Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện nội tiết nghệ an (Trang 81)

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện nội tiết Nghệ An còn có nhiều tồn tại đòi hỏi phải có sự thay đổi trong quản lý tài chính .

Thứ nhất, Nguồn thu của bệnh viện còn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước cấp, các nguồn tự thu tại đơn vị còn hạn chế chưa bù đắp được đủ chi phí. Măt khác Nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp hàng năm có tỷ trọng giảm dần, chỉ đáp ứng 14-22% nhu cầu của Bệnh viện trong khi Bệnh viện luôn đối mặt với tình trạng quá tải bệnh nhân. Chi cho giường bệnh từ nguồn NSNN thấp. NSNN chủ yếu là chi cho con người và các hoạt động phí, còn chi cho bệnh nhân chủ yếu lấy từ nguồn thu viện phí và BHYT thu được. Với tinh thần nguồn ngân sách Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong chi tiêu cơ bản, đó là đảm bảo chi phí cho con người. Theo quy định về tăng lương cơ bản, Nhà nước phải đảm bảo mức lương tăng hàng năm là 20% để đến năm 2020 tiền lương của công chức viên chức đủ cho chính người lao động và ít nhất một người phụ thuộc. Nguồn ngân sách này không chỉ tăng lên theo số nguyên mà cần tăng lên theo tỷ trọng trong tổng số thu.

Thứ hai, Nguồn NSNN cấp chưa có chiến lược, định hướng, mục tiêu, phương pháp, biện pháp tổ chức thực hiện và quản lý kế hoạch theo những mục tiêu phát triển của Bệnh viện trong dài hạn mà việc cân đối ngân sách cho Bệnh viện phụ thuộc vào khả năng thu và cơ cấu chi của NSNN. Nguồn ngân sách nhà nước cấp vẫn tồn tại hình thức xin cho

Thứ ba, Nguồn tài trợ và nguồn thu khác chiến tỷ lệ còn rất thấp trong tổng nguồn thu của bệnh viện chưa tương xứng với tiềm năng của nguồn thu này. Bệnh viện còn chưa tích cực, coi trọng việc thu hút nguồn tài chính này nhằm giảm bớt bao cấp từ nguồn ngân sách nhà nước cấp.

Thứ tư, Hoạt động thường xuyên của Bệnh viện hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu viện phí và BHYT. Song bảng giá viện phí được Bộ Y tế quy định từ năm 1995 đến nay đã trải qua 17 năm và một số dịch vụ ban hành năm 2006, đến nay cũng đã 6 năm, mới chỉ tính bằng 30 đến 50% chi phí trực tiếp tại thời điểm ban hành nhưng đến vẫn chưa được điều chỉnh cho phù hợp, trong khi giá cả tăng , chỉ số giá tiêu dùng chung năm 2012 so với 1995 là 3,4 lần, tiền lương tối thiểu tăng 6,9 lần. Thêm nữa giá viện phí hiện nay như đã phân tích ở trên chỉ bao gồm một phần rất nhỏ trong tổng giá thành dịch vụ đang gây ra nhiều bất cập xét cả về mặt hiệu quả kinh tế lẫn công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Bệnh viện có hàng loạt những dịch vụ mới không có trong biểu giá quy định nhất là các dịch vụ sử dụng kỹ thuật cao gây khó khăn trong việc định giá thu dịch vụ y tế.

Trong những năm tới số người dân có thẻ BHYT sẽ tăng lên theo xu hướng bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2015. Trong đó số người đăng ký KCB tại bệnh viện huyện, tại trạm y tế xã và các cơ sở y tế ngoài công lập là chính. Bệnh viện nội tiết Nghệ An là bệnh viện tuyến tỉnh nên không được phân công KCB ban đầu, do vậy số thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện rất hạn chế. Nguồn thu từ BHYT chủ yếu do bệnh nhân từ các huyện gửi lên và 1 số bệnh nhân điều trị tự nguyện. Trong khi đó các bệnh viện huyện đang được nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn, nên số trường hợp chuyển tuyến sẽ hạn chế dần trong những năm tới. Đây sẽ là khó khăn trong việc khai thác nguồn thu bảo hiểm của bệnh viện trong tương lai.

Theo quy định tại điểm 6 - Điều 16 - Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm y tế: chi phí điều trị đa tuyến hàng năm được điều chỉnh theo hệ số biến động chi phí là 1,10. Là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối của tỉnh nên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện nội tiết Nghệ An chủ yếu là bệnh nhân nặng vượt quá khả năng về chuyên môn ở tuyến dưới chuyển lên, thời gian điều trị dài và chi phí điều trị lớn, trong khi tốc độ tăng giá thuốc, vật tư y tế tiêu hao và các chi phí khác phục vụ cho việc khám chữa bệnh ngày càng tăng (trên 10%). Do vây, việc quản lý trần chi phí KCB BHYT để vừa không bị vượt trần vừa đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người bệnh rất khó thực hiện (thực tế chi phí bình quân/đợt điều trị nội trú đa tuyến 6 tháng đầu năm 2012 so với chi phí bình quân/đợt điều trị nội trú đa tuyến năm 2011 đã tăng 28% và ngoại trú tăng 20%).

Bệnh viện quản lý các khoản chi phí còn chưa hợp lý, tỷ lệ chi giữa các nhóm chi trong chi hoạt động còn nhiều bất cập. Quy chế chi tiêu nội bộ chưa thật sự đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động quản lý tài chính trong bệnh viện.

Cùng với sự tăng lên của tổng nguồn kinh phí, tổng chi cũng tăng lên theo từng năm, tỷ trọng các nhóm chi cũng có sự thay đổi. Theo ý kiến của một số chuyên gia y tế thì tỷ lệ bốn nhóm chi nên cân đối như sau :

 Nhóm I- chi cho con người : không quá 20%

 Nhóm II- chi ngiệp vụ chuyên môn : không quá 50% nhưng không dưới 45% ( trong đó thuốc không quá 50% nhóm chuyên môn)

 Nhóm III- sửa chữa và mua sắm TSCĐ : trên 20% vì đây là nhóm duy trì và phát triển Bệnh viện.

 Nhóm IV- các khoản chi khác : không quá 10-15%

Nếu so sánh với chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu của Bệnh viện nội tiết Nghệ An còn chưa hợp lý :

Nhóm chi I - Chi cho con người : mặc dù tỷ trọng giảm nhưng vẫn chiếm tới 23% tổng kinh phí. Vì vậy yêu cầu đặt ra là Bệnh viện cần có kế hoạch sắp xếp lại nhân sự theo hướng tinh giảm biên chế.

Nhóm II – chi nghiệp vụ chuyên môn: chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi từ 52- 68%. Đây là nhóm chi tương đối lớn, trong đó chi cho mua thuốc, vật tư tiêu hao là chủ yếu. Chi phí chi nghiệp vụ chuyên môn so với tổng thu viện phí và bảo hiểm chiến từ 67-77%. Bệnh viện cần có chính sách về quản lý cung ứng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả tại đơn vị mình, cần tiết kiệm trong sự dụng vật tư tiêu hao tránh việc lãng phí gây thất thoát chi phí

Đặc biệt nhóm III- chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ chiếm tỷ trọng còn rất nhỏ, khoảng 1-7% tổng chi. Các thiết bị có giá trị đã được mua sắm trong Dự án nâng cấp Bệnh viện nội tiết Nghệ An song Bệnh viện vẫn có nhu cầu lớn trang bị các máy móc, TSCĐ thông dụng. Song kinh phí thường xuyên do NSNN cấp còn hạn chế trong khi đó theo quy định thì nguồn thu viện phí và BHYT lại không trích tỷ lệ ra để đầu tư vào mua sắm TSCĐ . Do vậy tỷ trọng mục chi này còn rất nhỏ và so với nhu cầu phát triển Bệnh viện thì nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu.

Nhóm IV- các khoản chi khác : ở mức 7-10% là hợp lý. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng cần có quy chế sử dụng tiết kiệm, hợp lý các khoản chi cho mục này .

Thứ hai,. Đội ngũ cán bộ công nhân viên nhất là nhân viên kế toán tài chính có trình độ, năng lực tiếp cận nhanh cái mới song mới chỉ là kế toán tài chính thông thường, mà chưa có con mắt kế toán của nhà kế toán quản trị. Việc phân tích lập kế hoạch còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, Năng lực cán bộ nhiền mặt còn hạn chế. Cán bộ quản lý kiêm cán bộ chuyên môn (cấp PGĐBV, cấp trưởng Khoa phòng). Chưa phân định được ranh giới giữa chuyên môn và quản lý chuyên môn “Dùng công tác chuyên môn để quản lý bệnh viện thay vì dùng công tác quản lý để thúc đẩy công tác chuyên môn”

Thức tư, tổ chức các Khoa phòng chưa đủ theo quy định của bệnh viện hạng II. Khoa chống nhiễm khuẩn chưa chủ động trong công tác phòng chống nhiếm khuẩn. Công việc giấy tờ hàng chính chiếm trên 50% thời gian, hạn chế việc chăm sóc bệnh nhân. Bệnh nhân chưa thật sự trở thành trung tâm của bệnh viện và chưa hài lòng theo đúng nghĩa về tinh thần và vật chất.

Thông qua việc phân tích các kết quả đạt được của BVNTNA Nghệ An, nội dung chương cũng đã vạch ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân trong việc quản lý tài chính Bệnh viện hiện nay từ đó có cái nhìn tổng quát về Bệnh viện nội tiết Nghệ An và có các giải pháp hữu hiệu để khắc phục thực trạng này.

Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện nội tiết nghệ an (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)