan về Bệnh viện Nội tiết Nghệ An 28

Trang 5

2.1.1 Lịch sử thành lập Bệnh viện Nội tiết Nghệ An 28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Nội tiết Nghệ An 31

2.1.3 Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An 32

2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính của Bệnh viện Nội tiết Nghệ An 35

2.2.1 Kết quả quản lý tài chính của Bệnh viện trong những năm qua 35

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý các khoản chi của Bệnh viện nội tiết Nghệ An trong những năm qua 42

2.2.3 Tình hình thực hiện các tiêu chí đánh giá hiệu quả của quản lý tài chính Bệnh viện giai đoạn 2010 - 2012 47

2.2.4 Thực trạng các văn bản pháp lý dử dụng trong quản lý tài chính của Bệnh viện Nội tiết Nghệ An 52

2.2.5 Thực trạng quy trình và phương thức quản lý tài chính tại bệnh viện nội tiết Nghệ An 53

2.2.6 Thực trạng cơ sở vật chất và nhân sự phục vụ công tác quản lý tài chính của bệnh viện nội tiết Nghệ An 58

2.3 Đánh giá tổng quan về công tác quản lý tài chính của Bệnh viện nội tiết 59

2.3.1 Những kết quả đạt được 60

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 61

Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN 65

3.1 Định hướng pháp triển Bệnh viện nội tiết Nghệ An 65

3.1.1 Định hướng phát triển chung ngành y tế 65

3.1.2 Định hướng phát triển Bệnh viện nội tiết Nghệ An 66

3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện nội tiết Nghệ An 68

3.2.1 Giải pháp khai thác các nguồn thu tài chính 68

3.22 Giải pháp hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ 72

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý tài chính trong bệnh viện 72

3.2.4 Giải pháp đối với quy trình và phương thức quản lý tài chính tại bệnh viện nội tiết Nghệ An 75

3.2.5 Giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác quản lý tài chính của bệnh viện 76

3.2.6 Giải pháp tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong Bệnh viện 79

3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước 80

Trang 6

KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 7

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT : Bảo hiểm y tế

BSCK : Bác sỹ chuyên khoa

BVNTNA : Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

BV : Bệnh viện

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

DSCK : Dược sỹ chuyên khoa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Hình 1.1: Quy trình quản lý tài chính trong bệnh viện công lập 10

Hình 1.2 Các nguồn thu của bệnh viện 12

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy 34

Hình 2.2 : Quy trình quản lý tài chính của bệnh viện 53

Hình 2.3: Quy trình thu từ ngân sách nhà nước 54

Hình 2.4: Quy trình thu từ bảo hiểm y tế 55

Hình 2.5: Quy trình thu từ viện phí 56

Hình 2.6: Quy trình chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên 57

Hình 2.7 Quy trình chi thanh toán cho các hoạt động dịch vụ cung cấp cho bệnh viện 57

Hình 2.8 Quy trình thực hiện quản lý tài chính của bệnh viện 59

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quy trình quản lý tài chính trong bệnh viện công lập 9

Hình 1.2 Các nguồn thu của bệnh viện 11

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy 32

Hình 2.2 : Quy trình quản lý tài chính của bệnh viện 53

Hình 2.3: Quy trình thu từ ngân sách nhà nước 53

Hình 2.4: Quy trình thu từ bảo hiểm y tế 55

Hình 2.5: Quy trình thu từ viện phí 55

Hình 2.6: Quy trình chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên 56

Hình 2.7 Quy trình chi thanh toán cho các hoạt động dịch vụ cung cấp cho bệnh viện 57

Hình 2.8 Quy trình thực hiện quản lý tài chính của bệnh viện 58

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Quản lý tài chính bệnh viện là một loại hình quản lý kinh tế mang tính chấtđặc thù Người ta đã từng quan niệm rằng, đầu tư vào lĩnh vực y tế là sự đầu tư khônghoàn lại Việt nam là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đói nghèo và lạchậu, ngân sách eo hẹp, dân trí thấp, đầu tư vào y tế theo cơ chế quan liêu, bao cấp theokiểu “Xin- Cho” đã làm cho nguồn lực nhân lực trong một thời gian dài không đượcchú trọng và phát triển đúng hướng Trên thực tế, quan niệm cũ này đã gây ra nhữnghậu quả tầm vĩ mô làm ảnh hưởng đến sự phát triển và cân bằng trong lực lượng sảnxuất, ảnh hưởng đáng kể đến GDP của đất nước Chính vì quan niệm đó, sự quan tâmđầu tư của nhà nước vào lĩnh vực này chưa được chú trọng nhiều và không đồng đềugiữa các vùng, miền trong cả nước

Hiện nay, trước tình hình mới, các thành phần kinh tế, dịch vụ khác được vậnhành theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nhưng với y tế thìkhông thể thực hiện theo cơ chế đó mặc dù các yếu tố cấu thành và cung cấp hoạt độngcho y tế trong đó có cả nhân lực cũng đang chịu sự chi phối hoạt động theo cơ chế thịtrường Đó là bài toán khó, là thách thức đối với các nhà lãnh đạo và hoạch định chínhsách y tế Chính vì vậy quản lý tài chính trong bệnh viện không phải là việc làm đơngiản, tính toán một cách đơn thuần về kinh tế mà nhà quản lý phải cân đối, linh hoạt đểvừa đảm bảo các mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chămsóc sức khoẻ

Trang 11

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, sự ra đời của hệ thống y tế ngoài cônglập theo cơ chế xã hội hóa y tế đã góp phần giảm tải và đáp ứng đáng kể được nhu cầukhám chữa bệnh cho nhân dân bởi tính chuyên nghiệp và đầu tư đúng hướng (Nghệ Anđứng thứ 3 toàn quốc về y tế tư nhân) Bệnh viện tư nhân ra đời, được đầu tư trangthiết bị hiện đại, nhân lực đủ mạnh, thủ tục hành chính thông thoáng, nhanh gọn, bộphận chăm sóc khách hàng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ y tế đến tận nhà cho bệnhnhân, nâng cao chất lượng cuộc sống v.v trong khi đó vào bệnh viện công thì đầy rẫytiêu cực và phiền hà… đã làm cho một số lượng không nhỏ người dân chấp nhận đóngthêm tiền để khám chữa bệnh mặc dù họ có Bảo hiểm y tế và các chế độ ưu đãi khác.Thực trạng đó báo động rằng, nếu như y tế công lập không có chiến lược đầu tư pháttriển bền vững thì không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sứckhỏe cho nhân dân Muốn làm tốt điều này, quản lý tài chính bệnh viện là một trongnhững vấn đề then chốt, là chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại trong việcquản lý, quyết định sự tụt hậu hay phát triển của bệnh viện

Bệnh viện nội tiết Nghệ An được nâng cấp lên từ Trung tâm từ năm 2010 Saukhi được nâng cấp bệnh viện phát triển thêm nhiều dịch vụ Quy mô bệnh viện ngàycàng được mở rộng Tuy nhiên, do sự phát triển của bệnh viện nên cũng yêu cầu sựphát triển của cơ sở vật chất, trang thiết bị vật tư y tế, đội ngũ y bác sỹ của bệnh viện.Cũng đặt ra yêu cầu để bệnh viện có thể phát triển bền vững là việc quản lý tài chínhtrong bệnh viện cần phải hoàn thiện hơn nữa, làm cơ sở vững chắc cho bệnh viện trongquá trình phát triển Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang xuất hiệnnhiều bệnh viện tư được đầu tư với quy mô lớn, trang bị nhiều máy móc thiết bị hiệnđại và có chế độ đãi ngộ tốt đối với bệnh nhân Điều này đặt ra yêu cầu cho bệnh việnnội tiết Nghệ An cần phải có sự phát triển nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tính cạnh tranhcủa mình trong điều kiện là một bệnh viện công lập Việc rõ ràng về công tác quản lýtài chính, chính sách tài chính đối với bệnh nhân, chi tiêu của bệnh viện là yêu cầu cấpthiết hiện nay để bệnh viện có thể củng cố và phát triển nhiều hơn nữa Chính vì vậycông tác quản lý tài chính trong bệnh viện ngày càng được hoàn thiện là vấn đề cấpthiết hiện nay của bênh viện.Với vai trò là người làm công tác quản lý tài chính của

Bệnh viện, xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công

tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An”, làm luận văn tốt nghiệp.

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về công tác quản lý tài chính của bệnh viện công

- Đánh giá thực trạng và xác định các ưu nhược điểm về các mặt hoạt động củacông tác quản lý tài chính của bệnh viện nội tiết Nghệ An

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của bệnh việnnội tiết Nghệ An

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Các mặt hoạt động của công tác quản lýtài chính của bệnh viện công, trườnghợp nghiên cứu cụ thể là Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

- Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận; bài học kinhnghiệm về quản lý công tác tại chính tại bệnh viện cộng, thực tiễn, định hướng xâydựng và phát triển công tác tài chính tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

Về thời gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động tàichính và định hướng phát triển công tác quản tài chính của Bệnh viện Nội tiết Nghệ

An từ năm 2010 đến năm 2012

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập dữ liệu:

Các thông tin thu thập đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành, sách chuyênkhảo, hội thảo chuyên đề về quản lý tài chính bệnh viện, để tạo lập cơ sở dẫn liệu khoahọc cho đề tài nghiên cứu

Để có được số liệu và thông tin một cách chính xác nhất về các nội dung liênquan đến bệnh viện như: giới thiệu về Bệnh viện, báo cáo kết quả hoạt động năm

2012, tác giả đã sử dụng các tài liệu của Bệnh viện (bao gồm các tài liệu đã được công

bố và chưa được công bố, song được Bệnh viện cho phép)

Bên cạnh đó, các dữ liệu về tình hình kinh tế xã hội, tổng quan về ngành Y TếViệt Nam cũng được tác giả tổng hợp từ các kết quả đánh giá của các dự án do Bộ Y tếquản lý làm cơ sở cho việc phân tích, nhận định, so sánh

5 Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Các vấn đề về quản lý tài chính bệnh viện đã nhận được sự quan tâm của nhiềunghiên cứu khác nhau của các tác giả Liên quan đến vấn đề này, đã có một số côngtrình nghiên cứu và các hội thảo khoa học như:

Hội thảo “quản lý ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính bệnh viện” diễn

ra ngày 29/11-3/12/2010, tại thành phố Hà Nội

Hội thảo tổ chức nhằm tổng hợp ý kiến trao đổi, đề xuất và chia sẻ kinh nghiệmquản lý,sử dụng ngân sách, kinh phí và tài sản được giao cho đơn vị sự nghiệp cũngnhư những nhận định sắc bén của các chuyên gia kinh tế có nhiều kinh nghiệm về xâydựng và phát triển bệnh viện

Trang 14

Hội thảo “Xây dựng, thực hiện bản quy hoạch tổng thể bệnh viện và Cải thiệnchất lượng” diễn ra ngày 4/04/2012 tại TP.Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên

Hội thảo này do Bộ Y Tế và Quỹ hỗ trợ GIZ tổ chức tại TP.Tuy Hòa với nhiều ýkiến xoay quanh vấn đề :Làm thế nào để quản lý tổng thể bệnh viện hiệu quả tối đa,trong đó quản lý tài chính bệnh viện

Tuy nhiên, những hội thảo này chỉ xoay quanh vấn đề lý luận về quản lý bệnhviện nói chung, mà chưa đi vào một thực tế một bệnh viện cụ thể nào, đặc biệt là quản

lý tài chính bệnh viện đối với các bệnh viện công tuyến tỉnh

Trong nghiên cứu của Đặng Thị Lệ Xuân (2011) về “ Xã hội hóa Y tế tại Việt

Nam: Lý luận – thực tiễn và giải pháp” – Luận án tiến sĩ Tác giả tập trung vào phân

tích, đánh giá các phương thức xã hội hóa y tế cơ bản hiện nay và đáng giá toàn hệthống y tế hay các bộ phận cấu thành của nó đặc biệt là tài chính y tề ,từ đó chỉ ra đượcnhững hạn chế của từ phương thức xã hội hóa y tế Qua nghiên cứu tác giả đã đề xuất:bảo hiểm y tế là phương thức ưu việt nhất cần tập trung phát triển Viện phí là phương

án tình thế cần duy trì trong điều kiện nguồn lực hiện nay có hạn nhưng từng bướcthay thế bằng cơ chế bảo hiểm y tế toàn dân

Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Thuý Nguyệt (2006) về “Các giải pháp tài

chính thúc đẩy phát triển sự nghiệp y tế ở Việt Nam ” – Luận án tiến sĩ Tác giả tập

trung và phân tích và đáng giá thực trạng phát triển sự nghiệp y tế ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những tồn tại và hạn chế và đề ra các giả pháp hoàn pháp hoàn thiện thúc đẩy phát triển sự nghiệp y tế ở Việt Nam

Trong nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang (2003) về “Đổi mới cơ chế quản

lý kinh phí Ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” – Luận án tiến sĩ, đã đi sâu

vào nghiên cứu cơ chế quản lý kinh phí Ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế ViệtNam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Tác giả luận án đã đánh giá thực trạng quản lý kinh phí Ngân sách nhà nước trong lĩnhvực y tế Việt Nam và đưa ra được các quan điểm, giải pháp nhằm quản lý kinh phíngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh

tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước tốt hơn

Nghiên cứu của Phan Đình Hội (2011) trong đề tài về “Hoàn thiện cơ chế tự

chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu tại Trung tâm Y tế TP Vĩnh Yên, tỉnh

Trang 15

Vĩnh Phúc” – Luận văn thạc sĩ Tác giả đã tiến hành đánh giá thực tiễn thực hiện cơ

chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP tại trung tâm y tế TP Vĩnh Yên,tỉnh Vĩnh Phúc Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao và hoànthiện cơ chế tự chủ tài chính đối đơn vị sự nghiệp có thu tại Trung tâm Y tế TP VĩnhYên, tỉnh Vĩnh Phúc

Nghiên cứu của Kiều Quang Tuân (2011) về “Một số giải pháp đổi mới phương

thức chi trả dịch vụ y tế cho hệ thống khám chữa bệnh Việt Nam” – Luận văn thạc sĩ,

đã xem xét những vấn đề lý luận và thực tiễn về các phương thức chi trả dịch vụ y tế ởViệt Nam Tiếp đó, luận văn đã đánh giá được thực trạng các phương thức chi trả vàđưa ra được các giải pháp nhằm đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế cho hệ thốngkhám chữa bệnh Việt Nam

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã khái quát và phân tích, đánh giá được cácđiểm chung trong công tác quản lý bệnh viện từ đó đã đưa ra được các giải pháp nhằmhoàn thiện từng lĩnh vực trong quản lý tài chính

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt,danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm bachương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính đối với bệnh viện công

lập

Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính Bệnh viện

Nội tiết Nghệ An

Trang 16

Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 1.1 Quản lý tài chính đối với bệnh viện công lập

1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết.

1.1.1.1 Khái niệm

Quản lý là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự hoạt động bình thường của mọi quátrình và hệ thống kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị có sự tham gia tự giác của nhiềungười Thực chất của quản lý là thiết lập và thực hiện hệ thống các phương pháp vàbiện pháp khác nhau của chủ thể quản lý để tác động một cách có y thức tới đối tượngquản lý nhằm đạt tới kết quả nhất định

Quản lý bao gồm nhiều phương diện như quản lý công nghệ, quản lý thươngmại, quản lý nhân sự, quản lý tài chính Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâucủa quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp Quản lý tài chính làhoạt động của chủ thể quản lý trong lĩnh vực tài chính nhằm sử dụng nguồn tài sảndưới hình thái tiền, giấy tờ có giá của một đơn vị, tổ chức vừa đảm bảo cho đơn vị, tổchức hoạt động bình thường, vừa đảm bảo cho nguồn tài chính sử dụng tiết kiệm vàsinh lợi nhiều nhất

Quản lý tài chính bệnh viện theo nghĩa rộng là sự tác động liên tục có hướngđích, có tổ chức của các nhà quản lý bệnh viện lên đối tượng và quá trình hoạt động tàichính của bệnh viện nhằm xác định nguồn thu và các khoản chi, tiến hành thu chi theođúng pháp luật, đúng các nguyên tắc của Nhà nước về tài chính, đảm bảo kinh phí chomọi hoạt động của bệnh viện

Ở Việt Nam, quản lý tài chính bệnh viện là một nội dung của chính sách kinh tế

- tài chính y tế do Bộ Y tế chủ trương với trọng tâm là sử dụng các nguồn lực đầu tưcho ngành y tế để cung cấp các dịch vụ y tế một cách hiệu quả và công bằng

Do vậy, quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam được định nghĩa là việcquản lý toàn bộ các nguồn vốn, tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụkhám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học

Quản lý tài chính trong bệnh viện của Việt Nam gồm:

- Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồnđược coi là Ngân sách Nhà nước cấp như viện phí, bảo hiểm y tế, tài trợ… theo đúngquy định của Nhà nước

Trang 17

- Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả,chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

- Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng về khám, chữa bệnh chocác đối tượng thuộc diện chính sách của xã hội và người nghèo

- Từng bước tiến tới hạch toán chi phí và giá thành khám chữa bệnh

Mục tiêu của quản lý tài chính trong bệnh viện

Hiệu quả thực hiện của tài chính kế toán là mục tiêu quan trọng của quản lý tàichính bệnh viện Các yếu tố của mục tiêu này bao gồm:

- Duy trì cán cân thu chi: đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc của quản lý tàichính bệnh viện và cũng là tiêu chuẩn cho sự thành công trong cơ chế quản lý mới –tiến tới hạch toán chi phí

- Bệnh viện phải cải thiện chất lượng thông qua một số chỉ tiêu chuyên mônnhư: tỉ lệ tử vong, …

- Nâng cao đời sống nhân viên bệnh viện: đời sống cán bộ công nhân viên đượccải thiện, cải thiện phương tiện làm việc, xây dựng văn hóa Bệnh viện

- Bệnh viện phát triển cơ sở vật chất, phát triển về chuyên môn

- Công bằng y tế: chất lượng phục vụ như nhau cho toàn bộ các đối tượng

1.1.1.2 Sự cần thiết của quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập.

Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của bất kỳmột tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường Bời vì, tài chính biểu hiện tổng hợp

và bao quát hoạt động của đơn vị Thông qua quản lý tài chính, chủ thể quản lý khôngchỉ kiểm soát được toàn bộ chu trình hoạt động của đơn vị mà còn đánh giá được chấtlượng hoạt động của đơn vị đó, và từ đó chủ thể quản lý sử dụng được công cụ tàichính một cách hữu hiệu

Quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập cũng đóng vài trò quan trọngnhư thế Tuy nhiên quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập còn có nét khác biệt dotính chất hoạt động của các bệnh viện này Các bệnh viện công lập không chỉ theo đuổicác mục tiêu riêng mà còn phục vụ mục tiêu chung của toàn xã hội nên quản lý tàichính tại các bệnh viện này khá phức tạp

Quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập có vài trò cân đối giữa việc hìnhthành và việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầuhoạt động của đơn vị Vì vậy cần có cơ chế trong quản lý tài chính phù hợp với hoạt

Trang 18

động của bệnh viện nhằm tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sựlinh hoạt, năng động và phong phú về hình thức, giúp cho các bệnh viện hoàn thành tốtnhiện vụ được nhà nước giao.

Trang 19

Quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập đóng vai trò như một cán cân công

lý, đảm bảo công bằng, hợp lý trong việc sử dụng, phân phối các nguồn lực tài chínhtrong từng đơn vị

Quản lý tốt tài chính của các bệnh viện công không những góp phầm làm giảmbớt các khoản chi sự nghiệp của ngân sách nhà nước, mà còn khuyến khích các bệnhviện cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội với chi phí tiết kiệm Chính vì vậycông tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập cần được xem trọng và thực hiệnnghiêm túc góp phần hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trongkhai thác và sử dụng nguồn lực tài chính công, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sửdụng các nguồn tài chính của đất nước

1.1.2 Nguyên tắc quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập.

Quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập tuân theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý tài

chính nói chung và trong quản lý các bệnh viện công lập nói riêng Hiệu quả trongquản lý tài chính thể hiện ở sự so sánh giữa kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vựcchính trị, kinh tế và xã hội với chi phí bỏ ra Nguyên tắc hiệu quả trong quản lý tàichính tại các bệnh viện công lập thể hiện qua hiệu quả về xã hội và hiệu quả kinh tế

Hiệu quả xã hội rất khó định lượng song những lợi ích đem lại về xã hội luônđược đề cập, cân nhắc thận trọng trong quá trình tài chính công Bệnh viện phải cânđối giữa việc thực hiện các nhiện vụ, mục tiêu trên cơ sở lợi ích của toàn thể cộngđồng, những mục tiêu chính trị quan trọng cần phải đạt được trong từng giai đoạn nhấtđịnh với định mực chi hợp lý

Hiệu quả kinh tế là tiêu thức khá quan trong để bệnh viện cân nhắc khi xem xétcác phương án, dự án hoạt động sự nghiệp

Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xemxét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu ngân sách liênquan đến hoạt động sự nghiệp

Trang 20

Nguyên tắc thống nhất: Nguyên tắc thống nhất quản lý tài chính trong bệnh

viện công lập là việc tuân theo một khuân khổ chung từ việc hình thành, sử dụng,thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán, xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khaithực hiện quản lý thu, chi tài chính ở bệnh viện Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảotính công bằng, bình đẳng trong đối xử với các bệnh viện công lập khác nhau, hạn chếnhững tiêu cực và rủi ro trong hoạt động tài chính, nhất là những rủi ro có tính chấtchủ quan khi quyết định các khoản thu, chi

Nguyên tắc tập trung, dân chủ: Là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài

chính đối với các bệnh viện công lập thủ hưởng ngân sách nhà nước Nguyên tắc tậptrung, dân chủ trong quản lý tài chính đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sửdụng hợp lý cả ở quy mô nền kinh tế quốc dân lẫn quy mô bệnh viện

Nguyên tắc công khai, minh bạch: Bệnh viện công lập là tổ chức công nên việc

quản lý tài chính các đơn vị này phải đáp ứng yêu cầu chung trong quản lý tài chínhcông, đó là công khai, minh bạch trong động viên, phân phối các nguồn lực xã hội,nhất là nguồn lực về tài chính Bởi vì tài chính công là đóng góp của xã hội Thực hiệncông khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng động có thể giảm sát,kiểm soát các quyết định về thu, chi tài chính công, hạn chế những thất thoát và đảmbảo tính hợp lý trong chi tiêu của bộ máy nhà nước

1.2 Nội dung quản lý tài chính bệnh viện công lập

1.2.1 Quy trình quản lý tài chính trong bệnh viện công lập

Hình 1.1: Quy trình quản lý tài chính trong bệnh viện công lập

1.2.1.1 Lập dự toán thu chi

Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của bệnh viện là thông qua các nghiệp vụtài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của bệnhviện, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt độngthường xuyên của bệnh viện, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chấtcủa bệnh viện, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chếtối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tưcho bệnh viện

Thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Trang 21

Khi xây dựng dự toán thu chi của bệnh viện cần căn cứ vào:

- Chức năng , nhiêm vụ được giao của đơn vị

- Tiêu chuẩn, định mức chi

- Tình hình thực hiện dự toán năm trước

- Khả năng ngân sách nhà nước cho phép

- Khả năng tổ chức quản lý và kỹ thuật của đơn vị

1.2.1.2 Thực hiện dự toán

Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính bệnh viện.Đây là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằmbiến các chỉ tiêu đã được ghi trong kế hoạch thành hiện thực Thực hiện dự toán đúngđắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển bệnh viện Tổ chức thựchiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị Do đóđây là một nội dung được đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính củabệnh viện Việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên độ ngân sách ( ở nước ta làmột năm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm)

Khi thực hiện dự toán thu chi của bệnh viện cần căn cứ vào:

- Căn cứ vào định mức phân bổ

- Căn cứ và tình hình thực tế, khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầuhoạt động của bệnh viện

- Chính sách, chế độ chi têu và quản lý tài chính hiện hành của nhà nước

- Các khoản chi ngoài thường xuyên căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn

1.2.1.3 Quyết toán

Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí Đây là quátrình phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng chế độbáo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu Trên cơ sở các số liệubáo cáo quyết toán có thể đánh giá hiệu quả phục vụ của chính bệnh viện, đánh giátình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trongquá trình quản lý để làm cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ

sở cho việc lập kế hoạch của năm sau

Muốn công tác quyết toán được tốt cần phải:

 Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định nhưng đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ, linhhoạt và hiệu quả

Trang 22

 Mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định.

 Ghi chép cập nhật, phản ánh kịp thời và chính xác

 Thường xuyên tổ chức đối chiếu, kiểm tra

 Cuối kỳ báo cáo theo mẫu biểu thống nhất và xử lý những trường hợp trái vớichế độ để tránh tình trạng sai sót

 Thực hiện báo cáo quý sau 15 ngày và báo cáo năm sau 45 ngày theo quy địnhcủa Nhà nước

1.2.1.4 Thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến Do vậy, đòihỏi phải có sự thanh tra,kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, uốn nắn và đưacông tác quản lý tài chính đi vào nền nếp Việc kiểm tra giúp đơn vị nắm được tìnhhình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư

Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, công tác đánh giá rất được coi trọng trong quátrình quản lý tài chính Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, những việc gì không đạtgây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rút kinh nghiệm quản lý.Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá hiện nay chưa thống nhất và còn nhiều tranh luận vàcàng khó khăn do tính đặc thù của mình, hoạt động kinh tế của bệnh viện gắn bó hữu

cơ với mục tiêu “ công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân” Hiện nayngười ta thường dùng ba nội dung để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của bệnhviện Đó là:

- Chất lượng chuyên môn: liên quan đến cơ cấu tổ chức, phương pháp tiến hànhhoạt động và tình trạng bệnh nhân khi xuất viện

- Hạch toán chi phí bệnh viện: liên quan đến chi phí kế toán và chi phí kinh tế

- Mức độ tiếp cận các dịch vụ bệnh viện của nhân dân trên địa bàn

1.2.2 Quản lý các nguồn thu

Trang 23

Hình 1.2 Các nguồn thu của bệnh viện 1.2.2.1 Ngân sách nhà nước cấp

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện ởViệt Nam Nhìn chung, các nguồn đầu tư kinh phí cho bệnh viện thông qua kênh phân

bổ của Chính phủ được coi là NSNN cấp cho bệnh viện Theo đó, ngân sách cho bệnhviện có thể bao gồm chi sự nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, chi từ bảohiểm y tế, thu viện phí và tài trợ nước ngoài… Tuy nhiên, nguồn NSNN cấp cho bệnhviện ở đây được định nghĩa là khoản chi cho bệnh viện từ NSNN cấp cho sự nghiệp y

tế, cân đối từ nguồn thuế trực thu và thuế gián thu Bao gồm các khoản chi đầu tư, chivận hành hệ thống

Trang 24

Đối với các nước đang phát triển, nguồn NSNN cấp là nguồn tài chính quantrọng nhất cho hoạt động của bệnh viện Ở Việt Nam, cho đến nay, hàng năm các bệnhviện công nhận được một khoản kinh phí được cấp từ ngân sách của Chính phủ căn cứtheo định mức tính cho một đầu giường bệnh/năm nhân với số giường bệnh kế hoạchcủa bệnh viện

1.2.2.2 Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế

Theo quy định của Bộ Tài chính nước ta, nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế làmột phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sửdụng để đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân

Tuy nhiên cho đến nay ở nước ta, các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống y

tế Nhà nước chỉ được phép thu một phần viện phí Một phần viện phí là một phầntrong tổng chi phí cho việc khám chữa bệnh Một phần viện phí chỉ tính tiền thuốc,dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu vàdịch vụ khám chữa bệnh; không tính khấu hao tài sản cố định, chi phí hành chính, đàotạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn

Hiện nay, giá viện phí do Chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương quy địnhdựa trên một khung giá tối đa- tối thiểu đã được Bộ Y tế và Bộ Tài chính phê duyệt.Đối với người bệnh ngoại trú, biểu giá thu viện phí được tính theo lần khám bệnh vàcác dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh trực tiếp sử dụng Đối với người bệnh nội trú, biểugiá thu một phần viện phí được tính theo ngày giường nội trú của từng chuyên khoatheo phân hạng bệnh viện và các khoản chi phí thực tế sử dụng trực tiếp cho ngườibệnh Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở mức đầu

tư của bệnh viện và cũng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đối với người cóthẻ Bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm thanh toán viện phí của bệnh nhân cho bệnhviện Tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉ phổ biến loại hình bảo hiểm y tế bắt buộc áp dụngcho các đối tượng công nhân viên chức làm công ăn lương trong các cơ quan Nhànước và các doanh nghiệp Các loại hình bảo hiểm khác chưa được triển khai một cáchphổ biến, số người tham gia còn hạn chế

Hiện nay, với chủ trương xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của Đảng

và Nhà nước, các loại hình bệnh viện và cơ sở y tế bán công ngoài công lập ra đời với

cơ chế tài chính chủ yếu dựa vào nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế

1.2.2.3 Nguồn tài trợ và các nguồn thu khác

Trang 25

Nguồn tài trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính phủ Việt Nam quy định

là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng Tuynhiên bệnh viện thường phải chi tiêu theo định hướng những nội dung đã định từ phíanhà tài trợ Nguồn kinh phí này đáp ứng khoảng 20-30% chi tối thiểu của bệnh viện

Quản lý các nguồn thu cần phải tuân theo các nguyên tắc sau :

- Tập trung nguồn thu, giao phòng tài chính kế toán thu, theo dõi rõ ràng trên sổ

kế toán

- Hoạch toán thu, chi từng khoản thu dịch vụ

- Các khoản thu viện phí, bảo hiểm phải thu theo giá viện phí được ủy bản tỉnhduyệt đối với bệnh viện công lập

- Các khoản thu dịch vụ phải đảm bảo nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích lũyhợp lý

- Các khoản phải thu nào phải nộp thuế cần phải tính và nộp thuế đầy đủ

1.2.3 Quản lý các quỹ tài chính

Các quỹ tài chính:

Các quỹ tài chính tại các bệnh viện công lập:

+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: Dùng để đảm bảo thu nhập cho người laođộng trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút

+ Quỹ khen thưởng: Dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể cánhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạtđộng của đơn vị

+ Quỹ phúc lợi: Dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi chohoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuấtcho người lao động, kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; Chi thêm cho cán

bộ công chức viên chức trong biên chế thực hiện tinh giản biên

+Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạtđộng sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị,phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêmđào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ công chức viênchức đơn vị.; được sử dụng góp vốn liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đượcgiao và khả năng của đơn vị theo qui định của pháp luật

Trang 26

Quản lý các quỹ tài chính cần phải tuân theo các nguyên tắc sau :

- Trích lập các quỹ tài chính phải căn cứ vào kết quả chênh lệch thu chi củabệnh viên thực hiện trong từng năm từ đó căn cứ theo quy định theo quy chế chi tiêunội bộ và tình hình thực tế để tiến hành trích lập các quỹ cho phù hợp

- Sử dụng các quỹ tài chính phải đúng theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ

- Cần có xây dựng kế hoạch cụ thể khi sử dụng quỹ phát triển của bệnh viện

1.2.4 Quản lý các khoản chi

Trong bệnh viện công lập các khoản chi hoạt động sự nghiệp được chi thành 4nhóm chính:

- Nhóm I: Chi cho con người

Bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương ( được tính theo chế độ hiệnhành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp) và cáckhoản phải nộp theo lương : bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Đây là khoản bù đắp haophí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho bác sỹ, y tá,cán bộ công nhân viên của bệnh viện Theo quy định trước đây, nhóm này tương đối

ổn định, chiếm khoảng 20% tổng kinh phí và chỉ thay đổi nếu biên chế được phép thayđổi

- Nhóm II: Chi nghiệp vụ chuyên môn

Bao gồm chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho công tác điều trị và khám bệnh;trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn y tế… Nhóm này phụ thuộc vào cơ

sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện Có thể nói đây là nhóm quan trọng,chiếm 60% tổng số kinh phí và đòi hỏi nhiều công sức về quản lý Đây là nhóm thiếtyếu nhất, thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhà nước ít khống chế việc sử dụng kinhphí nhóm này Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn có liên hệ chặt chẽ với chất lượngchăm sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triển bệnh viện

Vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhóm chi này là do những quy định không quákhắt khe đòi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng đúng mức và thích hợp, tránh làmmất cân đối thu chi đặc biệt là thuốc nhưng vẫn giữ dược chất lượng điều trị và nhất làtiết kiệm được kinh phí, tránh lãng phí: chi thuốc không quá 50% nhóm chi chuyênmôn

- Nhóm III: Chi quản lý hành chính

Trang 27

Bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liênlạc, hội nghị, khánh tiết, xăng xe… Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm duy trì sựhoạt động của bộ máy quản lý của bệnh viện Do vậy, các khoản chi này đòi hỏi phảichi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả Tỷ lệ nhóm chi nàynên nằm trong khoảng từ 10-15% tổng kinh phí.

Trước đây nhóm chi này bị khống chế bởi quy định của Nhà nước với định mứcchi nhìn chung rất hạn hẹp và bất hợp lý Tuy nhiên, trong cơ chế mới đơn vị chủ độngxây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ căn cứ trên cơ sở định mứckinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước để đảm bảo hoạtđộng thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của bệnh viện, đồng thời tăngcường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chínhcủa mình

Cùng với việc chủ động đưa ra định mức chi, đơn vị cần xây dựng chính sáchtiết kiệm và quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu Quản lý tốt nhóm này sẽ tạo điều kiệntiết kiệm, tăng thêm kinh phí cho các nhóm khác

- Nhóm IV: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định

Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố địnhdùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu kinhphí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định

đã xuống cấp Có thể nói đây là nhóm chi mà các bệnh viện đều quan tâm vì nhóm này

có thể làm thay đổi bộ mặt của bệnh viện và thay đổi công nghệ chăm sóc bệnh nhântheo hướng phát triển từng giai đoạn Tỷ lệ chi nhóm này nên ở mức trên 20% với bốnmục tiêu chính:

- Duy trì và phát triển cơ sơ vật chất

- Duy trì và phát triển tiện nghi làm việc

- Duy trì và phát triển trang thiết bị

- Duy trì và phát triển kiến thức, kỹ năng nhân viên

* Về sửa chữa

Trang 28

Nhìn chung các bệnh viện của Việt Nam đều xuống cấp và đòi hỏi phải sửachữa, nâng cấp, mở rộng đặc biệt là trong tình trạng quá tải bệnh nhân như hiện nay.Nhưng đây là nhóm được quy định rất chặt chẽ trong từng phần vụ: sửa chữa nhỏ vàsửa chữa lớn Vấn đề đặt ra là phải sửa chữa đúng mức, đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn vệsinh; đòi hỏi phát huy năng lực quản lý trong nhóm chi này nhằm bảo toàn trị giá vốntrong sửa chữa để có kết quả tốt trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn bỏ ra.

* Về việc mua sắm tài sản cố định

Bao gồm tiện nghi làm việc và trang thiết bị phục vụ chuyên môn Do tác độngcủa cách mạng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị cho khám chữa bệnh trong bệnh việncàng hiện đại, sử dụng kỹ thuật ngày càng cao Nhưng hầu hết các trang thiết bị nàyđược sản xuất ở nước ngoài, giá cả tương đối cao Vấn đề đặt ra là việc mua sắm phảitính đến giá cả/ hiệu quả “ Liệu cơm gắp mắm” là phương châm mua sắm trang thiết

bị cho các bệnh viện Việc mua sắm phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nướcđồng thời bệnh viện phải có chiến lược quản lý và sử dụng công nghệ để đạt hiệu quả

Quản lý các khoản chi cần phải tuân theo các nguyên tắc sau :

Các khoản chi tại đơn vị phải luân theo các tiêu chuẩn, định mức

Các khoản chi phải theo quy chế chi têu nội bộ mà đơn vị xây dựng

Khi tiến thực hiện các khoản chi phải theo dự toán được giao

1.3 Những nhân tố cơ bản tác động đến quản lý tài chính bệnh viện

1.3.1 Chính sách về việc cấp ngân sách và thu viện phí ở bệnh viện công của Nhà Nước.

Hơn 20 năm tiến hành đổi mới kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựuquan trọng: đầu tư trong và ngoài nước được khuyến khích; Tăng trưởng kinh tế hàngnăm tương đối cao: từ 5-8%; Cấu trúc hạ tầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát đượckiềm chế Vì vậy, đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực kinh tế xã hội cũng như y tếtăng nhiều Tính chung ngân sách nhà nước dành cho y tế hiện nay khoảng 7% tổngchi ngân sách nhà nước /năm, nếu tính cả trái phiếu chính phủ thì đạt khoảng 7.55%

Cụ thể năm 2011, tổng chi cho y tế khoảng 54.700 tỷ gồm:

- Chi đầu tư phát triển: khoản 10.700 tỷ đồng/năm, gồm 4.480 tỷ đồng vốn tráiphiếu chính phủ 6.220 tỷ đồng từ ngân sách, trong đó từ ngân sách địa phươngkhoảng 4.600 tỷ đồng

Trang 29

- Chi thường xuyên 44.000 tỷ đồng gồm: 11.000 tỷ đồng từ ngân sách trungương, 33.000 tỷ đồng cân đối trong ngân sách các địa phương

Đây là nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động của bệnh viện

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất của đại đa sốnhân dân được cải thiện so với trước thời kỳ đổi mới Nhu cầu khám chữa bệnh, chămsóc sức khoẻ tăng lên Số lượt người đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh tăng vọt sovới trước Do đó, nguồn thu viện phí cũng tăng Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh

tế là sự phân hoá giàu nghèo trong tầng lớp dân cư Một điều tra xã hội học của Bộ Y

tế cũng chỉ ra: chỉ khoảng 30% người dân đủ khả năng tự chi trả đầy đủ chi phí khámchữa bệnh; hơn 30% thuộc diện không chịu nổi mức viện phí như hiện nay

Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do xuất phátđiểm thấp lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội còn phải chi quá nhiều dẫnđến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù trong tổng đầu tư cho y tế thìđầu tư phục vụ khám chữa bệnh cho các bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn Khả năngthu phí để tái đầu tư mở rộng còn rất hạn chế Việc xác định các đối tượng nghèokhông có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh để thực hiện các chế độ ưu đãi cònrất khó khăn

1.3.2 Cơ chế chính sách chung về quản lý tài chính ở bệnh viện

Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình quản lý tài chính ở bệnh viện.Mọi hoạt động nghiệp vụ cụ thể trong lĩnh vực quản lý tài chính ở bệnh viện đều đượctiến hành dựa trên căn cứ pháp lý là các văn bản, chế độ quản lý tài chính ở bệnh viện

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Vì vậy, cơ chế, chính sách quản lý tàichính ở bệnh viện có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến hoạt động quản lý tài chính ởbệnh viện Có thể thấy rõ điều này qua một số nội dung cụ thể sau:

- Hệ thống chứng từ quản lý tài chính ở bệnh viện: Hệ thống chứng từ quản lýtài chính ở bệnh viện là yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản lý tài chính ở bệnhviện Hoàn thiện hệ thống chứng từ quản lý tài chính ở bệnh viện sẽ giúp việc quản lýkhoa học, công khai và minh bạch và dễ dàng hơn Đồng thời đảm bảo cung cấp thôngtin sát thực, có hiệu quả cho các cơ quan quản lý

- Phương thức và quy trình quản lý tài chính ở bệnh viện: Nếu quy trình quản lý

rõ ràng và được lên kế hoạch hợp lý sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí dành choviệc thực hiện quản lý tài chính ở bệnh viện

Trang 30

1.3.3 Trình độ cán bộ thực hiện công tác quản lý tài chính

Trình độ cán bộ có tác động lớn đến hiệu quả của công tác quản lý tài chính ởbệnh viện Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức Đặc biệt

do đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ conngười thì yếu tố con người lại càng quan trọng Nó đòi hỏi con người phải vừa có Tâmvừa có Tài Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đến cán bộ quản lý Ngườilàm quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết địnhquản lý Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lýnói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng

Một bệnh viện có cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ,

có kinh nghiệm, hiểu biết sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lýthông tin kịp thời và chính xác làm cho công tác kế toán tài chính ngày càng có kết quảtốt Và một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm,năng động sáng tạo là điều kiện tiền đề để công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp,tuân thủ các chế độ quy định của Nhà nước về tài chính góp phần nâng cao hiệu quảquản lý tài chính bệnh viện

1.3.4 Quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện

Ngày nay, do đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, người dân ngày càng cóđiều kiện quan tâm đến sức khoẻ của mình hơn Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khám chữabệnh ngày càng cao và đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thứccung cấp dịch vụ y tế khác đòi hỏi các bệnh viện phải đầu tư các phương tiện hiện đại,

kỹ thuật mới, thuốc mới cũng như đầu tư nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ Điềunày đặt hoạt động quản lý tài chính bệnh viện trước những thách thức mới trong bốicảnh quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công hiện nay còn hạn chế.Tuy nhiên nếu xác định quy mô của bệnh viện phù hợp và nâng cao được chất lượngkhám chữa bệnh sẽ tạo cơ sở tăng thu nhập và cân đối thu chi tài chính cho bệnh viện

1.3.5 Văn hóa bệnh viện

Trong văn hóa của bệnh viện đặc biệt nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa bệnh việnvới khách hàng.Trong cơ chế mới, mối quan hệ giữa bệnh viện với bệnh nhân là mốiquan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng các dịch vụ đó Mối quan

hệ trước hết phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và thái độ phục vụ của đội ngũ y bác

Trang 31

sỹ, nhân viên bệnh viện Khi cán bộ nhân viên bệnh viện có quan hệ tốt với khách hàngcủa mình, tức là bệnh nhân sẽ tạo được uy tín của bệnh viện trước xã hội, tạo khả năng

và xu hướng phát triển bệnh viện trong tương lai

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng kể trên thì còn có các yếu tố ảnh hưởng như quy môbệnh viện, vị trí địa lý, hệ thống thông tin… cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lýtài chính bệnh viện

1.4.Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của quản lý tài chính bệnh viện công lập

Do đặc thù của bệnh viện là bệnh viện công lập nên để đảm bảo tính hiệu quả củaquản lý tài chính bệnh viện cần có: Phương pháp phân phối, tăng huy động nguồn lựctài chính bệnh viện hợp lý, đúng luật pháp đồng thời thực hiện chi đúng, chi đủ tùytheo năng lực tài chính của bệnh viện nhưng phải đảm bảo các hoạt động của bệnhviện, đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cung cấp cho người dân Đảm bảocân đối thu chi

Để đảm bảo tính hiệu quả của quản lý tài chính bệnh viện công, quản lý tài chínhbệnh viện công phải thực hiện 4 tiêu chí cụ thể sau đây [1] :

- Duy trì cán cân thu chi: đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc của quản lý tàichính bệnh viện và cũng là tiêu chuẩn cho sự thành công trong cơ chế quản lý mới tiếntới hạch toán chi phí Thể hiện thông qua chênh lệch thu chi của bệnh viện qua từngnăm và chênh lệch thu chi tính trên một giường bệnh của bệnh viện

- Nâng cao các chỉ tiêu chất lượng: tỷ lệ tử vong, tỷ lệ số bác sỹ trên giườngbệnh… Có thể xác định bằng những chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ khỏi bệnh/số ca nhập viện = Tổng số ca khỏi bệnh/Số ca nhập việnChỉ tiêu này thể hiện chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện, chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện càng cao và ngược lại

+ Tỷ lệ số bác sỹ/giường bệnh= Tổng số bác sỹ/Tổng giường bệnh

+ Tỷ lệ bác sỹ/bệnh nhân = Tổng số bác sỹ/số bệnh nhân bình quân

Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng phục vụ của bệnh viện đối với bệnh nhân, chỉtiêu này càng cao thì chất lượng phục vụ của bệnh viện càng tốt

Trang 32

- Cải thiện đời sống, nâng cao điều kiện làm việc cho cán bộ y bác sỹ, nhânviên, tăng cường các hoạt động đời sống tinh thần cho nhân viên, tạo động lực khuyếnkhích nhân viên làm việc tích cực Sử dụng chỉ tiêu:

+ Tiền lương chia thêm bình quân = Tổng tiền lương chia thêm/Tổng số cán bộcông nhân viên

Chỉ tiêu tiền lương tăng thêm được tính dựa trên kết quả của thu lớn hơn chihàng tháng và chia thêm cho cán bộ công nhân viên của bệnh viện, tạo điều kiện nângcao thu nhập cho cán bộ công nhân viên của bệnh viện Vậy chỉ tiêu tiền lương chiathêm bình quân càng cao, chứng tỏ mức thu nhập của cán bộ công nhân viên bệnh việnngày càng được nâng cao tạo điều kiện nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viêntrong bệnh viện

- Đầu tư tăng cường quy mô hoạt động của bệnh viện: xây dựng thêm cơ sở hạtầng, các công trình, mở thêm các chuyên khoa mới để đáp ứng đầy đủ nhu cầu củangười dân khám chữa bệnh Hiện nay , bệnh viện đều trích quỹ đầu tư phát triển sựnghiệp để thực hiện việc nâng cấp, đầu tư mới các thiết bị, gường bệnh, phòng bệnhphục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện Nên ta áp dụng chỉ tiêu Tỷ lệtrích quỹ phát triển sự nghiệp để đánh giá tiêu chí này

+ Tỷ lệ trích quỹ phát triển sự nghiệp = Quỹ phát triển sự nghiệp/tổng chi lậpcác quỹ

Chỉ tiêu này phản ánh đầu tư của bệnh viện trích từ quỹ hiện có của bệnh viện

để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu khám chữa bệnh, tỷ lệ này càng caochứng tỏ việc đầu tư cơ sở vật chất của bệnh viện càng cao và ngược lại

Khi sử dụng những chỉ tiêu này để đánh giá thông qua các năm, các chỉ tiêunày qua các năm càng tốt chứng tỏ việc quản lý tài chính ở bệnh viện càng có hiệuquả Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh viện ngày càng tốt hơn, hiệuquả hơn

1.5 Những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện của nước ta

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng Xã hội chủ nghĩa theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội;Chính phủ đã có quyết định phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà

Trang 33

nước giai đoạn 2001-2010 Chính phủ đã tiến hành triển khai chế độ tự chủ tài đối vớicác đơn vị sự nghiệp có thu trong đó có hệ thống bệnh viện công Một hệ thống cácvăn bản quy định chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu được banhành đánh dấu một bước đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính Ngày 16/01/2002Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tự chủ Tài chính ápdụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập có thu.Nghị định số 10/2002/NĐ-CP cũng mớichỉ quy định về cơ chế tự chủ tài chính, một số nội dung tự chủ về tổ chức thực hiệnnhiệm vụ, tự chủ về sắp xếp bộ máy, biên chế và lao động chưa được quy định cụ thểkhiến đơn vị sự nghiệp có thu chưa phát huy được quyển tự chủ thực sự trong tổ chứchoạt động của mình Nhằm mở rộng hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối vớicác đơn vị sự nghiệp, ngày 25/04/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-

CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Theo đó, đơn vị sự nghệpđược quyền quyết định các khoản thu, mức thu đối với các hoạt động sản xuất cungứng dịch vụ; liên doanh liên kết đảm bảo nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích lũy;được chủ động sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp bảo đảm hoạt độngthường xuyên, nguồn thu sự nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao Đơn sự nghiệpđược quyền quyết định các mức chi quản lý, nghiệp vụ thường xuyên cao hoặc thấphơn mức chi do nhà nước quy định, được tự chủ trong sự dụng kinh phí nghiên cứukhoa học để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và cộng nghệ

Trang 34

Nội dung Nghị định số 43/2006/NĐ – đối với các đơn vị sự nghiệp gồm :

Mở rộng quyền cho các đơn vị sự nghiệp có thu

Thứ nhất, theo cơ chế cũ các đơn vị sự nghiệp có thu chỉ được phép sử dụng

nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được coi là kinh phí Nhà nước ( viện phí, phí…).Trong cơ chế tài chính mới, các đơn vị sự nghiệp có thu ngoài nguồn kinh phí Nhànước cấp còn được phép vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng

và nâng cao chất lượng hoạt động, cung ứng dich vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vaytheo quy định của pháp luật

Thứ hai, trước đây các đơn vị hành chính sự nghiệp không được phép mở tài

khoản tại ngân hàng Theo quy định mới, các đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động

sử dụng số tiền gửi tại ngân hàng hoặc kho bạc để phản ánh các khoản thu chi của hoạtđộng sản xuất, cung ứng dịch vụ Các khoản kinh phí Ngân sách Nhà nước vẫn đượcphản ánh qua tài khoản tại kho bạc

Thứ ba, các đơn vị sự nghiệp có thu quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước theo

quy định đối với đơn vị hành chính sự nghiệp Với tài sản cố định dùng cho hoạt độngsản xuất, cung ứng dịch vụ được phép trích khấu hao thu hồi vốn theo chế độ áp dụngcho các doanh nghiệp Nhà nước Ngoài ra, số tiền trích khấu hao tài sản cố định và sốtiền thu do thanh lý tài sản thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước thay cho việc phải nộpNhà nước như hiện nay đơn vị được phép sử dụng tại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ

sở vật chất, đổi mới trang thiết bị cho đơn vị

Thứ tư, một điểm mới nữa trong cơ chế quản lý mới là đơn vị còn được chủ

động trong việc sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; sắp xếp và quản lýlao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị Đơn vị được phép thực hiện chế

độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động phù hợp với khối lượngcông việc và khả năng tài chính của mình Đồng thời, đơn vị hoạt động sản xuất, cungứng dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với Ngân sách theo luật định

Về các nguồn tài chính

Nguồn thu của đơn vị gồm:

Trang 35

* Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp : giống như hiện nay, nguồn NSNN bao gồm

các khoản kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; kinh phí theo đơn đặt hàngcủa Nhà nước; vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; kinh phícấp để thực hiện tinh giản biên chế Có sự thay đổi trong nguồn NSNN cấp là: Nhànước chỉ cấp kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị không tự đảm bảotoàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, các đơn vị tự bảo đảm chi phí sẽ không nhậnkhoản kinh phí này

* Nguồn tự thu của đơn vị: gồm phần để lại từ số phí, lệ phí thuộc Ngân sách

Nhà nước do đơn vị thu theo quy định Mức thu, tỷ lệ nguồn thu để lại đơn vị sử dụng

và nội dung chi theo quy định của Nhà nước Riêng với các khoản thu thu từ hoạt độngsản xuất, cung ứng dịch vụ: thủ trưởng đơn vị quyết định mức thu theo nguyên tắc bảođảm bù đắp chi phí và có tích luỹ

* Nguồn khác: tài trợ, vốn vay tín dụng trong và ngoài nước…

Về các khoản chi

Nội dung chi của đơn vị gồm: Chi thường xuyên (chi cho con người lao động,chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn , chi mua sắm và sửa chữa TSCĐ.Một khoản chi nữa được coi như chi thường xuyên là chi cho hoạt động sản xuất vàcung ứng dịch vụ); chi thực hiện đề tài nghiên cứu; Chi tinh giản biên chế; Chi đầu tưphát triển; Các khoản chi khác

Những điểm mới trong quy định về khai thác và sử dụng các nguồn tài chính là:

Thứ nhất, về định mức chi quản lý hành chính Theo quy định cũ định mức chi

cho quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại…) và chi nghiệp vụthường xuyên phải tuân thủ nghiêm ngặt theo định mức do Nhà nước quy định bất kểtính thực tế cũng như hiệu quả của công việc Điều này đã không khuyến khích ngườithực hiện đồng thời cũng gây lãng phí, kém hiệu quả Theo cơ chế mới, Thủ trưởngđơn vị quyết định mức chi cho từng hoạt động, nghiệp vụ và công khai trong quy chếchi tiêu nội bộ của đơn vị Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyếtđịnh phương thức khoản chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc Định mức này cóthể cao hơn nhưng cũng có thể thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định

Trang 36

Thứ hai, đổi mới trong việc chi trả lương cho người lao động Nhà nước khuyến

khích đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thu nhập chongười lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao sau khi thực hiện đầy đủnghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước; tuy theo kết quả hoạt động tài chính của đơn vị

mà thủ trưởng đơn vị xác định quỹ lương, tiền công của hoạt động đơn vị

Trong phạm vi quỹ lương này, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn vàcông khai trong đơn vị, thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi trả lương theo chất lượng

và hiệu quả công việc trên nguyên tắc người nào, bộ phận nào có thành tích, có đónggóp làm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được hưởng cao hơn Tiềnlương cho mỗi cá nhân ngoài mức lương tối thiểu, hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấpnhư hiện nay còn được hưởng mức điều chỉnh tăng thêm cho mỗi cá nhân

Thứ ba, các đơn vị sự nghiệp được chuyển sang các năm tiếp theo chi đối với

các khoản chi tiết kiệm được từ kinh phí chi NSNN khoản chi, các khoản thu được đểlại theo quy định Đối với khoản khoán chi NSNN được khoán chi được trích lập cácquỹ tương tự như đối với nguồn kinh phí tích lũy được từ hoạt động sự nghiệp, hoạtđộng dịch vụ và chuyển sang sử dụng trong các năm tiếp theo

Về trích lập quỹ

Hàng năm ngoài việc trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi như hiện nay đơn

vị phải trích lập thêm quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sựnghiệp

Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động:

- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm

Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệpquyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:

- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

Trang 37

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao được quyết định tổng mức thu nhậptrong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc,chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triểnhoạt động sự nghiệp

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiềnlương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;

Với chính sách ‘xã hội hóa, đa dạng hóa’ đã tạo điều kiện tăng các nguồn lực đểphát triển hệ thống y tế trong nước chính phủ đã ban hành thông tư hướng dẫn cụ thểNghị định số 69/2008/NĐ-CP về liên doanh, liên kết trong khu vực bệnh viện cônglập Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ra đời giúp các bệnh viện công lập giải quyết đượcvấn đề thiếu vốn đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng Từ đó giúp các đơn vị tiếp cận vớinhững thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực y tế của thế giới, đáp ứngđược nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân

1.6 Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý tài chính bệnh viện.

1.6.1 Hệ thống bệnh viện công lập thuộc các nước Đông Âu

Tại các nước Đông Âu (OECD), hệ thống bệnh viện công là nhà cung cấp dịch

vụ y tế chiếm ưu thế Hệ thống bệnh viện công do Nhà nước đảm bảo phần lớn nguồntài chính từ thuế và bảo hiểm y tế thông qua cấp kinh phí ngân sách và lương

Các nguồn tài chính của bệnh viện công của OECD gồm:

* NSNN cấp: là nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của bệnh viện Các tổchức Nhà nước quyết định việc đầu tư trong bệnh viện Về cơ bản, tất cả các quyếtđịnh đầu tư nằm trong tay Chính phủ, hầu như không có tự đầu tư của các bệnh viện

* Nguồn từ BHXH bắt buộc: tất cả những người sử dụng lao động và người laođộng buộc phải đóng góp BHXH Nhìn chung từ cuối những năm 1990, đây trở thànhnguồn chính cho hoạt động của các bệnh viện công ở Đông Âu Tuy nhiên , ràng buộcngân sách đối với các quỹ này rất mềm: Nhà nước bù đắp cho thâm hụt ngân sáchBHYT, do vậy càng khuyến khích việc chấp nhận lãng phí

* Thanh toán trực tiếp: tất cả các nước Đông Âu đều đưa ra hệ thống đồngthanh toán BHXH cấp tài chính phần lớn các chi phí nhưng được bổ sung bằng cáckhoản thanh toán trực tiếp từ bệnh nhân Có một điểm cần nhấn mạnh là việc thực hiệnđồng thanh toán ở Đông Âu rất rời rạc và chỉ áp dụng ở một bộ phận nhỏ các dịch vụ

Trang 38

Bệnh nhân trả trực tiếp cho các dịch vụ CSSK nhưng đồng thời cũng đưa tiền trả ơn( bồi dưỡng) nửa hợp pháp hay bất hợp pháp cho các bác sỹ Và điều này xảy ra kháthường xuyên.

Về chi: các định mức chi tiêu của bệnh viện do Nhà nước hoặc BHXH định ra.Các bệnh viện công ở các nước Đông Âu hoạt động trên nguyên tắc bù đắp chi phíbằng thu nhập; họ không có quyền chi tiêu vượt quá ngân sách được phân bổ Songtrên thực tế các bệnh viện thường chi vượt thu và phần thâm hụt này thường đượcNSNN bù đắp Điều đáng nói ở đây là các ràng buộc ngân sách khá mềm- Nhà nướckhông đòi hỏi kỷ luật tài chính đối với khu vực bệnh viện công Điều này để ngỏ chocon đường lãng phí nguồn lực

Đối với các bác sỹ làm việc trong bệnh viện công ở Đông Âu có tư cách viênchức nhà nước, xếp hạng trong bộ máy thứ bậc quan liêu theo vị trí và thâm niên côngtác Lương của họ phụ thuộc vào ngân sách phân bổ cho trả lương nhân viên, phụthuộc vào tình trạng tài khoá của Nhà nước và đặc biệt vào cấp bậc gắn với từng cánhân trong cơ cấu lương quan liêu Hình thức trả lương này gây sự phân biệt khôngngừng so với thu nhập ở các lĩnh vức khác đồng thời không xứng đáng với công sức

mà các bác sỹ bỏ ra Do đó , hiện tượng các bác sỹ có “ thu nhập thứ hai” rất phổ biến:

đó là các khoản tiền trả ơn, tiền biếu của bệnh nhân Trong một khảo sát ở Hungarynăm 1998: hơn 3/4 dân chúng được hỏi nói rằng có thông lệ biếu tiền bác sỹ khi đếnKCB tại bệnh viện và khi hỏi các bác sỹ kết quả cũng tương tự: khoảng 75-85% bác sỹnhận tiền biếu từ bệnh nhân

1.6.2 Mô hình bệnh viện công của Trung Quốc

Hệ thống bệnh viện công ở Trung Quốc gồm ba tuyến dịch vụ chủ yếu:

- Trạm y tế thôn bản: làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ngoại trú để điều trịcác bệnh thông thường, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và các dịch vụ tiêm chủng

- Bệnh viện xã/ phường/ thị trấn: cung cấp các dịch vụ ngoại trú điều trị cácbệnh thông thường và tiểu phẫu đơn giản

- Bệnh viện huyện: cung cấp các dịch vụ nội trú và ngoại trú, kể cả các phẫuthuật phức tạp

Với chính sách tài chính cho y tế của Nhà nước: giảm chi NSNN cho các cơ sở

y tế; đẩy mạnh phương thanh toán theo dịch vụ (đặc biệt là phí sử dụng dịch vụ) vàđưa vào áp dụng cơ chế đồng thanh toán cho những người có bảo hiểm nhà nước hoặc

Trang 39

bảo hiểm lao động Hệ thống bệnh viện công của Trung Quốc hiện nay phụ thuộc quánhiều vào nguồn thu nhập từ phí sử dụng dịch vụ Các khoản thưởng cho cán bộ bệnhviện cũng là cách khuyến khích tăng nguồn thu từ cung cấp dịch vụ càng nhiều càngtốt Và Trung Quốc là quốc gia có mức viện phí khá cao

Trong khi mức viện phí cao, BHYT giảm: tỷ lệ người dân tham gia BHYT từ71% năm 1981 xuống còn 21% tổng dân số vào năm 1993 Số BHYT này lại tập trungvào vùng thành thị mà chủ yếu cho nhóm dân cư khá giả Thực tế này đã gây ra tìnhtrạng mất công bằng trong chăm sóc sức khoẻ: gánh nặng viện phí chuyển từ nhóm cóthu nhập cao sang nhóm có thu nhập thấp, từ người khoẻ mạnh sang người ốm yếu, từ

độ tuổi lao động sang người già và trẻ em Mức viện phí cao đồng thời cũng là rào cảnđối với người dân tiếp cận các dịch vụ y tế Một cuộc điều tra tiến hành năm 1992-

1993 tại Trung Quốc cho thấy: 60% bệnh nhân được bác sỹ ký giấy chuyển viện khôngnhập viện do giá viện phí cao; 40% số người ốm nặng đều nói rằng họ đã không tìmkiếm các dịch vụ y tế vì chi phí quá cao

1.6.3 Hệ thống bệnh viện của Mỹ

Mỹ là quốc gia điển hình đại diện cho các nước có hệ thống bệnh viện tư, tựhạch toán Tuy nhiên nếu nói ở Mỹ hầu như chỉ có các tổ chức tư nhân hoạt động vìmục đích lợi nhuận cung ứng các dịch vụ y tế là sai lầm mặc dù đây là hình thức chiếm

tỷ trọng đáng kể song không phải là áp đảo Tại Mỹ còn có nhiều bệnh viện thuộc nhàthờ, thuộc các Quỹ, thuộc trường học… Song điều đáng chú ý ở Mỹ là các hình thức

sở hữu không cứng nhắc: có thể dễ dàng chuyển từ bệnh viện công thành bệnh viện tưhoặc ngược lại

Hệ thống bệnh viện tại Mỹ hoàn toàn dựa vào khoản thanh toán từ các quỹBHYT, BHXH và thu viện phí trực tiếp hoặc thu phí đồng chi trả BHYT Nhà nước chỉcung cấp tài chính cho bệnh viện qua: chương trình bảo hiểm sức khoẻ cho người cao

tuổi (Medicare), và cho người nghèo (Medicaid) Ngoài ra Nhà nước trực tiếp tài trợ

cho nghiên cứu y khoa và đào tạo bác sỹ

Với cách tổ chức trên đã khuyến khích tính hiệu quả trong y tế Không thể phủnhận một điều rằng Mỹ là quốc gia đi dầu trên thế giới trong lĩnh vực áp dụng các tiến

bộ y khoa vào thực tiễn Theo lời ông Donna Shalala, người giữ chức Bộ trưởng BộSức khoẻ và Con người lâu nhất trong lịch sử Mỹ: “ Hệ thống của chúng ta là hệ thống

Trang 40

chăm sóc sức khoẻ tốt nhất thế giới Tuy vậy, hệ thống của chúng ta có thể là tệ hại,đặc biệt là với những người không được điều trị đủ sớm”.

Đó là một phần đáng kể dân chúng Mỹ, khoảng 15% hay trên 40 triệu ngườikhông có BHYT Hơn thế nữa là vấn đề ít được nhiều người biết đến nhưng rất nghiêmtrọng, đó là vấn đề “ Bảo hiểm thấp” Các khoản chi tiêu trong khám chữa bệnh tại Mỹ

là khá cao và tăng nhanh liên tục Một số nhân tố tạo ra sự tăng nhanh là:

Thứ nhất, chính công dân tự quyết định chi cho bảo vệ sức khoẻ là bao nhiêu từ

tổng chi tiêu trong gia đình nên khoản chi này được hưởng ưu tiên cao hơn so với khinhà chính trị quyết định phân chia các khoản chi tiêu ngân sách

Thứ hai, Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về phát triển công nghệ y học vì vậy việc áp

dụng công nghệ tiên phong là đắt nhất

Thứ ba, mức thu nhập của bác sỹ cao Thu nhập của bác sỹ Hoa Kỳ gấp khoảng

năm lần so với thu nhập trung bình quốc gia

Thứ tư, chi phí khám chữa bệnh cao bởi một số dịch vụ mang tính hoang phí

không cần thiết, thậm chí có hại Giá viện phí đắt lên hơn so với mức hợp lý Cả bác sỹlẫn bệnh nhân đều đẩy chi phí đắt đỏ sang cho hãng bảo hiểm, còn hãng bảo hiểm đẩytổng số bảo hiểm sang cho người trả tiền (người sử dụng lao động và người được bảohiểm) thông qua phí bảo hiểm cao hơn

Thứ năm, thường xuyên xảy ra các vụ kiện tụng về sơ xuất y tế trong đó các toà

án thường tuyên những khoản bồi thường cao, gây áp lực thêm lên chi phí để bù đắpcác chi phí liên quan Và chính các vụ kiện tụng thúc đẩy nhà cung cấp dịch vụ đặtthêm nhiều xét nghiệm và tư vấn thừa vô dụng để tự bảo vệ chính mình chống lạinhững cáo buộc khả dĩ và sai sót

Ngày đăng: 06/03/2015, 10:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Nguyễn Trường Giang (2003) về “Đổi mới cơ chế quản lý kinh phí Ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới cơ chế quản lý kinh phí Ngân sáchnhà nước trong lĩnh vực y tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước
19. Phan Đình Hội (2011) trong đề tài về “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu tại Trung tâm Y tế TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đốivới đơn vị sự nghiệp có thu tại Trung tâm Y tế TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
26. Viện khoa học Tài chính (2001) “Đổi mới quản lý chi tiêu công cộng ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý chi tiêu công cộng ở ViệtNam
[1]: Trích dẫn nguồn: Lớp tài chính công K50 trường Đại Học Kinh tế Quốc dân Hà Nội “Nâng cao quản lý tài chính của bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức – Hà Nội theo cơ chế tự chủ tài chính” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao quản lý tài chính của bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức – Hà Nội theo cơ chế tự chủ tài chính
1. Báo cáo của Bộ y tế gửi ủy ban Thường vụ Quốc hội số 267/BC-BYT ngày 23 tháng 3 năm 2012. Báo cáo về bảo đảm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và vấn đề điều chỉnh khung giá viện phí Khác
16. Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 thng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chế độ ưu đi theo nghề đối với công chức, viên chức công chức tại các cơ sở y tế công lập Khác
17. Nghị định số 62/2009/NĐ-CP quy định về mức hưởng BHYT đối với người tham gia BHYT Khác
20. Thông tư liên tịch 13/2004/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng Khác
20. Thông tư liên tịch số: 08/2005/TTLT-BNV-BTC, ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện việc chi trả phụ cấp làm thêm giờ của Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính hướng dẫn Khác
21. Thông tư liên tịch số: 09/2003/TTLT-BYT-BTC-BNV, ngày 29/9/2003 hướng dẫn thực hiện việc chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật của Bộ Y tế – Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ Khác
22. Thông tư liên tịch Số: 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế Khác
23. Thông tư số: 05/2005/TT-BNV, ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện việc chi trả phụ cấp trách nhiệm của Bộ Nội vụ ban hành Khác
24. Thông tư số: 07/2005/TT-BNV, ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện việc chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm của Bộ Nội vụ và Công văn số: 6608/BYT- TCCB, ngày 22 tháng 8 năm 2005 của Bộ Y tế ban hành Khác
25. Thông tư số: 23/2005/TT-BYT ngày 25 tháng 8 năm 2005 hướng dẫn thực hiện việc chi trả trợ cấp chức vụ của Bộ Y tế ban hành Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w