1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC

92 1,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam

Trang 1

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 9

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 9

1.1.1 KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 9

1.1.2 CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 9

1.1.2.1 Chức năng phân phối 9

1.1.2.2 Chức năng giám đốc bằng tiền 10

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa hai chức năng của tài chính doanh nghiệp 10

1.1.3 CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10

1.1.3.1 Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước 10

1.1.3.2 Các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường 11

1.1.3.3 Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp 12

1.2 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 13

1.2.1 KHÁI NIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 13

1.2.2 VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 13

1.2.3 NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 14

1.2.3.1 Hoạch định tài chính 14

1.2.3.2 Kiểm tra tài chính 15

1.2.3.3 Quản lý các khoản thu – chi 15

1.2.3.4 Quản lý vốn luân chuyển 16

1.2.3.5 Phân tích tài chính 18

1.2.3.6 Các quyết định đầu tư tài chính 24

1.2.4 CÁC NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 24

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 25

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM 28

Trang 2

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI HOÀNG

NAM 28

2.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 28

2.1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 28

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 28

2.1.2.2 Bộ máy quản lý của Công ty 29

2.2 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 31

2.2.1 CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 31

2.2.2 KIỂM TRA TÀI CHÍNH 33

2.2.3 QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU – CHI 34

2.2.3.1 Quản lý doanh thu và lợi nhuận 34

2.2.3.2 Quản lý các khoản chi phí 35

2.2.4 QUẢN LÝ VỐN LUÂN CHUYỂN 35

2.2.4.1 Quản lý vốn cố định 36

2.2.4.2 Quản lý vốn lưu động 37

2.2.4.3 Quản lý vốn đầu tư tài chính 40

2.2.5 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 40

2.2.5.1.Tài liệu phân tích 40

2.2.5.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty 45

2.2.5.3 Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính của Công ty 57

2.2.6 CÁC QUYÊT ĐỊNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 69

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 70

2.3.1 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 70

2.3.1.1 Những thành tựu đạt được 71

2.3.1.2 Những hạn chế cần khắc phục 73

2.3.2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY 74

2.3.2.1 Nguyên nhân từ việc quản lý điều hành lãi suất 74

2.3.2.2 Hạn chế của các yếu tố kỹ thuật 74

2.3.2.3 Hạn chế trong trình độ và kinh nghiệm quản lý 75

Trang 3

PHẦN 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ

KHÍ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM 77

3.1 MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 77

3.1.1 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRONG TƯƠNG LAI 77

3.1.1.1 Thị trường quốc tế 77

3.1.1.2 Thị trường trong nước 77

3.1.2 MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 78

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY 79

3.2.1 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 79

3.2.1.1 Kế hoạch tài chính ngắn hạn 79

3.2.1.2 Kế hoạch tài chính dài hạn 80

3.2.2 TĂNG TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG VÀ KIỂM TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 81

3.2.3 CỦNG CỐ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY 86

3.2.3.1 Củng cố mối quan hệ giữa Công ty và Nhà nước 86

3.2.3.2 Củng cố mối quan hệ của Công ty với thị trường tài chính 86

3.2.3.3 Củng cố mối quan hệ giữa Công ty với các thị trường khác 87

3.2.3.4 Củng cố mối quan hệ trong nội bộ Công ty 87

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 88

3.3.1 ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 88

3.3.1.1 Thực hiện có hiệu quả luật doanh nghiệp 88

3.3.1.2 Hoàn thiện hệ thống thuế 89

3.3.1.3 Hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng và chính sách vốn 89

3.3.1.4 Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế 90

3.3.1.5 Tăng cường quản lý Nhà nước với hoạt động của doanh nghiệp 90

3.3.2 ĐỐI VỚI BỘ TÀI CHÍNH 91

KẾT LUẬN 93

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đinh Thế Hiển - Quản trị tài chính công ty,lý thuyết và ứng dụng - NXB Thống

kê - Năm 2001,Hà Nội

2.Josette Peyrard - Phân tích tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm2004,Hà Nội

3.Josette Peyrard - Quản lý tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm 1994,HàNội

4.Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính- PGS.TS.Nguyễn ĐìnhKiệm, TS Bạch Đức Hiển - NXB Tài chính - 2008, Hà nội

5.Nguyễn Hải Sản - Quản trị tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm1996,Hà Nội

6.Nguyễn Thanh Liêm - Quản trị tài chính - NXB Thống kê - Năm 2007,Hà Nội7.Trương Mộc Lâm - Tài chính doanh nghiệp sản xuất - NXB Thống kê - Năm1991,Hà Nội

8 Lý thuyết Tài chính tiền tệ GS.TS Dương Thị Bình Minh,TS Sử Đình Thành NXB Thống Kê - Năm 2005,Hà Nội

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Quản lý tài chính là một bộ phận quan trọng của quản lý kinh doanh và là kiểuquản lý mang tính tổng hợp, sử dụng hình thức giá trị đối với doanh nghiệp Cùngvới thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, sự đi sâu cảicách thể chế doanh nghiệp và quản lý kinh doanh, quản lý tài chính ngày càng đượccác nhà quản trị coi trọng, vị trí của nhân viên quản trị ngày càng được nâng cao.Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã và đang vươn ra thị trường rộng hơn,lớn hơn với sự cạnh tranh khốc liệt Một mặt mang lại những lợi ích dài hạn đểdoanh nghiệp phát triển thông qua mở rộng thị trường và đổi mới cơ chế quản lý vàkinh doanh theo yêu cầu cạnh tranh, mặt khác sẽ là những thách thức không nhỏ đốivới khả năng của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải cơ cấu lại sản xuấtkinh doanh, chuyển dịch đầu tư và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh.Quá trình đối phó với các thách thức cạnh tranh đặt ra cho các doanh nghiệp cầnthiết có sự hỗ trợ từ nhiều phía nhằm tạo điều kiện để các nguồn vốn tài chính đượcnhanh chóng chuyển sang sử dụng ở các lĩnh vực kinh doanh khác hiệu quả hơn Vàtrong quá trình này, vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề lớn mà cácdoanh nghiệp rất cần phải quan tâm và chú trọng

Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình hìnhtài chính của doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu và từ đó lập các kếhoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầunhân công trong tương lai nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Các nhà quản lýtài chính doanh nghiệp cần phải chú trọng đến cơ chế quản lý nguồn vốn, luôn nắmbắt rõ tình hình tài chính công ty như lòng bàn tay, góp phần thúc đẩy tiến trìnhnâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính, xác định được nhu cầu vốn kinhdoanh và từ đó hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của công ty Vì vậy nếu hoạtđộng quản lý tài chính đạt hiệu quả không chi giúp nâng cao năng lực tài chính củadoanh nghiệp mà còn thúc đầy mọi hoạt động khác cùng phát triển

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Công ty

Cơ khí Thương mại Hoàng Nam cũng không nằm ngoài sự vận động đó Trongnhững năm gần đây, các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạtđược hiệu quả như mong muốn, nhưng còn một lĩnh vực chưa thực sự đạt hiệu quả

Trang 8

đó là công tác quản lý tài chính của Công ty Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hoạtđộng không hiệu quả là do sự quản lý còn lỏng lẻo, chưa được quan tâm và chưathực sự đạt được hiệu quả Do đó, trong tương lai Công ty muốn khắc phục đượcnhững yếu kém của mình cũng như góp phần hỗ trợ cho hoạt động sản xuất pháttriển thì hoạt động quản lý tài chính của Công ty cần được đổi mới và cải thiện theohướng ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn Nhận thấy hoạt động quản lý tài chính

có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động của Công ty cũng như những bất

cập đang tồn tại của nó, em đã chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM”.

Nội dung chuyên đề thực tập bao gồm 3 phần chính:

Phần 1: Cơ sở lý luận về tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp.

Phần 2: Thực trạng quản lý tài chính của Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam.

Phần 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam.

Trang 9

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng của hệ thống tài chínhtrong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nềnkinh tế hàng hoá tiền tệ Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thì bất cứ mộtdoanh nghiệp nào cũng phải có một lượng tiền tệ nhất định, đó là tiền đề cần thiết

và quan trọng Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời làquá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ Trong quá trình đó đãphát sinh các luồng tiền tệ gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạtđộng đầu tư cũng như mọi hoạt động khác của doanh nghiệp Các luồng tiền baogồm các luồng tiền tệ đến và ra khỏi doanh nghiệp tạo thành sự vận động của cácluồng tài chính trong doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những mối quan hệ kinh tế diễn ra dướihình thức giá trị giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh, nó phát sinh trongquá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp

Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động cơ bản nhấtđối với mỗi doanh nghiệp Hoạt động tài chính doanh nghiệp nếu được duy trì vàphát triển một cách ổn định thì sẽ tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho mọi hoạtđộng khác của doanh nghiệp vận động và phát triển Hoạt động tài chính doanhnghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu như huy động, khai thác vốn,đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cũng như phân bổ và sử dụng các nguồn vốn mộtcách hợp lý và hiệu quả

1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.1.2.1 Chức năng phân phối

Đối với mỗi doanh nghiệp thì vấn đề tài chính là vô cùng quan trọng Để quátrình sản xuất kinh doanh có thể diễn ra thì vốn của doanh nghiệp phải được phânphối cho các mục đích khác nhau và các mục đích này đều hướng tới một mục tiêuchung của doanh nghiệp Quá trình phân phối vốn cho các mục đích đó được thểhiện theo các tiêu chuẩn và định mức được xây dựng dựa trên các mối quan hệ kinh

tế của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh Tiêu chuẩn và định mức phân phối

đó không phải cố định trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp mà nó

Trang 10

thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình từng giai đoạn hoạt độngcủa doanh nghiệp.

1.1.2.2 Chức năng giám đốc bằng tiền

Bên cạnh chức năng phân phối thì tài chính doanh nghiệp còn có chức nănggiám đốc bằng tiền Chức năng này không thể tách khỏi chức năng phân phối, nógiúp cho chức năng phân phối diễn ra có hiệu quả nhất Kết quả của mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được thể hiện thông qua các chỉ tiêu tàichính như thu, chi, lãi, lỗ… Các chỉ tiêu tài chính này tự thân nó đã phản ánh đượctình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình thực hiện các mục tiêukinh tế xã hội của doanh nghiệp và còn giúp các nhà quản lý đánh giá được mức độhợp lý và hiệu quả của quá trình phân phối, để từ đó có thể tìm ra được phươnghướng và biện pháp điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao hơn trong kỳ kinh doanhtiếp theo

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa hai chức năng của tài chính doanh nghiệp

Chức năng phân phối và chức năng giám đốc bằng tiền của tài chính doanhnghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau Chức năng phân phối là tiền đề của hoạtđộng sản xuất kinh doanh, nó xảy ra trước và sau một chu trình sản xuất kinhdoanh Chức năng giám đốc bằng tiền luôn theo sát chức năng phân phối, ở đâu có

sự phân phối thì ở đó có giám đốc bằng tiền và có tác dụng điều chỉnh quá trìnhphân phối cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Haichức năng này cùng tồn tại và hỗ trợ cho nhau để hoạt động tài chính doanh nghiệpdiễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất

1.1.3 Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp

1.1.3.1 Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước

Đây là mối quan hệ phát sinh đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp Doanhnghiệp muốn xuất hiện trên thị trường thì trước tiên doanh nghiệp phải có được giấyphép hoạt động do Nhà nước cấp và doanh nghiệp muốn tồn tại thì mọi hoạt độngcủa doanh nghiệp phải diễn ra trên khuôn khổ của hiến pháp, pháp luật do Nhà nướcquy định Doanh nghiệp vừa nhận được các lợi ích từ Nhà nước vừa phải chịu cácnghĩa vụ đối với Nhà nước Doanh nghiệp có thể nhận được những khoản trợ cấpcủa Nhà nước, sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn thông qua cáckhoản cho vay ưu đãi và doanh nghiệp cũng có thể nhận được sự bảo trợ của Nhànước trên thị trường trong nước và quốc tế… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phảiđảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước mà biểu hiện cụ thể nhất là các

Trang 11

khoản thuế phải nộp Nhà nước Doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên thị trường Bên cạnh

đó, Nhà nước cũng phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngàycàng hỗ trợ và khuyến khích cho các doanh nghiệp phát triển cũng như bảo hộ choquyền lợi cho các doanh nghiệp khi gia nhập thị trường quốc tế Trong điều kiệnkinh tế hội nhập hiện nay thì Nhà nước còn có một vai trò vô cùng quan trọng làphát hiện ra và có những điều chỉnh kịp thời các văn bản pháp luật cho phù hợp vớitình hình và nhu cầu mới của thị trường và doanh nghiệp để tạo ra một môi trườngngày càng thông thoáng để doanh nghiệp có thể gia nhập thị trường cũng như tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất

1.1.3.2 Các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra trên thị trườngthông qua việc trao đổi, mua bán các loại sản phẩm Trong quá trình này doanhnghiệp luôn tiếp xúc với các loại thị trường để thoả mãn các nhu cầu của mình baogồm thị trường tài chính, thị trường hàng hoá, thị trường lao động…

- Mối quan hệ với thị trường tài chính: Thị trường tài chính đóng một vai trò quantrọng đối với mỗi doanh nghiệp Vì vốn là điều kiện tiên quyềt đối với mỗi doanhnghiệp khi xuất hiện trên thị trường, nó quyết định đến quá trình thành lập, quy mô

và tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp Và thị trường tài chính là một kênh cungcấp tài chính cho nhu cầu của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể tạo đượcnguồn vốn thích hợp bằng cách phát hành các giấy tờ có giá trị như chứng khoán, cổphiếu, trái phiếu… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành kinh doanh cácmặt hàng này trên thị trường tài chính để thu lợi nhuận, góp phần giải quyết mộtphần nhu cầu về vốn của doanh nghiệp Đồng thời thông qua các hệ thống tài chính-ngân hàng, doanh nghiệp có thể huy động được vốn, đầu tư vào thị trường tài chínhhay thực hiện các quan hệ vay trả, tiền gửi, thanh toán…

- Mối quan hệ với thị trường hàng hoá: Thị trường hàng hoá là một thị trường vôcùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanh Đây chính là nơi diễn ra hoạt động trao đổi các sản phẩm giữa các doanhnghiệp và kết quả của quá trình này có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp trên thị trường Thông qua thị trường này doanh nghiệp có thểtiêu thụ được các sản phẩm mà mình sản xuất ra cũng như mua các sản phẩm củacác doanh nghiệp khác mà mình có nhu cầu Quá trình này giúp cho thị trường hànghoá vô cùng đa dạng và luôn luôn phát triển

Trang 12

- Mối quan hệ với thị trường lao động: Các sản phẩm được tạo ra trên thị trườngchính là kết tinh của sức lao động Chính vì vậy mà thị trường lao động có mối quan

hệ rất mật thiết với các doanh nghiệp Doanh nghiệp là nơi thu hút và giải quyếtcông ăn việc làm cho một số không nhỏ người lao động Ngược lại, thị ttrường laođộng lại là nơi cung cấp cho doanh nghiệp những doanh nghiệp phù hợp với nhucầu của doanh nghiệp, là cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp

- Mối quan hệ với các thị trường khác: Bên cạnh các thị trường trên thì doanhnghiệp còn có mối quan hệ với rất nhiều thị trường khác như thị trường khoa họccông nghệ, thị trường tư liệu sản xuất, thị trường bất động sản, thị trường thôngtin… Đối với các thị trường này, doanh nghiệp vừa đóng vai trò là nhà cung ứngcác dịch vụ đầu vào vừa đóng vai trò là khách hang tiêu thụ các sản phẩm đầu ra Duy trì và phát triển được các mối quan hệ với các thị trường này sẽ giúp cho doanhnghiệp chủ động hơn trong mọi hoạt động của mình trên thị trường

1.1.3.3 Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp

Trong nội bộ doanh nghiệp cũng phát sinh rất nhiều mối quan hệ như mốiquan hệ giữa các bộ phận sản xuất- kinh doanh trong doanh nghiệp, quan hệ giữacác phòng ban, quan hệ giữa người lao động với người lao động trong quá trình làmviệc, quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động, quan hệ giữa doanh nghiệp vớingười quản lý doanh nghiệp, quan hệ giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụngvốn…

Các mối quan hệ này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp và doanhnghiệp có thể kiểm soát được Nếu doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ nàythì sẽ tạo được động lực rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, khi đó hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra trôi chảy, các thành viên đều

có trách nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động sản xuấtkinh doanh diễn ra hiệu quả hơn Chính vì vậy, các nhà quản lý cần phải nắm vữngtầm quan trọng của các mối quan hệ này để có thể có những biện pháp hữu hiệu vàphù hợp với tình hình của doanh nghiệp mình để có thể duy trì và củng cố được cácmối quan hệ này và tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho mọi thành viêntrong doanh nghiệp, tạo cơ hội và khuyến khích sự đòng góp của mọi thành viêntrong quá trình phát triển doanh nghiệp

Trang 13

1.2 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính trong doanh nghiệp

Khái niệm quản lý tài chính hiểu một cách đơn giản là công tác quản lý cácvấn đề trong doanh nghiệp có liên quan đến việc tổ chức thực hiện các biện phápđảm bảo sự cân đối, hài hoà các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp nhằm đảmbảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt năng suất, chất lượng vàhiệu quả ngày càng cao

Quản lý tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tàichính, tổ chức và thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tàichính của doanh nghiệp, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, phát triển ổn định, khôngngừng gia tăng giá trị của doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường

Như vậy có thể thấy rằng quản lý tài chính doanh nghiệp là một quá trình, từviệc phân tích tình hình của doanh nghiệp cũng như môi trường hoạt động củadoanh nghiệp để đưa ra các quyết định tài chính hợp lý, phù hợp với tình hình củadoanh nghiệp, đến đảm bảo các quyết định tài chính được thực hiện và phù hợp vớimục tiêu của hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng như mục tiêu phát triển chungcủa doanh nghiệp Hiểu theo một cách đơn giản thì quản lý tài chính là việc các nhàquản lý làm cách nào để huy động vốn nhanh và ổn định nhất, phân bổ và sử dụngnguồn vốn ấy có hiệu quả nhất, đưa lại lợi nhuận cao và ổn định cho doanh nghiệp

và đảm bảo cho hoạt động tài chính và hoạt động của doanh nghiệp phát triển ổnđịnh

1.2.2 Vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp

Quản lý tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với quản lý doanh nghiệp và giữ vịtrí quan trọng hàng đầu trong quản lý doanh nghiệp Hầu hết các quyết định quản lýkhác đều được dựa trên kết quả rút ra từ những đánh giá tài chính trong quản lý tàichính doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có nhiều vấn

đề tài chính nảy sinh, đòi hỏi các nhà quản lý phải nhạy bén và năng động để đưa racác quyết định kịp thời và khoa học để giải quyết các vấn đề đó, có như vậy mớiđảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển Để tồn tại và phát triển, hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được đặt trên cơ sở công tác hoạch định

cả về mặt chiến lược và chiến thuật Về mặt chiến lược phải xác định rõ mục tiêukinh doanh, các hoạt động dài hạn và các chính sách tài chính của doanh nghiệp Về

Trang 14

mặt chiến thuật phải xác định những công việc trong thời hạn ngắn, cụ thể để phục

vụ cho kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp Các quyết định về mặt chiến lược vàchiến thuật của doanh nghiệp được lựa chọn chủ yếu trên cơ sở của sự phân tích,cân nhắc về mặt tài chính

Quản lý tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản lý doanh nghiệp, thựchiện các nội dụng cơ bản của quản lý tài chính đối với các quan hệ phát sinh tronghoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.Quản lý tài chính doanh nghiệp được hình thành để nghiên cứu, phân tích và

xử lý mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ tài chínhgiúp các nhà quản lý đưa ra được những quyết định tài chính đúng đắn và mang lạihiệu quả cao cho doanh nghiệp

1.2.3 Nội dung cơ bản về quản lý tài chính trong doanh nghiệp

1.2.3.1 Hoạch định tài chính

Hoạch định tài chính là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ cáckhâu khác trong quá trình quản lý tài chính Khâu này sẽ là cơ sở cho việc lựa chọncác phương án hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai và cũng đồngthời là căn cứ để tiến hành kiểm tra, kiểm soát các bộ phận trong tổ chức

Quy trình hoạch định tài chính của doanh nghiệp được thực hiện theo 5 bướcnhư sau:

Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường

Để xây dựng kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu cácnhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của hoạt động tài chính củadoanh nghiệp Các nhà quản lý phải nghiên cứu môi trường bên ngoài để có thể xácđịnh được các cơ hội, thách thức hiện có và tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động tàichính của doanh nghiệp; nghiên cứu môi trường bên trong tổ chức để thấy đượcnhững điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để có thể có những giải pháp hữuhiệu khắc phục những điểm yếu và phát huy cao độ những điểm mạnh

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp bao gồm các mục tiêu về lợi nhuận, mụctiêu doanh số và mục tiêu hiệu quả Các mục tiêu tài chính cần xác định một cách rõràng, có thể đo lường được và phải mang tính khả thi Do đó các mục tiêu này phảiđược đặt ra dựa trên cơ sở là tình hình của doanh nghiệp hay nói cách khác là dựatrên kết quả của quá trình nghiên cứu và dự báo môi trường Đồng thời, cùng vớiviệc đặt ra các mục tiêu thì nhà quản lý cần phải xác định rõ ràng về trách nhiệm,

Trang 15

quyền hạn của từng bộ phận trong doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêunày.

Bước 3: Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu

Căn cứ vào các mục tiêu đã đề ra, dựa trên cơ sở tình hình hoạt động củadoanh nghiệp, các nhà quản lý xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêunày Các phương án phải được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và chỉ nhữngphương án triển vọng nhất mới được đưa ra phân tích

Bước 4: Đánh giá các phương án

Các nhà quản lý tiến hành phân tích, tính toán các chỉ tiêu tài chính của từngphương án để có thể so sánh, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của rừng phương áncũng như khả năng hiện thực hoá như thế nào, tiềm năng phát triển đến đâu…

Bước 5: Lựa chọn phương án tối ưu

Sau khi đánh giá các phương án, phương án tối ưu sẽ được lựa chọn Phương

án này sẽ được phổ biến tới những cá nhân, bộ phận có thẩm quyền và tiến hànhphân bổ nguồn nhân lực và tài lực cho việc thực hiện kế hoạch

1.2.3.2 Kiểm tra tài chính

Kiểm tra là hoạt động theo dõi và giám sát một hoạt động nào đó dựa trên căn cứ làcác mục tiêu chiến lược đã đề ra và trên cơ sở đó phát hiện ra những sai sót và cónhững sửa chữa kịp thời Do đó, kiểm tra là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quantrọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của mọi tổ chức Tài chính làmột vấn đề phức tạp có ý nghĩa quan trọng quyết định đến mọi hoạt động của tổ nênhoạt động kiểm tra tài chính lại càng trở nên quan trọng và cần được tổ chức đúngquy trình và nghiêm túc Kiểm tra tài chính giúp cho cơ quan quản lý theo dõi thựchiện các quyết định tài chính được ban hành và giúp ngăn chặn, sửa chữa kịp thờinhững sai sót trong việc thực hiện quyết định của cấp trên

Nội dung của kiểm tra tài chính gồm 3 giai đoạn:

Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính

Kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt

Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính

1.2.3.3 Quản lý các khoản thu – chi

Doanh thu và chi phí được thể hiện trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

và được sử dụng để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thu - chiphản ánh luồng tiền vào, luồng tiền ra của doanh nghiệp trong ngắn hạn Nó cho biếtkhả năng thanh toán của doanh nghiệp Các khoản thu và các khoản chi được thể

Trang 16

hiện trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đây là cơ sở quan trọng để nhà quản lý xâydựng kế hoạch tiền mặt của doanh nghiệp

Công tác quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp được thựchiện tốt sẽ giúp các nhà quản trị tài chính lập và hiểu các báo cáo tài chính của doanhnghiệp, nhận biệt được mối liên hệ giữa báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưuchuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán- những căn cứ để phân tích tài chính doanhnghiệp Xác định rõ các khoản doanh thu và chi phí trong kinh doanh của doanhnghiệp, các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp, xác định các khoản chi phí nào

là chi phí hoạt động kinh doanh và những chi phí thuộc về các hoạt động khác.Ngoài ra còn giúp các nhà quản trị tài chính dự đoán và xác định được qui mô cácdòng tiền trong tương lai, làm căn cứ để tính toán thời gian thu hồi vốn đầu tư, giá trịhiện tại dòng (NPV), tỷ suất thu hồi nộ bộ (IRR)… Từ đó có các biện pháp cân bằnggiữa thu và chi để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán

1.2.3.4 Quản lý vốn luân chuyển

Quản lý vốn luân chuyển bao gồm 3 nội dung quan trọng là: Quản lý vốn cốđịnh, Quản lý vốn lưu động và Quản lý vốn đầu tư tài chính

- Quản lý vốn cố định

Vốn cố định là tổng lượng tiền khi tiến hành định giá tài sản cố định Tài sản

cố định là những tư liệu lao động có giá trị sử dụng trong thời gian dài, tham giavào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất không thay đổi từ khi đưavào sản xuất cho đến khi thanh lý Để quản lý vốn cố định một cách có hiệu quả, tổchức cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định theo chu kỳ

và phải đảm bảo chính xác

+ Dựa vào đặc điểm của tài sản cố định và căn cứ theo khung quy định về tài sảncủa Bộ Tài chính để lựa chọn phương án tính khấu hao phù hợp, đảm bảo thu hồivốn nhanh, khấu hao vào giá cả sản phẩm hợp lý

+ Thường xuyên đổi mới, nâng cấp để không ngừng nâng cao hiệu suất sản xuất củatài sản cố định

+ Sau mỗi kỳ hoạt động, doanh nghiệp sử dụng các tiêu chí để tính toán, đánh giáhiệu quả sử dụng vốn cố định Từ đó tìm ra các nguyên nhân để tìm biện pháp khắcphục những hạn chế và tiếp tục tăng cường những điểm mạnh của tài sản cố định

- Quản lý vốn lưu động

Trang 17

Để quản lý vốn lưu động một cách có hiệu quả thì công tác quản lý vốn lưuđộng cần đảm bảo các nội dung sau:

+ Thực hiện việc phân tích và tính toán để xác định một cách chính xác lượng vốnlưu động cần thiết cho một chu kỳ kinh doanh

+ Khai thác hợp lý các nguồn tài trợ vốn lưu đông

+ Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động,tìm hiểu và phát hiện xem vốn lưu động bị ứ đọng ở mặt nào, khâu nào để kịp tìmkiếm những biện pháp xử lý hữu hiệu

Trong công tác quản lý vốn lưu động cần quán triệt các nguyên tắc sau:

Bảo đảm thoả mãn nhu cầu vốn cho sản xuất đồng thời bảo đảm sử dụng vốn cóhiệu quả Trong công tác quản lý vốn lưu động thường xuất hiện những mâu thuẫngiữa khả năng vốn lưu động thì có hạn mà phải đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinhdoanh rất lớn Giải quyết mâu thuẫn này, doanh nghiệp phải cải tiến quản lý, tăngcường hạch toán kinh doanh, đề ra những biện pháp thích hợp để hoàn thành tốtnhiệm vụ sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Sử dụng vốn lưu động phải kết hợp với sự vận động của vật tư, hàng hoá Vốnlưu động là biểu hiện bằng tiền của vật tư hàng hoá Luân chuyển vốn lưu động vàvận động của vật tư kết hợp chặt chẽ với nhau Cho nên quản lý tốt vốn lưu độngphải đảm bảo sử dụng vốn trong sự kết hợp với sự vận động của vật tư, nghĩa là tiềnchi ra phải có một lượng vật tư nhập vào theo một tỷ lệ cân đối, hoặc số lượng sảnphẩm được tiêu thụ phải đi kèm số tiền thu được về nhằm bù đắp lại phần vốn đãchi ra

Tự cấp phát vốn và bảo toàn vốn: Doanh nghiệp tự mình tính toán nhu cầu vốn

để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện bằng các nguồnvốn được huy động Nguyên tắc này đề cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệptrong quá trình tái sản xuất trong khuôn khổ các nhiệm vụ đã đề ra của mục tiêu kếhoạch Doanh nghiệp phải tổ chức những nguồn vốn mình cần đến trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh, do đó những kết quả hoạt động của bản thân doanhnghiệp là tiền đề để tiến hành tái sản xuất mở rộng theo kế hoạch Chính vì thế khảnăng phát triển trong tương lai của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào chỗ hoạt độngtrong năm nay kết quả như thế nào Tuy nhiên không thể xuất phát một chiều hoàntoàn từ những khả năng tài chính hiện có để kế hoạch hoá mở rộng sản xuất Điểmxuất phát của kế hoạch hoá tái sản xuất mở rộng là việc tiến hành những dự đoán:

Sự phát triển nhu cầu, những thay đổi trong quy trình công nghệ của sản xuất để

Trang 18

nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước, những sựhoàn thiện nhằm mục đích tăng khối lượng sản xuất sản phẩm đang có ưu thế trênthị trường và tổng lợi nhuận Quán triệt quan điểm này, doanh nghiệp phải một mặtchủ động khai thác và sử dụng các nguồn vốn tự có, mặt khác huy động các nguồnvốn khác bằng các hình thức linh hoạt và sử dụng vốn vay một cách thận trọng vàhợp lý.

- Quản lý vốn đầu tư tài chính

Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các tài sản tài chính như mua cổ phiếu,trái phiếu hoặc tham gia vào góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác để gópphần đảm bảo cho nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp cũng như tăng thu nhậpcho doanh nghiệp Trong xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại thì đầu tư tàichính ngày càng phát triển và mang lại lợi ích ngày càng lớn cho các doanh nghiệp.Chính vì thế hoạt động quản lý vốn đầu tư tài chính ngày càng có vai trò quan trọngđối với các doanh nghiệp

1.2.3.5 Phân tích tài chính

Phân tích tài chính là “một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụcho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lýdoanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanhnghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết địnhquản lý phù hợp”

Từ khái niệm phân tích tài chính như vậy, ta có thể thấy rằng phân tích tàichính là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và cũng đòi hỏi

cả một quá trình nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học và kỹ lưỡng Để hoạtđộng phân tích tài chính đạt được hiệu quả thì yêu cầu nguồn dữ liệu cung cấp phảichính xác, người tiến hành phân tích phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹnăng làm việc nhất định Phân tích tài chính là một hoạt động vô cùng quan trọng vìkết quả của nó được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau Phân tích tài chínhgiúp cho nhà quản lý nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, đồngthời có thể phat hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mìnhthông qua việc so sánh các kết quả của phân tích tài chính Từ đó nhà quản lý có thể

đề ra những biện pháp hữu hiệu kịp thời khắc phục những khó khăn cũng như pháttriển hơn nữa các điểm mạnh của mình Kết quả phân tích tài chính cũng là một căn

cứ để các chủ thể khác như ngân hàng, Nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp

Trang 19

khác… đành giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có hướng đầu tưthích hợp và hiệu quả nhất.

Phương pháp phân tích

Có một hệ thống các công cụ và phương pháp mà người phân tích sử dụngtrong quá trình phân tích tài chính, trong đó có hai phương pháp phân tích được sửdụng phổ biến nhất là phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ

Phương pháp so sánh: Khi sử dụng phương pháp này cần đảm bảo các điều kiện cóthể so sánh được như phải thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất,đơn vị tính… của các chỉ tiêu tài chính Đồng thời căn cứ theo mục đích nghiên cứu

mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt không gian hoặcthời gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánhđược sử dụng có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân

Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này yêu cầu các tỷ lệ so sánh chủ yếutheo các tiêu chí cơ bản, xác định được các ngưỡng, các định mực để nhận xét vàđánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tài liệu phân tích

Phân tích tình hình tài chính là phương pháp để đánh giá tình hình tài chínhnói riêng và tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp nên các tài liệu sử dụngtrong quá trình phân tích rất đa dạng và cần được kết hợp một cách hợp lý Trongtất cả các tài liệu được sử dụng thì Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng và được

sử dụng chủ yếu để phân tích tài chính Báo cáo tài chính thể hiện toàn bộ tình hìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là nơi để cung cấp nguồn thôngtin chính xác và thiết thực cho các chủ thể cả trong doanh nghiệp lẫn ngoài doanhnghiệp Báo cáo tài chính là một tài liệu được xây dựng qua quá trình tính toán tỉ mỉ

và chi tiết, có sự kết hợp của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp nên các thôngtin trong đó rất cụ thể, chính xác và phản ánh đúng tình hình của doanh nghiệp Báocáo tài chính có 3 loại là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Nội dung phân tích tài chính

Phân tích tình hình tài chính là vô cùng quan trọng, do đó khi tiến hành phântích phải đảm bảo được các nội dung sau:

- Phân tích khái quát một số vấn đề:

+ Phân tích tình hình diễn biến tài sản và kết cấu tài sản của doanh nghiệp

Trang 20

+ Phân tích kết cấu nguồn vốn, diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồnvốn của doanh nghiệp.

+ Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Phân tích tình hình thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước

- Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu tài chính

Việc phân tích các đặc trưng tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho nhà lãnhđạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được tình hình của đơn vị mình vàchuẩn bị căn cứ lập kế hoạch cho thời kỳ tương lai, giúp cho các ngân hàng hay cácnhà đầu tư xem xét tình hình doanh nghiệp và có các quyết định thích hợp tronglĩnh vực của mình

Có 4 nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Chỉ tiêu về kết cấu tài chính( tỷ trọng nợ )

Chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực

Chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận

- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời còn được gọi là khả năng thanh toán ngắnhạn, được tính như sau:

Trong đó: Tài sản lưu động gồm vốn bằng tiền, tài sản dự trữ( vật tư, hàng hoá,chi phí sản xuất dở dang) và vốn trong thanh toán (các khoản phải thu) Số nợ gồmcác khoản phải trả( người bán, lương, BHXH…), các khoản vay nợ( nợ ngân hàng,

nợ mua trái phiếu…), các khoản thuế phải nộp mà chưa nộp và các phải nộp và phảitrả khác

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là thước đo khả năng có thể trả nợ củadoanh nghiệp, nó chỉ ra phạm vị, quy mô mà các yêu sách của những chủ nợ đượctrang trải bằng những tài sản lưu dộng có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳphù hợp với hạn nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời càng lớn thì khả năng thanh toán hiện thờicủa doanh nghiệp càng cao

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Tổng số( tài sản) lưu động

Tổng số nợ

Trang 21

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay, nợ đến hạnkhông dựa vào việc bán vật tư hàng hoá( kể cả sản phẩm dở dang)

Hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toánnhanh và hệ số này càng cao càng tốt Nếu cao hơn hệ số thanh toán trung bình củangành thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khả quan hơn mức trungbình của ngành Nếu doanh nghiệp thu các khoản phải thu thì đã đủ trả các khoản

nợ trong kỳ hạn mà không cần phải bán đi vật tư hàng hoá

- Chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính

Hệ số góp vốn là chỉ tiêu đặc trung về kết cấu tài chính của doanh nghiệp Hệ

số góp vốn đo lường sự góp vốn của những chủ sở hữu doanh nghiệp so với sự tàitrợ của những người cho vay( Ngân hàng, người mua trái phiếu doanh nghiệp…).Nếu vốn tự có( góp cổ phần, ngân sách cấp, tự bổ sung bằng lợi nhuận) chỉ chiếm tỷ

lệ nhỏ trong sự tài trợ vốn cho doanh nghiệp thì tính rủi ro của hoạt động doanhnghiệp sẽ do những người cho vay gánh chịu là chính

Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu Tổng số nợ trong hạn

Hệ số thanh toán nhanh =

Hệ số nợ =

Tổng số nợ của doanh nghiệp Tổng số vốn của doanh nghiệp

Trang 22

Hệ số thanh toán lợi tức vay

Nếu hệ số thanh toán lợi tức vay thấp thì doanh nghiệp sẽ khó có khả năng bổsung vốn kinh doanh bằng đi vay vì không có khả năng trả lợi tức vay Do đó hệ sốnày càng cao càng tốt đối với doanh nghiệp

- Chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực

Các hệ số kinh doanh có tác dụng đo lường xem doanh nghiệp khai thác, sửdụng các nguồn lực có hiệu qủa như thế nào

Số vòng quay vốn vật tư- hàng hoá

Hệ số vòng quay vốn vật tư- hàng hoá cao làm cho doanh nghiệp củng cố lòngtin vào khả năng thanh toán, nếu thấp thì tình hình doanh nghiệp có thể bị ứ đọngvật tư hàng hoá vì không cần dùng hoặc dự trữ quá mức, hoặc sản phẩm bị tiêu thụchậm vì sản xuất chưa sát nhu cầu thị trường Do đó đối với doanh nghiệp, hệ sốvòng quay vốn vật tư- hàng hoá càng lớn càng tốt

Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh trong thanh toán

Số vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động cho biết một đồng tài sản lưu động tạo ra baonhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích Đối với các doanh nghiệp thì chỉ tiêu nàycàng lớn càng tốt

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Số dư bình quân vốn vật tư- hàng hoá

trong kỳ

=

Kỳ thu tiền trung bình =

Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu trung bình ngày

Trang 23

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết đầu tư một đồng vào tài sản cố định thìtạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích Chỉ tiêu này càng cao thìcàng hiệu quả đối với doanh nghiệp

Hệ số vòng quay toàn bộ vốn

Hệ số vòng quay toàn bộ vốn hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết mộtđồng đầu tư tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp

- Chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận

Doanh lợi sản phẩm tiêu thụ

Nếu doanh lợi sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp nhỏ hơn mức trung bìnhcủa nghành có nghĩa là giá bán sản phẩm của doanh nghiệp thấp hơn hoặc chi phísản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp cao hơn mức trung bình của ngành

Số dư bình quân tổng số vốn các loại

của doanh nghiệp

Trang 24

Do đó mục tiêu tăng doanh lợi vốn tự có là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạtđộng quản lý tài chính doanh nghiệp.

1.2.3.6 Các quyết định đầu tư tài chính

Để tìm kiếm lợi nhuận, các doanh nghiệp tiến hành việc đầu tư tài chính ra bênngoài Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường luôn biến động như ngày nay thì nhữngquyết định này càng trở nên khó khăn và mức độ rủi ro cũng tăng Do đó các nhàquản lý tài chính cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyếtđịnh đầu tư, đảm bảo duy trì và phát triển nguồn tài chính của doanh nghiệp Nhàquản lý đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên cơ sở lựa chọn các phương án căn cứvào các chỉ tiêu cụ thể bao gồm cả đầu tư vào doanh nghiệp lẫn đầu tư ra ngoàidoanh nghiệp để các quyết định đầu tư thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp

1.2.4 Các nguyên tắc trong quản lý tài chính

Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cáchhiệu quả thì phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định Tuân thủ các nguyên tắctrong quản lý tài chính sẽ góp phần đảm bảo cho doanh nghiệp có được tiềm lực tàichính vững mạnh, thúc đẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp Về cơ bản, công tácquản lý tài chính của doanh nghiệp cần phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắcsau:

Một là, tôn trọng pháp luật

Mọi loại hình doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải được Nhànước cho phép và tuân thủ đúng luật pháp nước sở tại Do đó tôn trọng luật pháp lànguyên tắc bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp Vì thế Nhà nước thông quacác công cụ quản lý vĩ mô của mình như luật pháp, các chính sách tài chính… đểquản lý các doanh nghiệp cũng như quảnlý công tác quản lý tài chính tại các doanhnghiệp nhằm đảm bảo lợi ích, sự công bằng cũng như thực hiện những trách nhiệmcủa mọi chủ thể trong nền kinh tế

Hai là, tôn trọng nguyên tắc hạch toán kinh doanh

Hạch toán kinh doanh là nguyên tắc quan trọng nhất quyết định sự sống còncủa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Để thực hiện tốt nguyên tắc này,doanh nghiệp cần đảm bảo lấy thu bù chi và đảm bảo có doanh lợi Do đó, cácdoanh nghiệp cần phải nghiên cứu và nắm chắc các chuẩn mực tài chính kế toánhiện hành, không ngừng cập nhật và đổi mới theo sự điều chỉnh của Bộ Tài chính đểđảm bảo cho quá trình hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp và tuân thủcác nguyên tắc hạch toán kế toán chung Tuân thủ nguyên tắc này, công tác quản lý

Trang 25

tài chính doanh nghiệp phải hướng vào các giải pháp như chủ động khai thác nguồnvốn, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, các quyết định đầu tư phải đảmbảo tuân theo những yêu cầu của thị trường.

Ba là, đảm bảo luôn giữ chữ “tín” trong hoạt động tài chính

Trong kinh doanh cũng như trong hoạt động tài chính, chữ “tín” là vô cùngquan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài và ổnđịnh thì phải thiết lập và duy trì được mối quan hệ bền vững với các chủ thể kháctrong nền kinh tế.Do đó, doanh nghiệp phải luôn tạo dựng và củng cố niềm tin củacác đối tác như Nhà nước, bạn hàng, nhà cung ứng, khách hàng… Để đảm bảo giữđược chữ “tín” trong hoạt động tài chính thì trước tiên doanh nghiệp phải đảm bảothực hiện tốt và đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, luôn tôn trọng và đảm bảocác điều kiện hợp đồng, cam kết kinh doanh và hạn chế xảy ra “bội tín” đối với cácđối tác và luôn đảm bảo giữ vững uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Bốn là, đảm bảo nguyên tắc an toàn và hiệu quả

Trong hoạt động quản lý cũng như hoạt động quản lý tài chính, các nhà quản

lý luôn đứng trước những phương án lựa chọn Các phương án này có thể đưa lạinhững hiệu quả khác nhau với mức độ rủi ro khác nhau, một phương án đem lạihiệu quả cao có khi lại phải đối mặt với rủi ro lớn Do đó các nhà quản lý tài chínhphải luôn cân nhắc trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyết địnhcủa mình và luôn đảm bảo nguyên tắc đảm bảo cho doanh nghiệp đạt mức lợi nhuậncao nhất và ổn định

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải tuân thủ các nguyên tắc khác như: Nguyên tắcchi trả, nguyên tắc thị trường có hiệu quả, nguyên tắc giá trị thời gian của tiền…

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Quản trị tài chính ở những doanh nghiệp khác nhau đều có những điểm khácnhau, sự khác nhau đó ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: Sự khác biệt về hìnhthức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và môitrường kinh doanh của doanh nghiệp

a Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp

Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có các loạihình thức doanh nghiệp chủ yếu sau:

Trang 26

- Doanh nghiệp nhà nước

- Công ty cổ phần

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa cácdoanh nghiệp trên có ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc tổchức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận

b Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh

Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ tớiquản trị tài chính doanh nghiệp Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm về mặtkinh tế và kỹ thuật khác nhau Những ảnh hưởng đó thể hiện:

- Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh:

Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của doanhnghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng

để hình thành và sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cốđịnh và vốn lưu động) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán chi trả -Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh:

Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu vốn sửdụng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm Những doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ ngắnthì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn,doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho doanhnghiệp dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền; cũng như trong việc tổchức đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh Những doanh nghiệp sản xuất ranhững loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra một lượng vốn lưu độngtương đối lớn, doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính chất thời vụ, thìnhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn, tiền thu

về bán hàng cũng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả, cũng thường gặpnhững khó khăn Cho nên việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo sựcân đối giữa thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp cũng khó khăn hơn

c Môi trường kinh doanh

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanhnhất định Môi trường kinh doanh bao gồm tất những điều kiện bên ngoài ảnh

Trang 27

hưởng mọi hoạt động của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh có tác động mạnh

mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tài chính

Dưới đây chủ yếu xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến các hoạt độngquản trị tài chính doanh nghiệp

- Sự ổn định của nền kinh tế

Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởngtrực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốncủa doanh nghiệp Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi rotrong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó cóảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng,máy móc thiết bị hay nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất hay việc tăng tài sản -Ảnh hưởng về giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế

Giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớntới doanh thu, do đó cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận Cơcấu tài chính của doanh nghiệp cũng được phản ảnh nếu có sự thay đổi về giá cả Sựtăng, giảm lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới sự chi phí tài chính và sự hấpdẫn của các hình thức tài trợ khác nhau Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khảnăng huy đông vốn vay Sự tăng hay giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tìnhhình kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư

Tất cả các yếu tố trên có thể được các nhà quản trị tài chính sử dụng để phântích các hình thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốn trên thịtrường tài chính

- Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ

Sự cạnh tranh sản phẩm đang sản suất và các sản phẩm tương lai giữa các doanhnghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và có liên quan chặtchẽ đến khả năng tài trợ để doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng trong một nền kinh tếluôn luôn biến đổi và người giám đốc tài chính phải chịu trách nhiệm về việc chodoanh nghiệp hoạt động khi cần thiết

Cũng tương tự như vậy, sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi doanh nghiệpphải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình tàichính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp chodoanh nghiệp

- Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp

- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian

Trang 28

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ

THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam có tên đầy đủ là Công ty Cơ khíThương mại Hoàng Nam (TNHH)

Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam được thành lập vào ngày 08 tháng 12năm 2006

Địa chỉ: Quảng Bố - Quảng Phú – Lương Tài – Bắc Ninh

Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bằng đồng, nhôm, gang,sắt, thép, nhựa, cao su, inox Thu mua kinh doanh, tái chế nguyên liệu, phế liệu gồmđồng, nhôm, gang, sắt, thép, nhựa

Tổng số lao động thực tế của Công ty là 30 người Trong đó, ban lãnh đạo gồm 8 người,công nhân gồm 22 người, trong đó lao động trực tiếp có 18, và 4 lao động gián tiếp

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của Công ty

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bằng đồng, nhôm, gang,sắt, thép, nhựa, cao su, inox phục vụ nghành điện và các Công ty chế tạo và nắpgiáp ổn áp, các công ty sản xuất thiết bị vệ sinh, các sản phẩm đấu nối đường ốngdẫn nước Thu mua kinh doanh, tái chế nguyên liệu, phế liệu gồm đồng, nhôm,gang, sắt, thép, nhựa

Từ khi thành lập đến nay Công ty luôn đặt nhiệm vụ sử dụng hiệu quả nguồnvốn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường hiện tại lên hàng đầu Ngoài ra Công

ty cũng không ngừng tìm hiểu và cung ứng sản phẩm của mình đến thị trường tiềmnăng nhằm mục đích mở rộng phát triển kinh doanh Công ty luôn chấp hành các

Trang 29

chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào Ngânsách Nhà nước; thực hiện đúng các cam kết với các đối tác, đảm bảo sự tín nhiệmcủa bạn hàng trong và ngoài nước; đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên củaCông ty; đảm bảo an toàn sản xuất và giữ gìn trật tự an ninh xã hội…

2.1.2.2 Bộ máy quản lý của Công ty

Tổng số lao động của Công ty là 30 người, trong đó bộ phận quản lý là 8 người

và bộ phận lao động trực tiếp là 18 người và 4 lao động gián tiếp Sơ đồ cơ cấu tổchức của Công ty như sau:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

1 Giám đốc

2 Phòng tài

chính - nhân sự

4 Quản lý phân xưởng

5 Phân xưởng 1

3 Phòng kinh doanh

6 Phân xưởng 2

Trang 30

Phòng tài chính và nhân sự

Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam là một đơn vị nhỏ, do đó phòng tàichính và nhân sự thực hiện các công việc lien quan tới vấn đề về nhân sự, hànhchính và tài chính kế toán của Công ty

Phòng có 3 chức năng chính là tổ chức lao động - tiền lương, hành chính và tàichính- kế toán Phòng đóng vai trò là tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máyquản lý của Công ty, xây dựng các định mức lao động, tổ chức tuyển dụng và đàotạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực, tài chính và thực hiện các nghiệp vụ kếtoán

Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng năm, quý,tháng, tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng bán hàng, giao hàng và thanh toán,bảo đảm hoàn thành kế hoạch doanh thu của Công ty đề ra Phòng còn có nhiệm vụxây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu chính vàphụ cho nhu cầu của thị trường

Quản lý phân xưởng gồm có quản lý phân xưởng giúp giám đốc quản lý chặt chẽ

các mặt hàng tại kho và thủ kho chịu trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ xuất –nhập hàng hóa, tư vấn giúp giám đốc về việc sửa chữa cũng như nhập máy mócphục vụ việc cung ứng sản phẩm cho thị trường Chức vụ quản lý sản xuất thực hiệncông việc giám sát công nhân sản xuất, chịu trách nhiệm về kỹ thuật và chất lượngcủa sản phẩm, trực tiếp đào tạo kỹ năng nghề cho công nhân mới và nâng cao trình

độ nghề cho công nhân

Trang 31

2.2 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA

2.2.1 Công tác hoạch định tài chính của Công ty

Để quản lý tài chính, Công ty tiến hành hoạch định tài chính Công tác hoạchđịnh tài chính của Công ty tập trung vào việc lựa chọn phương án hoạt động choCông ty trong tương lai Các kế hoạch tài chính của Công ty được xây dựng dựatrên các mục tiêu phát triển tổng thể của Công ty và mục tiêu quản lý tài chính củaCông ty Công tác hoach định tài chính của Công ty được xây dựng dựa trên việcxem xét tình hình huy động và sử dụng nguồn tài chính của Công ty, sự biến độngcủa thị trường, từ đó xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty.Các kế hoạch tài chính được xây dựng dựa trên cơ sở là định hướng của các chínhsách kinh tế xã hội chung, các chính sách của từng ngành và chính sách cụ thể củaCông ty

Quy trình hoạch định tài chính của Công ty được thực hiện như sau:

Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường

Công ty tiến hành phân tích môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt độngquản lý tài chính của Công ty Các nhà quản lý nghiên cứu thị trường hàng hoá vậtliệu xây dựng, thị trường tài chính ngân hàng… để thấy được những cơ hội, tháchthức mà doanh nghiệp đã, đang gặp phải hay còn đang tiềm ẩn

Tiến hành nghiên cứu và phân tích môi trường bên trong của Công ty thôngqua kết quả hoạt động, thực trạng huy động và sử dụng các nguồn vốn… để có thểthấy được điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, từ đó các nhà quản lý có được địnhhướng và cơ sở cho các bước tiếp theo

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

Sau khi phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của Công ty,phòng tài chính và ban lãnh đạo Công ty đặt ra mục tiêu hoạt động cho năm tàichính tiếp theo

Năm 2009 lợi nhuận của Công ty không được cải thiện nhiều Do đó mục tiêuhoạt động tài chính năm 2010 của Công ty được thống nhất như sau:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 15%

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt 20%

Các chỉ tiêu tài chính dự kiến cho năm tài chính 2010 như sau:

Trang 32

Bảng 2.1 MỤC TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2010

tính

Mục tiêunăm 2010

1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

2 Nhóm chỉ tiêu đăc trưng về kết cấu tài chính

3 Nhóm chỉ tiêu về hoạt động, sử dụng các nguồn lực

4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

(Nguồn: Phòng tài chính – nhân sự Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam)

Bước 3: Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu

Phòng tài chính cùng với ban giám đốc đưa ra những phương án thực hiện đểđạt được mục tiêu trên cơ sở phù hợp với tình hình tài chính của Công ty và có tínhkhả thi cao

Bước 4: Đánh giá các phương án

Các nhà quản lý tiến hành phân tích và đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu.Quá trình đánh giá được dựa chủ yếu vào việc so sánh các chỉ tiêu tài chính cũngnhư độ khả dụng của các phương án Phương án được lựa chọn là phương án manglại hiệu quả cao nhất và có tính khả thi cao

Bước 5: Lựa chọn phương án tối ưu và triển khai phương án

Sau khi đánh giá các phương án và lựa chọn được phương án tài chính tối ưu,tiến hành thể chế hoá kế hoạch tài chính và phổ biến xuống toàn bộ cán bộ côngnhân viên của Công ty Phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng cho từng bộphận có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tài chính

2.2.2 Kiểm tra tài chính

Kiểm tra tài chính là công việc Công ty phải tiến hành thường kỳ Kiểm tra tàichính giúp cho người quản lý Công ty kịp thời phát hiện những sai lệch, cơ hội và

Trang 33

thách thức khó khăn trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty để từ đó kịp thời

ra những quyết định hữu hiệu để giải quyết những khó khăn cũng như giải pháp đểphân phối các nguồn tài chính của Công ty một cách có hiệu quả hơn

Nguyên tắc kiểm tra tài chính của Công ty được thống nhất như sau:

- Công tác kiểm tra tài chính được thực hiện trên cơ sở tuân thủ hiến pháp và phápluật

- Kiểm tra phải thực hiện một cách chính xác, công khai và được tiến hành thườngxuyên Mọi cá nhân, phòng ban đều được phổ biến kế hoạch và các kết quả kiểm tratài chính

- Công tác kiểm tra tài chính của Công ty có hai mục tiêu trọng yếu cần đảm bảo làhiệu lực và hiệu quả

Bản chất kiểm tra tài chính của Công ty:

- Bộ phận tài chính của Công ty tiến hành kiểm tra tiến độ huy động vốn và nguồnkhai thác vốn, đối chiếu với kế hoạch tài chính mà Công ty đã đặt ra

- Kiểm tra quá trình phân phối các nguồn tài chính của Công ty, so sánh xem cóđảm bảo như kế hoạch và có khách quan hay không

- Tiến hành kiểm tra thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chínhcủa Công ty

- Kiểm tra tài chính phải đảm bảo tính toàn diện, tức là tiến hành kiểm tra mọi mặt,mọi lĩnh vực, kiểm tra mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình quản lý của Công ty.Cách thức tiến hành kiểm tra tài chính của Công ty như sau:

Công ty tiến hành công tác kiểm tra tài chính cả trước và sau khi thực hiện kếhoạch tài chính Kiểm tra tài chính nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả đạtđược cũng như những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính.Tiến hành kiểm tra tài chính suốt quá trình thực hiện kế hoạch tài chính để có thểđánh giá và so sánh xem việc thực hiện kế hoạch tài chính có thực sự có hiệu quảkhông, đồng thời có thể rút ra và tích luỹ được những kinh nghiệm cho việc xâydựng và triển khai các kế hoạch tài chính sau một cách có hiệu quả hơn nhằmhướng tới mục tiêu chung của Công ty

2.2.3 Quản lý các khoản thu – chi

Việc quản lý doanh thu và chi phí trở lên rất quan trọng đối với các doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường như hiện nay Công việc này được các nhà quản

lý của mỗi doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích tăng lợi nhuận và đạt được cácmục tiêu của doanh nghiệp Các nhà quản lý cần hiểu được những khoản thu – chi

Trang 34

của mỗi doanh nghiệp như thế nào thông qua các báo cáo tài chính từ đó ra cácquyết định đầu tư và việc sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận cao Nhận thức đượctầm quan trọng của việc này, ban lãnh đạo công ty Hoàng Nam đã tích cực thựchiện và có các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty.

2.2.3.1 Quản lý doanh thu và lợi nhuận

Doanh thu có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của Công ty Doanh thudùng để trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra trong sản xuất kinh doanh, để thanhtoán tiền lương, tiền công và tiền thưởng cho công nhân viên, làm các nghĩa vụ tàichính đối với Nhà nước như nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Phầndoanh thu chủ yếu của Công ty là doanh bán hàng, nó là biểu hiện của tổng giá trịcác loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà Công ty đã bán ra trong kỳ Còn một phầnnhỏ góp vào doanh thu của Công ty là doanh thu từ hoạt động tài chính như lãi chovay, lãi bán ngoại tệ, Doanh thu của Công ty qua các năm:

Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ

6.265.835 6.346.720 6.702.940

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam)

Lợi nhuận có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty Là mục tiêu hàng đầu và lànguồn tài chính quan trọng để đảm bảo cho Công ty tăng trưởng vững chắc, đảmbảo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụđối với Nhà nước của Công ty Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu vàcác khoản chi phí, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty Nó thể hiện qua các năm:

Trang 35

Chi phí kinh doanh của Công ty là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan tớihoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên Hai khoản chi phí kinh doanh chủ yếucủa Công ty là Chi phí sản xuất kinh doanh và Chi phí hoạt động tài chính Chi phísản xuất kinh doanh biểu hiện bằng tiền của tất cả các loại vật tư đã tiêu hao, chi phíhao mòn máy móc, thiết bị, tiền lương hay tiền công và các khoản chi phí phát sinhtrong quá trình sản xuất, bán hàng của Công ty Bao gồm chi phí sản xuất sản phẩm,chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Còn một khoản chi phí cũng quantrọng có liên quan tới hoạt động đầu tư vốn, huy động vốn là chi phí tài chính Gồmchi phí lãi vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả theo kỳ Ngoài ra còn một sốchi phí khác,… Các khoản chi phí của Công ty thể hiện qua các năm:

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam)

2.2.4 Quản lý vốn luân chuyển

Đối với một tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung, để có thể được thành lập

và tồn tại thì điều kiện tiên quyết chính là vốn Do đó, Công ty luôn coi vấn đề quản

lý vốn là vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý tàichính của Công ty Công tác quản lý vốn của Công ty gồm nhiều khâu và đòi hỏiphải được thực hiện một cách nghiêm túc như xác định nhu cầu vốn, xác định cơcấu vốn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao, bảo tồn vốncho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn… Đối với Công tythì quản lý vốn bao gồm 3 mảng lớn là quản lý vốn cố định, quản lý vốn lưu động

và quản lý vốn đầu tư tài chính

2.2.4.1 Quản lý vốn cố định

Vốn cố định là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của Công ty, tài sản

cố định của Công ty là những tư liệu lao động chủ yếu của Công ty mà đặc điểmcủa chúng là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài được sử dụng trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tài sản cố định của Công ty gồm tàisản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình Tài sản cố định vô hình như quyền

Trang 36

sử dụng đất Tài sản cố định hữu hình gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị,phương tiện vận tải và dụng cụ quản lý.Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Tài sản

cố định của Công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế

Bảng 2.5 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Đơn vị: Triệu đồng

Khoản mục Nhà cửa, vật

kiến trúc

Máy mócthiết bị

Phương tiệnvận tải Tổng cộng

Trang 37

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam)

Phương pháp khấu hao tài sản cố định mà Công ty sử dụng là phương phápđường thẳng và được khấu trừ vào nguyên giá tài sản cố định Thời gian sủ dụng tàisản cố định được Công ty ấn định phù hợp với khung thời gian mà Bộ Tài chínhquy định theo Quyết định 206/2003/QĐ- BTC Sử dụng phương pháp khấu hao này

có thể đưa ra cái nhìn toàn diện về hoạt động tạo lập và sử dụng nguồn vốn cố địnhcủa Công ty Từ đó, căn cứ vào các kết quả có liên quan có thể giúp cho nhà quản lýCông ty có thể đánh giá được tình hình huy động và sử dụng vốn cố định có hiệuquả không

- Xác định lượng vốn lưu động cần dùng trong một kỳ kinh doanh của Công ty.Công ty tiến hành xác định một cách chính xác để đảm bảo cho quá trình xuất–nhậphàng hóa diễn ra thuận lợi, tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn làm sản xuất ngưng trệhay thừa vốn gậy ra tình trạng ứ đọng vốn không có hiệu quả

- Tiến hành khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động một cách hợp lý và có hiệu quả.Đây là các khoản tài trợ trong ngắn hạn và bị hạn chế về thời gian nên đảm bảo sửdụng một cách hợp lý là yêu cầu quan trọng đối với Công ty

Trang 38

- Đẩy mạnh hiệu quả trong khâu tiêu thụ sản phẩm, xử lý hàng hoá, bán thành phẩm

bị ứ đọng và áp dụng các hình thức tín dụng thương mại nhằm bảo toàn và pháttriển vốn lưu động của Công ty

Các nhà quản lý Công ty luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu chuyển,nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với tình hìnhhoạt động của Công ty Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong Công ty, các nhàquản lý xem xét các bộ phận cấu thành sau:

- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt: Khi lập các kế hoạch tài chính,Công ty luôn phải đảm bảo các vấn đề có liên quan đến tiền mặt như: Lượng tiềnmặt của Công ty có đáp ứng nhu cầu chi phí không? Mối quan hệ giữa lượng tiềnthu được và chi phì như thế nào? Khi nào thì Công ty cần đến các khoản vay ngânhàng?

Bảng 2.6 TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN Đơn vị: Đồng

Tiền gửi ngân hàng 1.000.000 31.908.700 12.161.600

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam)

Các khoản phải thu: Nhà quản lý của Công ty luôn quan tâm đến những kháchhàng nào thường hay trả chậm và biện pháp cần thiết để đối phó với những kháchhàng đó

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Phải thu khách hàng 225.560.000 244.950.000 459.815.000

(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam)

- Tồn kho: Khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản hiện có của Công ty, do đónhà quản lý tồn kho luôn phải kiểm soát tồn kho thật cẩn thận thông qua việc xem

Trang 39

xét lượng tòn kho có hợp lý với doanh thu, liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếukhông có đủ lượng tồn kho hợp lý cũng như các biện pháp cần thiết để nâng hoặcgiảm lượng tồn kho của Công ty.

(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam)

- Các khoản vay phải trả bao gồm các khoản vay từ ngân hàng và các nhà cho vaykhác Nhà quản lý Công ty quan tâm đến các vấn đề như: lượng vốn đi vay có phùhợp với tình hình phát triển của Công ty hay không? Khi nào thì lãi suất cho vayđến hạn trả?

- Chi phí và thuế đến hạn trả bao gồm các khoản trả lương, lãi phải trả đối với cáctín phiếu, phí bảo hiểm…

(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Nam)

2.2.4.3 Quản lý vốn đầu tư tài chính

Để tìm kiếm thêm lợi nhuận, bên cạnh việc đầu tư trong nội bộ Công ty, Công

ty còn chú trọng đến việc đầu tư và mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra bênngoài Công ty đã thực hiện các hình thức đầu tư ra bên ngoài như mua cổ phiếu,trái phiếu, góp một phần vốn nhàn rỗi để tiến hành kinh doanh Do đó, công tác

Trang 40

quản lý vốn đầu tư tài chính của Công ty cũng rất được coi trọng nhằm đảm bảo chođồng vốn bỏ ra hoạt động có hiệu quả, tránh những tác động xấu tới hoạt động sảnxuất kinh doanh bên trong Công ty, đồng thời có thể đem lại hiệu qủ cao và lợinhuận cho Công ty.

2.2.5 Phân tích tài chính

2.2.5.1.Tài liệu phân tích

Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình quản lý tàichính của Công ty là báo cáo tài chính của Công ty các năm 2008 - 2009 - 2010.Đây là những tài liệu cụ thể và chi tiết thể hiện được tình hình hoạt động tài chínhcủa Công ty, giúp đưa ra cái nhìn tổng thể về hoạt động tài chính nói riêng và sựphát triển chung của Công ty

TÀI SẢN Mã số 31/12/ 2010 31/12/ 2009 31/12/2008

A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1.381.953.589 1.163.854.491 1.138.800.800I- Tiến và các khoản tương

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty (Trang 27)
Bảng 2.5 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Đơn vị: Triệu đồng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.5 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Đơn vị: Triệu đồng (Trang 34)
Bảng 2.5  TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH   Đơn vị: Triệu đồng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.5 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Đơn vị: Triệu đồng (Trang 34)
Bảng 2.9 VAY VÀ NỢ NGẮN HẠN Đơn vị: Triệu đồng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.9 VAY VÀ NỢ NGẮN HẠN Đơn vị: Triệu đồng (Trang 37)
Bảng 2.8  HÀNG TỒN KHO  Đơn vị: Đồng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.8 HÀNG TỒN KHO Đơn vị: Đồng (Trang 37)
Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình quảnlý tài chính của Công ty là báo cáo tài chính của Công ty các năm 2008 - 2009 - 2010 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
i liệu sử dụng để phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình quảnlý tài chính của Công ty là báo cáo tài chính của Công ty các năm 2008 - 2009 - 2010 (Trang 38)
Bảng 2.10 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Đồng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.10 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Đồng (Trang 38)
Bảng 2.10 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Đồng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.10 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Đồng (Trang 38)
1.Tài sản cố định hữu hình 221 1.046.700.000 988.800.000 855.900.000 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
1. Tài sản cố định hữu hình 221 1.046.700.000 988.800.000 855.900.000 (Trang 39)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
ho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 (Trang 40)
Bảng 2.11 Đơn vị: Đồng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.11 Đơn vị: Đồng (Trang 40)
Bảng 2.11            Đơn vị: Đồng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.11 Đơn vị: Đồng (Trang 40)
Bảng 2.12 Đơn vị: Đồng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.12 Đơn vị: Đồng (Trang 41)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
ho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 (Trang 41)
Bảng 2.12 Đơn vị: Đồng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.12 Đơn vị: Đồng (Trang 41)
2.2.5.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
2.2.5.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty (Trang 42)
Bảng 2.13 DIỄN BIẾN TÀI SẢN VÀ KẾT CẤU TÀI SẢN - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.13 DIỄN BIẾN TÀI SẢN VÀ KẾT CẤU TÀI SẢN (Trang 43)
Bảng 2.13 DIỄN BIẾN TÀI SẢN VÀ KẾT CẤU TÀI SẢN - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.13 DIỄN BIẾN TÀI SẢN VÀ KẾT CẤU TÀI SẢN (Trang 43)
b) Phân tích kết cấu nguồn vốn, diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
b Phân tích kết cấu nguồn vốn, diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty (Trang 46)
Bảng 2.14  KẾT CẤU NGUỒN VỐN VÀ DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.14 KẾT CẤU NGUỒN VỐN VÀ DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN (Trang 46)
c) Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
c Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (Trang 48)
Bảng 2.15 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.15 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 48)
Bảng 2.16 DOANH THU SẢN XUẤT - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.16 DOANH THU SẢN XUẤT (Trang 51)
Bảng 2.16 DOANH THU SẢN XUẤT - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.16 DOANH THU SẢN XUẤT (Trang 51)
Bảng 2.17 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.17 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 52)
Bảng 2.17  CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.17 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 52)
d) Phân tích tình hình thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
d Phân tích tình hình thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước (Trang 53)
Bảng 2.18  TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.18 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC (Trang 53)
Bảng 2.19 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
Bảng 2.19 (Trang 66)
BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC TRƯNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CÁC NĂM 2008 – 2009 – 2010 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
2008 – 2009 – 2010 (Trang 66)
BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC TRƯNG TÀI CHÍNH CỦA - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC TRƯNG TÀI CHÍNH CỦA (Trang 66)
- Tình hình thị trường hiện tại, khả năng cạnh tranh của Công ty và mức độ khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường sắp xâm nhập. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
nh hình thị trường hiện tại, khả năng cạnh tranh của Công ty và mức độ khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường sắp xâm nhập (Trang 67)
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2010 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí thương mại hoàng nam.DOC
2010 (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w