1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc

52 552 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 430 KB

Nội dung

Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cung cách làm việc Cơ chế thị trường mở khuyến khích phát triển tất cả các thành phần kinh tế, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động…

Cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với kinh tế các nước trong khu vực và thế giới Tuy nhiên, khi chuyển sang cơ chế thị trường với tính năng động đã tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất Đối mặt với những khó khăn trên, thành công hay thất bại của các chủ thể tham gia vào thị trường phụ thuộc vào khả năng thích ứng nhanh chóng, nhạy bén trong tất cả các lĩnh vực như tổ chức, quản lý, sử dụng các nguồn lực để tạo ra hiệu quả sản xuất cao nhất Các doanh nghiệp phải tìm ra con đường đi cho riêng mình, phải vươn lên từ chính nội lực của bản thân Doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý của nhà nước, bên cạnh việc tuân thủ pháp luật thì doanh nghiệp cần tạo ra lợi nhuận cao nhất bằng cách giảm chi phí sản xuất Có làm được như vậy thì doanh nghiệp mới có thể ổn định, phát triển, có tích luỹ tái mở rộng sản xuất đồng thời khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.

Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến ngay từ khi thành lập đã trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu về sản xuất thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc và một số tỉnh phía Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi của các hộ chăn nuôi.

Sự phát triển của kinh tế đòi hỏi hệ thống kế toán phải hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển ấy để phục vụ cho nhu cẩu quản lý Đây là công cụ đắc lực cho công tác quản lý ở doanh nghiệp.

Trang 2

Nhận thức được vai trò quan trọng đó của công tác tổ chức kế toán và qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến, trên cơ sở kiến thức đã được học, cùng với sự tận tình giúp đỡ của các cô trong khoa và các nhân viên kế toán tại Công ty, em đã chọn và nghiên cứu ba phần hành kế toán trong công ty bao gồm:

- Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu.

- Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.- Tổ chức hạch toán tiền mặt.

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo gồm ba phần.

Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến

Phần II: Bộ máy kế toán và công tác tổ chức hạch toán tại Công ty Cổ

phần Thương mại Hoàng Yến

Phần III: Một số nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tại Công ty Cổ

phần Thương mại Hoàng Yến

Mặc dù đã rất cố gắng xong kiến thức, trình độ năng lực còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều nên không tránh khỏi sai sót nhất định Em xin trân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các giảng viên trong khoa kinh tế - kỹ thuật và các anh chị trong phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo của mình.

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hồng Tươi

Trang 3

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬTVÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CPTM HOÀNG YẾN1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CPTM Hoàng Yến

1.1.1 Lịch sử hình thành của Công ty CPTM Hoàng Yến

Việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã mở ra “kỷ nguyên Thương mại và Đầu tư mới ở một trong nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới” Đối với ngành Nông nghiệp nói riêng việc gia nhập WTO mang đến cho Nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một sân chơi khổng lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, chiếm 95% GDP, 95% giá trị Thương mại và một kim ngạch nhập khẩu giá trị Do đó bên cạnh vấn đề tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp cũng như định hướng lớn của Nhà nước về phát triển chăn nuôi thì Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm có một vị trí quan trọng Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm gắn liền và không thể thiếu với hoạt động chăn nuôi của các hộ nông dân Việt Nam , trang trại, xí nghiệp…

Với một nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu, trong đó nhu cầu sử dụng thịt, trứng, sữa… không ngừng tăng lên Nó cung cấp một nguồn dinh dưỡng cao, là nguồn thực phẩm quan trọng và không thể thiếu đối với con người Nhưng vấn đề đặt ra là sản phẩm chăn nuôi phải đạt giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng tốt, hạ giá thành sản phẩm Do đó, việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để giúp vật nuôi phát triển tốt và các sản phẩm từ ngành chăn nuôi đạt được chỉ tiêu như mong muốn.

Trang 4

Ý thức được nhu cầu thiết yếu của thi trường cũng như mong muốn tạo ra sản phẩm thức ăn đạt chất lượng tốt nhất, một số chuyên gia về dinh dưỡng trong ngành chăn nuôi và nhà cung cấp nguyên vật liệu chính trên thị trường miền Bắc đã cùng nhau cộng tác và thành lập Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hoàng Yến với chức năng chính chuyên nghiên cứu và sản xuất thức ăn cho thủy sản, gia súc và gia cầm.

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.Tên viết tắt: Công ty CPTM Hoàng Yến.

Trụ sở chính: Thôn Hạnh Phúc, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Chi nhánh: khu công nghiệp Xuân Mai, thị trấn Xuân Mai, tỉnh Hòa BìnhKho 1: xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Kho 2: khu Xuân Mai, thị trấn Xuân Mai, tỉnh Hòa Bình.Điện thoại: (84.218) 3672.678

Fax: (84.218) 3672.679

Email: hoangyen@hoangyenfeed.com.vnWebsite: www.hoangyen.com.vn

Trang 5

Tháng 8/2007, khởi công xây dựng nhà máy thứ 3 tại khu công nghiệp Xuân Mai, thị trấn Xuân Mai, tỉnh Hòa Bình.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

Trang 6

Hệ thống quản lý môi trường (EMS) ISO 14000.

Năm 2008 và 2010 được nhận cờ thi đua suất sắc của Bộ Công nghiệpNăm 2009 công ty vinh dự được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.

Năm 2009 được nhận cờ thi đua của tỉnh Hòa Bình là một trong những doanh nghiệp xuất sắc trên địa bàn tỉnh.

Liên tục từ năm 2008 – 2010 được Tỉnh ủy Hòa Bình công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CPTM Hoàng Yến

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp.

- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý và quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng.

- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.

Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.

- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty

Trang 7

1.2.2 Ngành nghề kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm và thị trường của công ty CPTM Hoàng Yến

1.2.2.1 Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất và bán buôn thức ăn chăn nuôi.

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

1.2.2.2 Sản phẩm

- Thức ăn gia súc.- Thức ăn gia cầm.- Thức ăn thủy sản.

1.2.2.3 Thị trường

Chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam.

1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất

Trang 8

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Silo chứaMáy nghiền

Hệ thống làm nguội

Hệ thống sàngSilo chứa

Đóng bao(thành phẩm)

Trang 9

Nguyên liệu (bắp thô) sau khi được kiểm tra sẽ được hút vào silo chứa va1 và va2 Từ hai silo này bắp được xả xuống hai trục vít tải xoắn đưa đi và đổ vào 2 máy sàng (mục đích: loại tạp chất và bụi lẫn trong nguyên liệu).

Bắp sau khi được làm sạch sẽ đổ vào hai gầu tải e1 và được gầu tải e1 đổ vào bồn chứa máy nghiền Sau khi được nghiền bắp sẽ được trục vít tải dẫn đi và đổ vào gầu tải e2 Tại đây bắp được gầu tải e2 múc lên và đổ vào 4 silo chứa va10 đến va13 Kế tiếp bắp nghiền sẽ đổ xuống trục vít tải v108 đổ vào trục vít tải v109 dẫn đi đổ vào máy ép đùn Sau khi được ép xong bắp ép đùn sẽ được trục vít tải dẫn vào đổ qua hệ thống làm nguội trong vòng 20 phút cửa buồng làm nguội sẽ xả nguyên liệu đổ vào gầu tải e27 Gầu tải này sẽ múc nguyên liệu đổ vào 2 silo chứa va14 và va15 Ở đây bắp ép đùn sẽ theo xuống trục tải vít v110 và được trục tải vít v111dẫn tới trục vít tải v1 hoặc v2 để đi nghiền.

Nguyên liệu dạng bột như cám gạo, cám mì, tấm,bột mì …sau khi được kiểm tra sẽ được đưa vào từ cửa khác từ điểm tập kết sẽ được trục tải vít kéo lên đổ vào 2 gầu tải e15.từ đây nguyên liệu được e15 múc đổ vào các silo chứa (trong silo chứa này có 4 ngăn chứa có thể là nhiều loại nguyên liệu khác nhau hoàn toàn) Các nguyên liệu từ silo này sẽ đổ vào 4 gầu tải và được 4 gầu tải này múc đổ vào trục vít xoắn v115 và được v115 kéo đi đổ vào trục vít xoắn v118, theo dây chuyền v118 sẽ đổ vào trục vít tải v1 hoặc v2 để đi nghiền.

Đối với 7 silo va3 đến va9 thường thì nguyên liệu sau khi được kiểm tra sẽ đổ vào trục vít tải v104 và trục vít tải này sẽ đổ liệu vào trục vít tải v105 để dẫn nguyên liệu đến 2 trục vít tải v1,v2 đem đi nghiền.

Sau khi nguyên liệu được nghiền ở các máy nghiền br1 và br2 tương ứng với 2 trục vít tải dẫn liệu v1 và v2 sẽ được đổ vào các silo chứa của hai máy trộn.

Đối với máy trộn 1:

Các silo chứa liệu tương ứng là:v11,v12,v13,v14,v20,v21.

Trang 10

Trong đó v21 là silo phụ,ở đây có cửa trộn premix do công nhân chịu trách nhiệm đưa vào.

Đối với máy trộn 2:

Các silo chứa liệu tương ứng là:v48,v47,v46,v45,v19,v18,v17,v16.

Trong đó v19 là silo phụ, ở đây có cửa trộn premix do công nhân chịu trách nhiệm đưa vào.

Hệ thống dầu cá sẽ được dẫn từ hai bình chứa từ ngoài vào, qua hệ thống ống dẫn đi vào máy trộn.thiết kế các van tự động.

Tại đây cũng được thiết kế những van đóng mở cho phép phối trộn đúng theo tỉ lệ trong công thức.

Giữa hai máy trộn 1 và 2 sẽ được điều khiển bằng một van tự đông cho phép tình trạng hoạt động của hai máy trộn này.

Thường thì sau 4 phút mỗi máy sẽ trộn được một mẻ 1000 kg và sẽ xả ra một lần.

Do tính chất quan trọng của chất lượng thức ăn làm ra mà hệ thống điều khiển hoạt động của máy trộn được chú ý và đưa vào hoạt động thay cho cách trộn thủ công ngày trước.tiện ích của hệ thống này mang lại là tính chính xác hơn,giải phóng sức lao đông,và tính chất làm việc hiệu quả hơn rất nhiều lần.

Sau khi trộn xong thức ăn sẽ được trục vít xoắn v22,v23đổ vào gầu tải e11 va e10.

Thức ăn tại giai đoạn này sẽ có hai khuynh hướng:

+ Nếu là thức ăn dạng bột: thức ăn sẽ được trục vít tải v25 dẫn truyền đổ vào các bồn chứa be1 và be2 để được đưa ra ngoài cho công nhân đóng bao.

+ Nếu là thức ăn dạng viên: thức ăn sẽ được dẫn truyền từ trục vít xoắn v26 dẫn tới máy ép viên để cho ra sản phẩm dạng viên theo yêu cầu.

Đối với thức ăn dạng viên này sau khi qua trục vít xoắn v26 dẫn truyền qua sẽ tách thành hai nhánh để đổ vào 2 máy ép viên.

Trang 11

Máy ép viên 1: Sau khi thức ăn được ép thành viên sẽ đổ vào gầu tải e12 và được gầu tải này múc lên đổ vào buồng làm nguội 1 sau một thời gian thức ăn sẽ được đổ ra và đi qua hệ thống sàng.

Nếu thức ăn bị vỡ vụn sẽ được trục vít xoắn dẫn vào gầu tải e13 và được e13 múc lên đổ lại máy ép viên để tái chế lại.

Thức ăn sau khi được sàng sẽ đổ vào gầu tải e14 và được e14 múc lên đổ vào bồn chứa be7 chờ công nhân ra bao.

Máy ép viên 2: Sau khi được ép thành viên, thức ăn sẽ đổ vào gầu tải e18 và được gầu tải e18 múc lên đổ vào buồng làm nguội 2 Sau khi làm nguội qua hệ thống sàng, nếu thức ăn bị vỡ sẽ đổ xuống trục vít xoắn và sẻ được trục vít xoắn dẫn xuống gầu tải e19 và được gầu tải e19 đổ vào máy ép viên để tái chế.

Nếu thức ăn thành phẩm sẽ đổ vào gầu tải e 20 và được gầu tải múc lên đổ vào bồn chứa e6 chờ công nhân ra bao.

1.3 Đặc điểm và cơ cấu bộ máy quản lý

1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy

Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến có các phòng ban sau: Phòng Giám đốc, Phó Giám đốc, Phòng Nguyên liệu, Phòng Tài chính – kế toán, Phòng Thương mại, Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Hành chính - nhân sự

Trang 12

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Trang 13

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông công ty có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phẩn Thương mại Hoàng Yến.

Đại hôi đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát; và các quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.

Hội đồng quản trị

HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra HĐQT nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.

Trang 14

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông.

Ban điều hành

Ban điều hành của Công ty gồm có một Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng Giám đốc Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước HĐQT về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty.Ban điều hành hiện nay của Công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh, đồng thời có quá trình gắn bó lâu dài với Công ty.

Trang 15

Lập, tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác tính hợp pháp của các chứng từ mua bán, chứng từ về kế toán và các chứng từ khác, thực hiện việc sử dụng, quản lý, chuyển giao chúng từ hồ sơ kế toán giữa các bộ phận, theo đúng quy định của Nhà nước.

Tổ chức thu thập thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, thực hiện thu nợ, giải quyết các quan hệ tài chính với các khách hàng theo đúng quy đinh của Nhà nước và cam kết của các bên có liên quan.

Lập các quy chế thi chi tài chính, phương án về giải quyết quan hệ tài chính trong và ngoài Công ty, phân tích hiệu quả kinh doanh của từng đơn hàng, từng thương vụ trước va sau khi thực hiện.

Phát hiện và kiểm soát các rủi ro về tài chính trong sản xuất kinh doanh của Công ty, kiến nghị các biện pháp phong ngừa, ngăn chặn rủi ro.

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tài chính và các hoạt động về tài chính của Công ty, kiểm tra giám sát về tài chính và phân tích hoạt động kinh tế của Công ty, là người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành việc thực hiện toàn diện nhiệm vụ của phòng.

Phòng Hành chính – Nhân sự

Lập kê hoạch tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo, sử dụng lao động theo yêu cầu kế hoạch kinh doanh trước mắt và lâu dài.

Chủ trì trong việc tổ chức kiểm tra tay nghề của công nhân.

Xây dựng và kiểm tra thực hiện định mức lao động tiền lương và chi trả lương, giải quyết các vướng mắc về chế độ chính sách đối với người lao động.

Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của cán bộ công nhân viên, thực hiện an toàn trong sản xuất, an ninh trật tự trong sinh hoạt, quan hệ với láng giềng, kiểm soát và bài trừ các tệ nạn xã hội trong cán bộ công nhân viên, kiểm soát và quản lý công tác đăng lý tạm trú, tạm vắng của cán bộ công nhân viên đang làm việc trong Công ty.

Trang 16

Xây dựng lề lối làm việc, tổ chưc công tác hành chính, giao tế, tổ chức đời sống, sinh hoạt theo nếp sống văn hóa lành mạnh lịch sự, tạo ấn tượng tốt trong nội bộ và bên ngoài.

Quản lý hồ sơ nhân sự, theo dõi, phát hiện kịp thời những điều không bình thường trong quan hệ của các thành viên trong tổ chức để có biện pháp ngăn ngừa.

Trang 17

1.4 Tình hình tài chính của công ty CPTM Hoàng Yến

Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán của công ty 3 năm gần nhất

A Tài sản ngắn hạn

226.792.454.979 493.605.104.917 711.585.229.677

1 Tiền và các khoản tương đương tiền

23.287.587.846 48.234.894.031 186.441.619.295

2 Các khoản phải thu

48.945.956.247 192.513.689.667 264.864.617.369

3 Hàng tồn kho 149.539.786.528 240.563.352.885 254.835.087.7024 Tài sản ngắn hạn

5.019.124.358 12.293.198.334 5.443.905.311

B Tài sản dài hạn 143.514.062.932 147.650.726.139 169.163.206.265

1 Nguyên giá TSCĐ

166.574.852.759 184.929.695.225 221.429.348.924

2 Hao mòn TSCĐ (24.986.392.152) (39.878.587.264) (55.659.314.186)3.Tài sản dài hạn

208.381.281.644 102.874.609.220 325.726.038.707

2 Phải trả người bán

13.259.814.670 163.077.100.472 133.340.012.884

Trang 18

3 Người mua trả tiền trước

207.861.324 16.238.543.732 54.497.391.012

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

657.208.260 1.699.714.672 6.384.195.058

5 Chi phí phải trả 16.136.318.616 26.186.964.987 27.623.938.1446 Các khoản phải

trả, phải nộp ngắn hạn khác

4.812.186.871 15.878.859.831 203.300.814

7 Vay và nợ dài hạn

26.675.383.474 17.795.383.474 1.307.174.796

8 Dự phòng trợ cấp mất việc

1 Vốn đầu tư chủ sở hữu

94.255.090.000 250.717.310.888 251.255.090.000

2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

1.041.669.288 41.699.765.206 70.862.258.048

3 Quỹ dự phòng tài chính

Trang 19

1.4.1 Đánh giá khả năng huy động nguồn vốn

Bảng 1.2:Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động nguồn vốn

Trang 20

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

Tỷ trọngđầunăm

Tỷ trọngcuốinăm

Năm 2008

1, Tổng nguồn

2, Vốn chủ sở hữu

0.39 0.27

3, Nợ phải trả

Năm 2009

1, Tổng nguồn

270,949,313,1452, Vốn chủ

sở hữu

3, Nợ phải trả

073,828,996,

Trang 21

Năm 2010

1, Tổng nguồn

239,492,604,8862, Vốn chủ

sở hữu

3, Nợ phải trả

Qua số liệu trên ta thấy: Năm 2009, so với năm 2008 nguồn vốn tăng 270.949.313.145 đồng, tương ứng với 73 % Năm 2010, so với năm 2009 nguồn vốn tăng 239.492.604.886 đồng tương ứng với 37% Như vậy nguồn vốn qua các năm tăng dần Sự tăng nguồn vốn chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu Năm 2010, vốn chủ sở hữu tăng 33.766.081.546 đồng tương ứng với 11%, nợ phải trả tăng đồng tương ứng với 60% Như vậy, tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do nợ phải trả tăng, chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là thấp, tổng số nợ phải trả quá cao.

Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 kỳ kế toán là có sự thay đổi đáng kể Năm 2008 nợ phải trả chiếm 73% và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 27 % Năm 2009 nợ phải trả chiếm 54% và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 46 % Năm 2010 số nợ của công ty là 62% và nguồn vốn chủ sở hữu là 38% Mặc dù trong 3 năm gần đây thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng 33.766.081.546 đồng nhưng kéo theo đó là sự gia tăng của nợ phải trả là 205.726.523.340 đồng Nguyên nhân chủ yếu là do:

Trong năm 2010, với các điều kiện biến động chung của nền kinh tế, thị trường vĩ mô có nhiều biến động phức tạp, các công cụ tài chính của Nhà nước chưa đủ mạnh để vực dậy nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thế

Trang 22

giới còn nhiều bất ổn Đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi, chúng ta đã gặp không ít khó khăn khi đơn giá nhân công tăng cao và nguyên liệu khan hiếm, cộng thêm lãi suất ngân hàng cũng tăng đột biến khiến cho áp lực tài chính công càng đè nặng lên công ty Bên cạnh đó là lạm phát và dịch bệnh ở gia súc, gia cầm cũng làm cho công ty gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó, nhằm duy trì và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn khó khăn, công ty đã phải đưa ra biện pháp ứng phó với tình hình thực tế là vay ngân hàng đề mua nguyên vật liệu và trang trải các chi phí khác để đảm bảo cho tiến độ công trình được hoàn thành Chính điều đó đã làm cho nợ phải trả của doanh nghiệp trong năm qua chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn ( chiếm 62%) Tuy nhiên, để đảm bảo tính cân đối giữa nợ và vốn chủ sở hữu công ty phải chú trọng tăng tốc độ nguồn vốn chủ sở hữu nhanh hơn để giải quyết gánh nặng về tài chính.

1.4.2 Đánh giá tính tự chủ trong hoạt động tài chính

Bảng 1.3: Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp

Chỉ tiêuCuối năm 2008Cuối năm 2009Cuối năm 2010 So sánh

vốn ổn định

Qua số liệu 3 năm qua ta thấy, vốn kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ (chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng) Năm 2008, hệ số tài trợ của công ty là 0.27, hệ số tài trợ TSDH là 0.7 tức là trong 1 đồng nguồn vốn chủ sở hữu thì có 0.7 đồng là đầu tư vào TSDH, hệ số tài trợ từ nguồn vốn ổn định là 0.7 Năm 2009, hệ số tài trợ của công ty giảm tăng mạnh là 0.46 (giảm

Trang 23

năm 2008, hệ số tài trợ từ nguồn vốn ổn định là 2.01( tăng 1.32 lần so với năm 2008) Điều này chứng tỏ mức độ độc lập tự chủ trong hoạt động kinh doanh của công ty là rất thấp, công ty bị ràng buộc và bị sức ép nhiều từ các khoản nợ này Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008, 2009 công ty chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nên doanh nghiệp phải vay nợ nhiều để bổ sung vốn sản xuất, đảm bảo cho tiến độ sản xuất được đúng kế hoạch, đảm bảo cho đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty Nhưng đến năm 2010, hệ số tài trợ là 0.38( giảm 0.09 lần so với năm 2009), hệ số tài trợ TSDH là 1.96(giảm 0.06 lần so với năm 2009), hệ số tài trợ từ nguồn vốn ổn định là 1.96( giảm 0.06 lần so với năm 2009) Mức tăng, giảm này đã tích cực hơn rất nhiều so với năm 2008 chứng tỏ doanh nghiệp đang cố gắng tăng khả năng độc lập về mặt tài chính Công ty không sử dụng các khoản vốn chiếm dụng đó để đầu tư vào tài sản dài hạn mà vẫn sử dụng vốn chủ sở hữu của mình để tăng mức độ đầu tư vào tài sản dài hạn Đây là một yếu tố tích cực chứng tỏ công ty vẫn có khả năng độc lập về mặt tài chính Nhưng nhìn chung ở cả 3 năm, hệ số tài trợ của công ty còn thấp, tức là khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty là chưa được đảm bảo.

1.4.3.Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệpBảng 1.4:Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Chỉ tiêuCuối năm 2008Cuối năm 2009Cuối năm 2010 So sánh

2009/2008 2010/2009

1 Hệ số khả năng thanh

toán tổng hợp

2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Về khả năng thanh toán tổng hợp: 3 năm qua hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều lớn hơn 1 chứng tỏ tổng tài sản lớn hơn tổng nợ phải trả nên

Trang 24

sản hiện có Đầu năm 2009, hệ số khả năng thanh toán tổng hợp là 1.37 tức là bình quân cứ 1 đồng nợ phải trả có 1.37 đồng tài sản đảm bảo, cuối năm 2009 tăng lên 1.86 đồng có nghĩa là tăng 0.49 lần Cuối năm 2010, hệ số này là 1.60 tức là giảm 0.26 lần so với năm 2009 Như vậy, khả năng thanh toán tổng hợp của công ty trong 3 năm qua là rất thấp, trong những năm tới có xu hướng giảm Nó thể hiện khả năng trả nợ của công ty ở mức độ tương đối thấp đây cũng là dấu hiệu báo trước khá khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai.

Về khả năng thanh toán nhanh: hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn dựa vào khả năng chuyển đổi ngay thành tiền của các tài sản lưu động Với kết quả đưa ra: năm 2008 là 0.32, năm 2009 là 0.78, năm 2010 là 0.83 thì công ty đang có xu hướng tăng khả năng thanh toán nhanh và sẽ dễ dàng trong việc thanh toán các khoản nợ cho bạn hàng.Năm 2009 đã tăng đột biến so với năm 2008 là 0.46, năm 2010 đã tăng so với năm 2009 là 0.06 Tuy mức tăng của năm 2010 so với năm 2009 rất nhỏ nhưng với hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0.83 thì đây là con số khá cao Công ty có thể chủ động thanh toán các khoản nợ cho bạn hàng.

1.4.4 Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Bảng 1.5: Bảng đánh giá khái quát tỷ suất sinh lời của công ty

Đơn vị tính: %

Cuối năm 2009

Cuối năm 2010

So sánh2009/200

Trang 25

3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu

Năm 2008 với bình quân 1 đồng doanh thu tạo ra 0,0098 đồng lợi nhuận sau thuế Đến năm 2009 con số này đã tăng nhẹ, tức là bình quân 1 đồng doanh thu tạo ra 0,0101 đồng lợi nhuận sau thuế Như vậy, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng lên đồng thời lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng nguyên nhân là năm 2009 do nhu cầu về thức ăn chăn nuôi tăng đột biến và công ty cũng áp dụng một số máy móc mới nên chi phí sản xuất giảm dẫn đến lợi nhuận tăng Đến năm 2010, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cũng tăng lên 0.24% so với năm 2009 và đương nhiên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cũng tăng từ 1.01% lên 1,25% Nguyên nhân có thể là do công ty vẫn giữ vững được quan hệ với các bạn hàng và chi phí cho quảng cáo, bán hàng giảm.

Doanh lợi tài sản ( Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) của năm 2010 cao hơn năm 2008 và năm 2009 Năm 2008 cứ đưa bình quân một đồng giá trị tài sản vào sử dụng làm ra 0,0028 đồng lợi nhuận sau thuế Đến năm 2009 cứ đưa 1 đồng giá trị tài sản vào sử dụng làm ra 0,065 đồng lợi nhuận sau thuế Đến năm 2010 con số này vẫn tiếp tục tăng lên mức 8.05% tức là tăng 10.81% so với năm 2009 Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản năm 2010 hiểu quả hơn rất nhiều so với năm 2009, 2008.

Với chỉ tiêu lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu Một đồng vốn chủ sở hữu mà công ty bỏ vào kinh doanh đem lại 0,0104 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2008 và 0.1544 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2009 tương ứng tăng 0.1440 đồng so với năm 2008 và 0,2625 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010 tương ứng tăng 0.1081 đồng so với năm 2009 Chứng tỏ vốn chủ sở hữu năm 2010 được sử dụng hiệu quả hơn các năm 2008 và năm 2009.

Trang 26

PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CPTM HOÀNG YẾN2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CPTM Hoàng Yến

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của mình Hình thức này giúp cho việc chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo tính chặt chẽ Sự chỉ đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán trong Công ty.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁNTIỀN LƯƠNG

KẾ TOÁNTỔNG HỢPKẾ TOÁN

THANH

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.4. Tình hình tài chính của công ty CPTM Hoàng Yến - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
1.4. Tình hình tài chính của công ty CPTM Hoàng Yến (Trang 17)
Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 kỳ kế toán là có sự thay đổi đáng kể - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
ua bảng số liệu trên cũng cho thấy tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 kỳ kế toán là có sự thay đổi đáng kể (Trang 21)
Trước tình hình đó, nhằm duy trì và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn khó khăn, công ty đã phải đưa ra biện pháp  ứng phó với tình hình thực tế là vay ngân hàng đề mua nguyên vật liệu và trang  trải các chi phí khác để đảm  - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
r ước tình hình đó, nhằm duy trì và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn khó khăn, công ty đã phải đưa ra biện pháp ứng phó với tình hình thực tế là vay ngân hàng đề mua nguyên vật liệu và trang trải các chi phí khác để đảm (Trang 22)
Bảng 1.5: Bảng đánh giá khái quát tỷ suất sinh lời của công ty - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
Bảng 1.5 Bảng đánh giá khái quát tỷ suất sinh lời của công ty (Trang 24)
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô  sản xuất kinh doanh của mình - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
p ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của mình (Trang 26)
Hình thức sổ kế toán: Doanh nghiệp tổ chức hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này phù hợp với mọi quy mô loại hình doanh nghiệp sản xuất,  mẫu sổ đơn giản, dễ đối chiếu. - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
Hình th ức sổ kế toán: Doanh nghiệp tổ chức hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này phù hợp với mọi quy mô loại hình doanh nghiệp sản xuất, mẫu sổ đơn giản, dễ đối chiếu (Trang 28)
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 32)
TK152 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên vật liệu trong kho của công ty. - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
152 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên vật liệu trong kho của công ty (Trang 34)
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ nguyên vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng.Thẻ kho được thủ  kho mở chi tiết cho đá vôi, đá sét, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay  thế, vật liệu v - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
i kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ nguyên vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng.Thẻ kho được thủ kho mở chi tiết cho đá vôi, đá sét, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu v (Trang 35)
Bảng cân đối số - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
Bảng c ân đối số (Trang 36)
CT ghi sổ Bảng tổng hợp chitiết - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
ghi sổ Bảng tổng hợp chitiết (Trang 41)
công sau đó tiến hành tính lương, tính trợ cấp. Trên cơ sở các bảng thanh toán lương kế toán tiến hành phân loại tiền lương theo đối tượng để lập chứng từ  phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí kinh doanh - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
c ông sau đó tiến hành tính lương, tính trợ cấp. Trên cơ sở các bảng thanh toán lương kế toán tiến hành phân loại tiền lương theo đối tượng để lập chứng từ phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí kinh doanh (Trang 42)
Tài khoản 11 1: dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm : Tiền Việt Nam, ngoại tệ - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
i khoản 11 1: dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm : Tiền Việt Nam, ngoại tệ (Trang 45)
- Tài khoản 111 2- Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng Việt Nam. - Hoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
i khoản 111 2- Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng Việt Nam (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w