Thực trạng công tác quản lý các khoản chi của Bệnh viện nội tiết Nghệ An

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện nội tiết nghệ an (Trang 58)

Nghệ An trong những năm qua.

Bệnh viện Nội tiết Nghệ An thực hiện công tác quản lý tài chính theo quy định của phát luật hiện hành ( Nghị định 43/2006/NĐ-CP). Bệnh viện chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyền do ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp và các khoản thu hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tình hình chi của bệnh viện qua các năm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Tổng hợp tình hình chi của bệnh viện qua các năm

Khoản chi Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2010 +,- Tuyệt đối +,- % +,- Tuyệt đối +,- % Thường xuyên 31214,66 39535,381 57293,893 8320,721 26,66 26079,23 83,55 Tổng cộng 31214,66 39535,381 57293,893 8320,721 26,66 26079,23 83,5

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVNTNA từ năm 2010 đến 2012)

Nhìn chung các khoản chi của bệnh viện cũng tăng lên do bệnh viện tăng quy mô hoạt động và điều trị, cụ thể năm 2011 tăng 8378,721 triệu đồng so với năm 2010; năm 2012 tăng 26171,23 triệu đồng so với năm 2012. Từng khoản chi cụ thể của bệnh viện được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9. Tình hình các khoản chi hoạt động từ năm 2010 đến năm 2012

Đơn vị: triệu đồng ST T DIỄN GIẢI 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Chi thường xuyên

1 Tiền lương 1575 1735 1998 160,00 10,2 423,00 26,9

2 Tiền công 12 12 12 0 0 0 0

3 Phụ cấp lương 495 520 599 25,00 5,05 104,00 21,0

4 Các khoản thanh toán khác cho

cá nhân (Lương tăng thêm) 1585 2357 2602 772,00 48,7 1.017,00 64,2

5 Phúc lợi tập thể 13 13,95 15,681 0,95 7,31 2,68 20,6

6 Các khoản chi đóng góp

(BHXH,BHYT,KPCĐ,BHN) 289,76 300,951 339,828 11,19 3,86 50,07 17,3 7 Thanh toán dịch vụ công 276 310,2 323,542 34,20 12,4 47,54 17,2

8 Vật tư văn phòng 120 130,51 133,676 10,51 8,76 13,68 11,4

9 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 35 35,78 37,429 0,78 2,23 2,43 6,94

10 Chi hội nghị, chi công tác phí,

chi thuê mướn 87,2 90 92,517 2,80 3,21 5,32 6,1

11 Chi phí thuê mướn 30 30,9 32,2 0,90 3 2,20 7,33

12 Sửa chữa, bảo dưỡng tài sản

phục vụ công tác chuyên môn 109,5 112,57 129,345 3,07 2,80 19,85 18,1 13 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn

của từng ngành 32188 33124 50176 936,00 2,91 17.988, 55,9 14 Chi mua sắm tài sản dùng cho

công tác chuyên môn 301,2 312,4 331,627 11,20 3,85 30,43 10,1 15 Các khoản chi chi khác: 398 450,12 471,048 52,12 13,1 73,05 18,4

( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVNTNA từ năm 2010 đến 2012)

Nhìn chung, do sự phát triển không ngừng của bệnh viện kể từ khi được nâng câp vào năm 2010 nên chi hoạt động thường xuyên của bệnh viện tăng đều qua từng năm, cụ thể năm 2011 chi hoạt động của bệnh viện tăng 8378,721 triệu đồng tương ứng tăng 25,96% so với năm 2010; năm 2012 tăng 17792,51 triệu đồng tương ứng tăng 43,76% so với năm 2011. Chi cho hoạt động không thường xuyên của bệnh viện cũng tăng qua các năm, năm 2011 tăng 58 triệu đồng so với năm 2010; năm 2012 tăng 92 triệu đồng so với năm 2010.

2.2.2.1. Chi từ nguồn Ngân sách nhà nước cấp ( Kinh phí thường xuyên)

Nội dung sử dụng nguồn tài chính do NSNN cấp cho Bệnh viện hàng năm chủ yếu tập trung cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với công tác khám chữa bệnh theo quy chế chuyên môn hiện hành.

Tỉnh Nghệ An là một tỉnh nghèo do vậy định mức chi trên giường bệnh được cấp cho bệnh viện so với các tỉnh khác là tương đối thấp chính vì vậy nguồn NSNN thường xuyên chỉ mới đáp ứng một phần tiền lường và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên còn các mục chi còn lại của bệnh viên chủ yếu lấy từ nguồn thu phí và lệ phí.

Chi cho con người- thuộc nhóm chi I (từ mục 6000 đến mục 6400 ) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi, từ 85% - 99% tổng chi trong kinh phí thường xuyên do NSNN cấp cho Bệnh viện nội tiết Nghệ An.

Chi quản lý hành chính, chuyên môn- thuộc nhóm chi II, III (từ mục 6500 đến mục 7000) đang có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng từ 13% - 1%. Xu hướng chung chi quản lý phải ngày càng giảm nhưng do là Bệnh viện lớn với nhiều máy móc hiện đại, kỹ thuật cao đòi hỏi luôn được bảo dưỡng, sửa chữa. Mặt khác do quy mô mở rộng nên nhu cầu sử dụng điện, nước … của Bệnh viện rất lớn và ngày càng tăng. Vì vậy Bệnh viện cần có biện pháp để tiết kiệm hơn trong các khoản chi này, tránh sử dụng lãng phí, tùy tiện.

Chi mua sắm tài sản cố định- thuộc nhóm chi IV : Bệnh viện nội tiết Nghệ An được quan tâm, ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc y học hiện đại. Số kinh phí đầu tư cho nâng cấp, sửa chữa lớn và mua sắm mới TSCĐ hàng năm không ngừng tăng lên và được cấp bằng nguồn kinh phí không thường xuyên.

Ngoài nguồn NSNN cấp hàng năm, Bệnh viện nội tiết Nghệ An còn được bổ sung một khoản kinh phí hoạt động khá lớn từ nguồn thu viện phí, BHYT và thu khác (thu từ thuốc khuyến mại, dịch vụ…)

Nguồn viện phí và BHYT được Bệnh viện chi theo đúng quy định của Nhà nước: chủ yếu chi cho bệnh nhân và một phần để khen thưởng cho người lao động.

Chi cho con người- Nhóm chi I : chiếm khoảng 13-17% tổng kinh phí. Trong nhóm chi này, bệnh viện dùng để chi cho con người là chủ yếu.

Chi nghiệp vụ chuyên môn- Nhóm chi II : chiếm 3/4 kinh phí. Trong đó sử dụng chủ yếu cho mua thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao phục vụ trực tiếp cho người bệnh. Tỷ trọng nhóm này không ngừng tăng lên : từ 63% năm 2010 đã tăng lên 78% tổng số chi năm 2012.

Trong khi nhóm chi III có xu hướng tăng thì chi cho nhóm IV- Chi mua sắm TSCĐ lại có xu hướng giảm. Mặc dù đây là nhóm chi quyết định sự phát triển của bệnh viện nhưng bệnh viện lại trích ra một tỷ lệ rất ít trong nguồn kinh phí đang có xu hướng chiếm ưu thế này để mua mới, nâng cấp TSCĐ. Tình trạng này không chỉ riêng ở Bệnh viện nội tiết Nghệ An mà là đặc điểm chung của các bệnh viện ở Việt Nam. Do Nhà nước quản lý mang tính thu nộp nên hầu như các bệnh viện không tự tích luỹ, đầu tư, thu bao nhiêu chi dùng hết bấy nhiêu. Đầu tư phát triển bệnh viện hoàn toàn dựa vào Nhà nước, phụ thuộc vào kinh phí Nhà nước cấp. Chính cơ chế quản lý này không tạo điều kiện cũng như khuyến khích các bệnh viện chủ động đầu tư, tự phát triển mà chỉ trông chờ vào kinh phí Nhà nước cấp. Và chính điều này làm cho hệ thống bệnh viện công nước ta chậm phát triển, sử dụng kinh phí không hiệu quả cũng như những tiêu cực trong việc phân phối nguồn kinh phí của Nhà nước.

Hiện tại bệnh viện đang có chính sách khuyên khích đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên ngành. Kính phí đạo tạo được lấy trong nguồn thu viện phí và bảo hiểm của đơn vị. Tuy nhiên nguồn chi cho nghiên cứu mới chiếm khoảng 1% tổng chi phí của bệnh viện, tỷ lệ này còn ít chưa tưng ứng với bệnh viện tuyến 1.

Các khoản chi từ nguồn tài trợ căn cứ vào nội dung Dự án được nhà tài trợ phê duyệt. Nhìn chung các khoản chi này mấy năm gần đây bệnh viên không thu hút được nguồn tài trợ nên khoản chi từ nguồn tài trợ bằng không. Đây là một trong những hạn chế của bệnh viện trong việc tiếp cận các dự án tài trợ và hợp tác với nước ngoài. Trong tương lại bệnh viện cần phải chú trọng khải thác nguồn tài trợ trong việc xây dựng và phát triển bệnh viện.

2.2.2.4. Chi từ nguồn của các quỹ tài chính

Hàng năm các ngày lễ, tết bệnh viện căn cứ và khả năng tài chính của đơn vị để chi khen thưởng từ quỹ khen thưởng. Các chế độ như tiền nghỉ mát, tiền đồng phục cho cán bộ nhân viên được đảm bảo.

Bảng 2.10. Tình hình các khoản chi các quỹ tài chính từ năm 2010 đến năm 2012

Đơn vị : triệu đồng Nội dung Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2010 +,- Tuyệt đối +,- % +,- Tuyệt đối +,- %

1. Quỹ khen thưởng 350 400 400 50 14,29 50 14,29 2. Quỹ phúc lợi 842 875 905,51 33 3,92 63,51 7,543 3. Quỹ Dự phòng ổn định thu nhập 450 460 460 10 2,22 10 2,222 4. Quỹ phát triển hoạt động 3.211 3.243 3.633,49 32 0,997 422,49 13,16

( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVNTNA từ năm 2010 đến 2012)

Tổng chi cho các quỹ tài chính năm 2011 tăng 125 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 545 triệu đồng so với năm 2010. Bệnh viện đã dùng quỹ phát triển hoạt động để trang bị thêm máy mọc hiện đại phục vụ cho chuyên môn, chi các khoản cho đạo tạo chuyên sâu mũi nhọn cho các bác sỹ, y tá.

Ưu điểm: Công tác chi tiêu của bệnh viện tương đối hợp lý, công bằng và minh bạch. Việc chi từ nguồn ngân sách cấp cho các nhóm chi cụ thể, có kế hoạch. Các hoạt động chi từ quỹ phúc lợi, khen thưởng, quỹ dự phòng thu nhập và quỹ phát triển hoạt động là chi đúng với quy định.

Nhược điểm: Nhiều khi bệnh viện còn có sự chậm trễ trong quá trình chi. Chưa khai thác được hết tất cả các nguồn tài chính nên không có các khoản chi từ nguồn tài trợ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện nội tiết nghệ an (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)