Thực trạng công tác quản lý tài chính của Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện nội tiết nghệ an (Trang 48)

2.2.1 Kết quả quản lý tài chính của Bệnh viện trong những năm qua

2.2.1.1 Thực trạng các khoản thu của Bệnh viện nội tiết Nghệ An trong những năm qua.

Bệnh viện Nội tiết Nghệ An thực hiện công tác quản lý tài chính theo quy định của phát luật hiện hành ( Nghị định 43/2006/NĐ-CP). Nguồn thu của bệnh viện bao gồm thu từ Ngân sách nhà nước, thu từ viện phí và bảo hiểm y tế. Thực trạng các nguồn thu từ ngân sách các qua các năm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Các khoản thu của bệnh viện từ năm 2010 – 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Khoản thu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2010 +,-Tuyệt đối +,-% +,- Tuyệt đối +,- % 1 Ngân sách NN 7.320,455 8.435,714 8.350,000 1115,259 15,23 1029,545 14,064 2 Viện phí 5.182,991 7.443,740 11.311,203 2260,749 43,62 6128,212 118,24 3.BHYT 32.417,979 40.758,520 57.368,514 8340,541 25,73 24950,54 76,965 Tổng cộng 44.921,425 56.637,974 77.029,717 11716,55 32108,29

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVNTNA từ năm 2010 đến 2012)

Nguồn thu của bệnh viện, nhất là nguồn thu từ ngân sách nhà nước được tính theo định mức giường bệnh của bệnh viện. Vì vậy, trong quá trình quản lý các nguồn thu bệnh viện chúng ta còn xem xét tiêu chí tổng nguồn thu/một giường bệnh thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4 Tổng nguồn thu trên một giường bệnh qua các năm.

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2010 +,- Tuyệt đối +,- % +,- Tuyệt đối +,- % Tổng thu 44.921,42 5 56.637,974 77.029,717 11716,55 26,08 32108,29 71,47 Số giường bệnh 181 184 198 3 1.657 17 9,39 Tổng thu/giường bệnh 248,185 307,815 389,039 59,63 24,03 140,85 56,75

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVNTNA từ năm 2010 đến 2012)

Nhìn chung nguồn thu của bệnh viện tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2011 tăng 11716,55 triệu đồng so với năm 2010; năm 2012 tăng 32108,29 triệu đồng so với năm 2010. Bên cạnh đó nếu tính trên một giường bệnh thì tổng nguồn thu của bệnh viện trên một giường bệnh tăng rất nhanh, cụ thể năm 2011 tăng 59,63041 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 tăng 140,85 triệu so với năm 2012, Sở dĩ có sự tăng nhanh về nguồn thu của bệnh viện như vậy là do năm 2010 bệnh viện nội tiết Nghệ An chính thức đươc nâng cấp lên từ trung tâm, sau khi được nâng cấp lên thành bệnh viện bệnh viện nâng cấp và mở thêm nhiều dịch vụ phục vụ nhu cầu người bệnh. Cụ thể các khoản thu của bệnh viện như sau:

2.2.1.1 Nguồn thu từ ngân sách nhà nước.

NSNN cho y tế được định nghĩa là khoản chi cho y tế nhà nước từ NSNN cấp cho sự nghiệp y tế, cân đối từ nguồn thuế trực thu và thuế gián thu.

Trước Đổi mới cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, NSNN là nguồn tài chính chủ yếu của bệnh viện. Việc phân bổ NSNN cho các cơ sở KCB được thực hiện dựa trên các yêu cầu nguồn lực đầu vào để bảo đảm vận hành cơ sở KCB, như số giường bệnh được giao và định mức bình quân cho giường bệnh, số biên chế, trang thiết bị và chi tiêu thường xuyên khác. Với khả năng tài chính hạn hẹp, song hầu như mọi người dân được KCB miễn phí với chất lượng dịch vụ hạn chế. Công tác quản lý tài chính y tế trong thời kỳ này được thực hiện theo phương thức kế hoạch hoá tập trung. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý ngân sách đầu tư cho lĩnh vực y tế. Bộ Y tế hướng dẫn xây dựng và tổng hợp dự toán chi của các đơn vị trực thuộc. Y tế địa phương do địa phương quản lý và hầu như Bộ Y tế có rất ít thông tin về quản lý tài chính y tế ở địa phương.

Trước khi có Luật ngân sách sửa đổi 2002, NSNN được phân bổ cho các bệnh viện theo những định mức chung theo khu vực kinh tế - xã hội. Từ khi có Luật ngân sách sửa đổi, mức ngân sách cho bệnh viện tuyến tỉnh và huyện chủ yếu do chính quyền địa phương quyết định và có sự khác nhau đáng kể. Hiện chưa có một hệ thống dữ liệu chính thức và phương thức phân bổ ngân sách chính thống cho các bệnh viện.

Từ 2007, phương thức phân bổ ngân sách đã có những chuyển đổi theo hướng “cấp ngân sách ở mức ổn định theo giai đoạn 5 năm” - một bước chuyển theo hướng khoán ngân sách, giảm bớt những quy định liên quan tới các định mức tài chính khá cứng nhắc đối với các cơ sở bệnh viện.

Cùng với việc thực hiện chính sách thu một phần viện phí, nhất là chính sách xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho bệnh viện, tỷ trọng NSNN cấp cho bệnh viện ngày càng có xu thế giảm. Song, mức độ giảm có sự khác nhau giữa các loại bệnh viện. Số liệu từ một nghiên cứu tại một số bệnh viện tự chủ cho thấy: năm 2010, tỷ lệ ngân sách cấp cho bệnh viện tuyến trung ương chiếm khoảng 28%; bệnh viện tuyến tỉnh khoảng 12% và bệnh viện tuyến huyện khoảng 40%.

Phân tích tổng hợp cơ cấu nguồn thu của các bệnh viện công lập theo tuyến cho thấy: NSNN cấp cho các bệnh viện tuyến trung ương và địa phương đề có xu thế giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao. Cụ thể là, NSNN cấp cho bệnh viện ở tuyến trung ương giảm dần từ 58,26% năm 2000 xuống còn 45,95% năm 2005, 41,31% năm 2006, 32,35% năm 2007. Đối với tuyến địa phương, tỷ lệ NSNN trong các nguồn thu của bệnh viện cao hơn so với tuyến trung ương, nhưng cũng có xu thế giảm: từ 71,39% năm 2000 xuống còn 33,52% năm 2005, 50,14% năm 2006, 51,47% năm 2007

NSNN cấp cho các cơ sở cung ứng dịch vụ KCB công lập hiện nay chủ yếu là để chi cho lương và hỗ trợ cho đầu tư phát triển (tùy theo khả năng tự chủ về tài chính của bệnh viện) và một phần cho chi thường xuyên. Kinh phí hoạt động thường xuyên của các bệnh viện có khả năng tự chủ về tài chính cao chủ yếu lấy từ nguồn thu sự nghiệp (gồm viện phí và chi trả của BHYT). Nguồn đầu tư phát triển được cấp theo các quyết định đầu tư được duyệt.

So với các nước láng giềng cùng có thu nhập thấp thì tỉ lệ chi NSNN cho y tế của Việt Nam là thấp hơn .Trong điều kiện dân số nước ta gia tăng với tốc độ ổn định và ngày càng già đi, mô hình bệnh tật thay đổi, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, thì mức đầu tư của NSNN cho y tế là chưa phù hợp. Tuy nhiên để khắc phục khó khăn này, các bệnh viện công ở Việt Nam ngày càng có xu hướng dựa vào nguồn thu từ viện phí và BHYT để trang trải cho các khoản chi do NSNN còn hạn hẹp.

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn kinh phí do NSNN cấp

Đơn vị: triệu đồng

Năm Tổng

NSNN cấp

Cấp cho chi

thường xuyên Cấp cho chi XDCB

Cấp cho chi không thường xuyên Tổng số % Tổng số % Tổng số % 2009 5.193,103 3.012 58% 778,965 15% 1.402,138 27% 2010 7.320,455 3.221 44% 1.244,477 17% 2.854,977 39% 2011 8.435,714 3.543 42% 1.012,286 12% 3.880,429 46% 2012 8.350,000 3.674 44% 1.085,5 13% 3.590,5 43%

( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVNTNA từ năm 2009 đến 2012)

Mặc dù NSNN cấp cho chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn song mới chỉ đáp ứng khoảng 50 % nhu cầu. Theo kế hoạch, chi phí cho một giường bệnh khoảng 80 triệu đồng/năm thì kinh phí thường xuyên mới đáp ứng khoảng 40 đến 47 triệu/năm, chiếm 58 – 50% nhu cầu. Số còn lại Bệnh viện phải bổ sung từ nguồn kinh phí khác mà chủ yếu là thu viện phí và BHYT.

2.2.1.2. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế

Hình thức thu phí dịch vụ bắt đầu áp dụng ở các bệnh viện công nước ta từ năm 1989. Thiếu đầu tư NSNN cho bệnh viện trong giai đoạn lạm phát cuối thập kỷ 80 đã khiến các dịch vụ y tế công không thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân đã buộc Nhà nước phải áp dụng cơ chế thu phí tại các cơ sở y tế công. Một hệ thống các chính sách đã được xây dựng để xã hội hóa, đa dạng hóa các dịch vụ y tế và phân cấp trách nhiệm. Chính sách thu hồi chi phí được thông qua như một sự lựa chọn nhằm huy động mọi nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe dưới hình thức thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế.

Nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn thu cảu các bệnh viện công. Theo báo cáo của Vụ kế hoạch – Tài chính, Bộ y tế cũng cho thấy Tỷ lệ đóng góp từ quỹ BHYT trong tổng chi y tế đã tăng từ 7,9% năm 2005 lên 17,6% năm 2008. Tín hiệu đáng mừng là phần chi của BHXH cho các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế công lập năm 2007 chiếm tỷ lệ khá cao trong ngân sách chi cho các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công lập cùng năm (38,2%, với 9 945 762 triệu đồng).Nguồn thu từ viện phí ở các bệnh viện tuyến trung ương năm 2007 so với năm 2000 tăng gần 2,5 lần, từ 17,27% lên 42,66%; ở tuyến địa phương tăng 1,3 lần, từ 23,9% lên 31,4%

Nguồn thu viện phí và BHYT của Bệnh viện Nội tiết Nghệ An không ngừng tăng trong những năm qua và trở thành nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện: chiếm khoảng 50-60% tổng kinh phí hoạt động của Bệnh viện.

Bảng 2.6. Nguồn thu viện phí và BHYT của BVNT Nghệ An từ năm 2010 đến 2012

Nội dung Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2010 +,- Tuyệt đối +,- % +,- Tuyệt đối +,- % Viện phí 5.182,991 7.443,740 11.311,203 2.260,75 43,618 6.128,21 118,24 Thu BHYT 32.417,979 40.758,520 57.368,514 8.340,54 25,728 24.950,54 76,965 Tổng cộng 37.600,970 48.202,260 68.679,717 10.601,29 28,194 31.078,75 82,654

( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVNTNA từ năm 2010 đến 2012)

Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền thu từ viện phí và BHYT của Bệnh viện nội tiết Nghệ An năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là từ năm 2010 tới nay, nguồn thu này có tốc độ tăng khá lớn. So với năm 2010 thu viện phí + BHYT năm 2012 đã tăng 31.078,75 tỷ đồng gấp 1,826 lần. Sở dĩ có sự tăng nhanh về nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế như vậy là do năm 2010 bệnh viện nội tiết Nghệ An chính thức đươc nâng cấp lên từ trung tâm, sau khi được nâng cấp lên thành bệnh viện bệnh viện nâng cấp và mở thêm nhiều dịch vụ phục vụ nhu cầu người bệnh. Đây trở thành nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Số thu viện phí + BHYT tăng chứng tỏ uy tín Bệnh viện ngày càng cao. Số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng đông. Số xét nghiệm và các dịch vụ y tế khác cũng tăng đáng kể.

Dự án đầu tư nâng cấp cải tạo Bệnh viện Nội tiết Nghệ An đã cung cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất được nâng cấp với nhiều máy móc mới, công nghệ y học hiện đại. Thêm nữa, có một số dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh đã bắt đầu đưa vào sử dụng công nghệ hiện đại nên mức giá dịch vụ cao. Đồng thời năm 2010 Bệnh viện đã tổ chức thu viện phí đồng bộ, sử dụng tin học trong việc quản lý viện phí tới từng giường bệnh theo từng ngày điều trị và từng dịch vụ sử dụng. Chính các yếu tố này đã làm cho nguồn thu từ viện phí tăng đáng kể.

Nguồn thu viện phí và BHYT đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong bệnh viện. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng thu như hiện nay. Trên thực tế cho đến nay, bệnh viện không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý thu viện phí theo hướng thu đúng, thu đủ nhằm đảm bảo công bằng hiệu quả.

2.2.1.3. Nguồn tài trợ và các nguồn thu khác

Nhìn chung đây là nguồn tài chính không liên tục, không chủ động. Nguồn tài trợ được hình thành thông qua quan hệ hợp tác quốc tế của bệnh viện, các tổ chức quốc tế có thể tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật. Những năm gần đây việc thu hút được nguồn tài trợ còn hạn chế. Đây còn là hạn chế của bệnh viện trong việc khai thác nguồn tài chính này. Ngoài ra, Bệnh viện còn có nguồn thu khác. Nguồn thu khác này được tổng hợp từ nhiều dịch vụ thu khác nhau: thu người nhà bệnh nhân ở lại Bệnh viện; thu từ tiền sao bệnh án, thu tiền ốt..

Nguồn thu này của Bệnh viện có tiềm năng lớn tuy nhiên mới chỉ khai thác ở phần nào. Bệnh viên đã có nhà ăn phục vụ cán bộ công nhân viên, cho bệnh nhân song dịch vụ này vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Các khoản thu từ dịch vụ thu áo người nhà, giường yêu cầu còn thất thoát nhiều, bệnh viện phải nỗ lực các giải pháp khác để tận thu nguồn này. Một số dịch vụ nhà trọ người nhà bệnh nhân, mổ yêu cầu chưa phát huy được hiệu quả, mới chỉ mang tính chất thử nghiệm ban đầu

2.2.1.4. Nguồn từ các quỹ tài chính

Công tác tài chính kế toán được tổ chức tập trung thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP việc tổ chức bộ máy tài chính kế toán khoa học hiệu quả, phát triển nguồn thu trên cơ sở đủ bù đắp chi phí và có tích lũy thực hiện trích lập 4 quỹ theo quy định hiện hành. Trong đó: Chênh lệch thu, chi trong năm được xác định như sau:

Chênh lệch thu, chi

=

Thu sự nghiệp và NSNN cấp chi hoạt động thường xuyên và chi nhà nước đặt hàng

-

Chi hoạt động thường xuyên và nhà nước đặt hàng

Chênh lệch thu chi được phân bổ như sau: trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối thiểu 25%, quỹ khen thưởng 10%, quỹ phúc lợi 15% ,quỹ dự phòng ổn định thu nhập 5%. Phần còn lại chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ nhân viên theo quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ đã thông qua Hội nghị cán bộ viên chức và được Sở Y tế phê duyệt. Từ khi thực hiện tự chủ tài chính nguồn kinh phí đã được tăng nhanh qua các năm Bảng 2.7. Tổng hợp trích lập các quỹ Đơn vị : triệu đồng Nội dung Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2010 +,- Tuyệt đối +,- % +,- Tuyệt đối +,- %

1. Quỹ khen thưởng 350 400 400 50,00 14,286 50,00 14,286

2. Quỹ phúc lợi 842 875 905,51 33,00 3,919 63,51 7,543

3. Quỹ Dự phòng ổn định thu nhập 450 460 460 10,00 2,222 10,00 2,222 4. Quỹ phát triển hoạt động 3.211 3.243 3.633,49 32,00 0,997 422,49 13,158

( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVNTNA từ năm 2010 đến 2012)

Bệnh viện có nguồn tài chính khá lớn và liên tục tăng qua các năm từ các quỹ tài chính . Cụ thể năm 2011 tăng 125 triệu đồng tương ứng tăng 2,576% so với năm 2010; năm 2012 tăng 420 triệu tương ứng 8,437% so với năm 2011. Vì vậy cần có các chính sách, kế hoạch để phát huy nguồn tài chính ngày vào việc đầu tư trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực tạo điều kiện cho việc phát triển chuyên môn tại đơn vị.

Ưu điểm: Công tác thu tài chính của bệnh viện trong những năm qua được thực hiện một cách khoa học, có trình tự rõ ràng minh bạch. Nguồn thu từ viện phí và BHYT ngày một tăng cao. Cụ thể, năm 2012 nguồn thu từ ngân sách nhà nước tăng 6335 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 11,56%; nguồn thu từ viện phí và BHYT tăng 31078,747 triệu đồng tương ứng tăng 45,25% . Giúp đáp ứng phần lớn nhu cầu về tài chính của bệnh viện

Nhược điểm: Trong nguồn NSNN cấp có nguồn thu không thường xuyên để xây dựng cơ bản vẫn chưa thực hiện thu tốt do phụ thuộc vào tiến trình thực hiện dự án. Nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế còn có sự thất thoát do bệnh viện còn sai

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện nội tiết nghệ an (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)