chính bệnh viện giai đoạn 2010 – 2012
Thư nhất, duy trì cán cân thu chi: Trong thời gian qua bệnh viện luôn duy trì tốt cán cân thu chi của bệnh viện. Chênh lệch thu chi của bệnh viện trong những năm qua thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.11. Chênh lệch thu chi của bệnh viện qua các năm
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2010 +,- Tuyệt đối +,- % +,- Tuyệt đối +,- % Tổng thu (triệu đ) 44921,425 56637,97 77029,717 11.716,55 26,08 32.108,29 71,48 Tổng chi (triệu đ) 31214.660 39535,381 57293,893 8.378,72 25,96 26.079,23 81,1 Chênh lệch (triệu đ) 13706,765 17102,589 19734,824 3.395,824 26,39 6.028,06 46,93
( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVNTNA từ năm 2010 đến 2012)
Nhìn chung chênh lệch thu chi của bệnh viện tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tăng 3398,824 triệu đồng so với năm 2010; năm 2012 tăng 6027,06 triệu đồng so với năm 2010.
Thứ hai, nâng cao các chỉ tiêu chất lượng: tỷ lệ tử vong, tỷ lệ số giường bệnh trên bệnh nhân.
- Tỷ lệ số bệnh nhân khỏi bệnh = tổng số bệnh nhân được chữa khỏi/tổng số bệnh nhân
Đối với đặc thù riêng của mình, những bệnh nhân đến với bệnh viện nội tiết Nghệ An là những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như tiểu đường,,,, việc chữa trị chỉ mang tính chất duy trì, giúp cho người bệnh có thể sống chung với bệnh của mình nên bệnh viện nội tiết Nghệ An gần như không có bệnh nhân khỏi bệnh. Các chỉ tiêu khác được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.12. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chất lượng của bệnh viện qua các năm.
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2010 +,- Tuyệt đối +,- % +,- Tuyệt đối +,- % Số giường bệnh (giường) 181 184 198 3,00 1,657 17,00 9,392 Số bác sỹ (người) 51 55 62 4,00 7,843 11,00 21,569 Số bệnh nhân trung bình một ngày (người) 315 345 400 30,00 9,524 85,00 26,98 Tỷ lệ bác sỹ/giường bệnh (lần) 0,28 0,29 0,31 0,01 3,571 0,03 10,7 Tỷ lệ bác sỹ/bệnh nhân (lần) 0,162 0,159 0,155 -0,32 -198,15 -0,007 -4,32
(Nguồn: Số liệu về nhân lực bệnh viện tại phòng tổ chức bệnh viện)
- Tỷ lệ bác sỹ/giường bệnh năm 2011 tăng 0,01 lần so với năm 2010, năm 2012 tăng 0,03 lần so với năm 2010; Tỷ lệ bác sỹ/bệnh nhân năm 2011 giảm 0,32 so với năm 2010 năm 2012 giảm 0,007 lần so với năm 2010. Nhìn chung tình hình thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ bác sỹ/ bệnh nhân tăng đều qua các năm, thể hiện bệnh viện đã nâng cao đội ngũ bác sỹ phục vụ cho hoạt động chữa trị trong bệnh viện. Mặc dù vậy, do bệnh viện nâng cấp lên có nhiều hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh nên lượng bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện ngày càng gia tăng, số lượng bác sỹ cũng đã tăng lên nhưng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu khám bệnh.
Thứ ba, cải thiện đời sống, nâng cao điều kiện làm việc cho cán bộ y bác sỹ, nhân viên BV, tăng cường các hoạt động đời sống tinh thần cho nhân viên, tạo động lực khuyến khích nhân viên BV làm việc tích cực.
Trong những năm qua, toàn bộ nguồn chi từ quỹ dự phòng thu nhập đều là chi tiền lương tăng thêm cho cán bộ công nhân viên. Tiền lương chia thêm cho cán bộ công nhân viên của bệnh được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.13. Tiền lương chia thêm bình quân cho cán bộ công nhân viên bệnh viện trong các năm.
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2010 +,- Tuyệt đối +,- % +,- Tuyệt đối +,- %
Chi quỹ dự phòng thu nhập (triệu đ) 450 460 460 10 2,22 10,00 2,22 Số cán bộ công nhân viên (người) 178 178 178 0 0 0 0 Tiền lương chia thêm bình quân (triệuđ) 2,528 2,584 2,584 0,06 2,22 0,06 2,22
( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVNTNA từ năm 2010 đến 2012)
Quỹ dự phòng thu nhập cho người lao động tăng đều qua các năm, năm 2011 quỹ dự phòng thu nhập tăng 10 triệu đồng so với năm 2010; năm 2012 tăng 10 triệu đồng so với năm 2010. Tiền lương tăng thêm của cán bộ công nhân viên cũng được tăng thêm, năm 2011 tăng 0,056 triệu đồng/cán bộ so với năm 2010; năm 2012 tăng 0,056 triệu đồng/cán bộ so với năm 2010. Tiền lương tăng thêm cho cán bộ công nhân viên tăng và ổn định. Chỉ tiêu tiền lương tăng thêm được tính dựa trên kết quả của thu lớn hơn chi hàng tháng và chia thêm cho CBCNV của bệnh viện, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho CBCNV của bệnh viện. Điều này cho thấy trong những năm này hoạt động quản lý tài chính của bệnh viện là tương đối tốt và ổn định.
Thứ tư, đầu tư tăng cường quy mô hoạt động của BV: xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, các công trình, mở thêm các chuyên khoa mới để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân KCB. Tỷ lệ trích lập quỹ phát triển sự nghiệp qua các năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.14. Tỷ lệ trích lập quỹ phát triển sự nghiệp của bệnh viện qua các năm
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2010 +,- Tuyệt đối +,- % +,- Tuyệt đối +,- %
Chi quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp
Tổng chi trích lập các quỹ (triệu đ) 4.853 4.978 5.398 125,00 2,576 545,00 11,23 Tỷ lệ trích quỹ phát triển sự nghiệp
(lần)
0,66 0,65 0,67
-0,01
-
1,515 0,01 1,515
( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVNTNA từ năm 2010 đến 2012)
Chi quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp của bệnh viện tăng đều qua các năm, năm 2011 quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp tăng 32 triệu đồng so với năm 2010; năm 2012 tăng 422,49 triệu so với năm 2010. Bên canh đó tổng chi lập các quỹ hàng năm của bệnh viện cũng tăng lên nên năm 2011 tỷ lệ trích lập quỹ phát triển sự nghiệp có giảm 0,01 lần so với năm 2010 đến năm 2012 tỷ lệ này lại tăng lên 0,01 lần so với năm 2010. Nhìn chung, chi đầu tư phát triển sự nghiệp của doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Chỉ tiêu này phản ánh đầu tư của bệnh viện trích từ quỹ hiện có của bệnh viện để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu khám chữa bệnh, tỷ lệ này ngày càng cao chứng tỏ việc đầu tư cơ sở vật chất của bệnh viện ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Ưu điểm: Nhìn chung việc thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài chính của bệnh viện trong những năm qua tương đối tốt, cụ thể và minh bạch.
Hạn chế: Trong quá trình thực hiện khám chữa bệnh việc xác định chính xác số lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện không phải dễ dàng vì có nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám bệnh mà không đăng ký với bệnh viện, chính vì vậy một số chỉ tiêu liên quan đến số bệnh nhân có thể không đạt được độ chính xác hoàn toàn.
2.2.4. Thực trạng các văn bản pháp lý sử dụng trong quản lý tài chính của bệnh viện nội tiết Nghệ An
Công tác quản lý tài chính tại bệnh viện hiện đang được điều chỉnh bởi văn bản pháp lý cao nhất là Luật NSNN được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, khoá IX, ngày 20/03/1996, Luật NSNN sửa đổi năm 2002 được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002, và các văn bản hướng dẫn thi hành luật như:
Nghị định số 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 71/TT – BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006.
Nghị định số 62/2009/NĐ-CP quy định về mức hưởng BHYT đối với người tham gia BHYT.
Thông tư liên tịch Số: 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan HCSN và DNNN thực hiện theo Quyết định số: 122/1999/QĐ-TTg, ngày 10/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 208/1999/QĐ-TTg, ngày 26/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ
“sửa đổi”.
Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định tại Quyết định số: 147/1999/QĐ-TTg, ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số: 97/2010/TT-BTC, ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính.
Thông tư số: 23/2005/TT-BYT ngày 25 tháng 8 năm 2005 hướng dẫn thực hiện việc chi trả trợ cấp chức vụ của Bộ Y tế ban hành.
Thông tư số: 05/2005/TT-BNV, ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện việc chi trả phụ cấp trách nhiệm của Bộ Nội vụ ban hành.
Thông tư liên tịch số: 08/2005/TTLT-BNV-BTC, ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện việc chi trả phụ cấp làm thêm giờ của Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính hướng dẫn.
Thông tư số: 07/2005/TT-BNV, ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện việc chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm của Bộ Nội vụ và Công văn số: 6608/BYT- TCCB, ngày 22 tháng 8 năm 2005 của Bộ Y tế ban hành.
Thông tư liên tịch số: 09/2003/TTLT-BYT-BTC-BNV, ngày 29/9/2003 hướng dẫn thực hiện việc chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật của Bộ Y tế – Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ.
Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 thng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chế độ ưu đi theo nghề đối với công chức, viên chức công chức tại các cơ sở y tế công lập.
Căn cứ vào những văn bản pháp lý trên, bệnh viện có soạn thảo quy chế chi tiêu nội bộ và điều chỉnh quy chế từng năm để phù hợp với đặc thù quản lý tài chính của bệnh viện.
Quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện được xây dựng phù hợp với hoạt động của bệnh viện, đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động. Quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong tập thể bệnh viện.
Quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ được thực hiện như sau:
Hàng năm, căn cứ vào văn bản quy định của nhà nước phòng tài chính kế toán xây dựng dự thảo về quy chế chi tiêu nội bộ. Sau khi dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ được đưa tới các phòng ban để thảo luận và góp ý cho quy chế; Sau khi tập hợp được ý kiến góp ý của các phòng ban, phòng tài chính kế toán trình giám đốc bệnh viện xin ý kiến. Sau đó, thực hiện xây dựng lại quy chế chi tiêu nội bộ căn cứ trên quy định của nhà nước, chủ trương của bệnh viện và góp ý của cán bộ công nhân viên tiến hành hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ và đưa vào áp dụng trong quá trình quản lý tài chính của bệnh viện.
Quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện đã cụ thể hóa tất cả các khoản chi của bệnh viện từ những khoản chi nhỏ nhất, điều này giúp cho quá trình quản lý tài chính trong bệnh viện được thực hiện đầy đủ, đúng đắn và công bằng.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ vẫn còn có một số hạn chế như sau:
+ Không tự chủ về nguồn thu: Khi thực hiện tự chủ tài chính đơn vị được tự chủ về các khoản chi tại đơn vị theo quy chế chi tiêu nội bộ. Tuy nhiên, về nguồn thu đơn vị không được quyền chủ động. Khi tiến hành khai thác, tận dụng các nguồn thu đơn vị còn vấp phải các trở ngại như: phụ thuộc vào đinh mức chi ngân sách cho một giường bệnh, số bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện.
+ Các văn bản quy định về chế độ tự chủ tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp không đồng bộ giữa các đơn vị: Trong các công văn hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu các khoản kinh phí cho hoạt động thường xuyên tại đơn vị được cấp phát đưa vào mục 134 (Chi khác), trong khi hạn
mức kinh phí thường xuyên được cấp phát qua Kho bạc lại phân ra 41 từng nhóm khác với tinh thần của Nghị định 43.
+ Phát sinh các khoản chi, các tình huống chưa được xây dựng có trong quy chế chi tiêu nội bộ: Trong quá trình thực hiện quy chế đã phát sinh các khoản chi mà trong quy chế chi tiêu nội bộ chưa tính đếnChẳng hạn như trong quá trình thực hiện bệnh viện gặp khó khăn gặp phải là việc thực hiện chế độ tiền lương mới. Khi xây dựng đề án khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, lập dự toán mức khoán kinh phí, quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị chưa tính đến việc trích để lại 40% nguồn thu cho việc tăng lương theo chế độ tiền lương mới. Ngoài ra, một số khoản chi khi đưa vào thực hiện phát sinh các bất cập như: một số định mức chi quá thấp, một số định mức lại quá cao…
Ưu điểm: Nhìn chung Hệ thống các văn bản điều chỉnh các nội dung của Luật NSNN được Bộ Tài chính cụ thể hóa bằng các thông tư hướng dẫn chế độ tập trung, quản lý tài chính tại bệnh viện. Các văn bản hướng dẫn ngày càng được hoàn thiện theo yêu cầu, phù hợp với từng thời điểm phát triển của nền kinh tế xã hội và thông qua đó đã xác định nguyên tắc quản lý tài chính tại bệnh viện.
Hạn chế: Các văn bản ban hành còn mang tính chồng chéo, thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác cập nhật và áp dụng. Quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của hoạt động quản lý tài chính.
2.2.5. Thực trạng quy trình và phương thức quản lý tài chính tại bệnh việnnội tiết Nghệ An nội tiết Nghệ An
2.2.5.1. Thực trạng quy trình quản lý tài chính:
Hình 2.2 : Quy trình quản lý tài chính của bệnh viện
Trong quản lý tài chính của bệnh viện bắt đầu bằng việc lập dự toán các khoản thu chi thường là trong một năm, sau khi lập dự toán bệnh viện tiến hành thực hiện và quyết toán. Sau khi thực hiện và quyết toán là quá trình thanh tra, kiểm tra. Đây là quy
Thanh tra, kiểm tra Quyết toán Thực hiện dự toán Lập dự toán
trình chung về quản lý tài chính của bệnh viện. Tuy nhiên trong quy trình quản lý tài chính của bệnh viện luôn có hai mục chính đó là quản lý nguồn thu và nguồn chi của bệnh viện. Cụ thể quy trình thu và chi của bệnh viện được thể hiện như sau:
2.2.5.1.1. Thực trạng quy trình thu tại bệnh viện nội tiết Nghệ An
Trong quá trình thực hiện tại bệnh viện nội tiết Nghệ An có bốn nguồn thu chính: Thu từ ngân sách nhà nước, thu từ BHYT và viện phí, thu từ nguồn tài trợ và nguồn khác.
- Quy trình thu từ ngân sách nhà nước
Hình 2.3:
Bệnh viện Sở y tế Sở tài chính Ủy ban tỉnh
1 2 3
4 5
Kho bạc 6
(1): Lập dự toán dựa vào chỉ tiêu sở y tế giao hàng năm và định mức trên giường bệnh theo quy định của UBND Tỉnh.
(2): Kiểm tra, phê duyệt dự toán của bệnh viện.
(3): Kiểm tra nguồn dự toán ngân sách cấp cho các bệnh viện, kiểm tra, phê duyệt dự toán của bệnh viện.
(4): Phê duyệt chi ngân sách theo quyết định chung cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp trong toàn tỉnh.
(5): Lập quyết định chi ngân sách cho bệnh viện căn cứ theo quyết định của UBND Tỉnh.
(6): Chuyển quyết định chi ngân sách cho bệnh viện ra kho bạc nhà nước.
Hàng năm, khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 bệnh viện tiến hành việc lập